Tuesday 24 September 2019

Phượng ở Mỹ Châu Phượng sầu hoa tím


Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật 26 thường niên năm C 29/9/2019

Lc 16: 19-31

"Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khó tên là Ladarô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Abraham. Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn.

"Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Abraham ở tận đàng xa, và thấy anh Ladarô trong lòng tổ phụ. Bấy giờ ông ta kêu lên: "Lạy tổ phụ Abraham, xin thương xót con, và sai anh Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm! Ông Abraham đáp: "Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn Ladarô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, Ladarô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được.

"Ông nhà giàu nói: "Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh Ladarô đến nhà cha con, vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này! Ông Abraham đáp: "Chúng đã có Môsê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó. Ông nhà giàu nói: "Thưa tổ phụ Abraham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối. Ông Abraham đáp: "Môsê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin." 

“Phượng ở Mỹ Châu Phượng sầu hoa tím,
Trống vắng lòng xe, trống vắng hiên che.”
                                                           (dẫn từ thơ Nguyễn Nam An)


Trình thuật thánh Luca, nay không hỏi mà chỉ ghi lại tình tiết rất thơ văn để người đọc lĩnh hội tư tưởng của thánh-nhân, như truyện ông Lazarô tốt lành. Phải chăng đây là chuyện hạnh đạo về ông Lazarô ở trình thuật? Trình thuật trọn Tin Mừng hai lần được nhắc đến; một: ở trình thuật về Lazarô tốt lành như hôm nay. Truyện kia, do thánh Gioan kể về cái chết và hồi sinh ở làng Bêtania xưa, mà thánh-sử đưa vào Sách Tân Ước, trước khi kể về nỗi thống khổ và cái chết tủi nhục của Đức Chúa.

Truyện Lazarô, người duy nhất được Tân Ước tặng cho cái tên rất nổi cộm, Lazarô, bên tiếng Aram có nghĩa như “Eleazar” tiếng Híp-ri, tức: “Thiên Chúa chuyên giùm giúp”. Tiếng Hy Lạp gọi “Lazaros”, tên cũng dễ nghe nên tiếng Latinh và Anh/Pháp đều duy trì, sử dụng. Lazarô gốc chữ, là: người hành khất, rất tật bệnh bị ngược đãi như người phung cùi mà chỉ mỗi chú chó làm bạn đường, thôi. Ông bị mọi người lơ là, chẳng dòm ngó; may, nhờ quan tâm đến chuyện vĩnh cửu nên biến thành người tốt lành khác.

Theo trình-thuật thánh Gioan, thì: Lazarô thành Bêthania chết đã 4 ngày rồi mới có cơ may được Chúa gọi hồn trở về với thế gian sống thêm vài năm nữa. Có người nghe truyện, lại đã hỏi: Không biết, là khi trở lại với thế giới dương trần, ông ta có nói điều gì? như thể bảo: “Tôi là Lazarô vừa về từ cõi chết, sẽ kể cho bà con nghe biết mọi chuyện…” 

Và, như tác giả T.S Eliot từng hỏi: đây như bài ca yêu thương của J. Alfred Prufrock, không? Nếu đúng, thì bà con hẳn cũng biết được một số điều về thế giới ở bên đó?

Duy có điều, là: theo lập trường chú giải thánh kinh ở đâu đó, thì 2 truyện kể ở Tin Mừng thật rất khác. Khác, từ chủ đích của người viết. Khác, cả cung cách lẫn thể loại rất hình-thức. Dù sao đi nữa, nhiều tín-hữu Đạo Chúa cũng đã kết-hợp hai truyện kể về Lazarô như nội dung ở lời nguyện đọc vào lễ mồ, trong đó có câu như: 


“Xin thần-sứ Chúa dẫn đưa người quá cố đây về nơi thiên-quốc
có ông Lazarô từng là kẻ khó nghèo được Chúa gọi, đến tháp tùng…”


Người giàu óc tưởng tượng, có thể còn nghĩ ra cảnh tình trong đó Lazarô có thể không chỉ nghèo khó mà thôi, nhưng còn bị chứng tật gì đó rất ngặt nghèo, khó chữa. Và, chỉ mỗi Đức Giêsu là bạn thân thiết với ông mới cảm thông mà ra tay chữa lành. Giàu óc tưởng tượng hơn, có thể có người còn nghĩ ra kiểu tật bệnh ngặt nghèo nào khác mà Chúa, nếu muốn chữa lành cho họ, thì Ngài phải chấp nhận lân la, gần gũi họ. Như bệnh hủi hoặc bệnh tật nào khác như nữ phụ nọ dám tin tưởng là chỉ mỗi mình Ngài mới chữa cho khỏi, nên tìm đến rờ vào gấu áo của Ngài, đã khỏi ngay (Lc 8).

Trình thuật nào cũng vậy. Lại cũng kể rằng: Chúa là Đấng chữa lành hết mọi người, dù bệnh có ngặt nghèo, cấp tính hay  ác tính và Chúa muốn kết thân, gần gũi với đủ mọi hạng người trên thế giới. Gần gũi đến độ Chúa còn đính kết với hết mọi người, khi xưa là đám người cùi phong, ghẻ lở, trộm cắp, đĩ điếm hoặc tội phạm đủ mọi kiểu. 

Ngày nay, rất có thể là: nếu Ngài còn sống cũng sẽ gần gũi và gắn liền với cả những người ho lao, sốt rét thậm chí còn bị chứng/tật quái ác như HIV/AIDS dù Ngài chẳng bao giờ hành xử như họ. Hoặc giả, còn có cả mầm mống từ chính mình. Chẳng thế mà, khi nói với Saul (tức tên tục của thánh Phaolô) trên đường đi Đamát, sau trở thành thánh-nhân trụ cột của Giáo hội, rằng:

Ta là Giêsu mà anh đang ruồng bắt.”

Bằng ngôn từ thời hôm nay, có thể Ngài sẽ bảo:

Tôi là Giêsu, giống như những người mà quí vị đang ruồng bỏ, tẩy chay, tránh né”.
Suy cho kỹ, thời nay lớp người nào đang bị xã hội né tránh và ruồng bỏ nhất, thì Chúa lại càng gần gũi, đính kết với họ.

Và, thánh Phaolô có lẽ sẽ lập lại những lời tương tự như xưa:

“Tôi đây, nào thấy xấu hổ hoặc ngại ngần gì thập giá nữa là!”  
Và, nếu còn sống đến ngày hôm nay, có thể là vị thánh cột-trụ của Giáo hội, cũng sẽ
 bảo:

“Thập giá kia, tôi còn không ngại thì xá gì tật bệnh dù khó chữa, như: phung cùi, sốt rét, cả đến AIDS, cũng thế” .

Cũng thế, ông Lazarô có thể cũng đã nói với Đức Giêsu, Đấng chữa lành cho ông,
 như từng bảo:

“Tôi đây bệnh tình nghiệt ngã là thế, mà Ngài chẳng nề hà lại chẳng sợ gần gũi, thật quá sức!” 

Cũng vậy, bắt chước thánh Phaolô, các Lazarô thời đại hoặc người bệnh mắc chứng
 ho lao, phong cùi hoặc tệ hơn, chứng HIV/AIDS sẽ lại nói:

“Tôi vui mừng được chịu khổ nhục vì anh em… Tôi xin mặc lấy vào thân mình, vì lợi ích cho thân mình Ngài là Hội thánh Chúa” (Col 1: 24). 

           Và khi ấy, cũng có thể Chúa sẽ hỏi:

“Anh/chị có sợ không nếu tôi lại là thành-viên của Hội-thánh đang bệnh hoạn”. 
            
Thật ra thì, gần gũi những người bệnh ngặt nghèo như Đức Chúa từng gần cận đâu có nghĩa là mình cũng ngặt cũng nghèo, để phải né tránh, hắt hủi như một số “vị” ở trên cao xưa nay vẫn xử sự. Nếu tự nhận là thành viên của Hội thánh hoặc là thành phần thân thể của Giáo hội là Đức Kitô tưởng rằng cũng không có gì phải sợ sệt, tức: sợ nhiều thứ nên không dám nhận họ, dù họ hàng là người thân của ta đang mắc tật/bệnh, tật nguyền.

Bởi thế nên, nếu có ai –dù có là chi thể của hội thánh hay không-  đang chết dần mòn ở bệnh viện, người ấy lại cũng sẽ, một lần nữa, làm như Đức Kitô đã làm trên thập giá đầy khổ ải, là: đang về cùng Cha. Về với Cha. Về, trong tư thế của người Con, dù bệnh tật.
 
Lm Kevin O’Sheas biên soạn – Mai Tá lược dịch

Lm Giuse Mai Văn Thịnh, DCCT : BỔN PHẬN ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO



Dụ ngôn nói về lối sống nhung lụa của ông phú hộ và cảnh nghèo hèn đói khát của La-da-rô hôm nay như một tiếng chuông báo động, nhắc nhở, cảnh tỉnh lối sống vô tâm và vô cảm của chúng ta. Trong dụ ngôn, Đức Giêsu giới thiệu hai nhân vật: Người giàu không có tên, còn ông nghèo hèn kia, tên là Ladarô. Một nghịch lý, vì theo thói đời, những người giầu có quyền quí mới được khắc tên trên bia đá, bảng vàng để mọi người ghi nhớ; còn có ai dư giờ, rỗi hơi mà ghi tên những người nghèo. Chỉ mình Chúa quan tâm, thương yêu và hay bênh vực họ.


 Trình thuật mô tả hai cảnh đời trái ngược nhau. Chúa không hề nói đến cách làm giàu của ông phú hộ; và cũng không hề ca tụng cảnh nghèo của La-da-rô. Không có chỗ nào nói Ladarô là một con người nhân đức, anh chỉ được giới thiệu là một người nghèo. Cũng vậy, không có chỗ nào nói ông nhà giầu là kẻ ác ôn, đã vơ vét của cải một cách mờ ám, đã chiếm đoạt, đã bóc lột một cách bất chính, đã lợi dụng hay ngược đãi La-da-rô. Chúa cũng không bảo La-da-rô là người đức hạnh và ông nhà giầu là người xấu xa. Chỉ đơn giản, ông nhà giầu là người giầu, Ladarô là người nghèo.


Ông nhà giầu đã không nhìn thấy La-da-rô nghèo đói khốn cùng, đang nằm ở ngoài cổng. Giữa họ có một khoảng cách. Khoảng cách không phát sinh từ hoàn cảnh;cho bằng thái độ sống và cách chọn lựa: Lòng vô cảm, không quan tâm của ông nhà giầu.

Giải thích thế nào cũng không vuợt qua đuợc trọng tâm mà dụ ngôn muốn gửi đến: 


Nếu chúng ta không quan tâm, giúp đỡ, thuơng yêu người nghèo hèn thì chúng ta không còn là bạn của Đức Giêsu nữa.

Vẫn biết sứ điệp thật rõ ràng. Nhưng áp dụng vào hoàn cảnh thực tế không dễ dàng.


Khi còn làm việc tại trung tâm Hoan Thiện, một cơ sở công giáo của người Việt tại Keysborough và các vùng phụ cận thuộc về phía nam của thành phố Melbourne. Tôi thuờng gặp những hoàn cảnh thật khó xử. Có những người đến xin được giúp đỡ. Dân Việt mình thì xin chứng giấy tờ, bảo đảm đức hạnh. 


Còn những nguời khác, người thì xin tiền, kẻ khác đổ xăng hay trả tiền thiếu hụt thuê nhà, v.v. Lòng thì muốn giúp, thế nhưng đầu óc, kinh nghiệm và những lời khuyên của các vị lão luyện trong việc mục vụ làm tôi chần chừ. Cuối cùng, tôi cũng tìm cách thoái thác và gửi họ đến các văn phòng xã hội lo cho người nghèo, như văn phòng của hội bác ái St. Vincent de Paul. Tuy giải quyết xong vấn nạn. Nhưng lòng tôi cảm thấy không thoải mái khi tiễn chân họ ra khỏi trung tâm. Cách hành xử như thế, tuy là có chút khôn khéo, chưa hẳn là khôn ngoan. 


Thật ra, không ai muốn nghèo. Cảnh nghèo thúc đẩy con người không còn chọn lựa; ngay cả nhân phẩm và tư cách cũng có thể bị đổi chác. Tôi còn nhớ rất rõ những gì đã chứng kiến trong chuyến đầu về thăm quê huơng vào năm 2005.


Số là sau khi hoàn tất những công việc cần làm. Vào buổi sáng cuối cùng của chuyến viếng thăm đó, thay vì vào nhà dòng, chúng tôi ‘tự thuởng’ cho mình một bữa sáng tại khách sạn. Món ăn thua được cung cấp tại khách sạn không bằng các phần ăn đạm bạc nhưng đầy tình anh em trong nhà dòng. Chỉ được một điều là không khí trang trọng, lịch sự. Khách sạn mà. Đang vui vẻ ba hoa với cha bề trên. 


Lòng tôi chùng hẳn xuống khi nhìn thấy một nhóm các cô gái, đóan chừng còn rất trẻ, chưa đến 20, đang ôm vai, bá cổ, nhõng nhẹo với mấy người ngọai quốc. Lúc đó, tôi có chia sẻ với cha bề trên rằng. Không hiểu tôi sẽ suy nghĩ và phản ứng thế nào nếu một trong các cô gái đó là con cháu của tôi! 


Như đã trình bầy ở trên; trọng tâm và sứ điệp của dụ ngôn là việc chia sẻ mối dây yêu thuơng và lòng quan tâm của chúng ta dành cho người nghèo


Nhưng điều này không chỉ bị hạn hẹp trong việc chia sẻ tiền bạc, cơm bánh mà thôi. Còn hơn thế nữa.


Tác giả của dụ ngôn truớc tiên nhắm đến những người biệt phái. Chúng ta đừng quên cộng đòan mà Thánh Luca là một cộng Đoàn dân ngọai gốc Hy lạp. Tuy nhiên, cũng có một số gốc biệt phái. Họ chủ truơng rằng sự giầu sang, thịnh vuợng mà họ đang thụ huởng là phần thuởng và dấu chỉ mà Thiên Chúa phải trao ban để tuởng thuởng cho các việc lành phúc đức và lối sống chu tòan lề luật của họ. Còn đám dân ngọai kia biết gì về Chúa. Sự hiểu biết thiển cận của họ về lề luật của Chúa nói lên tình trạng nghèo nàn của họ. Trong con mắt của những người biệt phái thì đám dân nghèo đó thật đáng khinh. Họ giống như Ladarô, ngồi bên ngoài nhà tại cổng ra vào để chờ chực phần ăn rơi rớt từ trên bàn tiệc của những nguời biệt phái vậy. 


Quan niệm của những người biệt phái thật sai lầm. Thiên Chúa của Đức Giêsu không hành động như thế. Tất cả mọi người đều là hình ảnh của Thiên Chúa. Con người thật đáng yêu đáng mến. Không có việc lọai trừ hay phân chia giai cấp dựa trên tiêu chuẩn giầu hay nghèo, sang hay hèn. Tất cả đều bình đẳng trong tương quan với Thiên Chúa.


Thánh Phaolô nói rằng không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong Đức Giêsu. Vì vậy, chúng ta được mời gọi để nhận ra, để nhìn thấy Chúa Giê-su trong nhau, và cũng nhận ra các giá trị thiêng liêng qua việc chia sẻ vật chất dành cho người khác. Và chỉ trong mối dây tuơng quan mật thiết luôn nghĩ đến nhau, luôn quan tâm cho nhau mới giúp chúng ta lắp đầy hố sâu ngăn cách vì vô tâm, vị kỷ để nối kết con người lại gần nhau hơn, và trở thành một gia đình mà chính Chúa là nguời Cha duy nhất.


Đó là mối quan hệ mà Chúa Giêsu mời gọi chúng ta xây dựng. Vì vậy, bài đọc hôm nay mời gọi chúng ta buớc ra khỏi tình trạng an tòan trong cuộc sống để ra đi bằng việc làm hàn gắn các hố sâu ngăn cách và kết nối con người lại với nhau. Chúng ta không cần chờ đến sau khi chết mới thấy hậu quả của cuộc sống “vô cảm, vô tâm” của ông phú hộ trong dụ ngôn hôm nay. Ngay đời này. Mấy ai sống trong nhung lụa mà thấy hạnh phúc. Họ đang tự chôn mình trong nỗi cô đơn mà chính họ tạo ra. 


Như vậy, dụ ngôn không hề có ý mô tả cuộc sống mai sau. Dụ ngôn muốn nói rằng cuộc sống hiện tại của mấy ông nhà giầu cho dù có sướng thật, nhưng chưa hẳn là một cuộc sống có giá trị. Sự hiện diện của người nghèo không phải là một gánh nặng trong cuộc sống của ông; trái lại qua những người nghèo, mấy ông nhà giầu phải nhận ra rằng cuộc sống của họ đang thụ hưởng chỉ đem lại hạnh phúc đích thật nếu họ biết chia sẻ, xây dựng mối dây thân ái, tạo sự hiệp thông bằng việc làm như những lời vàng ngọc mà chúng ta đã nghe trong phần Lời Chúa của tuần trước là hãy dùng tiền của bất chính mà gây nhân nghĩa. Nhân nghĩa là xây dựng đền thờ trong tâm hồn con người… 


Nhưng hình như, uớc muốn của các người nghèo như Ladarô trong bài Tin Mừng hôm nay không đuợc đáp ứng; và như vậy số phận của ông nhà giầu coi như đã được quyết định.  


Còn chúng ta thì sao? 

Không có ai, kể cả người chết sống lại, có thể buộc chúng ta phải yêu mến. Lời Chúa, lề luật và các ngôn sứ đã được gửi đến. Mặc khải đã có sẵn. Đức Giê-su đã đến. Việc đón nhận để áp dụng vào trong cuộc sống là bổn phận của chúng ta.


Vực sâu lớn nhất của cuộc đời là ích kỷ, là vô cảm, là vô tâm và chỉ biết đến bản thân. Vì thế, chỉ có việc quan tâm, để ý đến nhu cầu của người khác mới có thể tạo nên những nhịp cầu, những lối đi dẫn con người đến sự hiệp thông, đến tình liên đới. Khi biết để ý đến người khác, dù chỉ là nụ cười, đôi lời tâm sự, vài phút bên nhau … tất cả đều là dấu chỉ mà Thiên Chúa gửi đến. 


Và, trong Chúa tất cả đều dễ thương, tất cả đều trở thành cơ hội để hành động. Vì thế, đừng sống vô tâm, đừng đến với nhau như những người vô cảm. Còn rất nhiều Ladarô trong xã hội, trong lòng Hội Thánh. Họ đang chờ chúng ta băng bó, suởi ấm để cho thế giới bớt băng giá hơn. Ai trong chúng ta cũng nghèo. Nhận ra tình trạng nghèo của bản thân để biết rằng: chỉ có trong Chúa chúng ta mới giàu có, chỉ có trong Chúa chúng ta mới làm được những gì mà Chúa muốn.

Lm Giuse Mai Văn Thịnh, DCCT
24/9/2019

Monday 16 September 2019

Người ta xa lánh cả tôi rồi

Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật 25 thường niên năm C 22/9/2019
Lc 16: 1-13

Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: "Một nhà phú hộ kia có một người quản gia. Người ta tố cáo với ông là anh này đã phung phí của cải nhà ông. Ông mới gọi anh ta đến mà bảo: "Tôi nghe người ta nói gì về anh đó? Công việc quản lý của anh, anh tính sổ đi, vì từ nay anh không được làm quản gia nữa! Người quản gia liền nghĩ bụng: "Mình sẽ làm gì đây? Vì ông chủ đã cất chức quản gia của mình rồi. Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi. Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ!
Anh ta liền cho gọi từng con nợ của chủ đến, và hỏi người thứ nhất: "Bác nợ chủ tôi bao nhiêu vậy? Người ấy đáp: "Một trăm thùng dầu ô-liu. Anh ta bảo: "Bác cầm lấy biên lai của bác đây, ngồi xuống mau, viết năm chục thôi. Rồi anh ta hỏi người khác: "Còn bác, bác nợ bao nhiêu vậy? Người ấy đáp: "Một ngàn giạ lúa. Anh ta bảo: "Bác cầm lấy biên lai của bác đây, viết lại tám trăm thôi.
     "Và ông chủ khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo. Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại.
     "Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: hãy dùng Tiền Của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu.10 Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn.      Vậy nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng Tiền Của bất chính, thì ai sẽ tín nhiệm mà giao phó của cải chân thật cho anh em? Và nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng của cải của người khác, thì ai sẽ ban cho anh em của cải dành riêng cho anh em?
     "Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được."
           
Trình thuật thánh Luca, cũng mang nhiều ý/lời về những người tìm đến Chúa để nghe Ngài giảng. Trình thuật, kể về ngôn-ngữ sử-dụng trong Đạo, tiếng Hy Lạp có cụm từ “parrhesia” bên tiếng Anh nghĩa là: phát-ngôn thẳng thừng về nhiều việc và nhiều sự.

Parrhesia lúc đầu mang nghĩa tiêu cực để chỉ người nói nhiều không ngừng nghỉ. Theo nghĩa này, Parrhesia không xứng với người nói chuyện đứng đắn. Tính tích-cực ở Parrhesia là: phẩm-chất của người nói năng thẳng-thắn, không úp mở, cũng chẳng thêu thùa/thêm thắt, chỉ diễn-tả thông-điệp của người nói muốn đưa ra, không che đậy. Xem thế, thì đây là sự-việc đáng ta ca ngợi.

Parrhesia thực sự liên quan việc người nói có dính-dự, dám chấp nhận phản-ứng bất lợi từ người nghe. Người nói kiểu này, đã mê say cảm xúc nhắm vào sự thật, không cần biết điều mình nói có tốt lành hay không. Nói thế, là quyết thuyết phục cả những người kình-chống lại mình nữa. Nói năng kiểu huỵch toẹt ra ngoài, là nói với đám đông thường nghĩ khác điều mình muốn nói, hoặc chẳng nghĩ gì. Nói như thế, là giáp mặt/đối đầu và nghĩ rằng sự thật sẽ thắng thế, rất chắc chắn.

Nói theo kiểu thẳng thắn, là quyết phấn đấu trong lời mình nói ra. Là, đầu tư vào những gì mang tính đích thực, tức: thể loại này nói với nhiều người không theo sự thực; tức: nói theo kiểu ai oán là cốt tạo năng-lượng để nói cho tốt, cho nhiều và hữu hiệu hơn. Kiểu này, có thị-kiến ngoài tầm-mức địa-phương/cục-bộ hoặc riêng tư, mang tính hoàn-vũ ở trong đó. Đây là cách nói mãnh liệt, quyết chuyển tải tính chân phương, thật-thà mà có người, khi xưa, gọi là lối nói hiệu năng như có bia/rượu, ngấm trong người.             

Khi người nghe bị ảnh hưởng từ người nói hăng say/thẳng-thắn, thì họ chịu lắng tai nghe và chịu để cho người nói thuyết phục mình và lôi cuốn đi xa hơn điều mình tưởng tượng. Parrhesia tạo niềm tin nơi người nghe. Và, niềm tin đến từ sự việc nghe/biết lời ấy. Đây là trạng-thái gắn kết giữa người nói cũng như văn bản được nói ra và người nghe.

Có khi người nói kiểu “parrhesia” hứng khởi với thông-điệp mình chuyển-tải đến độ không ‘thần-linh’ nào có thể dừng trên người nói. Quả là, có lúc Kitô-hữu sử dụng lối nói thẳng-thừng này, hứng thú đến độ họ dám chối bỏ sự hiện hữu hoặc tính hiệu năng của các ‘thần-linh’ như thế. Họ cười nhạo vào phụng vụ ngoài đạo và có khi vào cả nghi thức của Kitô-giáo nữa. Đôi lúc họ có vẻ tự cao tự đại, nữa.

Điều này là do lối nói thẳng nối kết họ với Thiên Chúa đích-thực, Đấng mở rộng lòng ra và thương xót không hạn chế, mà thánh Luca chuyển cho ta trong Tin Mừng và sách Công Vụ. Các vị thuyết-giảng lại nói thẳng theo kiểu perrhesia đã trở nên trong sáng với Chúa đích-thực và mở lòng ra với
Đấng Cao Cả được nâng cao vượt quá chân trời tưởng tượng.

Nói thẳng thừng kiểu parrhesia còn đối chọi lại lối hùng biện, xã giao gột tỉa. Đó là lối nói không rào đón khác hẳn ý nghĩa mà cụm từ Hy Lạp gọi là ‘eulabeia’, tức: lối hùng biện diễn-tả theo cách ‘hoa hoè hoa sói’, khó kềm chế.

Thế nên, không lạ gì khi ta tưởng tượng cảnh những người nói thẳng/nói thật kiểu parrhesia lúc đầu đã quảng bá Tin Mừng Chúa-Sống-lại đến tận thành đô của Đế Quốc. Nhưng, khi đã hoàn tất, thì ít cần lối nói thẳng thừng kiểu parrhesia, vì lối này rất cứng. Đời sống của con người đòi họ phải có lối nói thường tình như dân gian mọi người thường nói. Vậy, với thế hệ người nghe là con cháu về sau, hỏi rằng lối nói thẳng thừng như parrhesia có làm mất đi tính riêng tư của nó không?

Vương Quốc Nước Trời của Chúa là chế độ quà tặng mở rộng gồm các giá trị tự tại, trong đó con người quan trọng hơn sự vật. Và nhất là, tình thương-yêu còn quí hơn thành-đạt. Nhưng đây có nghĩa là tình thương-yêu thông minh/trí-tuệ và tình thương có suy-tư được ban phát, tức có nghĩa trong bối cảnh của nó.

Sự việc ta hiện diện ở Tiệc Thánh, nay tự nó có nghĩa: ta tin vào các giá-trị đang hiện diện quanh ta và ta muốn sống đích thực giá trị ấy và lối nói thẳng dẫn ta về sống xứng đáng con Chúa hơn. Sự việc ta ra đi hoạt động vào những ngày sắp tới trong các tuần đang trờ tới, có nghĩa: ta là người thực tế/thực dụng sống thông minh/bén nhạy theo cách ta được dạy để sống cùng và sống với nhau. Nói thế, là: ta sống đứng đắn, dù không là thế hệ đầu nghe biết Tin Mừng, nhưng vẫn muốn thành người lý-tưởng và thực tế, cùng một lúc.

Dụ-ngôn ta nghe hôm nay, là thánh Luca dùng để nói theo kiểu parrhesia, vào thời của thánh-nhân nhưng sắc thái có phần nhẹ nhàng hơn. Điều đó có nghĩa: phải biết khôn khéo, bén nhạy, ‘cẩn trọng’ và có khả năng tạo tầm kích cách biệt giữa lý-tưởng và thực tế; kỹ-năng giúp ta đọc được mức độ hiểu biết của người nghe ngõ hầu ứng-đáp với kiểu nói parrhesia, của thời trước. Đây là cách lối rất khôn khéo biết tạo tầm-kích về khả năng có được phẩm chất cuộc sống trong một nhóm.

Dụ-ngôn, nay thánh Luca sử dụng như để làm bớt đi tính căng thẳng nơi sắc thái nói năng của các nhà giảng thuyết, thời của ngài. Bằng không, ta sẽ nhận được một bó phẩm bình theo kiểu của Billy Grahams cứ hùng hồn biện-luận với nhóm giáo phái tách riêng, ngay vào lễ sáng.
Nối kết những đường lối nói năng này với tình cảnh của Giáo hội ngày nay, ta thấy được gì? Vài thập niên nữa, Giáo hội mình sẽ đi về đâu? Phải chăng sẽ xảy ra  thời buổi trong đó sẽ có đổi thay trên thế giới? Và trong cả Giáo hội mình? Cũng có thể, sẽ có thời kỳ bất ổn về cơ cấu sẽ xảy đến với thế giới và Giáo hội!

Giáo hội theo ta hy vọng sẽ không rơi lại vào thời cũ xưa ở đó có nhiều thành-tựu. Hy vọng rằng: ta cũng sẽ vượt qua giai đoạn có những cãi tranh, giành giựt uy thế với ai đó. Cả đến xã hội phóng khoáng hay phóng túng, thời hiện đại, cũng sẽ tìm cách sống mà không cần biểu tỏ bằng mặt ngoài là đã qui chiếu vào với Giáo hội. Lâu nay, thế giới ngoại tại vẫn có khuynh hướng hoặc thái-đô chống đối Giáo hội. Tất cả những lối/những kiểu thẳng-thắn/thẳng thừng ấy sẽ đi vào dĩ vãng.

Bởi Giáo hội không là cơ cấu chống đối xã hội; Giáo hội cũng không ở bên trên lịch sử của người đời, cũng không vô nhiễm khỏi giòng lịch sử của thế-giới. Giáo hội vẫn cùng sống chung cởi mở và đối thoại với thế giới. Giáo hội chỉ sống sót nếu biết đối thoại với thế giới. Bởi Giáo hội ban bố cho thế giới cung cách diễn tả cách công khai về mọi xác tín của Giáo hội. Giáo hội cũng công khai cho thấy cuộc sống người đi Đạo theo cách tập thể, dễ thấy sự trong sáng, cách công khai.

Cần nói ra đôi điều về đạo đức chức năng của hai khối, cần nói về ý-nghĩa và giao ước về xác tín với cộng đồng, về niềm tin-yêu, rất đoàn kết. Cần nói thẳng và nói thật về kinh nghiệm riêng tư bên trong lịch sử của tập thể. Tất cả nên đề nghị không gian ban tặng để tạo giao ước sống cùng và sống với nhau, trong thuận hoà.

Vấn đề là: làm sao nói lên được điều đó? Nói thẳng và nói thật theo kiểu parrhesia được bao nhiêu và bao lâu? Nói công khai khôn khéo ư? Mỗi thứ mỗi kiểu được bao lâu và bao nhiêu ngõ hầu đạt thuận hoà, đoàn kết và vui sống, đó mới là mục tiêu đặt ra trước mắt cho cả xã hội ngoài đời lẫn Giáo hội trong Đạo. Đó mới là vấn đề đặt ra cho ta hôm nay.

Lm Kevin O’Shea biên soạn – Mai Tá lược dịch