Monday 31 March 2008

“Và những Con Đuờng thật riêng tây”


Ở chỗ nhân gian không thể hiểu

Tôi xin Người sớm phục sinh tôi.

(dẫn nhập từ thơ Du Tử Lê – Bài nhân gian thứ nhất)

(Lc 24: 13-35)

Những Con Đường thật riêng tây, như Em-mau đường đời. Có Chúa sống lại. Có sự hiện diện thân quen của đồ đệ gặp Thầy, là trọng tâm trình thuật bừng giấc vui, buổi hôm nay.

Trình thuật hôm nay, là truyện kể về hai đồ đệ thân quen trên đường Em-mau, lòng đượm những sầu buồn, rất “riêng tây”. Con Đường riêng tây hôm ấy, Thầy không hẹn mà gặp. Có chuyện trò bàn bạc. Có giảng giải phân minh, suốt hành trình. Và, hành trình riêng tây đã phản ánh ngôn hành gặp gỡ sống Đạo, đầy Phúc Âm.

Hành trình riêng tây sống Đạo, theo ngôn ngữ Hy Lạp hodos (có nghĩa là: “Con Đường”), đã xuất hiện trong bối cảnh Tin Vui An Bình, ở Tân Ước. Trình thuật về “Con Đường”, mà các tín hữu khi xưa vẫn gợi nhớ những “Người bước theo Con Đường, Chúa đi”.

Và, vấn đề về “Con Đường” hôm nay, là: quá nhiều người đồ đệ theo Chúa nay vẫn lạc. Lạc Đường, lạc lối vô tâm hay cố tình đi trệch dẫn đi xa. Hành trình Con Đường trần thế, theo thánh sử Luca, là tập trung hướng về tụ điểm có cứu độ của Đức Chúa. Và, chính đó là ưu tư buồn bã, mà đồ đệ Chúa, vẫn ngộ nhận. Ngộ nhận lớn, là: sau cái chết của Thầy, dân con đồ đệ như mất hướng, rất chán nản. Tuyệt vọng.

Họ tuyệt vọng, là bởi đã cản trở không để Chúa hiện diện đi vào đường đời của chính mình. Đức Chúa chỉ đi vào “đường đời riêng tây của mọi người một cách thầm lặng và bất ngờ”. Ngài thường đến với cuộc đời mỗi người qua hình hài người bạn thân, đồng môn hoặc đồng nghiệp. Hoặc, như một khách lữ hành, ngang qua đời mình. Cũng có thể, là người mà ta yêu thương, ngưỡng mộ, hoặc ghét bỏ sợ sệt, chỉ muốn quên.

Đến với ta, Chúa có thể mang thân phận hình hài của biến cố. Một sự vật. Không hình tượng, hoặc cũng chẳng định hình. Nhưng, qua các sự vật và hình hài ấy, Ngài muốn nói với tất cả thật nhiều điều. Nhưng có điều là: con người cứ tự che kín không nhận ra, đấy thôi.

Điều quan trọng nữa , là ta phải xác tín rằng: trong hành trình đường đời, chẳng khi nào ta cô đơn, lẻ bóng. Bởi, Ngài vẫn luôn hiện diện ngay đó, như Ngài từng nói: “Thầy sẽ ở lại với các con mọi ngày, cho đến ngày sau hết”. Tuy vậy, đôi lúc ta hành xử giống hệt đồ đệ thân quen trên Em-mau đường đời, ta cứ ngỡ là Ngài bỏ rơi. Để ta lại một mình. Chẳng đoái thương.

Thực tế đời thường từng minh chứng, Ngài vẫn ở gần bên, mỗi khi ta gặp âu sầu, bức bách. Cả những lúc lo âu, ta vẫn thấy như có ai hỏi: “Các anh vừa trao đổi với nhau về gì vậy?” (Lc 24: 17). Đây là điểm hẹn để ta có thể gặp gỡ Chúa. Tuy nhiên, không phải như nhiều người thường nghĩ: khi cầu nguyện, là ta có thể trút bỏ mọi yếu đuối, buồn đau và khổ ải. Dẹp bỏ các hờn căm, chán chường mà nguyện cầu thực sự là biết suy tư ứng nghiệm Tin Mừng và lấy đó làm quyết tâm. Không trệch đường.

Thực tế ngày thường, cũng như khi gặp khó khăn, ta nên tập trung nguyện cầu. Nguyện và cầu ở đây, không phải để xin xỏ. Nhưng, là giáp mặt gặp gỡ với Ngài tại nơi ta gặp thấy khó khăn. Vì, Ngài thường hiển hiện, gặp ta vào lúc ấy.

Gặp gỡ trực diện Đức Chúa, vẫn xảy đến những đối thoại đáng ngạc nhiên, như nhận định vừa nghe: “Ông hẳn là người duy nhất không hay biết” (Lc 24: 18), Chúa bèn hỏi: ”Chuyện gì vậy?” Và, trọng tâm của gặp gỡ càng đi sâu vào điều họ phân trần: “Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en.” (Lc 24: 21) Lời đáp của Ngài đã cho thấy: hy vọng dấy lên trong họ đã có nền tảng thật, nhưng ý niệm về phương cách Chúa thực thi công cuộc cứu chuộc, chắc đồ đệ chưa nắm rõ. Hầu hết trong các tình huống gặp gỡ Chúa, ta đều không nhận ra Ngài. Có nghe Ngài nói đó, nhưng vẫn không hiểu về ơn cứu chuộc, Ngài thực hiện.

Và, giải thích của Chúa đã làm nền tảng cho chiến thắng khải hoàn, như Ngài nhận định: “Lòng trí các anh thật chậm tin vào lời các ngôn sứ. Nào Đấng Kitô há có chịu khổ hình như thế, mới đi vào vinh quang của Người sao?” (Lc 24: 25)

Gặp gỡ Chúa, còn là tìm Ngài trong Sách Thánh. Vì, ở nơi đó, Ngài tỏ bày đối thoại với muôn dân. Đáng tiếc thay, nhiều con dân Đức Chúa rất đạo đức sốt sắng, nhưng lại không có cơ hội tìm gặp Ngài nơi Lời Chúa. Có người cũng đọc nhưng hiểu theo cách lầm lạc, không được chú giải ý nghĩa cho tường tận. Đọc Lời Ngài, tưởng cũng nên am tường các quá trình điển tích hoặc biểu trưng ghi rõ nơi Cựu và Tân Ước. Hiểu thấu đáo tường tận Lời Chúa nơi kho tàng vô giá của Kinh Sách, cũng nên giống như đồ đệ trên Con Đường riêng tây, cảm nhận lòng “bừng cháy khi tiếp chuyện cùng Ngài” (Lc 24: 32).

Con dân Đạo Chúa, cũng sẽ nhận thấy lòng mình bừng cháy vào Tiệc thánh có Phụng Vụ Lời Chúa. Vì, Lời Chúa chính là Bánh Hằng Sống nuôi dưỡng niềm tin yêu, trong cuộc đời. Của mọi người. Không tìm về với Lời Chúa trong Kinh thánh, là chưa thực sự gặp gỡ Ngài. Không tìm cách nuôi dưỡng đời mình bằng Lời của Ngài, là vẫn đi trệch Con Đường riêng tây, Ngài mở rộng.

Chính qua nhận thức cách Ngài bẻ bánh, “Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người” (Lc 24: 31). Và, Giáo hội tiên khởi vẫn gặp gỡ nhận ra Ngài bằng Tiệc Lời Chúa, Bẻ Bánh. Tiệc Bẻ Bánh, Thánh Thể, chính là phương cách Chúa hiện diện giữa chúng ta. Nói cách khác, mỗi khi tập hợp cử hành Tiệc Bẻ Bánh, chia sẻ Lời Chúa theo hình thức cộng đoàn, thì đã có sự hiện diện đích thực của Ngài. Và, khi đã nhập Tiệc, con dân của Chúa được trông đợi là đã vứt bỏ đi mọi oán thán, hờn căm và ghen ghét.

Và, một khi đã có kinh nghiệm yêu thương của người đồ đệ như được mô tả: “họ đứng dậy, quay về Giê-ru-sa-lem gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp.” (Lc 24: 33). Ngôn hành đồ đệ, nói lên sinh hoạt của Giáo hội tiên khởi đã biết quay về sẻ san kinh nghiệm yêu thương, với nhau. Cho nhau. Sẻ san kinh nghiệm, để mọi người nhận ra và dấn bước theo Đường Chúa Đi. Đường Ngài đi chính là Sự thật. Và, cũng là Sự Sống, gương mẫu cho cuộc đời.

Cuối cùng, mọi người đều thấy được nơi trình thuật Đường riêng tây Em-Mau, hình ảnh của Tiệc Thánh Tình Thương. Vào buổi ấy, Chúa tiềm ẩn nơi người thường ở huyện. Người khách lạ, chưa từng quen biết. Một Kitô khác trong cộng đoàn. Tiệc agapè Thương Yêu, chính là một gặp gỡ thân mật nơi Con Đường riêng tây, Chúa gặp. Ngài gặp gỡ, không chỉ riêng tư một người, hay cặp đồ đệ thân quen, mà là tất cộng đoàn dân Chúa. Cộng đoàn người dưng ta chung sống, cần sẻ san.

Trong nhận thức tri ân gặp gỡ ấy, ta hân hoan gióng lên tin vui an bình mà hát:

“Còn nhớ phút giây gặp gỡ

Mùa xuân muôn hoa sắc hồng

Chiều xuống gió xuân nồng cháy

Người cho môi em ngỡ ngàng

Người đến cho tình em chợt mở

Muôn hoa thổn thức.” (Xuân Yêu Thương – Lời Việt của Quỳnh Giang)

Vâng. Sẽ là Xuân Yêu Thương, mỗi phút giây ta gặp gỡ. Gặp, với cộng đoàn. Gặp, ở Tiệc agapè đầy thương mến. Tiệc có muôn hoa sắc hồng. Có muôn hoa thổn thức riêng tây, những Con Đường. Đường, của Phục Sinh tôi. Phục Sinh anh và chị. Phục sinh của chúng ta. Những người anh người chị đầy Yêu Thương, của mùa Xuân kéo dài.

_________________Lm Phan Đỗ Thục Linh

Mai Tá từ Úc diễn dịch.

Monday 24 March 2008

“Tháp cho người đôi cánh lớn hăng say”

Như đại bàng khi dũng mãnh nghiêng vai

Săn hạnh phúc từ vòm trời lý tưởng.

(dẫn nhập từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)

(Ga 20: 19-31)

Đại bàng dũng mãnh trên đời, có còn săn hạnh phúc như thời xưa không? Việc này không rõ. Nhưng, Đại Bàng Tình Thương, nay vẫn tháp cánh cho người. Để người người cứ hăng say rao truyền hạnh phúc, nơi vòm trời lý tưởng. Chốn an bình.

Vòm trời lý tưởng – hăng say hạnh phúc, cũng là tình tự thân thương, ngày Chúa hiện đến.

Trình thuật ngày Chúa hiển hiện, mang an vui đến với tất cả mọi người. Từ dân con đồ đệ, cho chí dân lành nhà Đạo, đang hãi sợ. Dân con hãi sợ, vì vốn biết mình đồng hành với Đức Chúa, ắt phải chung số phận, bị đóng đinh. Vì sợ hãi đủ điều, nên đồ đệ Chúa vẫn “cửa đóng then cài”, không ngờ Ngài đến thăm.

Bình an cho anh em - shalom, là một khẳng định, và cũng là lời chúc. Lời chúc, người Do thái vẫn quen gửi đến mọi người mình gặp, trong ngày. Shalom - Bình an cho anh em, cũng là lời chào của Đức Chúa, tái khẳng định về lời hứa, khi tạ từ. Lời hứa ấy, nay được thực hiện. Lời hứa hôm tạ từ, Ngài quả quyết: bình an Ngài để lại, sẽ không hư nát, và cũng chẳng bị lấy đi. Bình an cho anh em, nay đã thành một thực thể. Thực thể có Chúa. Có anh em đồng đạo. Có cả niềm hoan lạc, Chúa đem đến.

Như Cha đã sai Thầy thế nào, Thầy cũng sai anh em như thế (Ga 20: 20). Một lần nữa, sứ mạng Thầy sai đi, gồm tóm những hai điều: trước nhất, là sự bình an Cha trao cho Thầy. Nay, Thầy cũng chuyển lại cho anh em, hệt như thế. Anh em cũng nên theo cùng một kiểu, mà làm cho nhau. Để rồi, cùng Thầy, anh em sẽ tiếp tục sống đời cộng đoàn. Có tình thương. Với an bình, của Thầy.

Và, sứ vụ Thầy gửi gấm, là phần cốt thiết nơi vai trò người đồ đệ. Và, là kinh nghiệm nhận thức và yêu thương của Đức Chúa. Và, đem kinh nghiệm này đến với mọi người. Để rồi, người người sẽ hoà hợp và hân hoan tiến bước hầu rao truyền tình thương rộng rãi, chốn dương gian. Đích thực ý nghĩa phụng vụ, ta tiến hành.

Hãy nhận Thánh Thần và tha thứ cho nhau, đây là một sáng tạo mới, Chúa tác thành. Sáng tạo, Ngài đã làm cho người con, ngay từ buổi đầu đời. Tác thành đổi mới, là yêu cầu cấp thiết Chúa gửi đến với dân con đồ đệ. Tác thành đổi mới có Thánh Linh ở cùng, sẽ giúp tông đồ chắp cánh hăng say bằng thị kiến và năng lượng, cũng rất mới. Khi tiếp nhận năng lượng - thị kiến Ngài trao ban, ta cần chuyển đạt cho người anh người chị trong cộng đoàn yêu thương, có Chúa.

Tha thứ và cầm buộc Chúa nói, không chỉ có nghĩa ta hãy quên đi các lỗi phạm đã vướng mắc, thôi. Nhưng, còn làm hoà một cách thâm sâu với Chúa. Với nhau. Đây, cũng là sứ mạng mới Chúa uỷ thác. Ngõ hầu thu phục mọi người về lại với nhau. Như anh em một nhà. Và, đây còn là mục tiêu mọi người phải đạt: chính là Vương Quốc Nước Trời. Chốn vui sống an hoà ở trần gian. Chính là điều, mà các tông đồ đồng thanh kêu lên: “Chúng tôi đã THẤY Chúa.” (Mt 28: 25)

Hãy đặt ngón tay vào đây, và xem tay của Thầy. Tô-ma thánh nhân đã làm như thế. Và, ông THẤY được Bình An. Ông bèn thưa: “Lạy Chúa của con!”. Và, Chúa cũng tiếp lời: “Phúc cho ai chẳng được THẤY, nhưng vẫn tin!” Lời vàng tựa hiến chương đây, Chúa không chỉ chuyển đến cho riêng mình Tô-ma, mà thôi. Nhưng, cho tất cả những người chưa BIẾT Ngài, vào độ trước biến cố Phục Sinh. Và cũng từ biến cố Phục Sinh, dân con đồ đệ đã nhận BIẾT Chúa, bằng niềm tin – yêu. Tin rằng Thầy sẽ ở lại mãi mãi. Với mọi người. Qua việc ta làm. Bởi, Ngài là Bình An và An vui đích thực.

Trong bối cảnh an bình như thế, Hội Thánh Chúa đã được gầy dựng. Gầy dựng lúc này, để rồi ta cử hành ngày sinh của Hội thánh vào lễ Ngũ Tuần, sắp tới sau. Nhưng, ngay từ giờ phút ấy, đàn con Hội thánh Chúa đã quây quần tụ hợp, thực hiện lời Chúa trăn trối, cả vào trước lúc Chúa Phục Sinh. Quây quần, như bài đọc hôm nay ghi rõ:“Tín hữu ân cần nghe Tông đồ giảng, luôn hiệp thông tham dự lễ bẻ bánh và không ngừng nguyện cầu.” (Cv 2: 42)

Quây quần hiệp thông, để ta có thể cùng sống với Đức Kitô. Trong Đức Kitô. Bằng sinh hoạt cụ thể, ở đời thường. Tin tưởng và lắng nghe lời dạy của Hội thánh; ta luôn nối kết các người anh em trong cộng đoàn. Quây quần hiệp thông, để ta cùng tham dự lễ bẻ bánh. Và nguyện cầu. Đó, chính là huyết mạch đời sống của Hội thánh. Bây giờ, và lúc xưa.

San sẻ và cùng sống với Hội thánh, tín hữu Đức Kitô vẫn tuân theo lời giảng dạy từ các bậc thày trong Đạo. Đây mới là truyền thống liên kết, hết mọi thành viên chúng ta. Truyền thống liên kết, ngang qua chứng từ tiên khởi được duy trì nơi Tân Ước. Liên kết, cả vào bối cảnh hiệp thông được duy trì, từ nhiều thế kỷ. Truyền thống Hội thánh, vẫn được thể hiện qua cách sống của người tín hữu. Sống theo lời dạy của Đức Chúa. Qua nhiều thế hệ.

San sẻ và cùng sống với Hội thánh, còn là thể hiện tình thân thương anh em mà tiếng Hy lạp gọi là “koinonia”, tức sống tình đệ huynh của người con cùng nhà. Sống tình huynh đệ, là sống Lời Chúa qua căn dặn: “Bằng vào lối sống này mà mọi người biết đưọc các con là môn để của Thầy, là các con hãy yêu thương lẫn nhau như anh em”.(Ga 13: 35).

Yêu thương nhau theo cách thế của anh em, ta mới chứng minh cho mọi người biết được quyền năng của Đức Kitô, trong đời sống. Có yêu thương nhau, ta mới lôi kéo được mọi người về với cùng một niềm tin và niềm yêu. Bởi, ta chỉ có thể đến với Chúa, qua các người anh em của ta, thôi.

Dự tiệc Bẻ bánh, nay gọi là Tiệc Thánh Thể, (hay Tiệc agapè của Lòng Mến), là sinh hoạt trọng tâm của cộng đoàn tín hữu Đức Kitô. Có tham dự Tiệc của Lòng Mến, ta mới xác minh được là mình đã quyết tâm sống hiệp thông san sẻ, trong yêu thương. Đùm bọc. Sống như con cùng một Cha. Như tông đồ đích thực của Thầy Chí Thánh.

Sống nguyện cầu, là cuộc sống của mỗi thành viên Hội thánh, trong mọi ngày. Sống không cho riêng mình. Nhưng quan tâm đến nhau. Nguyện cầu cho nhau. Cả trong nguyện đường. Lẫn ngoài phố chợ. Sống trong nguyện cầu, là lối sống đã và đang được đào sâu, mở rộng từ nhiều thế kỷ qua. Sống trong nguyện cầu, không chỉ đơn giản có ca hát, hoặc đọc kinh. Nhưng, còn chiêm nghiệm hoặc có kinh nghiệm niệm suy, thương mến. Sống nguyện cầu, là việc cần thiết cho mọi kẻ tin. Không nguyện cầu, không thể bảo mình là đồ đệ theo Chúa, rất chính danh.

Tóm lại, khi đã quyết tâm sống nguyện cầu với cộng đoàn, ta mới được bảo đảm như thánh Phê-rô viết trong bài đọc: “Nhờ ngài, ta được tái sinh để nhận lĩnh một hy vọng sống và lời hứa ban cho gia tài không hư nát, không vẩn đục và tàn phai… để rồi, nhờ vào lòng tin, ta được Thiên Chúa quyền năng gìn giữ đến đời sau hết.” (1P 1: 4)

Và khi sống hiệp thông tình cộng đoàn, ta còn được bảo đảm khác: “Anh em được chan chứa niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang, bởi đã nhận được thành quả của đức tin, là ơn cứu độ con người.” (1P 1: 8-9).

Thành quả niềm tin Ơn cứu độ, nghe như khuôn sáo, nói nhiều lần. Nhưng kỳ thực, lời của thánh Phê-rô đã trở thành niềm mơ ước ta khao khát từ lâu. Ước mơ và khao khát, như con người tổng thể nằm gọn trong vòng tay yêu thương của Đức Chúa.

Trong trông đợi được chắp cánh hăng say, ta mạnh dạn hát lên lời ca thuở nào:

Nếu đời là một giấc chiêm bao

Xin yêu em thiết tha như yêu lần đầu

Anh muốn yêu em dài lâu

Anh muốn yêu em dài lâu

Anh muốn yêu em đậm sâu

Anh đã thương em từ lâu

Anh muốn yêu em dài lâu”. Đức Huy- (Đức Huy – Yêu Em Dài Lâu)

Vâng. Yêu em dài lâu, vẫn là lời của người anh người chị trong cộng đoàn tình thương nói với em. Và với ta. Những người con vừa được chắp hăng say, niềm tin – yêu mới. Tin và yêu có Chúa Phục Sinh ở cùng ta. Cùng cộng đoàn tình thương, trong Vương Quốc Nước Trời. Nơi có tình anh yêu dài lâu. Có cả Đại bàng Tình Thương, luôn hạnh phúc.

______________Lm Phan Đỗ Thục Linh

Mai Tá từ Úc diễn dịch.

“Tháp cho người đôi cánh lớn hăng say”

Như đại bàng khi dũng mãnh nghiêng vai

Săn hạnh phúc từ vòm trời lý tưởng.

(dẫn nhập từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)

(Ga 20: 19-31)

Đại bàng dũng mãnh trên đời, có còn săn hạnh phúc như thời xưa không? Việc này không rõ. Nhưng, Đại Bàng Tình Thương, nay vẫn tháp cánh cho người. Để người người cứ hăng say rao truyền hạnh phúc, nơi vòm trời lý tưởng. Chốn an bình.

Vòm trời lý tưởng – hăng say hạnh phúc, cũng là tình tự thân thương, ngày Chúa hiện đến.

Trình thuật ngày Chúa hiển hiện, mang an vui đến với tất cả mọi người. Từ dân con đồ đệ, cho chí dân lành nhà Đạo, đang hãi sợ. Dân con hãi sợ, vì vốn biết mình đồng hành với Đức Chúa, ắt phải chung số phận, bị đóng đinh. Vì sợ hãi đủ điều, nên đồ đệ Chúa vẫn “cửa đóng then cài”, không ngờ Ngài đến thăm.

Bình an cho anh em - shalom, là một khẳng định, và cũng là lời chúc. Lời chúc, người Do thái vẫn quen gửi đến mọi người mình gặp, trong ngày. Shalom - Bình an cho anh em, cũng là lời chào của Đức Chúa, tái khẳng định về lời hứa, khi tạ từ. Lời hứa ấy, nay được thực hiện. Lời hứa hôm tạ từ, Ngài quả quyết: bình an Ngài để lại, sẽ không hư nát, và cũng chẳng bị lấy đi. Bình an cho anh em, nay đã thành một thực thể. Thực thể có Chúa. Có anh em đồng đạo. Có cả niềm hoan lạc, Chúa đem đến.

Như Cha đã sai Thầy thế nào, Thầy cũng sai anh em như thế (Ga 20: 20). Một lần nữa, sứ mạng Thầy sai đi, gồm tóm những hai điều: trước nhất, là sự bình an Cha trao cho Thầy. Nay, Thầy cũng chuyển lại cho anh em, hệt như thế. Anh em cũng nên theo cùng một kiểu, mà làm cho nhau. Để rồi, cùng Thầy, anh em sẽ tiếp tục sống đời cộng đoàn. Có tình thương. Với an bình, của Thầy.

Và, sứ vụ Thầy gửi gấm, là phần cốt thiết nơi vai trò người đồ đệ. Và, là kinh nghiệm nhận thức và yêu thương của Đức Chúa. Và, đem kinh nghiệm này đến với mọi người. Để rồi, người người sẽ hoà hợp và hân hoan tiến bước hầu rao truyền tình thương rộng rãi, chốn dương gian. Đích thực ý nghĩa phụng vụ, ta tiến hành.

Hãy nhận Thánh Thần và tha thứ cho nhau, đây là một sáng tạo mới, Chúa tác thành. Sáng tạo, Ngài đã làm cho người con, ngay từ buổi đầu đời. Tác thành đổi mới, là yêu cầu cấp thiết Chúa gửi đến với dân con đồ đệ. Tác thành đổi mới có Thánh Linh ở cùng, sẽ giúp tông đồ chắp cánh hăng say bằng thị kiến và năng lượng, cũng rất mới. Khi tiếp nhận năng lượng - thị kiến Ngài trao ban, ta cần chuyển đạt cho người anh người chị trong cộng đoàn yêu thương, có Chúa.

Tha thứ và cầm buộc Chúa nói, không chỉ có nghĩa ta hãy quên đi các lỗi phạm đã vướng mắc, thôi. Nhưng, còn làm hoà một cách thâm sâu với Chúa. Với nhau. Đây, cũng là sứ mạng mới Chúa uỷ thác. Ngõ hầu thu phục mọi người về lại với nhau. Như anh em một nhà. Và, đây còn là mục tiêu mọi người phải đạt: chính là Vương Quốc Nước Trời. Chốn vui sống an hoà ở trần gian. Chính là điều, mà các tông đồ đồng thanh kêu lên: “Chúng tôi đã THẤY Chúa.” (Mt 28: 25)

Hãy đặt ngón tay vào đây, và xem tay của Thầy. Tô-ma thánh nhân đã làm như thế. Và, ông THẤY được Bình An. Ông bèn thưa: “Lạy Chúa của con!”. Và, Chúa cũng tiếp lời: “Phúc cho ai chẳng được THẤY, nhưng vẫn tin!” Lời vàng tựa hiến chương đây, Chúa không chỉ chuyển đến cho riêng mình Tô-ma, mà thôi. Nhưng, cho tất cả những người chưa BIẾT Ngài, vào độ trước biến cố Phục Sinh. Và cũng từ biến cố Phục Sinh, dân con đồ đệ đã nhận BIẾT Chúa, bằng niềm tin – yêu. Tin rằng Thầy sẽ ở lại mãi mãi. Với mọi người. Qua việc ta làm. Bởi, Ngài là Bình An và An vui đích thực.

Trong bối cảnh an bình như thế, Hội Thánh Chúa đã được gầy dựng. Gầy dựng lúc này, để rồi ta cử hành ngày sinh của Hội thánh vào lễ Ngũ Tuần, sắp tới sau. Nhưng, ngay từ giờ phút ấy, đàn con Hội thánh Chúa đã quây quần tụ hợp, thực hiện lời Chúa trăn trối, cả vào trước lúc Chúa Phục Sinh. Quây quần, như bài đọc hôm nay ghi rõ:“Tín hữu ân cần nghe Tông đồ giảng, luôn hiệp thông tham dự lễ bẻ bánh và không ngừng nguyện cầu.” (Cv 2: 42)

Quây quần hiệp thông, để ta có thể cùng sống với Đức Kitô. Trong Đức Kitô. Bằng sinh hoạt cụ thể, ở đời thường. Tin tưởng và lắng nghe lời dạy của Hội thánh; ta luôn nối kết các người anh em trong cộng đoàn. Quây quần hiệp thông, để ta cùng tham dự lễ bẻ bánh. Và nguyện cầu. Đó, chính là huyết mạch đời sống của Hội thánh. Bây giờ, và lúc xưa.

San sẻ và cùng sống với Hội thánh, tín hữu Đức Kitô vẫn tuân theo lời giảng dạy từ các bậc thày trong Đạo. Đây mới là truyền thống liên kết, hết mọi thành viên chúng ta. Truyền thống liên kết, ngang qua chứng từ tiên khởi được duy trì nơi Tân Ước. Liên kết, cả vào bối cảnh hiệp thông được duy trì, từ nhiều thế kỷ. Truyền thống Hội thánh, vẫn được thể hiện qua cách sống của người tín hữu. Sống theo lời dạy của Đức Chúa. Qua nhiều thế hệ.

San sẻ và cùng sống với Hội thánh, còn là thể hiện tình thân thương anh em mà tiếng Hy lạp gọi là “koinonia”, tức sống tình đệ huynh của người con cùng nhà. Sống tình huynh đệ, là sống Lời Chúa qua căn dặn: “Bằng vào lối sống này mà mọi người biết đưọc các con là môn để của Thầy, là các con hãy yêu thương lẫn nhau như anh em”.(Ga 13: 35).

Yêu thương nhau theo cách thế của anh em, ta mới chứng minh cho mọi người biết được quyền năng của Đức Kitô, trong đời sống. Có yêu thương nhau, ta mới lôi kéo được mọi người về với cùng một niềm tin và niềm yêu. Bởi, ta chỉ có thể đến với Chúa, qua các người anh em của ta, thôi.

Dự tiệc Bẻ bánh, nay gọi là Tiệc Thánh Thể, (hay Tiệc agapè của Lòng Mến), là sinh hoạt trọng tâm của cộng đoàn tín hữu Đức Kitô. Có tham dự Tiệc của Lòng Mến, ta mới xác minh được là mình đã quyết tâm sống hiệp thông san sẻ, trong yêu thương. Đùm bọc. Sống như con cùng một Cha. Như tông đồ đích thực của Thầy Chí Thánh.

Sống nguyện cầu, là cuộc sống của mỗi thành viên Hội thánh, trong mọi ngày. Sống không cho riêng mình. Nhưng quan tâm đến nhau. Nguyện cầu cho nhau. Cả trong nguyện đường. Lẫn ngoài phố chợ. Sống trong nguyện cầu, là lối sống đã và đang được đào sâu, mở rộng từ nhiều thế kỷ qua. Sống trong nguyện cầu, không chỉ đơn giản có ca hát, hoặc đọc kinh. Nhưng, còn chiêm nghiệm hoặc có kinh nghiệm niệm suy, thương mến. Sống nguyện cầu, là việc cần thiết cho mọi kẻ tin. Không nguyện cầu, không thể bảo mình là đồ đệ theo Chúa, rất chính danh.

Tóm lại, khi đã quyết tâm sống nguyện cầu với cộng đoàn, ta mới được bảo đảm như thánh Phê-rô viết trong bài đọc: “Nhờ ngài, ta được tái sinh để nhận lĩnh một hy vọng sống và lời hứa ban cho gia tài không hư nát, không vẩn đục và tàn phai… để rồi, nhờ vào lòng tin, ta được Thiên Chúa quyền năng gìn giữ đến đời sau hết.” (1P 1: 4)

Và khi sống hiệp thông tình cộng đoàn, ta còn được bảo đảm khác: “Anh em được chan chứa niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang, bởi đã nhận được thành quả của đức tin, là ơn cứu độ con người.” (1P 1: 8-9).

Thành quả niềm tin Ơn cứu độ, nghe như khuôn sáo, nói nhiều lần. Nhưng kỳ thực, lời của thánh Phê-rô đã trở thành niềm mơ ước ta khao khát từ lâu. Ước mơ và khao khát, như con người tổng thể nằm gọn trong vòng tay yêu thương của Đức Chúa.

Trong trông đợi được chắp cánh hăng say, ta mạnh dạn hát lên lời ca thuở nào:

Nếu đời là một giấc chiêm bao

Xin yêu em thiết tha như yêu lần đầu

Anh muốn yêu em dài lâu

Anh muốn yêu em dài lâu

Anh muốn yêu em đậm sâu

Anh đã thương em từ lâu

Anh muốn yêu em dài lâu”. Đức Huy- (Đức Huy – Yêu Em Dài Lâu)

Vâng. Yêu em dài lâu, vẫn là lời của người anh người chị trong cộng đoàn tình thương nói với em. Và với ta. Những người con vừa được chắp hăng say, niềm tin – yêu mới. Tin và yêu có Chúa Phục Sinh ở cùng ta. Cùng cộng đoàn tình thương, trong Vương Quốc Nước Trời. Nơi có tình anh yêu dài lâu. Có cả Đại bàng Tình Thương, luôn hạnh phúc.

______________Lm Phan Đỗ Thục Linh

Mai Tá từ Úc diễn dịch.

Monday 17 March 2008

“Chôn chết yêu đương đến tận giờ”

Yêu đương sống lại Con Người ấy

Lại thấy đời tươi tựa nắng vàng...

Gặp gỡ, hẳn duyên trời định trước!

(dẫn nhập từ thơ Nguyễn Bính)

(Ga 20: 1-18)

Duyên Trời - Tình Chúa, đã chôn sâu đến ba ngày. Yêu Đương – Thống Khổ, Chúa vùng dậy với nhân gian. Nhân gian hôm nay, tìm lại được niềm tin bắt rễ nơi lòng người. Tìm ra ý nghĩa sự sống và sự sống lại, nơi Đức Kitô.

Đức Kitô sống lại, làm nền tảng cho niềm tin vùng dậy, từ cõi chết. Như thánh Phao-lô từng xác định, khi ngài có thư gửi cộng đoàn Cô-lô-sê, hôm trước: “Nếu Đức Kitô không sống lại, thì niềm tin của ta ra hư luống.” (Co 3: 1-4).

Nhận ra ý nghĩa xác thực Lễ Phục Sinh, tín hữu chúng ta đều hiểu: thập giá bỏ trống, không có Đức Giê-su trên đó, là tụ điểm đưa ta về gần Chúa. Thập giá trống, tức Chúa đã tuân thủ hiến mình dâng Cha. Ngài tận hiến vì con người. Không còn đó, Ngài về cùng Cha bước vào sự sống mới.

Thập giá bỏ trống, không có Chúa, tức: Chúa đã sống lại thật rồi. Có sống lại, Ngài mới lôi kéo đem con người về với vinh quang, có Cha ở cùng. Về với Phục Sinh, người người mới san sẻ kinh nghiệm khổ đau và vinh hiển. Kinh nghiệm thánh ấy, không phải để tưởng nhớ việc Chúa lại bừng sống mà thôi, nhưng còn đem cho ta ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Ý nghĩa Phục Sinh, mời ta đổi mới con người mình. Đổi từ gốc, như môn đệ Chúa đã đổi và đã trở thành những người, rất mới. Luôn có Cha.

Chủ đề phụng vụ hôm nay, gồm việc rao truyền lẫn làm chứng tá cho Lời Chúa, đã Phục Sinh.

Bài đọc thứ nhất, thánh Phê-rô đề cập đến kinh nghiệm từng trải mọi môn đệ Chúa đã kinh qua. Kinh nghiệm từng trải, là cuộc sống thực tế có tương quan mật thiết với Đức Chúa đã sống lại. Cũng với tương quan này, thánh Phê-rô tuyên tín: Đức Giê-su chết trên thập giá, nay Ngài đã cùng sống với mọi người.

Bài đọc thứ hai, cũng mang một ý nghĩa tương tự. Thánh Phao-lô, lúc trước là một Pha-ri-sêu tận tụy và chính trực, từng bức bách nhiều đồng đạo Đức Kitô vì ngỡ rằng họ sai quấy, không giữ luật Chúa theo quan niệm người Do Thái. Gặp Chúa, thánh nhân đã đổi mới toàn bộ con người mình. Đã có cái nhìn chính đáng hơn, về mọi sự. Đặc biệt nhất, thánh nhân đã hiểu rõ ý nghĩa của sự sống và thông điệp Chúa gửi, qua sự kiện Chúa Sống Lại. Rồi từ đó, thánh nhân tận lực giúp đỡ mọi người biết thương yêu, dõi bước theo Ngài.

Bài trình thuật, đề cập đến kinh nghiệm về mồ trống và Phục Sinh, đồ đệ Chúa có dịp đã làm chứng. Kinh nghiệm Phục Sinh, là kinh nghiệm bằng mắt thịt THẤY Chúa chết thật, trên thập giá. Là, bằng cặp mắt đức tin BIẾT rằng Ngài nay đã Phục Sinh. Thấy và biết Ngài Phục Sinh, không bằng giác quan thân xác, nhưng bằng niềm tin và yêu. Bởi, Chúa chấp nhận nỗi chết thập giá, là sự kiện rất lịch sử. Nhưng, Ngài Phục Sinh vinh hiển là sự kiện, rất đáng tin. Tin rằng: nay Sống Lại, Ngài đã về với cuộc sống, theo cách mới.

Văn kiện kinh thánh thời hậu-Phục Sinh cho thấy: lúc đầu, đồ đệ Chúa không nhận ra thân xác phục sinh của Ngài. Nhưng, khi đã Phục Sinh, Ngài hiện diện sống khắp nơi nơi. Và, đồ đệ chúng ta nay cũng được dạy phải hiện diện giống như thế. Thành thử, sống cuộc sống đã Phục sinh, tức là sống với trạng thái Chúa hiện diện với mình. Sống Phục sinh, tức nay đang sống trong yêu thương thân tình, được vực dậy. Sống Phục Sinh, tức cộng đoàn ta nay trở thành Mình Chúa, được vực dậy để sống, có đổi thay.

Vì thế, ở đoạn kế tiếp, thánh Gio-an ghi thêm chi tiết, bảo rằng: chính thánh Phê-rô và người “môn đệ Chúa yêu” đã về báo cho anh em điều mình phát hiện. Đặc biệt hơn cả, là phát giác của Ma-ri-a Mác-đa-la cứ đăm đăm nhìn Chúa, nhưng không THẤY. Nhìn Thầy của mình, nhưng chị cứ ngỡ người-làm-vườn này đã đem Thầy đi nơi khác.

Trình thuật thánh Gio-an ghi hôm nay, đề cập đến chữ “vườn”, là nơi chôn cất Chúa. Khi xưa, “Vườn” là nơi A-đam Cũ đã lỗi phạm. Nay, cũng ở nơi “vườn” Đức Chúa Phục Sinh, đã khởi đầu công trình Cứu Độ. Công trình do A-Đam Mới thực hiện. Và, cũng trong trình thuật khi “Người-làm-vườn-Ban-Ơn-Cứu-Độ” gọi đích danh tên mình, Ma-ri-a Mác-đa-la mới nhận ra Thầy. Và, từ “vườn” Phục Sinh, Ma-ri-a Mác-đa-la về báo cho các môn đệ Chúa, chi tiết: “Tôi đã THẤY Chúa” (Ga 20: 18).

Xem thế, THẤY và BIẾT Chúa là hai động tác, nhưng cùng một kinh nghiệm. Kinh nghiệm rằng: chỉ thật sự BIẾT được Chúa Sống Lại, nếu ta quyết tâm đổi mới chính mình. Không đổi mới, không thể nói mình thật sự tin Chúa sống lại. Ngay Ma-ri-a Mác-đa-la, người nữ phụ theo chân Thầy Chí Thánh chỉ có kinh nghiệm THẤY và BIẾT Thầy Sống Lại, khi chị đổi mới hoàn toàn thân mình đầy lỗi phạm, khi trước. Cũng thế, ta chỉ THẤY và NHẬN BIẾT được Chúa nơi môn đồ đã đổi mới của Chúa. Và, chỉ những người thực sự đã đổi mới, mới có thể gọi mình là đồ đệ, bước theo chân Thầy, mà thôi .

Thánh Phao-lô đã xác định thêm chuyện này, khi thánh nhân có thư gửi đến cộng đoàn Cô-rin-thô, và bảo: “Anh em hãy loại bỏ men cũ đi mà trở thành bột mới.” Men và bột, đã được vực dậy. Đã sống lại. Cùng chiều hướng tương tự, thánh Phê-rô nhấn mạnh ở bài đọc thứ nhất: điều quan trọng với đồ đệ Đức Giê-su không chỉ là kinh nghiệm và vui hưởng niềm hạnh phúc có Chúa sống lại, mà thôi. Nhưng, còn phải chia sẻ kinh nghiệm và niềm vui chung ấy với nhiều người. Chia sẻ bằng cách rao truyền và làm chứng cho Chúa đã sống lại (Cv 10: 42-43).

Và, thánh Phê-rô đại diện Hội thánh hôm nay kêu gọi con dân Đức Chúa hãy triệt để đổi mới chính mình. Đổi, tận thâm căn. Đổi, như người Do Thái đã đổi bằng biểu tượng vứt bỏ bánh có men để chỉ giữ lại bánh không men, đã vực dậy. Đã đổi mới.

Nói theo ngôn ngữ ngày nay, ta hãy dùng dây đo thước đạc mà đo lường chính mình. Đo và lường, không theo kiểu người tín hữu khi xưa, nhưng như người con bình thường, ở trần thế. Đo và lường, là tháp nhập vào cách thức Đức Giê-su đã thực hiện. Cách của Sự Thật và Sự Sống. Tức, tái lập tương quan mật thiết với Chúa. Với tất cả những người anh người chị, của chúng ta. Nơi cộng đoàn ta đang sống. Tức, đem công bình, tự do và an vui đến với mọi người. Với thế giới hiện tại.

Trong tinh thần đo và lường lòng mình để trở nên một với Đức Kitô Phục Sinh, ta cứ vui mà hát với người nghệ sĩ hôm nay:

Rồi cuộc vui tàn, mọi người bước đi

một mình tôi về, nhiều lần ướt mi

chờ tình yêu đến trong ánh nắng mai

xóa tan màn đêm u tối

cho tôi biến đổi tâm hồn

thành một người mới.. (Và Con Tim Đã Vui Trở Lại… Đức Huy)

Con tim nhà nghệ sĩ, tim mọi người nay vui trở lại. Vui, vì màn đêm được tan xoá. Vì, tâm hồn người anh người chị, và chúng ta đã biến đổi thành người mới. Những người đã thấy “đời tươi vui tựa nắng vàng”.

__________________Lm Phan Đỗ Thục Linh

Mai Tá từ Úc diễn dịch.

(xem thêm bài cũ xin mời vào www.suyniemloingai.blogspot.com)


Monday 10 March 2008

“Khơi kỷ niệm tìm hương thơm mùa cũ”

Nghe rất nhẹ mơ hồ như sương phủ
Gót nai về ủ rũ dưới thông cao
Lại chạnh lòng chợt nhớ đến thu nào
Anh gần gũi giữa vòng tay trìu mến

(dẫn nhập từ thơ Hồ Công Tâm)

Mt 26: 14, 27: 66

Khung trời kỷ niệm mà nhà thơ khơi lại, có lẽ cũng là kỷ niệm mà người dân đi Đạo vẫn có vào buổi phụng vụ Vượt Qua, hôm nay. Khơi lại kỷ niệm, là khơi mào tình thương yêu mến mộ Chúa đã ban, ghi rõ ở trình thuật.

Trình thuật ghi hôm nay, diễn tả tình thương Chúa gửi đến với mọi người con yêu dấu, ở trần gian. Tình thương đó, là đặc ân cứu độ ta có được qua mầu nhiệm thống khổ. Qua nỗi chết và sự phục sinh của Đức Chúa. Phục sinh cứu độ, đã giải thoát mọi người. Giải thoát chúng ta.

Qua cử hành tuần lễ thánh, Giáo Hội không chỉ “khơi kỷ niệm” cứu độ Ngài thực hiện, thôi. Nhưng, còn giúp ta đồng hành với Chúa. Đồng hành để ta cùng vào quỹ đạo tình thương. Vào cuộc sống. Ở nơi đó, có tình tự bi-ai, sầu-buồn ta từng trải trong cuộc sống. Sống với Chúa. Với mọi người.

Phụng vụ hôm nay, trổi bật lên hai sự kiện đan kết nhau trong cùng một nghi thức. Phần đầu nghi thức, cử hành việc Chúa chiến thắng nỗi sầu-buồn, với không khí tưng bừng ngày mừng lễ. Qua cử hành, ta sẽ cùng với Đức Kitô tay cầm tàu lá, miệng hát vang rền lời tung hô chúc tụng. Và, hiên ngang tiến vào đền thánh Giê-ru-sa-lem. Đầu cao mắt sáng, nhưng không cao ngạo như vua quan lãnh chúa, ở ngoài đời. Hiên ngang vào cung điện bàn thờ, linh mục chủ tế mặc hồng bào khởi đầu cuộc khổ nạn xưa, Chúa vui nhận.

Khổ nạn Chúa vui nhận, gồm hai yếu tố đích thực. Thứ nhất: vào giai đoạn đầu tiến trình Vượt Qua, tình hình ở Do Thái rất sôi sục. Nhà cầm quyền khi ấy, rất lo ngại về một nhen nhúm nổi dậy và kình chống khởi từ phía người Do Thái, do Đức Giê-su khởi xướng. Vốn những lo ngại, họ đành nhúng tay vào lĩnh vục tôn giáo, cốt trừ khử Đức Chúa khỏi hiện trường chính trị và xã hội, tránh hậu họa. Yếu tố thứ hai, là ý nghĩa của cuộc Vượt Qua mới, tức: công trình cứu độ, Ngài thực hiện ngang qua khổ đau thân xác. Khổ đau, không có nghĩa: Cha để mặc Ngài đi vào chỗ chết. Nhưng, khổ đau ở đây do chính Ngài đã tự ý lĩnh nhận cho đến chết. Hầu thực hiện thánh ý Cha.

Chấp nhận khổ đau, Đức Kitô tỏ bày tình yêu cao độ Ngài phú ban cho mọi người. Con dân yêu quý nơi nhà Đạo, lẫn kẻ thù ở ngoài. Tình thương Ngài ban, là gương sáng Ngài lĩnh nhận từ nơi Cha. Và, chính tình thương yêu cao cả, đã khiến Ngài hy sinh trọn cuộc sống, quyết thực hiện công trình cứu độ, đã đề ra.

Trình thuật khổ đau hôm nay, cho thấy Đức Kitô chấp nhận đặt mình vào hoàn cảnh rất “người”, giống mọi người. Chấp nhận như thế, Ngài đã chuyển tải ý nghĩa của tương quan Ngài vẫn có, đối với ta. Tương quan Ngài có, là thế này: chỉ bằng vào tin-yêu đích thực, ta mới nhận ra việc Chúa làm. Công việc Ngài làm, là biến ý định của Cha thành hiện thực qua kinh nghiệm khổ đau, rất người. Và, bằng vào chết nhục mà người phàm ở dưới thế không thể hình dung. Như, thánh Phao-lô quả quyết: “với người Do Thái, đây là cớ vấp phạm. Với kẻ không tin, đây là điều vô nghĩa lý.”

Trình thuật việc Chúa chấp nhận khổ đau và nỗi chết, là điều rất thích hợp và cũng rất thật. Thật đến như thế, mà nhiều người vẫn không tin. Cứ biện giải: là Chúa, sao Ngài cứ phải khổ đau? Nhiều người không tin Chúa đau khổ, vì vẫn chối bỏ lời Ngài, trong tân Ước. Rõ ràng, các thánh sử đã quả quyết: Thiên Chúa hạ giáng làm người, Ngài mặc lấy thân phận và tính chất rất “người”. Vì thế, Ngài chấp nhận khổ đau và nỗi chết, là để hoàn tất công trình Cha giao phó.

Là người, Đức Chúa nhận thức khổ đau hơn bất cứ ai. Đau khổ nhiều, khi đồ đệ bỏ đi để Ngài lại một mình, nơi vườn Dầu sầu thảm. Và, đau khổ đến tột đỉnh, khi Cha dường như cũng làm thinh. Với bản chất rất “người” của Ngài, Đức Giê-su dốc tàn hơi nói lời cuối của Người Con có bản chất rất “Chúa”: “Lạy Cha! Lạy Cha! sao Cha nỡ bỏ con?”(Mc 15: 34). Thốt lên lời cuối, Chúa công khai tỏ bầy một sự thật: nay, đã hoàn tất công trình cứu độ, Cha trao phó.

Mặc lấy tính “người” cho đến chết, Đức Giê-su vẫn có tư cách, quyền uy và thế lực, của người thường. Quyền uy Ngài rất chói sáng, suốt một đời. Chói sáng đến độ, binh đội bắt Ngài, đã phải xử sự cách lạ lùng hệt như kẻ đến để bảo vệ. Và, dù đủ sức phản chống, Ngài vẫn ứng xử đúng theo tư cách của Đấng có uy và có quyền. Quyền uy đến độ, trước mặt quan án rất hùng hổ, Ngài vẫn lặng im không khuất phục. Không bị uy hiếp, lẫn khiếp sợ. Ngược lại, Ngài vẫn nguyện cầu và thứ tha cho kẻ gây sầu, quyết hại Ngài. Cuối cùng, chính lúc Ngài chết đi, là lúc Ngài giúp mọi người được vui sống.

Bài đọc thứ hai, thánh Phao-lô đã viết: “Chúa tự trút bỏ con người” của Ngài, cách hoàn toàn. Trút bỏ như thế, Ngài đã lấp đầy thân mình Ngài bằng Thần Khí của Cha. Trút bỏ như thế, Ngài không còn dính dự vào bất cứ gì. Và, để mặc cho vật chất tất cả trở thành hư vô. Đây chính là điều mà những người không có niềm tin-yêu mãnh liệt, không hiểu thấu.

Ở cuối trình thuật thống khổ, thánh Mát-thêu có ghi: “Đức Giê-su đã trút linh hồn” (Mt 27: 50). Thông thường, đây là lối nói diễn tả việc Ngài thở hơi cuối cùng. Nhưng, trong bối cảnh công trình cứu độ, điều này có nghĩa: sự sống, nỗi khổ và sự chết của Đức Giê-su, hiểu đúng cách, đã chiến thắng và chuyển quyền uy sức mạnh đến với thế giới nhân trần. Quyền uy ở đây, là sức mạnh của Thánh Thần Chúa vốn lấp đầy nơi thân mình Đức Giê-su, nay được chuyển cho hết mọi dân con đi theo Ngài.

Thừa hưởng uy quyền được Chúa ban, đồ đệ chúng ta cũng sẽ trải qua các kinh nghiệm như Thầy từng trải. Nghĩa là: cũng giống Thầy, ta sẽ chứng kiến nỗi khiếp sợ ban đầu. Nhưng, sẽ được tràn đầy quả cảm để không còn hãi sợ nữa. Không sợ, vì đã có niềm vui Thần Khí Chúa ở cùng. Và, dù có bị đưa đẩy vào chốn tù đày có giết chóc có hãm hại, đồ đệ Thầy là chúng ta cũng tồn tại. Sẽ tiếp tục rao truyền Lời Chúa, không khiếp sợ. Và, Sự Thật lâu nay vẫn chứng minh điều này.

Đau khổ và nỗi chết của Đức Giê-su ta mừng kính hôm nay, vẫn không là dấu vết của một gục ngã. Nhưng, chính là sự khải hoàn và chiến thắng như cuộc sống các đấng tử đạo và người chứng của Đức Chúa vẫn xác minh, suốt hơn 2000 năm.

Trong tinh thần háo hức bước vào tuần mừng Chúa chấp nhận khổ nạn, ta cũng đừng quá tập trung vào những sầu buồn khổ đau của Chúa. Bởi, làm như thế, có người lại coi đó như thú đau thương, thích khổ hình. Trong khi, đau thương và khổ hình chỉ đích thực mang nghĩa thích thú, khi chúng soi dọi và dẫn đến khổ đau và sống lại, của Đức Giê-su mà thôi.

Mặt khác, khổ đau con người, tuyệt nhiên không thể mang ý nghĩa của trừng phạt từ Đức Chúa. Thành thử, cũng đừng nên tìm đến khổ đau sầu buồn, để rồi than vãn hoặc công kích. Sự thật thì, khổ đau sầu buồn, vẫn là nguồn gốc dẫn đến mọi tốt lành vì chúng giúp ta trưởng thành hơn. Biết yêu thương, biết chăm sóc và có thiện cảm với những người buồn và khổ. Nói cách khác, khổ đau sầu buồn giúp ta trở nên giống Đức Kitô hơn. Giống, vì nó giúp giải thoát mọi người, trong chúng ta.

Trong tinh thần hiên ngang theo Chúa chấp nhận sầu buồn, ta hãy phấn khởi lên mà ca hát:

Thôi một giọt nước mắt này

Cho cuộc tình đam mê, cho người tình trăm năm,

Em về đan tóc lụa là

Kết từng chuỗi ngày buồn riêng mang

Anh đi về dấu giáo đường

Cho cuộc tình bay cao, cho lòng mình xôn xao

Em cuộn theo tháng ngày dài

Kiếp này trót gặp người cho buồn. (Ngô Thuỵ Miên – Giọt nước mắt ngà)

Vâng. Giọt nước mắt ngà, mà người anh người chị đang rơi vãi, chắc chắn sẽ không là giọt nước mắt cho Cha, cho Thầy Chí Thánh. Bởi hôm nay, mùa Vượt Qua rất khổ và rất đau, thì cũng đã qua rồi. Còn lại, là ngày rực sáng sống lại của công trình cứu độ Thầy cưu mang. Cho mỗi người và mọi người. Rất hôm nay.

__________________________Lm Phan Đỗ Thục Linh

Mai Tá từ Úc diễn dịch.

Saturday 1 March 2008

“Tình đã chết những mong tình sống lại”

Khi biết lòng anh như đã chết

Mây thôi hồng mà lá cũng thôi xanh.

Mầu hoa tươi cũng héo ở trên cành.

Và vũ trụ thấy một mầu đen tối.

(dẫn nhập từ thơ Thâm Tâm)

Ga 11: 1-45

Tình đã chết, nhưng tin chắc tình anh sẽ sống lại. Sống lại rồi, để tất cả sẽ vinh danh tình của Cha. Tình Chúa Cha, hôm nay được diễn bày thật rõ nét nơi trình thuật về anh La-za-rô. Trình thuật có sự chết. Có tình người sống lại.

Trình thuật hôm nay, là Tin Mừng về sự sống, nỗi chết và sự sống lại. Qui trình sống-chết, là qui trình không ngừng diễn tiến nơi mọi sinh vật, nơi trần thế. Nơi con người. Với muông thú, cùng cỏ cây.

Trình thuật hôm nay, thánh Gio-an viết khởi đầu bằng một khẩn báo, là: La-za-rô, người anh của Mác-ta và Ma-ri-a, bạn thiết thân với Đức Giê-su, nay đã mệt nhiều. Nghe anh mệt nhiều, nhưng Đức Giê-su vẫn cứ ngồi trầm tĩnh, rồi mới giải thích: La-za-rô dù mệt nhiều, nhưng nào đã đi dần vào cõi chết. Đây, là cơ hội để vinh quang Chúa được tỏ bày nơi mọi người. Vinh quang Chúa, nay thể hiện nơi Người Con Thân yêu của Cha. Vì thế, dù thương bạn đang mệt nhiều, Đức Giê-su vẫn bình thản. Trầm tĩnh. Những hai ngày sau, Ngài mới dạy: nào ta đi Giu-đê-a, đến thăm anh.

Thoạt nghe Ngài dạy bảo, các môn đồ liền cảnh báo ngay về những nguy hiểm, đang chờ Ngài. Đó là những đe doạ ném đá. Đe dọa ném đá, là vì các vị thủ lĩnh tôn giáo cứ kích động người dân đi Đạo nổi lên, quyết ám hại. Và đó cũng là lúc, ta có được câu nói để đời, từ Đức Chúa: “Phàm ai đi đứng vào lúc ban ngày, ắt sẽ không bị vấp ngã. Có vấp chăng, chỉ về đêm, khi không có ánh sáng ở với mình.” (Ga 11: 9-10). Bằng vào xác quyết này của Ngài đã ám chỉ: nay đã đến thời của sự sáng. Thời, mà mọi người không còn hãi sợ, dù có đe doạ bị ném đá. Hẳn ta còn nhớ, trước đó Đức Giê-su đã nhất mực tỏ bày: “Giờ Ta chưa đến”. Ngài tỏ bày nhiều lần, để mọi người không còn thôi thúc Ngài ra tay, không đúng lúc.

Nay đã đến thời của sự sáng, tức: thời của những đối đầu chung cục, khó mà tránh. Và, Đức Chúa: “Thầy đi đánh thức anh ấy đây!” (Ga 11: 11) Ở đây nữa, cũng như dân thường, môn đồ Chúa đã lẫn lộn giữa thức và ngủ. Thức – ngủ, ở đời thường. Thức - ngủ, tựa sự chết với sống lại. Thế nên, Chúa nói tiếp: “La-za-rô đã chết. Thầy mừng cho anh em, vì Thầy không có đó để anh em tin.” (Ga 11: 14-15). Thành thử, “nay đã đến thời của sự sáng”, còn là xác định về thời để “anh em tin”!

Với niềm tin sẵn có, em của La-za-rô là Mác-ta bèn thưa: “Có Thầy ở đây, em con đã không chết!” (Ga 11: 21). Lại nữa, cũng từ đây, hậu duệ chúng ta lại có thêm xác quyết để đời khác, từ Đức Chúa: “Thầy là sự sống và sự sống lại. Ai tin Thầy, dù có chết cũng sẽ được sống.”(Ga 11: 25).

Trọng tâm Lời Chúa hôm nay, nằm vào nhận định kiên vững mà Ngài vừa nói. Kiên định và vững chắc đến độ, nếu tiếp tục nghe, người người đều hiểu rõ lập trường của Đức Giê-su về sự chết và sự sống. Với Ngài, sự sống nay đã vượt quá mộ phần. Vượt cả lằn ranh sống - chết. Bởi từ nay, sự sống mới đã khởi đầu. Khởi đầu là khởi từ thái độ sống đối với những ai chấp nhận con Đường Ngài vạch ra.

Chấp nhận con đường sống, là có được thái độ như Mác-ta:“Con tin Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến với thế gian” (Ga 11: 26). Lời thân thưa của Mác-ta làm ta trở về nhớ lại mặc khải Chúa ban cho nhiều người, cả người nữ phụ thành Sa-ma-ri, cho chí người hành khất mù ở Ga-li-lê, vào độ trước. Mặc khải ấy, nay lại đã trao ban cho anh em nhà La-za-rô, đại diện dân con của Đức Chúa.

Và khi đó, Mác-ta đã nhận ra, rằng:”Thầy đến rồi!” (Ga 11: 28). Thầy đến rồi, là lời tuyên tín xuất từ tiếng Hy Lạp parousia, chỉ việc Đức Chúa quang lâm, nay hiện diện. Với thánh Gio-an, Thầy đến rồi! và Thầy vẫn đang hiện diện nơi sự sống không có kết đoạn. Việc này, thực sự khởi sắc từ lúc Đức Giê-su đi vào cuộc sống. Của mọi người. Nghe câu nói đó, người chị Ma-ri-a lại đã một lần nhắc khéo Đức Chúa: ”Thưa Thầy, nếu Thầy có ở đây, em con đã không chết!” (Ga 11; 32).

Nghe đến đây, hẳn người đọc nhận ra khía cạnh rất “người” của Đức Giê-su, khi Ngài bật lên thành tiếng lòng, đầy thổn thức. “Thổn thức trong lòng và xao xuyến”, là ngôn từ mà trình thuật hôm nay muốn chứng tỏ: Đức Giê-su, cũng như mọi người, Ngài cũng biết sầu buồn. Cũng cảm thông trước tình huống phàm trần của đàn con thân yêu, khi có người thân thuộc vừa ra đi. Nghĩa là, Ngài cũng cất bước đến mộ phần người bạn thân La-za-rô, để làm cử chỉ tỏ bày tình thân; và để thông truyền một sứ điệp.

Nơi mộ phần đục sâu những đá tảng, Đức Giê-su đã trấn an thân thuộc người quá vãng, bằng một khẳng định: “Thầy há đã chẳng nói: nếu chị tin, chị sẽ được thấy vinh quang của Thiên Chúa sao?” Và, sự việc tiếp diễn là để mọi người được thấy vinh quang Đức Chúa, ở với Ngài.

Toàn bộ trình thuật hôm nay, cần đọc và hiểu như một ngụ ngôn Chúa muốn kể: Đức Giê-su chính là Đức Kitô mà mọi người trông đợi. Việc La-za-rô sống lại từ cõi chết, không chỉ vực dậy thân xác con người vừa chết đi, nhưng còn là biểu trưng một cách hùng hồn về cuộc sống mới. Cuộc sống, mà mọi dân con nhà Đạo có lẽ sẽ từng trải. Là, khi tất cả đặt mình nơi quyền uy sức mạnh của Đức Giê-su là Đức Chúa, Đấng Cứu Độ chúng ta. Mọi người sẽ trỗi dậy từ việc chết đi cho những lầm lỡ/lỗi phạm, để rồi đến với sự sống, thấm nhuần tình yêu thương Thiên Chúa.

La-za-rô bước khỏi mộ phần, khiến ta nhớ lại lời lẽ thánh Phao-lô mô tả phép thanh tẩy thời Hội thánh tiên khởi. Vào thời đó, người chịu thanh tẩy đều ở bên hồ, cởi bỏ lớp áo trên người, bước sâu vào giòng nước, tượng trưng chấp nhận chết đi cho lỗi lầm mình mắc phạm, thời đã qua. Cũng giống như Đức Kitô Giêsu vào với sự chết, mang theo Ngài là toàn bộ lỗi phạm của ta. Để rồi, khi lên khỏi mặt nước, (ở đây, phản ảnh việc Đức Giê-su rời bỏ mộ phần), mặc áo tinh trong tượng trưng cho cuộc sống mới, có Chúa ở cùng.

Bằng vào trình thuật hôm nay, thánh Gio-an đưa ta về với bối cảnh Nhiệm tích Vượt Qua. Vào dịp đó, ta cử hành mừng kính tình yêu thương Chúa đã tỏ lộ cho ta, qua mọi sầu buồn khổ đau. Qua sự chết. Và rồi, đạt sự sống lại của Đức Chúa. Kể như thế, thánh Gio-an cũng đưa người đọc về với bối cảnh các dự tòng thời tiên khởi chuẩn bị lĩnh nhận ơn thanh tẩy, đêm Phục Sinh. Kể như thế, còn để giúp ta chuẩn bị mà khởi đầu cuộc sống đích thực với ơn thanh tẩy, ta nhận lĩnh.

Trong thông cảm cuộc Vượt qua thống khổ nhưng hy vọng, ta sẽ hát lời ca ý nghĩa, sau đây:

Bây giờ tháng mấy rồi hỡi anh?

Em đi tìm mùa xuân trên đời

Mùa đông chết đi rồi mùa xuân

Mắt ta đẹp trời sao

Cho tình mình thương nhớ nhau (Từ Công Phụng – Bây giờ tháng mấy)

Vâng. Đã chết rồi mùa đông đầy lỗi phạm, những giá băng. Để rồi, ta đi vào mùa xuân có thương và có nhớ. Nhớ rằng: tình đã chết nhưng vẫn mong tình sống lại. Sống lại với Chúa. Với mọi người.

_____________Lm Phan Đỗ Thục Linh

Mai Tá từ Úc diễn dịch