Saturday 26 February 2011

“Rồi buổi u sầu, em với tôi”


“Nhìn nhau cũng đủ lãng quên đời…”

(dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Mt 7: 21-27

U sầu, mà lại nhìn nhau phải chăng là để lãng quên đời? Quên đời mình, thì dù có nhìn trời và nhìn nhau cũng không thể thấy là người người để quên mất ánh mắt tươi, làn môi cười hoặc chính đường lối sống rất mới của Chúa qua Tin Mừng do thánh Mátthêu gửi đến, hết mọi người! Thánh nhân gửi, là gửi lời tâm phúc cũ/mới đáng ta suy tư/nguyện cầu, để rồi sẽ sống theo Lời Chúa nhủ khuyên.

Một trong các đường hướng thánh Mátthêu thực hiện được khi ghi chép Lời Chúa, là nhấn mạnh đến diễn tiến rất liên hồi về các sự kiện liên quan đến hoạt động của Chúa, với dân con. Về, những gì xảy đến trong quá trình lịch sử. Cả những diễn tiến bao gồm những điều mới mẻ về Chúa, ngõ hầu đánh động người đọc. Sự liên tục của quá trình thời cổ sử và sự cải tổ cho thêm mới, đều là thành tựu khó mà tạo được cân bằng. Cái hay của thánh Mátthêu, là thánh nhân đã tin vào những yếu tố mới mẻ nơi Chúa khi viết về diễn tiến lịch sử, tức những đích thực như đã xảy ra, vẫn rất mới.

Ai có kinh nghiệm biết rõ về Công Đồng Vatican II, hẳn sẽ nhận ra được yếu tố này. Vấn đề, là hỏi rằng: Công đồng Vatican II thực chất có gì mới lạ, với Hội thánh? Đó phải chăng chỉ là một trong các Công nghị diễn tiến như bánh xe lịch sử, chẳng gì mới?

Nhìn vào các sự kiện xảy đến trong đời, tựa hồ chuyện hằng ngày ta vẫn thấy, thì sẽ có lúc ta nhận ra rằng: sự kiện lịch sử là một trong các hiện tượng thường kéo theo sau nhiều hệ luỵ, tuy rất chậm. Hệ luỵ, là những hệ quả khiến ta tuỳ thuộc vào diễn biến lịch sử. Hệ luỵ, qua nhiều cách giải thích các sự việc xảy ra, rất từ từ. Chầm chậm. Có thứ, kéo dài cả thập niên. Có thứ, phải mất hằng thế kỷ, mới hiểu được.

Sau thời gian dài như thế, con người mới nhận ra lý do tại sao mình phải trải qua nhiều sự kiện/hiện tượng đến như thế. Tức, muốn hiểu được những gì đã và đang xảy đến, ta phải trải qua các những điều mà có người gọi đó là: “những đối chọi về một giải thích”. Tức, hễ ai quan tâm đến sự kiện này/hiện tượng nọ, đều phải đưa ra lời giải thích đôi lúc trái nghịch nhau. Lời giải thích ấy, đôi khi rất kéo dài. Kéo đến độ sau nhiều bàn luận dài và lâu, người trong cuộc mới chấp nhận sự kiện/hiện tượng đối nghịch ấy và đưa vào với nhóm hội/đoàn thể mình, hầu thực hiện trong đời sống.

Nói cách giản đơn hơn, thì ngày nay có hai khuynh hướng gồm những người đề cao điều mới mẻ về Công Đồng Vatican II, hẳn vẫn coi đó như luồng gió mới, đem niềm tươi mát cho Hội thánh. Với họ, ta phải ngồi nghe suốt hàng giờ, để chờ họ nói về tình hình Hội thánh “trước”/”sau” Công Đồng, theo nghĩa lịch sử tiếp diễn. Kéo dài. Rồi từ đó, mới nhận ra được sự mới mẻ xuất hiện sau khi Công Đồng tụ tập. Bàn luận.

Khuynh hướng kia, chỉ để ý đến tính cánh liên hồi của Công Đồng, tức những gì gắn liền với quá trình mang đặc tính “Công giáo” của Hội thánh, mà thôi. Các vị ấy vẫn muốn đưa đề tài quan trọng nào vốn được Công Đồng đề cập đến trong quá trình dài đằng đẵng. Theo cách đó, các vị này càng ít nhận ra điều mới mẻ ở Công Đồng cho bằng các đấng bậc vị vọng, thuộc nhóm 1. Các đấng bậc này nhận ra được nơi Công Đồng, tính cách liên tục vẫn diễn tiến như trong lịch sử. Vì thế, các vị ấy mới có ý định sửa đổi mọi cố gắng của các nhóm muốn biến Hội thánh thành một thánh hội, hoàn toàn mới mẻ.

Thật ra thì, cả hai nhóm lập trường nói trên vẫn cần có thời gian để định ra được giá trị cho việc sửa đổi trong tương lai, mai ngày. Một số vị chỉ muốn cắt ngắn thời gian cần có, càng ngắn càng tốt. Trong khi đó, một số đấng bậc khác trong Hội thánh xem ra còn muốn cải tổ cả công cuộc đổi mới của Công Đồng nữa. Cuối cùng thì, kết quả đạt được lại tạo sự xa cách đối với các vị có yêu cầu đổi mới. Xa và cách, cả với giới trẻ từng xuất thân và lớn lên trong hoàn cảnh khác biệt.

Nhân kỷ niệm 40 năm nhìn lại những thành tựu của Công Đồng Vatican II, Đức Giáo Hoàng Bênêđíchtô XVI có nói:: Vatican II, là Công Đồng chủ trương đường lối mà con người sống trong thế giới, cần thực tiễn. Và nền thần học của Công Đồng, là học về đường lối Chúa sống trong thực tại trần thế mà ta không thể biết rõ cho đến ngày ta về với Ngài, chốn Nước Trời. Nhiều thủ lãnh Giáo hội bị bắt gặp đang còn ngủ quên, ở đâu đó. Và, Công Đồng đã chứng tỏ thành tựu tích cực đối với cuộc sống nhân trần. Với thế giới tự tại. Với việc cho đi những gì là chiến thắng trong vinh quang kiểu trần tục. Với đường lối đa dạng hơn là khuôn thước ngõ hầu thực hiện rất nhiều điều. Từ Công Đồng này đã thấy xuất hiện các áp lực của thế giới thực tại ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn ngõ hầu thúc đẩy Hội thánh theo con đường mà Công Đồng từng vạch mở, để rồi Hội thánh có nhiệm vụ phải đi xa hơn thế nữa.”

Có đúng thế không? Có đúng là tất cả đã thành tựu theo chiều hướng ấy không?

Đó là điều mà sự kiện/hiện tượng về sự “liên tục và dứt đoạn” cứ diễn tiến. Có người chỉ muốn trở về với Giáo hội thời cổ sử kiểu Constantin và của Đức Giáo Tông Piô IX đề ra. Có vị lại cứ muốn Hội thánh biết tổ chức và có được ý niệm về sự kiện/hiện tượng, rất khác hẳn. Muốn, là muốn Hội thánh phải là thánh hội của Tân Ước và của Công Đồng Chung Vatican II.

Từ đó, sẽ có câu hỏi, rằng: nếu vậy, thánh Mátthêu muốn nói với ta điều gì khi ngài ghi chép?

Thật ra, thì thánh Mátthêu đã khám phá ra được một đổi mới tận gốc rễ, nơi Đức Giêsu. Thánh nhân còn khám phá được sự liên tục triệt để nơi đường lối Chúa sống rất trung thực như người Do thái. Và, thánh Mátthêu ghi chép Tin Mừng là để mong cho dân con Hội thánh Chúa sống đời đổi mới như chính Chúa sống. Đồng thời, Ngài vẫn sống theo cung cách rất đúng Luật của người Do thái rất cổ lỗ. Thánh sử tìm cách nhấn mạnh những gì rất mới và cũng như rất “nệ cổ” nơi lối sống người Do thái, qua Đức Giêsu Kitô. Ngài là Đấng có một không hai, qua cung cách sống của người Do thái. Và, tính cách độc đáo ấy giúp Ngài sống một cuộc sống vừa trải dài với truyền thống, vừa “cập-nhật-hoá” cuộc sống của Ngài, theo cung cách độc nhất vô nhị ấy.

Nhìn từ góc độ nào đó, có thể nói: thánh Mátthêu đã kéo ngược giòng lịch sử, để về với sự mới mẻ mà thánh Phaolô và Tin Mừng thánh Mác-cô từng tập trung nhấn mạnh. Thánh nhân vẫn xác tín rằng cộng đoàn Phaolô và Tin Mừng thánh Máccô nhấn mạnh quá nhiều vào tính cách mới mẻ này. Dù các ngài vẫn tin vào sự mới mẻ ở sự sống của Đức Chúa. Thánh nhân từng viết: “Nhưng Ngài lại đích là một người Do thái!”, “Ngài thi hành và sống Luật Torah Do thái theo mức độ mà không người Do thái nào có thể làm được…

Nói cách khác, Luật Torah của Do thái chính là cuộc sống rất đích thực mà Chúa sống. Nói thế, có nghĩa: Do thái giáo đã thay đổi cả và thời về sau. Bởi, chính Chúa đã sống như thế, theo cung cách rất riêng của Ngài. Và, thánh Mátthêu thấy được điều này, nơi Đức Chúa. Và, chính thánh nhân cũng thấy được ngày mai vĩnh cửu của Đạo, nơi người Do thái mình.

Hôm nay, Mùa Chay đang dần dần gần đến. Đây là mùa lễ giúp mọi người bỏ qua một bên, các ý hướng cũng như tâm tưởng, của thánh Mátthêu. Để qua một bên, là bởi: với phụng vụ năm A, là năm ta sẽ còn nghe đọc nhiều đoạn Tin Mừng do thánh Mátthêu viết. Đó, sẽ là một phần trong các ý tưởng chủ lực về kỷ luật của Hội thánh khi cử hành phụng vụ Mùa Chay. Là, quyết tâm tìm ra tương lai mai ngày cho riêng mình. Để rồi, trên hành trình thực hiện cuộc sống có đổi mới như Chúa dạy. Sống trong vòng tay dẫn dắt của Hội thánh khi rong ruổi những kiếm tìm. Bởi, trong hành trình tìm kiếm Chúa, lập trường và đường lối đổi mới do thánh sử Mát-thêu đưa ra, sẽ giúp cho ta rất nhiều điều.

Trong nhận thức tầm quan trọng của lối sống được Chúa chỉ dạy, ta hãy cùng nhà thơ trên, ngâm nga thêm lời ca vang, rằng:

“Rồi buổi u sầu, em với tôi,

Nhìn nhau cũng đủ lãng quên đời.

Vai kề một mái, thơ phong nguyệt,

Hạnh phúc xa xa, mỉm miệng cười.”

(Đinh Hùng – Bài Ca Hạnh Ngộ)

“Vai kề một mái” rất nên thơ. Hết “u sầu”. Cho dẫu đời mình từng lãng quên đường Lối Chúa dạy, thì “Hạnh phúc vẫn mỉm cười, rất xa xa.” Hạnh phúc, là những phúc hạnh Chúa hứa với mọi người từng dấn bước theo chân Ngài. Hạnh phúc, là những phúc hạnh ta đạt được khi thực hiện cả đường lối do Công Đồng qui định. Hạnh phúc cũ/mới sẽ kéo dài mãi, đến sau này.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá lược dịch.

Monday 21 February 2011

“Có hoa nào qua mùa không héo?”

“Có tiếng nào, giàu đẹp hơn không?”

(dẫn từ thơ Lưu Trọng Lư)

Mt 6: 24-34

Hoa có héo. Tiếng có giàu, vẫn cứ héo và giàu như loài hoa và tiếng nói rất người phàm. Đâu như Lời Vàng mà thánh sử Mát-thêu ghi chép! Lời Vàng thánh Mát-thêu ghi, là hoa tươi, là tiếng giàu đẹp thánh nhân đưa vào trình thuật truyện kể và bài giảng lấy hứng từ Tin Mừng thánh Mác-cô. Và, đó cũng là điều mà hầu hết các nhà chú giải đều đồng ý. Tuy nhiên, vẫn có những đoạn trình thuật mang tính chất rất riêng tư như thánh Mát-thêu đề cập đến ở Lời Chúa, rất hôm nay.


Điển hình hơn cả, là: đoạn trích được thánh sử rút từ sách Ysaya, nhằm phản ánh truyền thống sống động về sinh hoạt của Đức Giêsu và về Lời dạy rất thánh, của Ngài. Các đoạn trích tập trung nơi Tin mừng thời tiên khởi. Thời này, đã tràn lan xuất hiện các chỉ thảo có từ Sách Tanak như: thánh vịnh, Đệ Nhị Luật và Sách ngôn sứ Ysaya. Xem thế, ta có thể kết luận là: cộng đoàn Mát-thêu ngay từ đầu, đã thủ đắc các phó bản của sách Ysaya này.


Tuy là thế, thánh Mát-thêu vẫn dùng đến sách của các ngôn sứ khác, nhưng chỉ để hỗ trợ cho việc trưng dẫn sách Ysaya, trong chủ đích này. Tin Mừng thánh nhân ghi, tuy không trích dẫn từng lời nói của vị ngôn sứ, nhưng thánh nhân cũng sử dụng nhu liệu làm nền từ vị ngôn sứ này. Vì thế, có thể nói: thánh Mát-thêu nhận ra Đức Giêsu là Đấng đã thực thi những gì được ngôn sứ nói, từ thời Cựu Uớc.


Điều mà thánh nhân nhấn mạnh, là: bảo vệ niềm tin của cộng đoàn mình đặt nơi Chúa. Và từ đó, xác tín rằng chính Đức Giêsu là Đấng Mêsia, như chủ thuyết Giuđa minh định. Ngang qua sách Ysaya, thánh sử có nói về 3 chủ đề chính ngõ hầu hỗ trợ cho lập trường được nhắm đến, là: Tạo Dựng Mới. Tin Mừng Cứu Độ ở nơi Chúa. Và, Trở về từ đất miền lưu đày, ngang qua sa mạc.


Ngoài ra, thánh Mát-thêu còn chứng minh điều mà Đức Giêsu nói: Ngài là Đấng Tạo Thành Mới. Tin Mừng là Tin Vui Cứu Độ gửi đến mọi người. Nếu ai cũng biết đặt mình vào Tạo Dựng Mới, sẽ chẳng còn ai phải lưu đày ở chốn khách này, nữa. Thế nên, thánh nhân coi Tin Mừng do mình viết, là một Khởi Nguyên mới. Là, công việc mới mẻ để mọi người hiểu rằng: Chúa đã và đang thực hiện vai trò Luật gia Torah rất đích thực. Và, những gì khi xưa sách Ysaya xưa đã đề cập, nay thành hiện thực nơi Ngài. Và, sự thực ấy, nay trải dài ở Tin Mừng của thánh nhân, ít là ở 10 bản văn.


Bản văn đầu, về Gia Phả, thánh Mát-thêu muốn minh định: lời ngôn sứ loan: ‘Nhà Đavít có Vị nối dõi tông đường nay đã thể hiện nơi Đức Kitô”. Loan báo, là loan và báo khác hẳn gia phả giòng tộc vua quan khác ở Đamát, Samari và Assyri (Is 7: 10, 9: 11). Vì thế, thánh nhân kể rõ từng chi tiết trong gia phả của Chúa. Và, việc Đức Mẹ đưa Hài Nhi Giêsu qua Ai Cập là để xác chứng rằng lời Chúa hứa giúp dân Do thái thoát khỏi ách nô lệ để trở về, nay đã thành chuyện có thực.


Bản văn thứ hai chứng minh thêm một điều, là: ngôn sứ Ysaya hứa giải cứu dân Do thái thoát ách nô lệ ngoại bang để trở về, nay hiện thực hiện ngay nơi hoang vắng có Chúa nguyện cầu. Đây, còn là chốn miền để Chúa gặp gỡ Cha Ngài. Ở Tin Mừng, thánh Mát-thêu nói nhiều về chốn hoang sơ/sa mạc ở Giuđêa, nơi đó thánh Gioan Tiền Hô từng rao báo những điều đã ghi ở sách Ysaya ở chương 40.


Với Ysaya, dân Do thái trở về, là về từ nơi chốn lưu lạc bên Ai cập, ngang qua chốn hoang vu sa mạc. Và trở về mà hoàn tất ơn cứu độ nhờ Đức Chúa dẫn dắt như vị Chủ chăn. Tổ phụ Môsê, vị chủ chăn từng giúp dân Do thái vượt biên/vượt biển thành công được, cũng nhờ có sự trợ giúp của Thần Khí Chúa. Với Tin Mừng, thánh Mát-thêu kể về việc Chúa chấp nhận dìm mình dưới nước sông Giođan, để rồi dẫn dắt dân con Ngài vào chốn hoang vu, nhờ đó Thần Khí Chúa biến Ngài thành Con Thiên Chúa Hằng Sống. Ở Tin Mừng, Đức Giêsu là Môsê Mới cũng sử dụng lời lẽ từ sách Đệ Nhị Luật để đuổi xua tên cám dỗ sừng sỏ dám thách đố Ngài. Và, Ngài nói đến “chốn núi cao”, như Cựu Ước từng nói.


Bản văn thứ ba, đem đến cho người đọc nguồn ánh sáng chiếu rọi trên dân con Chúa. Họ đón nhận ánh sáng ấy nếu biết ứng dụng Luật Torah theo tinh thần Chúa sáng soi (Is 9: 4). Động lực ‘ánh sáng’ đưa mọi người đến ý nghĩ về “cặp mắt xấu” (tức lòng tham vô đáy) và năng lượng tạo lửa ngọn hực cháy. Tạo nên đá tảng cho an bình nội tâm, càng thêm vững.


Bản văn thứ tư gợi ý nói về Người Tớ Khổ Đau. Tức, tập trung vào nỗi khốn khổ, đớn đau của con người. Từ đó, thánh nhân diễn rộng thành truyền thống coi Chúa là Vị Thày Chữa Lành mọi sự. Các chương 8 và 9 gồm 10 trình thuật nói về việc Chúa chữa lành. Tất cả chia thành hai nhóm, mỗi nhóm gồm 5 trình thuật truyện kể. Mỗi nhóm, nói đến người bị ruồng bỏ. Đến, trẻ nhỏ. Kẻ goá bụa, và cả những người được chữa đến hai lần. Tất cả, nói lên lý lịch của Chúa là Đấng Mêsia, rất đích thực. Rõ nhất, là vai trò Chủ Chăn của Chúa (như vua Đavít), rút từ sách Isaya chương 53. Và từ đó, Chúa nói đến chiên lạc nhà Israel. Rồi, Ngài diễn rộng bằng bài thuyết giảng về sứ vụ rao báo, ngõ hầu giúp tông đồ Ngài trở nên sứ giả chuyên phổ biến Tin Vui An Bình, ngang qua trình thuật kể về nỗi khổ đau của Tôi Tớ Đau Khổ.


Bản thứ năm trích nhiều từ đoạn 42, qua đó người đọc thấy được lý lịch của Chúa như Con Người. Và, như Người Con của Giavê Thiên Chúa, Đấng sẽ đến lại vào ngày Quang Lâm. Đức Chúa của ngày Sabát, là Con vua Đavít, vẫn cao sang hơn đền thánh. Hơn Yôna, Salômôn khôn ngoan/quyền quý mà mọi người quý trọng. Với thánh Mát-thêu, cung cách của Người Tớ Khổ Đau nói ở Cựu Ước được đánh giá cao qua công việc Ngài làm. Việc này, còn được diễn bày rất nhiều, về sau. Nhưng trước mắt, thành công đạt được là nhờ Thần Khí Chúa dẫn dắt. Và thánh Mát-thêu định danh Thần Khí Chúa như Nguồn Mạch chữa lành và trừ tà.


Bản văn thứ sáu, là trình thuật về lời mời gọi Ysaya trở thành ngôn sứ. Lời mời, ăn khớp với việc Chúa quan phòng dẫn dắt dân con Ngài ngang qua lưu đầy, khốn khổ. Thời đó, các nhiệm tích được chuyển tải theo cung cách kín ẩn cho đến khi dân con kết cuộc mọi lưu lạc, trở về thành “hạt giống thánh”. Hạt giống đầm chồi nảy lộc ngay trên đất của mình. “Hạt Giống Thánh Thiêng” đây, là Đấng Mêsia thuộc giòng họ rất Đavít.


Bản văn thứ bảy, rút từ chương 29 được thánh Mát-thêu coi như cảnh tình của dân con mọi người có nghe biết, mà chưa hiểu. Và, thánh nhân diễn rộng điểm này ở chương 6. Ở Isaya 29, toàn bộ thị kiến của ngôn sứ là sách quí dành cho cả người không biết đọc, lẫn người học rộng. Bởi, Chúa giấu kín mọi nhiệm tích khỏi người khôn ngoan. Ngài khiến kẻ điếc được nghe, kẻ mù được thấy, để họ hiểu rõ những gì mình nghe và biết, điều quan trọng hơn là lập đi lập lại giới luật do Pharisêu và Xa-đốc quảng bá. Chính vì thế, thánh Mát-thêu đưa ra các khích bác về Lời của Chúa, cho người thời đại, cả đến hôm nay.


Truyền thống Giáo Hội liên kết các khích bác ấy với trình thuật Chúa làm dấu lạ qua nhân rộng 5 chiếc bánh và hai con cá, cho cả ngàn người no đầy. Đây là chi tiết rất ăn khớp với truyện kể ở Isaya 29, câu 8 khi tác giả sách ngôn sứ kể về người đói bụng chìm trong giấc mơ tuy ăn nhiều nhưng không mãn nguyện. Và, qua trình thuật phép lạ về bánh và cá, thánh Mát-thêu muốn đề cập đến việc Chúa chữa lành cho cả người điếc lẫn người mù, khiến họ thoả mãn, thích thú.


Bản văn thứ 8 là chương 68-69, tóm lược từ đoạn Zakaria 9, được thánh Mát-thêu sử dụng cốt ý nói đến việc Chúa về với Giêrusalem. Chủ đề này, là để đền bù đáp ứng lòng thù hận; lấy xót thương, tử tế, sẻ san nỗi thống khổ mà đoàn dân quay trở về từ đất miền lưu lạc, nay cảm nghiệm. Đavít xưa tuy toàn thắng nhưng vẫn khiêm hạ. Ông quyết ngồi trên lưng lừa, chứ không dùng ngựa, bởi ngựa bị cấm không được trở về với Giêrusalem. Nhất nhất mọi điều nói lên lòng xót thương/khiêm hạ của Đấng chủ chăn cộng đoàn.


Bản văn thứ 9 là từ Ysaya 56 đặt nặng nhu cầu bảo vệ công lý/chính trực cho kẻ thấp cổ bé họng, những người bị bỏ rơi, cô quạnh. Ngài có nói: đền thờ là nơi nguyện cầu, dành cho hết mọi người. Đối nghịch tính đồi bại, nguy hại của thể chế rất thành văn, của tôn giáo. Điều này đuợc nhắc đến ở Gêrêmia 7, là sách nói đến sào huyệt của dân cướp cạn. Bởi, ở nơi đó, họ thực hiện những bất công, cùng tệ nạn sùng bái ngẫu thần và cả chuyện hy sinh giết trẻ nhỏ để tế lễ. Các sự kiện cuối đời hoạt động của Chúa, soi rọi quanh chủ đề cánh chung, ngày Chúa đến lại, trong vinh quang. Mai ngày.


Và, bản văn 10 từ Isaya 53: 4-6, cho chí Is 52: 13 và 53: 12, được thánh Mát-thêu sử dụng để tóm kết đoạn sách Gerêmia 13: 7. Thánh Mát-thêu dùng chương này, cốt để nói lên cố gắng của Chúa Chiên Lành là Đức Giêsu trước âm mưu ám hại Ngài. Chúa vẫn âm thầm, câm nín như chiên con đi vào lò sát sinh. Chủ đề, thấy rõ ở sách ngôn sứ Gêrêmia, qua đó vị chủ chăn bị đánh, chiên con chạy tán loạn. Ở Tin Mừng Mát-thêu, thánh nhân thêm vào đoạn nói ở sách Ysaya, qua đó cho biết Đức Giêsu sẽ trỗi dậy từ cõi chết. Và, Ngài về lại Galilê là để gặp gỡ hết mọi người, cả tông đồ cũng như dân con, hằng mong đời.


Nói cho cùng, hai sách Đệ Nhị Luật và Ysaya gộp lại thành tấn thảm kịch diễn lại sự giải thoát dân Israel, qua Cyrus và dân con người Ba Tư. Nhưng thánh Mát-thêu dùng sách, để trình bày về Đức Giêsu là Đavít Mới. Là, Đức Vua. Là, Thi nhân Đavít Mới quyết đem mọi điều tích cực đến với mọi người. Chứ Ngài không chỉ dành ân huệ cao quí ấy cho mỗi dân Do thái. Đavít không chỉ là vua quan/lãnh chúa, mà còn là “nhà thơ” từng chứng kiến mọi đổi thay nơi dân mình, qua các thánh vịnh do ông sáng tác. Ở đó, có sự nối kết giữa Đavít toàn thắng về binh bị với Đavít chuyên gia âm nhạc và thơ. Tất cả, đều là ý của vị ngôn sứ.


Đức Giêsu, đích thực là hậu duệ của “thi sĩ” Đavít. Ở nơi hoang vu, Ngài học hát những bài ca của Môsê. Là Môsê Mới, Ngài chữa lành hết mọi người bằng thi ca/âm nhạc, biến Giêrusalem là chốn Ngài lấy lại, thành Vương Quốc Nước Trời. Nước Trời, không theo nghĩa của trần gian mà là sự công chính. Vương quốc của Ngài biến thành bài ca/giọng hát, cho muôn người. Trên thập tự, “vương quốc” bình thường đã qua đi. Nhưng, nhờ sống lại, “Nước Trời” ấy trổi lên thành thi ca/âm nhạc vượt quá văn xuôi, rất tầm thường. Từ đó, thánh Mát-thêu đã lấy lại chất thơ rất Ysaya. Bởi, Đức Giêsu đã cấu trúc Giuđêa lại, qua cung cách rất thơ của ngôn sứ Ysaya.


Xem thế, thì Đức Giêsu là hậu duệ của nền thơ Đavít. Thứ thi ca đã kinh qua hoang vắng, và qua cả cốt cách Môsê, rất đổi mới. Ngài là Đấng chiếu sáng muôn dân bằng thơ. Chữa lành mọi người bằng nhạc, chứ không thuần mỗi chính trị, hoặc, binh bị. Cho mọi người. Cả những người đang có, lẫn các kẻ còn thiếu thốn. Nơi Ngài, Nhà Thơ Tối Cao, Thiên Chúa đã đến để lấy lại Giêrusalem vì mục đích cao cả hơn chính trị.


Công lý, hoà bình và ơn cứu độ sẽ theo đó mà về với mọi người, chứ không chỉ với một dân tộc. Dù dân tộc ấy đã được chọn. Trên thập tự, vương quốc của Ngài đã qua đi. Nhưng qua sự sống lại, hồn thơ đã trỗi dậy. Hồn thơ ấy, là sự giải thoát. Là Đức Giêsu, Đấng chữa lành/giải thoát hết mọi dân tộc. Mọi người. Ở đây đó.


Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh - Mai Tá lược dịch

Saturday 12 February 2011

“Nếu địa đàng, chẳng còn gì để nhớ”

“Hạt bụi rớt xuống đời, xin lẫn vào nhau…”

(dẫn từ thơ Bùi Thanh Tuấn)

Mt 5: 38-48

Địa đàng cuộc sống, là chốn miền để gợi nhớ. Hạt bụi tình người, là chất liệu để yêu thương. Thương yêu, điều Chúa nhắc nhở, ở Tin Mừng, vẫn được thánh sử ghi chú, vẫn lâu nay.

Nhiều người, rất lấy làm lạ khi được bảo: Tin Mừng thánh sử viết, là bản văn viết không vào thời Chúa hoạt động, hoặc ngay sau ngày Chúa sống lại, nhưng được viết vào nhiều thập niên sau, như: “Tin Mừng theo thánh Mát-thêu” chẳng hạn, đã chỉ được ghi chép vào giữa thập niên ’80, ở thế kỷ đầu. Và, người ghi chép “Tin Mừng” này không phải là Mát-thêu-thu-thuế thời Chúa sống. Cũng không là một trong số mười hai tông đồ, gần gũi Chúa. Ông là học giả Do thái hiểu biết nhiều tiếng Hy Lạp, xuất thân sinh sống tại một quận ở ngoại ô Giêrusalem, mà người thời ấy có thói quen gọi là “thày dạy”, hoặc đấng bậc “tư tế”.

Tác giả “Tin Mừng theo thánh Mát-thêu”, là vị thức giả từng hồi hướng về với Đạo Chúa, ngang qua các thừa sai của Chúa.Thánh sử Mát-thêu học được nhiều điều, qua hành động và cuộc sống từ các Đạo hữu theo chân Chúa. Đặc biệt, là các vị có liên hệ mật thiết với thánh Phêrô tông đồ, thời tiên khởi. Khi ghi chép Tin Mừng theo thánh Mát-thêu, tác giả đã ở vào độ tuổi cao niên khá cứng, nhưng ông lại là người có tầm nhìn thông thoáng, thi vị. Ông đề cập nhiều đến những con người và người con có tâm tư chân phương. Bình dị. Nhưng có tư cách.

Sử gia Mát-thêu, là cây viết rất sáng giá. Thánh nhân, tuy chung đụng nhiều với người Do thái, nhưng dùng tiếng Hy Lạp để ghi chép Tin Mừng. Và, qua văn phong văn thể cùng lập trường chuyên chính rất Kitô, nên các nhà chú giải cho rằng tác giả là một trong các Kitô-hữu đầu tiên, ở thời ấy.

Tin Mừng do tác giả viết, lại gồm lời lẽ ân cần, gửi đến các đấng bậc khôn ngoan/thông thái ở Israel. Nên, nhờ đó ta học được rất nhiều điều qua các dạng thức, như: lời sấm, dụ ngôn, phương châm, hoặc tư vấn, nhất nhất đều nhấn mạnh đến điều Chúa giảng rao cho mọi người. Bởi thế nên, người đọc nhận ra những 73 lần tác giả lập đi lập lại cụm từ “tông đồ”, ở “Tin Mừng” này. Và vì thế, người đọc cũng nên hiểu cụm từ “tông đồ” theo nghĩa các “đấng bậc khôn ngoan/uyên bác” chuyên học hỏi những điều hay lẽ phải, do từ Chúa phán ra. Và cũng vậy, người đọc đừng nên hiểu rằng tác giả “Tin Mừng” là nhà thức giả thuộc tầm cỡ đại học, chuyên ngồi trong phòng lạnh để viết. Hãy cứ tưởng tượng rắng: khi ghi chép “Tin Mừng theo thánh Mát-thêu” tác giả đã suy tư dưới ánh đèn dầu leo lét, với tâm tình nguyện cầu, có bầu khí ẩm ướt, nặc mùi khô cháy. Có lưới cá đang hơ hóng, ở đâu đó…

Nay có người hỏi: thánh sử Mát-thêu muốn chuyển tải điều gì mới mẻ, khi ghi chép Lời Chúa?

Hầu hết các cộng đoàn tin theo Chúa sống ở Giêrusalem, đều mang tính chất rất “Do thái”. Hết thảy đều thấy nơi Đức Giêsu một Môsê rất mới để các vị nghe lời. Vì, xét cho cùng, Ngài còn mới hơn cả chính tiên tri Môsê, bởi Ngài là Đấng luôn chủ trương những điều mới mẻ, nơi Lề Luật. Và, điều mới mẻ khác nữa, là: Ngài không cất bỏ đi yếu tố quan trọng sẵn có từ hậu duệ của Đavít. Và, mọi người còn nhận ra nơi Đức Giêsu, hệt như ở Môsê và Đavít, ảnh hình của Đấng Bậc Hiền Từ, rất đặc biệt. Đặc biệt, là bởi người người đều nhận thấy rằng: qua Ngài và ở nơi Ngài “Ơn Cứu Độ” đã đến, là đến với cả Dân ngoại nữa. Ngài đến, qua trung gian Israel hoặc những người Do thái, tức: những người lúc ấy vẫn ở trong tư thế cách xa và tách rời khỏi dân-được-chọn. Và, họ coi đó như ân sủng riêng tư, nhận từ Chúa. Bởi thế nên, trở thành người hết lòng tin tưởng vào Đức Giêsu, phải là người Do thái tích cực, phóng khoáng, những người chủ trương tuân giữ Luật Torah rất Đạo. Từ đó, cộng đoàn dân Chúa đã thấy mọi người tập trung nhấn mạnh đến Luật Torah. Quyết tuân giữ Lề Luật cách kiên trì, nhưng thông thoáng. Tuân và giữ, theo tinh thần tự do của người con Đức Chúa, mới đúng.

Vốn đặt nền tảng vững vàng lên truyền thống rao giảng kiểu thánh Phaolô Tông đồ, Hội thánh Chúa khi ấy đã có tầm nhìn rất khác lạ về Lề Luật. Và, Hội thánh đã coi Đức Giêsu là Đấng Bậc rất Do thái, chủ trương giữ Luật Torah thật đúng qui cách. Rất tự do, phóng khoáng, cho đúng nghĩa. Kể từ đó, Hội thánh vốn có sẵn tinh thần giảng rao của thánh Phaolô, lại đã khám phá ra rằng: tự do con cái Chúa là một hiện hữu rất đích thực, khi ta tuân thủ Lề Luật, rất Torah.

Là người Do thái sống ở miền Bắc xứ Palestin thời tiên khởi, thánh sử Mát-thêu xuất xứ từ một quá trình cuộc sống, có lập trường khá bảo thủ. Chí ít, là truyền thống giữ luật đúng qui cách, như Chúa dạy. Thánh sử cũng lo rằng nhiều truyền thống có thể sẽ mai một đi nếu không có người bận tâm lo duy trì nó. Và, thánh sử còn một mối lo ngại nữa, cứ e rằng: rồi ra sứ vụ tông đồ rao giảng kiểu Phaolô thánh nhân, có thể sẽ khiến truyền thống của người Do thái trở thành thứ yếu, mất đi tầm quan trọng. Do đó, thánh sử gia đã cảm thông với tình huống mà cộng đoàn Hội thánh ở Giêrusalem đang sống, dù cho thánh sử không thuộc về cộng đoàn này.

Cũng vì thế, tác giả quyết tâm tái cấu trúc cộng đoàn theo kiểu cộng đoàn dân Chúa ở Giuđêa, nghĩa là: không chỉ rập theo khuôn phép cũ của người Do thái, nhưng còn phổ biến lối sống của cộng đoàn Hội thánh Giêrusalem, hoặc có khuynh hướng mục vụ rao giảng theo kiểu của thánh Phaolô. Bởi thế nên, người đọc nhận ra rằng: “Tin Mừng theo thánh Mát-thêu” cũng mang dáng vẻ bảo thủ qua việc đòi mọi người giữ luật cho đúng qui cách. Chí ít, là cải cách niềm tin của người Do thái theo khuôn khổ “chiên lạc rời khỏi ràn nhà Israel”. Thành thử, tinh thần của thánh sử và của cộng đoàn nơi thánh nhân sinh hoạt vẫn có khả năng duy trì mối liên kết chặt chẽ với đền thờ người Do thái.

Tuy nhiên, thánh sử Mát-thêu không quên rằng: chính Đức Kitô mới là Đấng ta cần tin vào Ngài. Thánh sử diễn tả lập trường này theo lối viết giản đơn, rất thông thường, rằng: thay vì ta áp dụng nguyên tắc đền và bù như: “mắt đền mắt”, “răng đền răng”, tác giả lại khuyên người đọc Tin Mừng của ngài, hãy nên sử dụng đường lối bất-bạo-động. Và, thay vì phòng thủ hoặc trả thù, thánh sử đề nghị ta nên khoan dung, độ lượng. Thay vì lo cho riêng mình, hãy quan tâm ái ngại đến người khác. Với thánh sử Mát-thêu, đây không phải là lạc quan sáng suốt, cũng chẳng là đường lối tư riêng độc quyền của người Hy Lạp, nghĩa là đường và lối chỉ chú trọng vào cuộc sống tư riêng của người khác, thôi. Nhưng, là: hãy áp dụng luật Torah theo qui cách thương yêu, như Chúa đã khuyên dạy.

Điều cốt thiết mà thánh sử nhận ra nơi lời dạy của Chúa, là: Ngài là người giữ luật Torah, rất đúng cách. Tuy nhiên, Ngài chú trọng đến tinh thần, chứ không phải chữ viết của Luật. Nói cách khác, người đọc “Tin Mừng theo thánh Mát-thêu không thể hiểu Luật Torah cho đúng cách, nếu không thi hành lời dạy của Đức Giêsu cũng như cộng đoàn nhỏ bé của Ngài, là Hội thánh thời tiên khởi. Bởi, cộng đoàn Hội thánh mới là người sống thực Luật Torah theo tinh thần Chúa đề ra. Và, thánh sử lại thêm rằng: dân con thành thánh Giêrusalem không chắc đã nhận ra được điều này. Vì thế nên, người đọc “Tin Mừng” có thể kết luận rằng: tác giả “Tin Mừng theo thánh Mát-thêu” quả là phóng khoáng cũng rất đúng.

Vậy, người đọc hôm nay học hỏi được điều gì qua sự việc này?

So sánh kinh nghiệm của các thừa sai tông đồ thời tiên khởi với kinh nghiệm thời Hậu-Công Đồng Vatican II, dân con Hội thánh nhận ra được điều gì? Ta có nhận ra được năng lực và tự do con cái Chúa nơi cộng đoàn Hội thánh tiên khởi theo kiểu thánh Phaolô không? Phải chăng, so sánh kinh nghiệm về cố gắng ‘tái lập’ di sản được bảo tồn, đáng yêu từ một truyền thống rất đúng đắn? Truyền thống, có là qui cách mà tác giả “Tin Mừng theo thánh Mát-thêu” hằng cảnh báo Hội thánh hãy trở về với tính chất Do thái, ở lai thời không?

Nếu tác giả “Tin Mừng theo thánh Mát-thêu” nay còn sống, hẳn thánh sử sẽ lại yêu cầu các đấng bậc vị vọng trong Hội thánh hôm nay, hãy quan tâm nhiều hơn nữa đến việc tái tục truyền thống đã có từ thời tiên khởi? Và, Hội thánh cũng nên nhìn vào Đức Giêsu hơn là các truyền thống mà các ngài muốn duy trì, bảo vệ. Hẳn rằng thánh sử Mát-thêu cũng sẽ yêu cầu mọi thành viên Hội thánh hôm nay hãy có tầm nhìn phóng khoáng và cởi mở, tốt hơn là ở lại với truyền thống xưa/cũ. Như Đức Giêsu khi xưa, vẫn đứng về phía những người duy trì Luật Torah, bằng tinh thần chứ không theo từng chữ. Và, ảnh hình Chúa chấp nhận dìm mình thanh tẩy nơi sông Giođan, sẽ là bằng chứng điển hình cho việc tuân giữ Luật Torah, rất tự do. Rất có tinh thần thương yêu. Đúng qui cách.

Thật là khó để tác tạo được một quân bình cho cơn sóng dồn và sức ép từ Lề Luật, thế mà Ngài vẫn chấp nhận dầm mình dưới giòng sông Giođan để chứng tỏ tinh thần giữ Luật đúng cách. Nhưng, tác giả “Tin Mừng theo thánh Mát-thêu” vẫn sẽ là vị học giả cao niên, chin chắn. Là vị thức giả hiểu rõ hơn ai hết tinh thần của người Do thái. Hiểu Đức Kitô và người nghèo, hơn ai hết. Tác giả “Tin Mừng theo thánh Mát-thêu” chính là người có được nhận thức mới về sự khôn ngoan, thông suốt cho mỗi người chúng ta.

Hiểu được tâm trạng của thánh sử theo cung cách của thi nhân thời nay, tưởng cũng nên ngâm nga tiếp lời thơ ý nhị ở trên, rằng:

“Thức dậy, một sớm mai thấy mình như hạt bụi,

Khắc khoải giấc mơ ròng rã, nửa đời người.”

(Bùi Thanh Tuấn – Nếu Địa Đàng Chẳng Còn Gì để Nhớ)

Khắc khoải hay không, e rằng không chỉ thế. Mà còn hơn thế nữa. Hơn, là vì Hội thánh ta hôm nay vẫn còn nghe và cứ nghe lời gọi mời của Đức Kitô: hãy sống tinh thần Luật Torah, cho đúng cách. Bởi, đó là luật của Tình Thương. Với mọi người.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá lược dịch

Friday 4 February 2011

“Tôi e những hạt linh hồn ấy”

Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật thứ 6 Mùa thường niên năm A 13.02.2011


“Tôi e những hạt linh hồn ấy”

rơi xuống thành hoa giữa tự nhiên.”

(dẫn từ thơ H.P. Ngọc Tường)

Mt 5: 17-37

“Hạt linh hồn” rơi xuống chắc gì đã thành hoa? Giữa chốn tự nhiên, lụa là huyền ảo, luật Torah.

Với sách Đệ Nhị Luật, “hạt linh hồn” Torah “chính là sự sống” (ĐNL 32: 47). Sống, Lời mặc khải Chúa gửi đến với dân con Do thái, người của Chúa. “Hạt linh hồn” Luật, đượm nhiều ý nghĩa của một lời hứa gửi đến những ai biết giữ luật, dù họ và ta chưa từng thấy ai giữ được cách hoàn hảo, cả.

Điều thường thấy hơn cả, là: những người sốt sắng giữ Luật lại có cuộc sống rất bất toàn. Thế nên, nhằm để giúp dân con hoàn thành cuộc sống có luật có lệ, giống như truyền thống của người Do Thái xưa, Luật Torah được bổ sung thêm hai mô hình, là: “halakah”“haggadah”.

Haggadah, là bộ sưu tập gồm những truyện huyền ảo dùng làm cơ sở cho nền ‘thần học’ thời ấy. Và, là lời kinh tung hô chúc tụng Chúa. Nhất nhất, mỗi truyện mỗi tóm gọn nét diễm kiều của Luật, nhưng lại không chứng tỏ được cách sống hợp với luật theo tình cảnh của mỗi người.

Halakah, là lời bình về Torah theo đúng nghĩa đen. Theo tiếng Do Thái, thì cụm từ “Halakah” có nghĩa là: “ra đi”. Là, “lên đường”, ta dấn bước. Là, con lộ tẻ trên đó người người dấn bước ra đi, để thực hiện lề luật người xưa lập. Đi, như kẻ từng thấm nhuần nền đạo đức, rất Torah.

Hôm nay, ta thử tìm hiểu xem cụm từ Halakah có ý nghĩa gì với tình cảnh của nhà Đạo.

Sau ngày trở về từ chốn lưu đày xứ Babylon, Halakah lâu nay phát triển, cũng khá mạnh. Chính Ezra và Nêhêmia, là những vị dẫn đầu truyền thống ấy cho đến thời của Mishnah. Tiếp đó, truyền thống này được triển khai nhờ có sự dẫn dắt của các thượng tế, kể từ ngày Giêrusalem bị phá huỷ vào thập niên 70. Từ dạo đó, các nhóm hội nhà Đạo đều thực hành chính Halakah của mình, như: nhóm Pharisêu, Ét-xê-nô, Qumran, nhóm Nhiệt Thành, vv…

Phần lớn luận cứ do các nhóm này đưa ra để tranh luận về luật Đạo, lại là “Giới luật Yêu Thương”, tiếng Do thái gọi là hesed, tức: tình thương gia đình. Nếu vậy thì, giới lệnh nào là luật quan trọng nhất, của Torah?

Câu hỏi này, không là vấn nạn căn bản đối với nhóm hội/đoàn thể, của người xưa. Bởi, các thượng tế khi xưa vẫn đều hỏi nhau như thế. Hỏi, là hỏi rất nhiều lần những gì được ghi ở 613 điều khoản khác nhau trong bộ luật Torah. Các vị này có thói quen bốc thăm xem luật nào thích hợp với nhóm mình hơn và điều khoản nào, là giới lệnh quan trọng nhất. Hillel, một học giả Do thái đã trả lời cho câu hỏi trên, tựa như thánh Mát-thêu ghi ở trình thuật hôm nay. Thánh nhân dùng đó như những Lời xuất phát từ miệng Đức Giêsu Kitô. Thật ra, ta không có chứng cứ cụ thể nào để quyết được rằng: thánh Mát-thêu có biết rõ chuyện ấy hay không mà sao thánh nhân vẫn coi đó như Lời của chính Chúa.

Với các nhóm/hội Do thái nói trên, nhóm nào cũng nhận ra hai khuynh hướng được đề cập rất rõ: một, là khuynh hướng cứng ngắc, đặt nặng lên nghĩa đen của Luật. Còn chiều hướng kia, uyển chuyển hơn, chỉ chủ trương giải thích lập trường để Luật Torah mang chất “người” hơn. Nhân bản hơn.

Các vị theo khuynh hướng triệt để, vẫn đưa ra những đòi hỏi buộc mọi người phải tuân giữ Luật Torah, từng chữ một. Họ thôi thúc mọi người sống cách biệt khỏi thế giới phàm tục. Tức, thế giới của xã hội La Mã và dân ngoài luồng, sau thập niên 70. Họ cổ suý lối hành đạo theo cung cách sốt sắng, thánh thiện. Nói cách khác, họ ưa thích lối khắc kỷ, khổ hạnh hơn.

Ngược lại, các nhà chú giải Torah từng theo cung cách rất nhẹ nhàng/uyển chuyển, lại ưa thích đường lối nhân bản mà Luật nhắm đến. Tức, chỉ nhắm vào nhu cầu Tình Thương. Vào, những đòi hỏi giúp giùm, đùm bọc người khó nghèo hèn, tật bệnh tật hoặc có nhu cầu phúc lợi khẩn thiết nhất.

Các vị thường chọn những điều luật dễ dàng cho phép khi áp dụng Torah. Tức, đi xa hơn mọi ranh giới của luật lệ. Xa hơn, những gì chỉ được viết và hiểu theo nghĩa đen. Các vị theo Halakah muốn rằng người thi hành Luật nhuần nhuyễn tinh thần luật, hầu biến các điều khoản ấy thành quyết định cho riêng mình. Tức, sống thực thụ ý nghĩa và tầm mức thương yêu của luật, với cộng đoàn. Nói khác đi, các vị muốn người giữ luật được sống thư giãn/thoải mái với lối chú giải đầy rắc rối. Hạn chế.

Xem như thế, đền thờ Do thái là nơi tốt nhất để mọi người có thể đến mà bàn luận về những điều về Luật Tình thương, như thế. Và cũng thế, từ thế kỷ thứ đầu đời, nhất là sau khi đền thánh bị phá huỷ, nhiều người Do thái giỏi dang/thông minh đã đứng ra đảm nhiệm công việc này. Thời gian trôi mau, nhưng vẫn không thấy có thêm ngôn sứ nào xuất hiện, từ ngày ấy. Và, cũng từ ngày có các vị chú giải luật theo khuynh hướng Halakah tạo nên luồng gió mới có kinh nghiệm từng trải về sức lôi cuốn đưa dẫn mọi người đến với luật yêu thương. Và, con số các vị áp dụng luật theo cách gò bó/khó khăn cũng ít dần.

Trong khi đó, các vị chú giải theo cách thoải mái/uyển chuyển đã thu hút được rất nhiều người nghe. Cáv vị này tạo được trào lưu đích thực về sự thông thoáng, khi giữ Luật. Tạo được lòng xót thương nhân bản, cho mọi người. Các vị cũng được coi là những người chuyển luật tình thương Torah, với mọi người.

Ví dụ điển hình về địa hạt thực dụng và đúng đắn của Halakah, là: việc thực hành các trường hợp ly dị và tầm quan trọng của ngày Sabát. Xem thế thì, ngay cả khi không thấy Luật Torah đề cập đến chuyện ly dị, theo nguyên tắc và trường hợp cho dân con Do thái được phép lao động chân tay, ngày Sabát, cũng đã thấy có nhiều uyển chuyển, giữ luật theo tinh thần, chứ không đặt nặng từng chữ, vẫn đực tiếp tục thực hành. Và tên tuổi các nhà làm luật gò bó, phải kể đến Shammai là người rất nhiệm ngặt về luật. Trong khi đó, Hillel là nhân vật chủ trương Halakah thông thoáng, uyển chuyển hơn.

Trong tầm nhìn như thế, có thể nói là: các nhà chú giải luật có tính phóng khoáng của Halakah đúng là anh em ruột của thánh sử Mát-thêu, và Đức Giêsu. Bởi, khi đọc Tin Mừng của thánh nhân, ta đọc ra giòng chảy của một thức giả Do thái từng biết nhiều/hiểu nhiều về thói quen, cung cách và luật lệ Do thái. Thánh Mát-thêu hiểu rõ Đức Giêsu là người Do thái. Và như thế, thánh nhân chính là vị thánh đã quảng bá rất thành công đường hướng luật đích thực, của Đức Chúa.

Thật sự, thánh Mát-thêu đã thánh nhân trong việc định vị Đức Giêsu như Nhà Làm Luật rất thông thoáng, theo kiểu Halakah. Thánh nhân còn là sử gia chuyên viết về luật Halakah của Đức Chúa. Đấng đưa ra luật Tình Thương, viết bằng khẩu lệnh. Lời Khuyên rất am tường. Uyển chuyển. Ngài không bức bách. Ép buộc. Và, giòng chảy thánh Mát-thêu thực hiện, chính là Tin Mừng theo thánh Mát-thêu, ta vẫn nghe. Xem như thế, ta có thể gọi đó là Halakah đấng thánh, cũng rất được.

Halakah do thánh Mát-thêu ghi, bắt đầu bằng “Bài Giảng Trên Núi”, một hiến chiương hay còn gọi là luật thực thụ do Chúa tạo nên. Là, định luật theo ánh sáng và tinh thần này. Và, bận tâm của thánh Mát-thêu là cốt để thiết lập những gì mới mẻ, nơi lời giảng dạy của Đức Chúa hầu ăn khớp với lịch sử của người Do thái. Sự mới mẻ này, vượt quá và vượt trên những gì đã được viết trong Torah. Điều mới ấy, còn thấy rõ trong các trình thuật do thánh Mát-thêu ghi, suốt hành trình viết sử của ngài.

Tóm lại, có thể nói:Halakah theo kiểu của thánh Mát-thêu, từng là và luôn là Luật Tình Thương của Đức Chúa. Là, câu trả lời thoả đáng cho câu hỏi: đâu là giới lệnh cao quý nhất, của Luật Torah? Cuối cùng, thì Torah chỉ là và phải là Luật Tình Thương, thôi. Chính vì thế, ta có thể nói: thánh Mát-thêu là người Do thái, rất đích thực. Là, thánh sử rất thực thụ, chuyên chép lại đường lối rất chính xác của Đức Giêsu. Của, Hội thánh rất tiên khởi.

Diễn tả các chi tiếttrên theo tâm tình của nhà thơ, ta có thể kể thêm như sau:

“Nghe nói người Tiên vẫn hiện hình,

Bước ra từ những cõi u linh.

EM như cô Tấm trong hoa thị,

Về đứng nhìn tôi, trên nước xanh.”

(H.P. Ngọc Tường – Hoa Thuỷ Tiên)

Đành rằng, Thủy Tiên không là Torah, Luật Do Thái. Cũng chẳng là nhân sinh quan sống động của Halakah. Nhưng, Thuỷ Tiên ấy, người Tiên nọ vẫn cứ “hiện hình từ cõi u linh”, để nói rằng: Luật gì thì luật, vẫn không thể qua được Luật Tình Thương, của Đức Chúa. Rất mặn nồng.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá lược dịch.