Saturday 29 September 2012

“Người ở đâu rồi? Thời bé nhỏ,”



Suy niệm Lời Ngài vào Chúa Nhật thứ 27 Thường Niên Năm B 7.10.2012
“Người ở đâu rồi? Thời bé nhỏ,”
“Ai làm dâu biển những ước mơ.”
(dẫn từ thơ Vương Ngọc Long)
Mc 10: 2-16
Thời bé nhỏ, vẫn cứ u hoài một giấc mơ, làm dâu biển. Giấc mơ, là mơ một ước vọng “thành trẻ bé”, để Chúa dạy. Rồi từ đó sẽ dắt díu nhau cùng về với Nước Trời, như trình thuật từng ghi.
Trình thuật thánh Máccô nay ghi, là ghi về chủ đề “thành trẻ bé” suốt nhiều tuần. Bằng vào chủ đề này, thánh sử nói về qui cách “thành trẻ bé”, để mọi người hành xử như Chúa dạy khi Ngài tạo dựng trời mới/đất mới, ngõ hầu con dân Ngài lấy đó mà “ứng xử” như Ngài. Ứng xử, không chỉ cầu hoặc xin Chúa thôi, mà còn trở nên xứng hợp với đường lối Chúa đưa ra. Tức, ứng xử theo cách Chúa đối xử rất hiền từ.  Để rồi, Ngài tiếp tục công cuộc tạo dựng khiến mọi người sống cùng kiểu như Ngài.
Thực tế đời người, ta thấy Chúa “ứng xử” tử tế với mọi sự, mọi người. Ngài ứng xử tử tế cả với đất đá, bông hoa, thú vật cùng loài người. Mỗi động tác, đều thể hiện trạng huống xuất từ một nguồn duy nhất. Ứng xử tử tế, là quan hệ với Bản Thể Chúa theo cung cách thi đua/khác biệt, có khi còn đối kháng. Nhưng mỗi loài và mọi loài, đều đáp ứng/xử sự với quà tặng Chúa ban, hầu trở thành “vũ trụ” hợp nhất mang ý nghĩa rất chung tình.           
Ứng xử gây kinh ngạc ở trời mới/đất mới, là ứng xử tử tế giữa hai bản thể tuy riêng rẽ/khác biệt, nhưng lại vẫn chọn sống chung và sống cùng cả triệu năm. Chọn cách sống, nếu không sống chung sống cùng, sẽ không thể sống tốt đẹp. Chọn cách sống ứng xử,hỗ tương khá lạ kỳ, là công tác Chúa vẫn làm với dân gian người phàm, mãi đến hôm nay.
Chúa tạo dựng, Ngài trao quà có chọn lựa cho nam nhân đầu đời, vẫn ngủ mê. Quà Ngài tặng, là bậc nữ-lưu xuất từ thân mình nam-nhân được nam nhân đồng thuận. Sách Sáng Thế Do thái gọi việc này bằng cụm từ “Kenegdo” cốt diễn tả người nào đó vừa giống nam-nhân ở thế trần, vừa khác biệt; tựa hồ nữ-phụ đầu đời giống nam-nhân, am hiểu việc Chúa tạo dựng, nên đã chịu kết hợp hai thân mình trở thành một tổng hợp gồm hai hữu thể.
Nam-nhân đầu đời khác với giống đực ở mọi loài, đã tiếp-cận đối-tác khác biệt do Chúa tặng để trở nên một, như nhận định của học giả Do thái nọ có nói: “Là nam nhân, ai cũng ao ước vợ mình ở lại mãi với mình hầu nên một.” Cụm từ “vợ mình”, để chỉ vị nữ-lưu chuyên chăm giúp chồng “ứng xử”. “Vợ mình”, là người biết đáp-ứng cách xứng-hợp với tình thế đơn độc của người chồng và đáp ứng cách tương-xứng với hiện trạng đang diễn tiến.
Đồng thời, hai người phối-ngẫu sẽ kết hợp tạo dựng một tương lai ngời sáng. Một tạo dựng, mà nếu không có nữ-lưu-vợ-mình hợp tác, e rằng vai trò của nữ phụ sẽ không thành hiện thực. Vốn đồng thuận với sứ vụ Chúa giao phó, nữ-lưu-vợ-mình thực sự đem nhân loại vào với trần thế; để qua đó, lần đầu tiên ở đời, con-người được gọi là người-con của đất trời. Và cuộc sống lứa đôi, được Chúa chọn để Ngài bày tỏ chính mình Ngài. Tỏ bày bí mật thâm sâu cuộc sống của Ngài, của mọi người và mọi loài.
Chính ở đây, nam-nhân và nữ-phụ, biết rõ sự việc tạo dựng Chúa giao phó không chỉ có con nối dõi mà thôi, nhưng để “thành trẻ bé”. Biết thế rồi, cả hai quyết định không chỉ sống ứng-xử như một kết hợp giữa hai người thôi, mà còn tiến thêm và tiến tới hầu cảm nghiệm mình vốn bất xứng. Tiến thêm bước, là vượt lằn ranh phiền toái giữa hai người. Tiến bước, giúp họ nhận ra rằng: điều đó không tồn tại nơi họ theo cách riêng rẽ mà ở lại nơi người phiá bên kia, tức người từng ứng-xử với bất toàn hiện-hữu thấy rất rõ nơi người bất toàn.
Điều này không chỉ xuất hiện nơi lập trường của nam-nhân thôi, mà cả ở lập trường của nữ-phụ nữa. Sách Sáng Thế đã nói lên điều này: ngay từ đầu, nếu nam-nhân đầu đời được tạo dựng chỉ cho riêng mình thôi, thì nữ-phụ đầu đời là Eva sẽ chẳng được kiến tạo thành hữu-thể lẻ loi. Với con dân trong Đạo, nữ-lưu hiện hữu là sự hiện diện ở đất trời như hữu-thể khác biệt, để bổ túc cho nam-nhân thành một kết hợp tuyệt vời. Bởi, nếu không thì nữ-phụ sẽ chẳng bao giờ hiện hữu. Thế nên, ở nữ phụ, luôn có nhu cầu tuỳ thuộc vào người khác. Một tuỳ thuộc, thẳm sâu hơn bao giờ. Và, đó là thực trạng của sự thể bổ sung, bổ sức, rất trợ lực.                     
Đây là lý lẽ khiến có sự gãy đổ, thoái thác và thu hồi sự hỗ tương nam nữ trong hôn nhân không được chấp nhận ở Kinh Sách. Đó là vi phạm kết hợp hài hoà rất nền tảng. Là, phá vỡ giao-ước có từ thuở đầu. Cũng thế, giả như ta phá bỏ/huỷ hoại bí mật và thực trạng phối kết nam nữ do Chúa lập như luật Torah nói “cho phép ly dị”, và họ có làm thế cũng chỉ như một trong các thể-lệ được Chúa cho phép, chứ chẳng vì họ muốn làm. Dĩ nhiên, việc này tạo nỗi buồn sâu sắc trong lòng Chúa. Và, việc này có xảy đến cũng do con tim của nam-nhân và nữ-phụ đã chai đá, cứng cỏi. Sự cứng cỏi, do tâm can/tự sự vẫn muốn thoải mái hơn là chấp nhận quà của Chúa, tức mãi mãi sống chung cùng nhau, vui bên nhau.
Đây còn là lý do khiến truyền thống Giáo Hội qui trách nhiệm lên những người không có khả năng tiếp tục cuộc sống lý tưởng. Truyền thống Giáo Hội không ngần ngại gọi tình cảnh rẽ chia là “tội” hoặc “lỗi” mang tính khách quan. Bởi, tội lỗi vẫn cách ly. Ân lộc mới nối kết. Chính vì lý do này, mà truyền thống Giáo Hội nói hôn nhân là ân lộc. Là, bí tích thánh thiêng, huyền nhiệm, vinh hiển.
Hôn nhân chứng tỏ Thiên Chúa đích thực là sự kết hợp hài-hoà, hệt như thế. Đó là mạc khải về sự kết hợp Chúa Ba Ngôi. Chính sự kết hợp thánh thiêng này nói lên điều Chúa muốn nói, là: Thiên Chúa thực tình phối-kết với nhân loại mà không muốn cách chia, phân rẽ. Hôn nhân đích thực là dấu hiệu của bí nhiệm này. Chính nhờ vào ánh sáng của phối kết, con người hiểu được thể nào là “nhập thể” và thế nào là “biến hình”. Nhớ đó, cũng hiểu được chính mình.
Chẳng là quá đáng nếu nghĩ rằng: chính sự tháp nhập vào với nhau để nên một, xứng hợp với ý tưởng “thành trẻ bé”. Điều đó nói lên rằng: có thấy bất-xứng mới không hãi sợ chuyện gần gũi người kia/người khác và khám phá ra rằng sự sống đích thực nằm ở sự việc này.
Thánh Phaolô hỗ trợ ý tưởng này và ngài còn tiến xa hơn thần học Do thái về vấn đề đó. Thánh nhân thấy rõ sự kết hợp hỗ tương nơi hôn nhân là gia nhập/hiệp thông với đối tác cả vào sự thể mà ta thường gọi là sự mỏng dòn/dễ vỡ nhưng lại mang tính phục-sinh nơi người phối ngẫu phiá bên kia. Nam-nhân và nữ-phụ, cả hai đều sợ chết, nhưng mỗi người phối ngẫu phiá bên kia mới bảo đảm mình không sợ chết, mà chỉ bắt đầu trỗi dậy, nên yên tâm. Thánh Phaolô thấy ở nơi người phiá bên kia không như người khác, mà như thành phần của thân mình Chúa sống lại.          
Thật phức tạp khi nhận ra rằng: thái độ của thánh Phaolô về thân xác, dục tình, thịt da cùng người phối ngẫu “phía bên kia” không tiếp tục đi sâu và trọn vẹn vào sự Đạo đang diễn tiến. Họ bao gộp sự tự do và cảm thông hỗ tương mà ngày nay ít người phổ biến. Riêng các sử gia lại nghĩ: từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 5, Hội thánh từ từ lấy lại từ người La Mã và văn hoá ngoại giáo thái độ “phải lẽ” với thân xác, gia đình, hôn nhân, cùng trinh tiết và cả đến việc tiết giảm dục tình nữa. Điều này, khác với động cơ thúc đẩy và cung cách thực hiện vẫn có do trường phái kiểu thánh Phaolô mang tới.
Có thể, Kitô-hữu thời tiên khởi không giống cộng đoàn Phaolô, tức không có tự do đủ để vui hưởng cuộc sống như thánh nhân dạy. Có lẽ đây là lý do khiến họ tiến tới khuynh hướng khắc kỷ, tức nghiêng về đạo-giáo Đông phương; và từ đó, kéo theo chuyện các Kitô-hữu nay thành người ghét bỏ xác thịt, dục tính và tình dục; và coi thường người khác phái “phía bên kia”. Nhà thần học luân lý nào đặt nặng tính lịch sử vào đạo-giáo sẽ làm rõ nghĩa vấn đề này hơn.
Quả, thánh Phaolô chú tâm nhiều việc hai người phối ngẫu san sẻ sự mỏng dòn trước sự chết và sống lại, nên đã lạc lõng cách nào đó. Lạc lõng, cả trong thần học Đạo Chúa, mãi sau này. Nền thần học ấy quyết nhấn mạnh rằng: cá nhân con người vẫn làm được điều tốt đẹp cho mình nếu biết tự mình giúp mình. Qua nhận thức sự mỏng dòn, thường thì họ tự cho mình là người chín chắn, trưởng thành, chẳng cần lo. Nhưng lại không hiểu rằng chính mình cũng mỏng dòn với người khác và mọi người.
Có thể trong con người của ta, đã có chủ thuyết tự-hào cá-nhân chưa nhận rằng mình không hoàn hảo như trẻ bé vẫn hoàn hảo hơn người lớn. Có thể, là do ta nhìn vào sự trỗi dậy có giúp đỡ của người bạn đường chuyên giùm giúp, rất hết mình.
Trong tâm tình tập trung vào sự trổi dậy/giúp đỡ, cũng nên ngâm lên lời thơ còn vang vọng:

            “Người ở đâu rồi, thời bé nhỏ,
             Ai làm dâu biển những ước mơ.
Năm tháng xa người gầy thương nhớ,
Tình riêng tôi, một kiếp thẫn thờ.”
(Vương Ngọc Long – Thuở Tình Xanh)

Nói cho cùng, thời trẻ bé có những ước mơ còn bé nhỏ và là mơ ước của mọi người. Chí ít, là người lớn. Lớn xác. Lớn thịt. Nhưng không lớn phần tâm linh như tính tình của bé em rất trẻ, từng biến “dâu biển” thành giấc mơ trong đời. Suốt mọi thời.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá phỏng dịch

Saturday 22 September 2012

“Đời tôi sa mạc, ôi sa mạc,”



Suy niệm Lời Ngài vào Chúa Nhật thứ 26 Thường Niên Năm B 30.9.2012

“Đời tôi sa mạc, ôi sa mạc,”
“Hoa hết thơm rồi, rượu hết say”
(dẫn từ thơ Nguyễn Bính)
Mc 9: 38-43, 45, 47-48
Mới có thế, mà sao nhà thơ đã than đời sa mạc, những gió lộng? Rất nhiều thời, nhà Đạo mình nào đã sầu bi chỉ một đời như các thánh hằng khẳng định ở bài đọc, rất hôm nay.
Bài đọc 1 hôm nay, sách Dân Số kể về trường hợp người khách lạ có nhắc đến Giavê Thiên Chúa, nhưng lại không thuộc giống giòng Do thái Chúa đã chọn. Cũng vậy, trình thuật thánh Máccô nay kể về đồ đệ phản đối Thày về người khách lạ không cùng nhóm môn đồ của Chúa, vẫn thành công kình chống ác thần, để khi hỏi Thày chuyện này, đã được biết: “Ai không chống ta là ủng hộ ta.”(Mc 9: 9-10)
Nhờ có Tin Mừng, ta mới biết Chúa là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Và, ta tin Hội-thánh là chốn miền qua đó ta lĩnh nhận Lời Ngài, cả đến bí tích và cuộc sống của Chúa nữa. Tuy nhiên, những ai không gia nhập Hội thánh hoặc không tin vào Hội thánh, sẽ ra sao? Ơn cứu độ có sẻ san cho người ngoài thánh hội không? Ai không biết đến Tin Mừng vì thất học, hoặc vì sống ở vùng xa xôi hẻo lánh, và những người tuy nắm rõ mọi sự nhưng không tin vào Hội rất thánh thì sao? Họ, có được cứu độ không?
  Thánh Âu Tinh xưa có nói: “Ta biết Hội thánh Chúa hiện thời ở đâu, nhưng lại không rõ nơi nào Hội thánh không hiện diện. Trên tàu ông Nô-ê có nhiều thú vật xin tị nạn, có loài chẳng thể nào thích nghi được với lối sống ở trên tàu, nhưng vẫn được cứu. Nơi giòng chảy bên mạn tàu, mọi loài cá đều sống rất tốt, tuy không tị nạn trên tàu Nô-ê và vẫn sống ngoài kế hoạch của Chúa khi Ngài dựng vũ trụ.”
Thật sự thì, Chúa yêu thương hết mọi loài, không trừ một ai. Chẳng ai bị rơi rớt sống bên ngoài con tim của Ngài hết. Chúa muốn mọi loài đều được cứu. Chính Ngài đã cho đi chính mình Ngài ngõ hầu mọi loài đều ở vào danh sách những kẻ được cứu độ. Và, Thần Khí Ngài vẫn quanh quẩn ở với mọi người, chứ không chỉ những người có chân trong Hội thánh, mà thôi. Công Đồng Vatican 2 dạy ta biết tôn trọng tự do của mọi người. Và, ta được khuyên dạy hãy thương yêu hết mọi người; bởi, có thể họ cũng sẽ là những người giúp ta đến với Chúa, rất mai sau. Nói như thế, không có nghĩa bảo: tôn giáo nào cũng như tôn giáo nào. Tức, cũng ngang bằng và giống nhau. Nhưng, Hội thánh Chúa, mới là đường chính dẫn đến Chúa, tức con đường Chúa tặng ban ơn lành cứu rỗi để ta san sẻ cho mọi dân.
Thiên Chúa không ngừng tỏ cho biết Ngài là Đấng Toàn Năng Toàn Thiện với mọi loài. Riêng loài người, được thụ hưởng cái-gọi-là “Nhân chi sơ tính bản thiện” từ Đức Chúa, nên đó còn là bằng chứng nói lên việc Chúa là Đấng đối xứ tốt với mọi người. Mọi loài. Người Samaritanô nhân hậu khi xưa dám cứu giúp người bị nạn bên đuờng, là ví dụ cụ thể, để ta nhận ra lòng nhân lành của Đức Chúa, nơi mọi người. Và, Chúa thực hiện “tính bản thiện” cho con người còn là bằng cứ chứng minh cho mọi người thấy Ngài vẫn hiện diện nơi con người. Ở thế gian.
Trình thuật hôm nay, rõ ràng mô tả Chúa không nói: “Ai không cộng tác với ta là chống ta”, nhưng Ngài bảo: “Ai không chống ta tức ở với ta.” Vế đầu là chuyện mơ hồ, hoang tưởng. Vế sau, vượt thắng sự thờ ơ, ơ hờ và hãi sợ mọi người khác. Vì hãi sợ nên con người mới để nó xâm nhập đầu óc mình, để rồi mới lật ngược lập trường sống cá thể để cương quyết sống hài hoà với hết mọi người, bất kể người đó là ai? Sống thế nào? Họ có tử tế, dễ thương không? Và, việc cuối cùng dành cho mọi người là: mình có chọn sự hoang tưởng hoặc cải biến chính mình cách chín chắn, yêu thương không? Đó là phương cách giúp ta trở nên giống con trẻ, như Tin Mừng hằng khích lệ.
Tuy thế, có người vẫn hỏi: là gì đi nữa, sống hoang tưởng hay có cải biến là sống ra sao, suốt một ngày? Cái đó còn tuỳ. Tuỳ người đi Đạo. Nhưng, câu trả lời có lẽ sẽ là: phải sống giản đơn, thuần thành, hiện thực. Không bận tâm đến những gì trừu tượng, đôi khi cũng lại hoang tưởng. Đừng cho rằng: cuộc sống là của chính mình, cho mình chứ không cho ai khác. Đừng mang trong người chỉ mỗi ảnh hình về chính mình hoặc về cung cách do mình tạo ra, cho cuộc sống. Đừng coi đó như hình thức “linh đạo” do mình sáng tạo, để mà sống.
Đã nhiều lần, người đi Đạo cũng đã nghe biết về thế giới cổ xưa có nền văn hoá Kitô-giáo, vẫn rất đẹp. Nhưng, đó không phải là con người mình. Cũng có người đi Đạo khác lại nghĩ rằng sự khôn ngoan nơi con người lan toả khắp mọi nơi; nó xâm nhập vào ảnh hình, ngẫu tượng, hình hài của những thời điểm rất khác biệt. Có người cứ liên tưởng về thế giới của thiền hành, không vọng tưởng, chẳng suy tư. Họ chỉ coi trọng tương quan với người khác, quyết xây dựng một thế giới khác thường, đặc biệt thôi.
Có người lại lập ra cho mình cung cách sống rất khác thường để rồi sủng ái, mến mộ đến độ nó trở thành hjữu thể, rất dị biệt. Cũng chẳng nên phẩm bình tư duy và cung cách sống của bất cứ ai. Chẳng nên đặt khung hình để nhốt mình ở đó, mà sinh sống. Bởi tất cả vẫn ra như mù mờ, mới mẻ, đáng ta kinh ngạc. Đôi lúc có hơi nghiêm túc, nữa. Thế nên, cũng đừng quá nghiêm khắc với chính mình đến độ tự dẫn mình vào chốn tối mù, khó khăn, hoang tưởng. Nói như trình thuật thánh Máccô là nhủ rằng: hãy trở nên như con trẻ; hoặc như lông măng bay bổng qua hơi thở của Thiên Chúa.        
Khi biết rằng mình cũng lệ thuộc vào người khác. Cũng lĩnh nhận rất nhiều thứ, từ người khác, nên hãy cảm tạ họ. Và, hãy chỉ sống đời giản đơn như họ đang sống. Hãy vui hưởng cuộc sống giản đơn, như mọi người. Dù đôi lúc, mình cũng chẳng tin vào điều người nói về những điều họ tin tưởng. Trái lại, hãy cứ sống đơn sơ kiểu con trẻ, như hiện tại. Và, đừng bao giờ đặt nặng chuyện người khác có tin hay không vào mọi điều. Bởi khi sống đời giản đơn, rồi cũng sẽ nhận ra rằng có khi tính nghiêm nghị đến chết người cũng ảnh hưởng lên cuộc đời của chính mình. Dù, tính nghiêm túc ấy là do người của Hội thánh mang đến.
Sống nghiêm túc như người của Hội thánh, chưa hẳn là trở nên như con trẻ, theo đúng nghĩa. Bởi thế nên, cũng đừng rập khuôn đeo đuổi thuyết lý hoặc linh đạo kiểu “trẻ con”. Cũng đừng tìm cách sống ấu trĩ. Bởi, chẳng có ai cần phải làm như thế mới gọi là sống giản đơn. Tuy nhiên, nơi phần thâm sâu của mỗi người, vẫn còn đó tính “trẻ con”, rất ích kỷ. Thế nên, có lẽ cũng đừng tìm hiểu xem phần thâm sâu bên trong người mình là gì. Trong đời người, vẫn có người từng làm những chuyện như thế.
Có điều lạ, là: cả đến những người luôn tìm cách quan-trọng hoá, bi-đát-hoá mọi vấn đề trong đời, nhưng lại quên đi mỗi chuyện vui sống đời giản đơn với mọi người. Có sống giản đơn, mới thấy mọi chuyện trong đời đâu có gì cần phải ầm ĩ, bi đát đến như thế.  Chính vì vậy, cũng nên cười khẩy vào tất cả mọi sự, mọi chuyện tưởng chừng như ghê gớm ở trong đời.
Điều đưa ta trở về với sự thể biến cải khỏi sự vu vơ, mơ hồ, hoang tưởng ta đang suy và tưởng. Một sự thực rất dễ thấy, là: đừng quá ưu tư tạo cho mình tình huống “rối beng” để rồi không thể trở nên như con trẻ dám cười khẩy vào mọi sự. Trong lúc người lớn cứ tìm cách giáo dục con trẻ biết cách sống, thì trẻ con lại tìm cách tỏ cho người lớn biết cách để cười. Cười với hết mọi chuyện. Giả như, người người cứ ăn mặc quần áo với sắc mầu loè loẹt, không xứng hợp với tuổi tác, hoặc con người mình mà lại coi đó là chuyện tốt lành, há đó không phải là chuyện tiếu lâm chay/mặn quá đáng sao?
Trong kiếm tìm sự giản đơn để sống, cũng nên ngâm thêm lời thơ trên, rằng:

            “Đời tôi sa mạc, ôi sa mạc!
            Hoa hết thơm rồi, rượu hết say.
            Trăm sầu nghìn tủi, mình tôi chịu.
            Ba bốn năm rồi, nmăm sáu năm.”
            (Nguyễn Bính – Hoa Với Rượu)

Hoa rượu đời người, đâu sa mạc? Sa mạc đời, chỉ nơi nguời cứ đi tìm sự/vật rất khó để sống, có thế thôi. Hãy sống giản đơn như con trẻ, rồi sẽ vui vầy một đời, như Chúa dạy. Ngài dạy, ở nơi Tin Mừng rải khắp muôn nơi. Rất mọi thời.   

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá phỏng dịch

Saturday 15 September 2012

“Nguồn thơ ứa mãi hai hàng lệ,”



Suy niệm Lời Ngài vào Chúa Nhật thứ 25 Thường Niên Năm B 23.9.2012

“Nguồn thơ ứa mãi hai hàng lệ,”
“Tờ giấy hoa tiên cũng ướt mèm”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mc 9: 30-37

            Thơ ứa lệ, tờ giấy cũng ướt mèm. Giấy hoa tiên, nhạc láng ứa nguồn thơ, ở trình thuật. Trình thuật, thánh Máccô nay ghi, là ghi về nguồn thơ trổi điệu thướt tha có Lời Chúa nhắn nhủ đàn con bé bỏng tin vào Chúa vẫn lưu lạc chốn gian trần, nay còn nhớ. Nhớ, bài đọc rút từ sách Dân Số nói về vị ngôn sứ không thuộc đám dân con được chọn nhưng lời lẽ của vị ấy lại được Chúa chấp nhận.
Tin Mừng thánh Máccô, nay cũng nói đến lời lẽ tông đồ chiến đấu chống thần dữ xấu xa, đạt kết quả. Nhưng, trên đường đến Caphanaum các ngài cứ tranh luận xem ai lớn ai nhỏ, ở Nước Trời. Thời Chúa sống, cụm từ “bé nhỏ” là để chỉ kẻ nghèo hèn, túng bấn rất khó khăn. Ở đây nữa, thánh Máccô vẫn mong đợi người đọc trở nên nhỏ bé, khó nghèo. Với thánh nhân, trừ phi con người nên nhỏ bé/khó nghèo, bằng không cũng chẳng được Chúa cứu độ. Nói như thế, thánh nhân không chỉ khuyên người đọc cứ ra tay bố thí kẻ nghèo đói thôi, nhưng còn khuyên răn mọi người hãy nguyện cầu nhiều cho họ.
            Điều thánh nhân nhấn mạnh, chỉ là: mọi người hãy sống khiêm nhu/nghèo túng nhưng nghèo cách thanh tao, sảng khoái. Thánh nhân thừa biết rằng, trên thực tế, mọi người khó có thể sống thực điều đó nếu không sẵn sàng cho đi. Cho, cả vào khi đã khó nghèo đến độ không còn gì để cho nữa. Tuy nhiên, trên thực tế, người đời thường chỉ muốn có và có thêm thôi. Ở đây nữa, thánh sử tập trung nhấn mạnh vào nét đẹp của trẻ bé nhỏ dù bé em tuy đã nghèo và cũng hèn nhưng vẫn cho. Cho, tất cả những gì mình có để người khác sống vui.
Điều này xem ra khá nghịch thường. Bởi, một khi đã nghèo hèn/tùng kém, ta không còn muốn cho đi, mà chỉ có thể gia nhập nhóm người nghèo yếu ấy mà thôi. Và khi đã nghèo rồi, ta không còn sở hữu thứ gì để cho đi hết. Lúc đó, cũng chẳng còn sợ một ai hay điều gì sẽ sở hữu chính mình. Khi đó, cũng chẳng còn lo sợ sẽ trở thành vật sở hữu hoặc khí cụ của một ai. Chẳng còn lo ngại người nào toan tính bóc lột mình thêm nữa. Điều này nghe chói tai, nhưng rất thật.
Nghèo, là cảnh tình của người chẳng còn gì để cho những thứ mà người giàu chỉ muốn rút rỉa hoặc chiếm hữu. Thế nên, người người gọi họ là trẻ bé/khó nghèo, rất túng bấn. Tệ hơn nữa, trẻ bé rất nghèo là người bị bỏ bê ở xó xỉnh, cô đơn, vò võ chẳng ai ỏ ê. Chẳng ai muốn quan hệ với, nếu có cũng lạnh nhạt. Tự thân, người nghèo chẳng muốn quan hệ với người giàu sang, phú quý nên vẫn nghèo. Càng nghèo hơn, khi mọi người biết rõ cảnh tình của họ có khác nên làm ngơ. Đây là sự thể bất tương xứng giữa người giàu và kẻ nghèo hèn, bé nhỏ.
Và, đó còn là điều cho thấy trẻ bé/khó nghèo vẫn cống hiến/sẻ san với người bị coi là khùng điên luôn tìm cách tham gia giới nghèo để trở thành một trong những người như họ. Và, đó là sự tồi tệ mà chẳng ai muốn kiếm tìm do hãi sợ. Sợ, rơi vào tình cảnh chẳng ai ưa. Sợ, vì chẳng ai muốn đến gần.
Tin Mừng hôm nay kể về Đấng Thánh Hiền vượt trội nỗi hãi sợ tương tự. Và, Ngài dám tham gia giới trẻ bé/cùng khổ từng bị người khác bỏ rơi, chê bai. Ngài là Đấng Thánh, con người bằng xương bằng thịt, dám thực hiện cuộc sống khó nghèo như trẻ bé vẫn chui rúc ở hang cùng ngõ hẻm ở đâu đó, chẳng ai đoái hoài, ỏ ê.
Trình thuật thánh Máccô nay tô đậm sắc màu và ảnh hình về “trẻ bé” nhằm diễn tả ý tưởng về cảnh tình nghèo hèn, túng thiếu rất truân chuyên. Thánh nhân tả sự kiện Chúa chịu trở thành kẻ thấp hèn như thế là vì con người. Ngài dám choàng tay ôm kẻ bé bỏng/nghèo hèn để nói cho người lớn biết họ phải trở thành người như thế mới có thể gia nhập Nước Trời. Trở nên bé nhỏ là biến đổi thành kẻ đói nghèo và bất xứng cả trong cung cách ăn nói, lẫn lề lối đối sự. Cái nghèo của “trẻ bé” tuy rất nghèo nhưng vẫn sáng như ban ngày. Sáng lộ ra bên ngoài, nhưng nào ai biết đến.
Tin Mừng thánh Máccô, chỉ cho xuất hiện duy nhất một nhân vật nhỏ bé vào hôm ấy. Bé nhỏ thế, mà chẳng có được người đi kèm để ngó ngàng, giùm giúp hết mọi sự. Với thánh sử, trẻ bé đây là kẻ vẫn khóc than kêu gào một tương tác cho đúng mức, mà đời thường ít thấy xảy đến. Thường ở đời, không dễ gì xảy ra tình huống rất như thế.
Lẽ thường ở đời, người người đều tỏ cho thấy mình phải tự cáng đáng đời mình. Tự lo cho mình mà chẳng cần đấng bậc ở trên cao ngó ngàng, giùm giúp. Mọi người cứ phải tái tạo thế giới mới để sống chung. Bởi, bên trong mỗi con người vẫn có lực đẩy xuất tự bên trong cho biết tất cả đều xứng hợp. Ở đời thường, người người phải dùng kính hiển vi mới thấy được thế giới mình sống sẽ là trường đời nhiễu nhương nhưng vẫn làm được điều mình muốn làm. Nếu làm chưa xong, chưa được lại sẽ làm mãi suốt cuộc đời. Luôn khởi động, để có thể cải tân việc mình muốn ngõ hầu tạo tương lai tươi sáng ngay khi đó. Trở nên trẻ bé, sẽ không thế. Không như sự thể vốn là tình thế của cuộc đời.
Thời ấu thơ của trẻ bé/nghèo hèn tuy tương tác không xứng hợp với đời thường nhưng vẫn lệ thuộc vào nhau để giúp lẫn nhau, đó mới lạ. Trẻ bé/khó nghèo không tương tác với người ngoài nhóm, nhưng vẫn xả thân với người dám sống như mình. Trẻ bé/khó nghèo mọi mặt, là người biết rõ tên gọi của trò chơi ở đời. Tuy bé/nghèo, họ vẫn giúp người khác tiến tới. Vẫn phát triển kỹ năng san sẻ để trao cho nhau kinh nghiệm tạo tự do cần có. Tự do thuộc về nhau. Tự do sẻ san, giúp đỡ rất rõ.
Có một sẻ san/tưong tác khác mà đám trẻ bé/khó nghèo vẫn biết đến, là: Chúa gần gũi họ. Ở giữa họ. Ngài là câu đáp trả xứng hợp với lời nguyện cầu của họ ở bất cứ đâu. Ngài ở với họ, vì Ngài đã chọn cho Ngài lối sống tự do rất sẻ san. Ngài quyết như thế, là để ai không biết nguyện cầu vẫn có thể sống cuộc sống liên lỉ nguyện cầu. Cầu, bằng cuộc sống bé bỏng/hèn kém của mình. Nguyện, bằng sự hiệp thông với Đức Chúa cũng khó nghèo như mình. Ngài tỏ hiện nơi trẻ bé/khó nghèo qua động tác giúp đỡ nhau sống như Chúa dạy, cũng luôn nghèo.
Người đời nhìn sự việc, có thể vẫn chưa tin vào lối suy tư thần học, được như thế. Bởi, thần học khó lòng giúp con người tin tưởng chỉ phân nửa việc Chúa dạy mình sống. Thế nên, mới có chuyện Chúa nhập thể làm người để trở nên nghèo kém, sống rất nghèo. Thế nên, mỗi khi người người quan tâm đến kẻ bé/nghèo, sẽ chẳng cần đến thần học nào khác ngoài việc quan tâm sờ chạm chính Chúa. Xem như thế, Chúa có nhập thể cũng chỉ để sống giữa họ, và với họ. Ngài luôn yêu cầu đồ đệ sống như thế, mới xứng đáng làm dân con của Ngài.
Nhiều vị từng sống giống như thế. Và nhờ đó, tất cả chúng ta mới được tặng ban chứng cứ hiển nhiên rằng: Thiên Chúa vẫn hiện diện nơi Đức Giêsu, Ngài chưa từng xa rời đường lối cũ Ngài chủ trương. Bởi, Ngài vẫn sống giống trẻ bé/khó nghèo. Ngài là kẻ nghèo bằng xương bằng thịt mà người đời không biết đến. Dù, người đời có gọi trẻ bé/khó nghèo là kẻ sống lề đường xó chợ, nhưng thật sự họ là người tốt lành hơn ai hết dám nói lên điều Chúa muốn nói, muốn trở nên trẻ bé/khó nghèo, hãy nhìn vào cung cách Con Thiên Chúa đã sống và vẫn sống như lời Ngài khuyên dạy.
Về lại câu hỏi vẫn đặt ra, là: “Ta phải làm gì để có được cuộc sống đích thực, ở đây bây giờ?” Có lẽ câu trả lời hay nhất, là: hãy quên đi chủ từ “tôi” hoặc “ta đây”. Bởi, còn xưng hô như thế là còn giàu sang nên mới đặt câu hỏi tương tự. Thật sự, thì câu hỏi đúng ra phải thế này: “Là trẻ bé/khó nghèo và bất tương xứng, làm sao ở với nhau cho phải phép hầu chung bước. Để rồi, từ đó khám phá ra tương quan cần thiết để cho đi chính con người mình. Cho, tương quan mật thiết giữa Cha và Con ở mọi thời?
Đó, là lời dẫn và đại ý của nền thần học giáo lý tóm gọn ở trình thuật thánh Máccô, hôm nay.
Trong tâm tình cảm nghiệm điều này, ta cũng nên về với thi ca ở đời từng ngâm vang câu hát:

“Chiều xưa khúc nhạc nóng ran lên,
Không có ai đi để lỗi thuyền.
Nguồn thơ ứa mãi hai hàng lệ,”
Tờ giấy hoa tiên cũng ướt mèm.”
(Hàn Mặc Tử - Buồn Ở Đây)

Nhạc buồn, nguồn thơ úa giấy hoa tiên, vần còn đó ghi nhớ lời Chúa nói. Chúa vẫn nói và vẫn gọi mọi người hãy trở nên trẻ bé, rất khó nghèo. Bé/nghèo, theo nghĩa “ướt mèm hai hàng lệ” để tham gia nhóm người chung sống, ở đây. Bây giờ.                            

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá phỏng dịch

Saturday 8 September 2012

“Ta cho ra, một giòng thơ rất mát ”

Suy niệm Lời Ngài vào Chúa Nhật thứ 24 Thường Niên Năm B 16.9.2012
“Ta cho ra, một giòng thơ rất mát ”
“Tới tinh khôi, và thanh sạch bằng gương”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mc 8: 27-35
            Giòng thơ tinh khôi/thanh sạch như gương lành người cho ra rất mát. Giòng thơ mát, là lời lẽ thân thương Chúa nhắn bảo ở trình thuật.
            Trình thuật, nay thánh Máccô ghi lại tình tự Chúa nhắn bảo mọi người, ở mọi thời. Tình tự Ngài nhắn được giới khảo cổ tìm ra ở vùng Bắc Galilê và Êtruria năm 1998, nơi mà người thời nay gọi là Omrit. Các nhà khảo cổ đã tìm ra được đền thờ cao 24 mét có từ thời đế quốc La Mã hoành tráng, rất sống động. Cầu thang dẫn vào đền thờ, ở phía Đông, nơi mọi người tụ tập nguyện cầu Đấng cao sang, thần thánh.
Đền thờ này, do Hêrôđê xây để dân con mọi người phụng thờ thần Hoàng Augustus sống động. Nơi đây, người Hy Lạp gọi là đền Paneas được dựng xây để tưởng nhớ thần Pan của họ. Cũng tại chốn này, người Do thái đời sau gọi là đền đài phụng thờ Xêda Philíphê hầu nhớ đến vua cha của họ. Đền đài, do người Do thái kiểm soát rất chặt cốt làm vừa lòng Xêda. Hêrôđê là bạn thân của vua và coi vua này như thần linh sống động vẫn coi ngó mọi sự trên thế gian. Công cuộc dựng xây đền thờ, đã hoàn tất trước ngày Chúa giáng sinh, tức khởi đầu Công nguyên mới.
Đó là bối cảnh lịch sử, qua đó thánh Máccô thuật chuyện Chúa làm; đặc biệt hơn cả là ở chương 8 Tin Mừng do thánh nhân viết song song với chương 16 Tin Mừng của thánh Mátthêu. Chừng như, hôm ấy Chúa ra khỏi con đường Ngài vẫn đi để ghé viếng nơi này. Chừng như, hôm ấy là ngày nghỉ lễ để mọi người tưởng niệm thần hoàng của đế quốc. Cũng ở nơi này, thánh Phêrô lại đã tuyên xưng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa hằng sống, một danh xưng do Augustus tạo ra để mừng đền thờ.
Sinh hoạt ở đền thờ, được kể lại như nội dung Tin Mừng do thánh sử Máccô đặt nơi miệng thủ lĩnh Phêrô để nói lên lời tuyên tín vào Đức Giêsu là Đấng Mêsia mà mọi người trông ngóng. Đặc trưng Tin Mừng thánh Máccô còn ở điểm, là: thánh nhân không thích viết về các đề tài như thế. Thành thử, thánh nhân mới đặt nơi Chúa cung cách bác bỏ điều mà người Do thái thường nhấn mạnh/đặt nặng.
Ở thánh Máccô, Đức Giêsu không chỉ đưa ra tính cách khích bác như thế, nhưng chính Ngài từng chỉnh sửa những điều mà Ngài bác bỏ theo cách rất rõ ràng. Ngài bác bỏ, bằng lời lẽ rất chắc nịch nên mới công khai khiển trách thánh Phêrô cứ lập đi lập lại những điều ra như thế. Cụm từ “khiển trách” thánh Máccô dùng, là để tả việc Chúa tấn công vào những gì cản trở đường lối Ngài chủ trương và coi đó là ác thần/sự dữ, rất Satăng.
            Chúa khuyến cáo thánh Phêrô không nên vội vã gọi Ngài là Mêsia ở chỗ đông người. Đổi lại, thánh Phêrô lại trách Chúa sao lại nói đến việc Ngài phải chết trong tay giới cầm quyền ở thế trần. Chúa khiển trách thánh Phêrô và coi thánh nhân như bị quyền lực xấu không chế, tức là điều mà Ngài coi rất nặng như Satăng. Đây, chính là mặt trái bi kịch cuộc đời được thánh Máccô thường xuyên diễn tả.
            Sau khi được Chúa cho biết về Vương Quốc Nước Trời, thánh Phêrô xem ra vẫn chưa hiểu rõ ý Thày muốn nói. Thánh nhân cứ nghĩ: Thày mình đã lầm đường nên cứ ám ảnh mãi về thần khí xấu hiện diện nơi Ngài. Diễn tả điều ấy một cách huỵch toẹt, là bản tánh của thánh nhân thiết thân gần gũi Chúa. Thế nên, thánh Phêrô còn bị coi là kẻ nghịch chống Thày cả về những chuyện quan yếu như thiên tính của Thày, nữa.
            Lời thánh Phêrô nói không là lời thú nhận của đồ đệ cận thân với Chúa, cho bằng ngài chỉ muốn khích bác những gì Chúa đích thân mạc khải cho thánh nhân. Chẳng thế mà, khi các thánh sử viết về thánh Phêrô, ai cũng coi vị thủ lãnh các đồ đệ như thánh nhân chân phương, quê mùa, cục mịch. Nhưng ở đây, thánh Phêrô không chỉ có thế, mà còn tệ hơn nữa. Tệ, là bởi thánh nhân dám ra mặt chống lại đường đi/nước bước của Thày mình. Chống kích, cả bước mở đầu do Thày tỏ cho biết về ơn cứu độ. Chống đối, coi như xung khắc giữa Thày - trò, mà thôi. Và, theo các nhà chú giải, thì đặc trưng của Tin Mừng thánh Máccô hôm nay, là viết cho cộng đoàn tín-hữu ở Rôma từng liên kết mật thiết với thủ lãnh các tông đồ, là thánh nhân.
            Vậy thì, vấn đề thánh sử Máccô đặt ra hôm nay là điểm nào? Nghiêm trọng ra sao?
Ở đây, thánh Máccô đặt nặng lên cảnh trí thấy tận mắt. Cảnh trí, là sự việc xảy ra ngay tại đền đài thờ kính hoàng đế Augustus, một “ngẫu tuợng” của dân gian thời bấy giờ. Cũng ở đây, thánh Phêrô vẫn lớn tiếng tuyên xưng Thày mình là Đấng tốt lành và linh thánh hơn cả thần hoàng Augustus, tức bậc chủ quản bi hài kịch phụng thờ đang diễn tiến. Bằng vào thoả thuận mới, Đức Vua của mọi thần linh lãnh chúa cũng như thần hoàng Augustus, Đức Giêsu muốn sự việc ấy xảy đến, một cách cao sang, thật vô giá. Tức, vấn đề đặt ra là ý tưởng về Thiên Chúa Tối Cao quyền thế hơn mọi thần ở trần gian.
Vấn đề, còn hỏi rằng: Thiên Chúa đích thực có là Hoàng Thượng Cao Sang theo kiểu Augustus, hoặc vị nào khác cũng rất thần và rất linh không? Thật ra thì, có khác biệt ở đây là ở chỗ: Đức Vua của mọi thần vẫn kín đáo, nhân từ, tuy không uy lực nhưng vẫn bị khích bác, coi thường! Khác biệt còn ở điểm: trong khi thánh Phêrô có trong đầu loại hình thần tượng rất phàm tục, thì Thày Chí Ái vẫn qui về Đấng Chí Thánh đích thực là Chúa mọi thần linh, thánh ái. Và, mọi người ở dưới thế phải chọn lựa giữa hai vị. Hoặc, chọn Thiên Chúa là Đấng Chí Ái ở trên cao, hoặc thần linh ngẫu tưỡng ở dưới thế, rất phàm trần. Nếu không chọn, chẳng một ai hiểu biết tính thánh thiêng Chí ái của Đức Chúa.
Viết Tin Mừng, thánh Máccô là thánh sử ghi chép sự việc xảy đến với Chúa, rất ban đầu. Trong khi đó, thánh Mát-thêu và Luca khi viết Tin Mừng, lại đã có sẵn bản Tin Mừng của thánh Máccô ở trước mặt, để doãn lại sự việc theo quan điểm tư riêng của mỗi vị. Bởi lẽ, các thánh sử đi sau chỉ muốn doãn lại những gì đã được viết, nay thay đổi tình tiết hầu coi đó như một tuyên tín, chứ không muốn đưa ra một đối chọi tư tưởng, nơi trình thuật.
Hôm nay, Hội thánh Chúa cũng đã yên vị trên nền đá góc tường là Phêrô thánh nhân, cả về lời tuyên xưng của bậc trưởng thượng ở bên trên các vị lành thánh, ngẫu tượng đến mai rày. Và, Hội thánh Chúa nay chọn cả hai cách để diễn tả thiên tính của Đức Giêsu đồng thời tuyên dương việc Chúa chấp nhận cái chết khổ nhục trên thập giá. Ở đây nữa, Đức Giêsu đã chiến thắng sự chết để Ngài trở nên cao cả và quyền thế hơn mọi thần linh/ngẫu tượng ở thế trần. Có làm thế, niềm tin vào Chúa sẽ là ví dụ cụ thể về sự thể nói lên rằng: Đức Giêsu là Đấng cao cả hơn mọi thần mọi tượng ở trần gian.
Làm như thế, Hội thánh cũng giống như thánh Phêrô khi xưa, tức cũng đối đầu với Chúa theo cách nghĩ suy của người phàm. Và, hôm nay nữa, Chúa lại cũng yêu cầu dân con mọi người hãy cố tìm cho ra diện mạo của Ngài qua người con bé bỏng, ở thế trần. Bởi, thiên tính của Chúa không như người đời nghĩ vẫn không ngự trị ở chốn cao sang quyền quí, như thần tượng ngự ở cõi thế. Trái lại, Vua của mọi thần và tượng, chỉ ở với người bé bỏng, không quyền lực, chẳng cao sang, giàu có.
Chính vì thế, Chúa mới thách thức đấng bậc trị vì thế gian: “hãy phá huỷ đền thờ này đi, chỉ trong 3 ngày” Ngài sẽ dựng lại, rất y hệt. Nghe Ngài nói, hẳn dân con mọi người sẽ liên tưởng đến vấn đề mọi người đang gặp vấp phải, là: cứ mải mê chạy theo những gì bề thế, uy nghi, lẫy lừng như đền thờ của Xêda Philíphê, rất Augustus. Bởi lẽ, tất cả sẽ phải bỏ ra nhiều hơn 3 ngày mới dựng được ngôi đền đích thực, tức sự việc ta đang sống. Bởi lẽ, ngay cả Chúa cũng thấy vấn đề xảy đến với Hội thánh và thế trần như đền đài cao sang, bề thế nhưng lại không mang tính nhân vị, nhân bản, giúp mọi người.
Thánh Phêrô khi xưa đã mất rất nhiều ngày mới nhận ra sự thật Chúa bày tỏ ở trên. Những tháng ngày, thánh nhân cứ ngang qua và rong ruổi rồi khích bác, chối bỏ hoặc đấu tranh. Những tháng ngày xảy đến với với Hội thánh. Với người anh em đồng môn/đồng thuyền trước khi đi đến kết đoạn rất “hậu” là tin vào Chúa qua anh em; qua mọi người con nhỏ bé, ở trong đời. Một kết đoạn đắt giá cho thủ lãnh các đồ đệ, cả vào lúc đi theo Thày hoặc bắt chước Thày đặt chân xuống nước, suýt chết chìm.
Là bậc trưởng thượng từng đoan quyết: “bỏ Thày con bước theo ai?” thế mà vị thủ lãnh các đấng thánh vẫn theo, vẫn bước và thuần phục quyền lực thế gian, như Hội thánh hôm nay. Chính thánh nhân, được coi là đấng bậc hiền lành như “Đức Thánh Cha” vẫn “vô ngộ” như bao giờ, nhưng lại ngã quỵ nhiều hơn ai hết. Bởi thế nên, là người thường, ta dám nói mà không sợ sai lầm, rằng: thánh Phêrô là mẫu người điển hình cho những người vô cảm coi Chúa và thập giá như mối nhục, cho con người.            
Từ đó, câu hỏi cuối đặt ra cho mỗi người và mọi người, là: Cho đến bao giờ, ta mới hiểu và biết rằng: Hội thánh sẽ không là và không thể là thoả hiệp nhượng bộ giữa hai nhân vật ở đầu mút, tức một Augustus rất cao cả và Đấng Thánh Hiền nhỏ bé tức Đức Chúa của ta?
Trong tâm tình chờ đợi một quyết định chọn lựa, cũng nên ngâm lại lời thơ vang trên, rằng:
            “Ta cho ra một giòng thơ rất mát,
            Tới tinh khôi và thanh sạch bằng hương.
            Trời như hớp phải hơi men ngan ngát,
            Đắm muôn ngôi tinh lạc xuống mười phương.”
            (Hàn Mặc Tử - Nguồn Thơm)
Giòng thơ đây/nguồn thơm ấy, vẫn là quyết định chọn Xêda hay Đức Chúa, hôm nay. Chọn, sự cao cả ở trần thế hay thương yêu hết mọi người. Đó chính là vấn đề của thời đại. Rất mai ngày.    
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh  
Mai Tá phỏng dịch

Saturday 1 September 2012

“Hãy mở cho em, những cánh cửa,”

Suy niệm Lời Ngài vào Chúa Nhật thứ 23 Thường Niên Năm B 9.9.2012

“Hãy mở cho em, những cánh cửa,”
“từng gian im lặng, của hai ta.”
(dẫn từ thơ Trần Mộng Tú)
Mc 7: 31-37
Mở cánh cửa, mở cả không gian im lặng của mọi người. Mở môi miệng, để ta ngợi ca tung hô quyền uy của Đức Chúa bằng tâm tình được thánh Máccô lại đã ghi ở trình thuật.
Trình thuật, thánh Máccô ghi là ghi sự kiện Chúa chữa lành cho người câm điếc có cụm từ nổi tiếng “Ephata: Hãy mở ra!”. Hãy mở ra và mở mọi thứ, để Lời Chúa thấm nhập vào không gian tình tự của con người, rất thể xác. Người người thường nói: “Dân gian tình người vẫn mở rộng lòng để Chúa ngự”.
Nhưng, Kinh Thánh của người Do thái lại coi việc mở rộng lòng đón Chúa là sự thể mang tính thể xác, nghĩa là: muốn đón Chúa, dân con mọi người phải mở to con ngươi của mình rồi sẽ thấy. Mở cả đôi tai mới có thể nghe. Mở môi miệng để nói, mở đường mũi để hít/thở, mở cả làn da để sờ chạm. Bởi lẽ, ta chỉ có thể đón Chúa vào lòng, bằng cảm quan nghe/nhìn, hít/thở và sờ chạm cả Đức Chúa, qua thiên nhiên. Muốn được thế, người người phải mở hết ngũ quan mới thực hiện việc đón rước, rất chữa lành.
Chữa lành người câm điếc, Chúa không chỉ chữa cho tai/miệng của anh lành mạnh, mà còn chúc phúc toàn thân xác anh, nữa. Chữa lành cho anh, Chúa không chỉ đặt tay lên thân thể anh cách tượng trưng, nhưng Ngài thực tình làm động tác: xỏ tay vào tai anh, chậm nước miếng vào lưỡi anh rồi Ngài bảo: “Ephata: Hãy mở ra!” Sau đó, Ngài hướng mắt về trời cao kéo theo thân xác người bệnh rồi ra lệnh: “Hãy cứ mở!”, tức hãy đặt mình vào tình trạng sẵn sáng đón nhận ân lộc Ngài tặng trao, rất nhưng-không.   
Hãy cứ mở, là trọn vẹn mở hết ngũ quan/thân xác để Ngài chuyển đạt Thần Khí Ngài vào chính thân xác bệnh nhân. Hãy cứ mở, là mở trọn vẹn thân mình của mình quyết dính phần vào sự việc chữa lành cả thể xác, lẫn các cảm nghiệm chính Đức Chúa qua tình thương yêu, lành lặn.
Vốn là kẻ bệnh hoạn, nên dân con người người dù dính dự nhưng vẫn không hết mình đặt vào với thiên nhiên vạn vật. Vẫn đóng kín khả năng tiếp nhận đến độ thiên nhiên/vạn vật không thể thi thố hết kỹ năng hoà nhập được. Sở dĩ dân con người người không cảm nghiệm được sự thể chữa lành xuất từ Chúa, là bởi họ không sẵn sàng đủ trước những thứ và những sự ở quanh họ trong tư thế mở ngỏ, để đón tiếp. Không cảm nghiệm, bởi họ cứ tưởng thiên nhiên/vạn vật là hệ thống vẫn khép kín, không tương tác hiệp thông và tiếp cận cách sinh động.
Vốn khép kín, nên dân con người người luôn ở tư thế bị kẹp đến bất động, rồi lịm dần đến nỗi chết. Nhưng, xác thân nào biết “mở ra” với thiên nhiên/vạn vật, dù thoáng chốc, lại sẽ trở thành hệ thống rất cởi mở ngõ hầu có thể tương tác với mọi thứ quanh mình. Và từ đó, sẽ tiến tới trở thành sự vật mới mẻ, không còn phù hợp với những gì là xưa cũ. Để rồi, từ đó đem đến cho người nhận nhiều thông tin mới với thời đại. Và cứ thế, ngày càng trở nên phức hợp, phấn kích, đầy cảm thông.
Có câu chuyện người cha nọ muốn dạy cho con mình một bài học để đời, là: chớ bao giờ phê phán sự gì hoặc người nào theo cách “nhanh nhẩu đoảng, thật thà hư.” Nên, ông mới gọi cả bốn đứa con lại, và bảo: “Nay cha muốn anh hai lớn làm việc này cho cha: hãy ra đông xem cây lựu của cha có trổ sinh hoa trái gì không, rồi về cho cha biết.” Nghe dạy, người anh lớn bèn ra đi tìm cây lựu cha trồng, nhưng đến nơi đã vào mùa đông nên cây khó lòng mà sinh hoa nảy lộc, bèn trình về: “Con có thấy cây lựu cha trồng, nhưng chẳng hứa hẹn gì. Xem ra, cây ấy sống cũng nhiều năm, e khó qua được mùa đông băng giá rất khó lòng.”
Ba tháng sau, người cha một lần nữa lại sai người con cả ra đi vào mùa xuân xem cây lựu nhà ông có gì hứa hẹn hay không. Người con đi về kể lại: “Dạ thưa, con thấy cây lựu nay trổ bông trắng cũng rất nhiều, nhưng để trang hoàng thì tốt chứ chẳng hy vọng gì sẽ đậu trái. Con rất nghi ngờ cây đó, dù đã khuyến dụ “hãy mở ra!”, nhưng chẳng hy vọng gì một kết quả.”
Ba tháng kế, người cha lại sai anh con cả ra đi lần thứ ba xem cây lựu của nhà ông hy vọng gì không. Người con trở về, lần này lại nói: “Câu lựu lần này xem ra cũng lớn dần nhiều kết quả, đầy những lá rất xum xuê. Con có thấy một đôi trái nên có hái ăn thử, nhưng đắng ngắt chẳng tài nào nuốt nổi. Con nghĩ chắc chẳng ai buồn ăn trái của nó hết đâu cha.” Một lần nữa, chừng như anh trai cũng đã nói với cây lựu: “Hãy mở ra, mà phát triển!” nhưng cũng chẳng ăn thua gì.
Cuối cùng, chỉ ba tháng sau, người cha lại sai anh con cả ra đồng xem cây lựu có biến đổi gì không. Lần này, cây lựu trổ đầy những trái rất mọng, lại chín dòn. Anh con cả ăn thử rồi về trình với cha mình rằng: “Cha à! Con nghĩ phải mau mau ra mà trẩy hái, lựu nhà mình năm nay rất được mùa, đầy những trái ăn ngon lành.” Anh cũng nói, lần nào anh cũng nói với cây lựu: “Hãy mở ra mà sinh quả”. Và lần này, chắc cũng có người nói thêm vào cây nên mới đạt.
Người cha bèn gọi cả bốn người con lại rồi nói: “Các con thấy không? Các con đều thấy tình trạng của cây lựu nhà mình, vào mỗi mùa. Nhưng, nhận định của các con về cây lựu chỉ là những lời nhận xét phiến diện, nghĩa là cứ nhanh nhẩu chỉ để ý đến một phần của cây vào lúc ấy mà thôi. Qua kinh nghiệm này, các con nên nhớ đừng bao giờ phê phán con người theo cách đó. Bởi, làm thế các con chỉ kịp dựa trên khía cạnh nào đó rồi phán đoán như thế là không công bằng và cũng chẳng khôn khéo. Tất cả mọi sinh vật đều phải được định giá qua chuỗi ngày dài của thời khắc và chỉ sau khi thanh sát cẩn thận nhiều lần ta mới nhìn ra. Bởi lẽ, ngay cả những sinh vật bề ngoài trông khô cằn, xấu xí vẫn có thể cho ra những thành quả tốt đẹp, như thường.”
Người cha ở đây nói như thế tức hiểu rõ ý nghĩa của cụm từ “Ephata: Hãy mở ra!” Và, ông cũng hiểu được cả tác động của cụm từ khích lệ mà con người đối xử với thiên nhiên/vạn vật. Nghĩa là, vẫn nên khuyến khích rất nhiều lần, nhiều thời vụ. Để, dù ở vào hoàn cảnh nào đi nữa, thì thiên nhiên/vạn vật vẫn sẽ cho ra những kết quả khả quan nếu được khích đúng cách và đúng thời.
Con người và hệ thống xã hội cũng thế. Tất cả đều là vật thể sống động, rất tinh tế. Nếu người người cứ nói với ta và với mọi sinh vật cũng một lời khích lệ: “Ephata: Hãy mở ra” thì mọi sự vật rồi cũng có ngày làm theo lời khuyến khích hăng say, rất như thế.
Với con người, càng thấy rõ hơn bao giờ hết. Nghĩa là, con người càng được khuyến khích mở rộng vòng tay với người khác, thì người ấy sẽ chẳng còn khép kín cho riêng mình, đến bao giờ.
Trong cảm nghiệm một sự thể rất như thế, cũng nên ngâm lại lời ca ở trên, rằng:  
                                              
“Hãy mở cho em, những cánh cửa,
từng gian im lặng, của hai ta.
Căn nhà nhỏ sao mênh mông quá
bóng tối mang trái tim đi xa.

Có một chỗ nào cho em nghỉ,
Vuốt duỗi thời gian của đợi mong.
có một chỗ nào em ngồi xuông,
chải lại đường ngôi như nhánh sông.”
(Trần Mộng Tú – Mở)

            Căn nhà nhỏ có trái tim không còn đi xa, nhưng vẫn mở. Mở cho anh, cho tôi, cho mọi người. Mở, để anh và tôi, ta cứ đi vào mà ngồi xuống, dù chỉ “chải lại đường ngôi như nhánh sông.” Những nhánh sông, có giòng chảy mở rộng, cho mọi người có nước uống. Có tình sông rộng với dương gian. Rất phàm trần.
           
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh 
Mai Tá phỏng dịch