Saturday 26 July 2014

“Tôi với hồn hoa vẫn nín thinh,”



Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 18 mùa Thường niên năm A  03-8-2014

“Tôi với hồn hoa vẫn nín thinh,”
Ngấm ngầm trao đổi những ân tình.
Để thêm ấm áp nguồn tơ tưởng,
Để bóng trời khuya bớt giật mình.”
(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mt 14: 13-21
Nhà thơ xưa bỗng giật mình, với bóng trời khuya, với những hồn hoa vẫn nín thinh. Nhà Đạo hôm nay rày tơ tưởng, để thêm ấm áp những ân-tình ngầm đổi trao. Ân-tình ấy, còn là tình-ân nhung-nhớ buổi rời xa, cả Đức Chúa.
Trình-thuật hôm nay, thánh Mát-thêu lại vẫn kể về những ân-tình Chúa để lại với con dân qua sự việc lạ lùng Ngài từng làm qua sự-kiện biến những bánh và cá nhân-bản rất nhiều để con dân Ngài cùng tận-hưởng. Lạ hơn nữa, còn là và vẫn là tình Ngài chan chứa vẫn ở lại để ủi-an cảnh buồn phiền, rất cách ly. 
Người xưa có câu: “cách-ly, xa rời Chúa lỗi này do ai?” Câu hỏi này, vẫn luôn hiện đến mỗi khi ta đề cập đến chủ đề được ghi trong bài đọc 2, đại ý thánh Phao-lô viết: “Không có gì tách ta khỏi lòng mến của Đức Kitô”.
Khi chấp nhận hành hình chịu khổ đau, thánh Phao-lô có viết cho cộng đoàn tín hữu ở Rôma để nhắn nhủ các thánh ở đây, rằng: dù có hãi sợ, cách ly, hoặc sầu buồn thế nào đi nữa, không gì có thể cách ly cộng đoàn mình xa rời tình yêu của Đức Chúa.
Điều này cho thấy: mỗi khi ta có cảm giác xa cách Đức Chúa, tức: đã bước xa khỏi nơi Ngài hiện diện. Và, bình thường là qua hành vi đầy huỷ hoại. Hành vi này, thường tạo khoảng cách giữa ta và cội nguồn niềm tin, hy vọng và thương yêu.
            Thánh Mát-thêu và tiên tri Isaya đều đã viết cùng một đại ý, nói rằng: không gì có thể cách biệt ta xa rời tình yêu của Thiên Chúa. Sông rộng ngập đầy, ở lời sấm của tiên tri, và câu chuyện 5 tấm bánh và 2 con cá ở Tin Mừng, là tất cả những gì các thánh diễn tả sự sung mãn nơi Vương quốc Đức Chúa. Tức là, sự sung mãn vẫn có nơi tình thương của Chúa.
Rất thường tình, ta hay nhấn mạnh đến phép lạ thật sự tạo biến đổi mà thánh sử đã đề cập trong Tin Mừng do thánh nhân viết, thoạt khi Đức Giê-su “bẻ bánh và phân phát” cho hết mọi người, rất dồi dào. Sung mãn.
Viết như thế, thánh Mát-thêu cũng gợi sự chú ý của mọi người đến các mẩu vụn còn thừa. Thánh sử còn chú trọng hơn phép lạ nhân bản thức ăn, gồm có bánh và cá. Từ con số 5 tấm bánh và 2 con cá, thánh sử Mát-thêu nói đến số 12 giỏ vụn bánh, còn sót lại.
            Các con số mà thánh sử viết ở đây, trong Tin Mừng, không là chuyện ngẫu nhiên. May rủi. Trái lại, số 7 là con số biểu tượng cho 7 ngày Thiên Chúa tạo dựng trời đất, mà lúc ấy, mọi người nghe kể, không thể nào không liên tưởng đến.
Truyện kể đây, là kể về việc Đức Giê-su sử dụng hoa quả của nhân trần trái đất làm ra hầu nuôi sống đoàn người đông đảo, lúc bấy giờ. Hệt như thế, 12 giỏ bánh vụn còn sót, là những cơm thừa canh cặn, rơi rớt lại từ bữa ăn no nê, đầy mãn nguyện. Câu truyện đây, vang vọng một dấu chỉ Chúa muốn qui chiếu, qua số 12. 12, là con số ám chỉ các chi tộc Israel, được ghi lại nơi Cựu Ước.
            Đối với ta, truyện kể hôm nay còn vang vọng một ủi an. Thánh Mát-thêu kể cho ta nghe việc Đức Giê-su thấy được nhu cầu của từng người. Ngài chẳng khi nào quay mặt bỏ đi. Nhưng, vẫn đến tận nơi ta ở. Gặp ta ngay, vào tình trạng sống, ta kéo dài. Và, Ngài tái tạo con người chúng ta ngang qua sự sung mãn của tình yêu Ngài. Nhờ đó, ta trở thành “dấu chỉ” cho Vương quốc của Ngài, với nhân trần.
            Hội thánh của ta cũng thế. Mẹ thánh Giáo hội luôn tin rằng: việc nuôi sống đám đông quần chúng vào buổi ấy, là ảnh hình về Tiệc Thánh Thể, vẫn diễn ra hằng tuần. Với cộng đoàn. Ở nơi đây, ta đón nhận sự sung mãn ứ tràn của Đức Chúa, qua Lời Ngài, trong cuộc sống. Cuộc sống, của cộng đoàn. Trong các sinh hoạt mục vụ. Và, qua việc linh mục biến đổi rượu bánh thành Mình Máu Chúa.
            Phụng vụ hôm nay, là phụng vụ về sự sung mãn. Chúa đem đến cho ta, ân sủng dồi dào; để rồi, ta có thể chuyển đạt lại cho thế giới nhân trần những gì Ngài trao ban, ngõ hầu ta biết chăm sóc, hết mọi người. “Ai được nhiều, sẽ bị đòi nhiều”. Nhưng, vấn đề đối với thế giới hôm nay, là: nhiều người trong chúng ta vẫn sở hữu quá nhiều thứ. Rất sung mãn. Thật dư thừa. Trong khi đó, còn quá nhiều người, chẳng có đến bất cứ thứ gì. Dù là vật dụng nhỏ, để độ thân.
            Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, mà ta không thấy bận lòng gì đến việc biến đổi tâm can, hoặc có hành động thích nghi, thì ta chẳng thể nào hiểu được truyện kể mà thánh sử hôm nay viết về lòng Chúa xót thương đám đông quần chúng. Vì, khi Chúa chạnh lòng thương đám đông quần chúng, Ngài không nhắm chỉ riêng ai, hoặc một người nào.
Đôi khi, có người còn nhìn vào cảnh tình nghèo khó hiện xảy ra trên thế giới, rồi tự hỏi: “Nếu Chúa nhân từ, sao lại để việc ấy xảy ra?” Ý nghĩ này, không thể làm ta xa rời Đức Chúa. Nhưng, dưới ánh sáng soi dọi của Chúa như thánh sử ghi lại hôm nay, đoan chắc một điều, là: Ngài ban mọi sự cho chúng ta. Ban một cách sung mãn tràn đầy, để ta có thể sẻ san sự sung mãn ấy, cho mọi người.
            Mỗi khi ta có ý nghĩ đặt ra những câu hỏi như thế, và mỗi khi ta có cảm giác rằng mọi sự xảy ra giống như vậy, hãy tự vấn lương tâm, mà hỏi như người xưa, vẫn tự nhủ, rằng: Ai xa rời? rời xa ai? Trả lời được câu hỏi của tiền nhân, tự khắc ta sẽ không còn thắc mắc, nữa.
            Cầu Chúa cho ta cảm nhận được các tư tưởng mà thánh sử Mát-thêu viết ra, hôm nay.     
            Trong tâm-tình nguyện-cầu như thế, ta lại sẽ ngâm thêm lời thơ còn dang-dở, những hát rằng:
  
“Tôi với hồn hoa vẫn nín thinh,”
Ngấm ngầm trao đổi những ân tình.
Để thêm ấm áp nguồn tơ tưởng,
Để bóng trời khuya bớt giật mình.”
(Hàn Mặc Tử - Huyền Ảo)

Nói cho cùng, việc Chúa làm cho mọi người thường vẫn là những sự việc lạ lùng, ấm áp, đầy ân-tình. Ân-tình và huyền-ảo, vẫn luôn là động-thái Chúa gửi đến để rồi con dân Ngài sẽ mãi mãi trân-trọng, suốt đời mình.  

Lm Richard Leonard, sj
Mai Tá lược dịch.

Friday 18 July 2014

“Em đến từ trong giấc hỗn mang,”



Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 17 mùa Thường niên năm A 27.7.2014

“Em đến từ trong giấc hỗn mang,”
Lời ca không mở cửa thiên-đường.”
(Dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Mt 13: 44-52
            Thiên đường hạ-giới rày không mở, làm sao đến được từ hỗn mang. Thiên-quốc Nước Trời nay không đóng, người người hân-hoan cứ tiến vào.
            Trình-thuật hôm nay, thánh-sử Mát-thêu cũng đề-cập đến thiên-đường là Nước Trời ở trần gian trong đó có kho tàng quý-giá vẫn chôn-giấu nơi ruộng đồng cuộc sống, rất bon chen.   
Nơi ruộng đồng cuộc sống, có những thực-tại sờ sờ ngay trước mắt, nhưng con người không nhận ra. Trong đời người đi Đạo, có những chân-lý được Đức Chúa mặc-khải, nhưng các tín-hữu Đạo Chúa lâu nay ra như chưa một lần cảm nghiệm Nước Trời ở trần gian là thực-tại trong chân-lý ấy.
Vào những tháng ngày rất xưa, nhiều vị thừa-sai Đạo Chúa vẫn sử-dụng bài Tin Mừng hôm nay như một bằng-chứng hùng-hồn để giảng-thuyết về thiên-đường. Khi dẫn giải thế nào là Thiên-đường, các ngài có thói quen đưa ví-dụ kho-tàng chôn nơi ruộng đồng và viên ngọc quý-giá làm bằng.
Không những thế, các ngài còn thêm-thắt về hỏa-ngục hầu minh-họa lời mình trần-tình qua ảnh-hình một lò lửa cháy bừng bừng, ở đó toàn những “khóc lóc nghiến răng” đến khiếp sợ. Tất cả các yếu tố nói ở đây đều là chuyện kể hằng ngày, ở huyện nhà.
Đằng khác, một số vị giảng-thuyết làm như thể mình biết rất nhiều điều về địa-ngục bừng cháy rất nóng-nảy. Làm như thể chính các ngài là những cây viết sáng-giá đã từng hơn một lần tham-quan/vãn-cảnh chốn địa-ngục trần-gian, rất nhiều lần. Và, các ngài còn cảnh-giác người nghe lo chuẩn-bị hành-trang để một mai lỡ có một lần trót dại, cũng không sao.
Có dạo nọ, nhân mùa thuyết-giảng ở giáo xứ mình, vị linh-mục đứng bục giảng đã hùng-hồn dẫn-giải cho giáo-dân hiểu/biết thế nào là hỏa-ngục lửa bỏng bằng cột miêu-tả rất khúc-chiết, gẫy gọn. Vị ấy còn khẳng định thêm: “Giả như anh chị em ra khỏi nhà thờ mà không chấm nước thánh và làm dấu thánh kêu tên Cực trọng, thì sẽ bị chết bất đắc kỳ tử và rồi sẽ đáp chuyến tầu suốt đi thẳng vào cõi địa-ngục ngàn đời, cho mà xem!”
Vào cuối bài giảng hôm ấy, người chị họ của chúng tôi đứng cạnh giếng thánh nhà thờ quan-sát thấy mọi người lần lượt tiến ra cửa nhà-thờ làm động-tác chấm chấm rất nhiều lần, rồi cứ thế không ngớt mời chào và nhường bước. Cuối cùng, chị không chấm nước thánh-thiêng, vẫn cứ về nhà mà vẫn chẳng bị đẩy vào chốn hoả-ngục lửa cháy đùng đùng đền tội chi hết.
Những ưu-tư thúc-bách như thế, chẳng làm giảm đi thực-chất của thứ địa-ngục nơi trần-thế. Nhưng, nếu tin vào thiên-đường và ý-chí tự-do cho đúng cách, có lẽ ta phải xác-quyết rằng hỏa-ngục-nơi-con-người vẫn có thật. Và, ta phải minh-xác với những ai từng phản-bác một cách có tự-do hiểu-biết và nghiêm-chỉnh chống lại sự-kiện Thiên-Chúa-là-Tình-Yêu vẫn hiện-diện trong đời mình. Có như thế, ta mới cương-quyết định-đọat số-phận mình cho thế-giới ở đời sau.
Tuy nhiên, vẫn có sự khác-biệt rất lớn giữa các nhận-định của chúng ta, khi trước và vào lúc này, về thiên-đường cùng hỏa-ngục. Chắc hẳn, mọi người đều hiểu-biết ý-nghĩa của truyện kể về kho-tàng giấu nơi ruộng và viên ngọc quý-giá đều là ví-dụ súc-tích về thiên-đường. Các ví-dụ ấy tuyệt-diệu đến độ nó đã để lại những mấu-chốt giúp ta hình-tượng được các ý-niệm mà đầu óc con người không thể diễn-nghĩa được. Về hỏa ngục, cũng thế. Cuối cùng, vấn-đề đặt ra là: làm sao hình-dung được cuộc sống con người, mà lại không bao gồm tình-thương và sự hiện-hữu của Đức Chúa?
Đọc các sách tu đức, ta được hướng-dẫn về thứ hỏa-ngục tô vẽ bằng đường nét chấm-phá quanh-co cốt cho thấy đích-điểm và tình-huống mà trong đó tình thương không thể nào hiện-diện được vào lúc nào hết. Nói một cách xác tín hơn, có lẽ ta nên khẳng-định rằng: hỏa-ngục chính là tình-trạng “vô-thượng” hoặc đối-nghịch với Thiên-Chúa-là-Tình-Yêu rất thương mến người đồng-loại, tức: không còn lòng xót-thương người khác nữa.
Thêm một khác biệt nữa, là: ngày nay ta đã thận-trọng hơn khi trước rất nhiều, không còn tự tiện quyết-đoán xem ai sẽ là người phải vào chốn “khóc lóc và nghiến răng” ấy, trước nhất? Trong khi đó, ta còn phải nhớ lời Đức Kitô luôn khẳng-định rằng: ý-định của Thiên-Chúa là: mọi người đã được cứu rỗi, từ lâu rồi. Ta không thể coi đây là chuyện nghiêm-chỉnh nếu ta cứ muốn  cho người nào khác phải rơi tuột vào chốn “nóng bỏng” ấy, vì họ dám vi-phạm chỉ một lỗi-lầm rất nhỏ nghịch-chống lại lề-luật ta ban ra.
Đọc Tin Mừng của Chúa theo hướng tích-cực, ta có thể dùng bài Phúc Âm hôm nay như bằng-chứng cho thấy Chúa đối-xử với ta vẫn thật tốt. Ngài luôn ban tặng cho ta Nước Trời mà Ngài từng tuyên-hứa. Hiểu như thế, thì: nhân-loại chính là kho-báu được chôn nơi ruộng mà Chúa đã bỏ tất cả mọi sự để mở rộng vòng tay ôm, đón nhận ta vào lòng. Đồng thời, con người phàm-trần chính là viên ngọc quý-giá được Chúa đổi cả thiên-đường lẫn trái đất để nhận lấy cho riêng Ngài. Và, bản thân ta phải được coi như lớp cá chất đầy mẻ lưới tình-thương do Chúa từng thâu gom thành cộng-đoàn đầy mến-mộ.
Chúa của ta, là Đấng dám trở nên con người phàm-trần giống như ta ngang qua và nhờ vào bản-thể Đức Kitô, ngõ hầu ta biết thông-cảm, yêu-mến và phục-vụ Ngài. Đó, là ý-nghĩa đích-thực của Tin Mừng. Đó, mới là điều mà Ngài nhắc nhở: môn đệ nào biết nhìn-nhận các sự việc của thiên-đường thì phải xử-sự như chủ nhà được kể ở dụ-ngôn hôm nay.
Đây là hình-ảnh súc-tích, đầy đủ ý-nghĩa về những người biết yêu thương, trân-trọng. Thời Đức Giêsu sống, chủ nhà phải là người biết thương-yêu đùm-bọc và tạo được an-bình/hài-hoà cùng sự công chính cho hết mọi người.
Lâu nay Đức Chúa vẫn phú ban cho ta mọi thứ tự do ngõ hầu ta có thể quyết-định mọi chuyện. Ngài vẫn trao-tặng ta kho tàng giấu nơi ruộng và viên ngọc quý-giá ấy, hầu giúp ta biết thương-yêu, đùm bọc lẫn nhau; biết tân-tạo an-bình/hài hòa cho nhau; đối xử với nhau vui vẻ, công bằng hơn. Mọi quyết-định đều do ta tự ý chọn-lựa. Một lựa-chọn vẫn được trân trọng, từ trước đến nay. Nhưng, lựa-chọn này bao-hàm sự cốt-thiết sống phù-hợp với Đạo Chúa, bây giờ và mãi mãi.
Đó, mới là thiên-đường. Đó, mới là Nước Trời ở trần gian, đang diễn-tiến trong cuộc sống thường nhật của ta và mọi người.
Trong tinh-thần cảm-nghiệm một sự thật như thế, ta lại sẽ ngâm lên lời ở trên, rằng:

“Em đến từ trong giấc hỗn mang,
Lời ca không mở cửa thiên-đường.
Thời-gian bốn phía nhoà gương mặt,
Ảo-tưởng nghiêng vầng trán khói sương.”
(Đinh Hùng – Gặp Em Huyền Diệu)

Em huyền-diệu gặp được ở Nước Trời trần-gian, vẫn là mộng giấc xưa hỗn mang nay hiện thực. Thiên-đường ấy, nay hiện-thực ở Nước Trời vẫn rộng mở để đón chờ cả người anh lẫn người chị cùng đàn em thương nhớ vầng trán khói sương, không ảo-tưởng. Đó, chính là lời ca ta vẫn hát ở mọi thời, trong Nước Trời.  

Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch

Saturday 12 July 2014

“Dĩ vãng dầm mưa lén bước về,”



Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 16 mùa Thường niên năm A 20.7.2014

“Dĩ vãng dầm mưa lén bước về,”
Áo trùng, mây toả, mặt sầu che.”
(Dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Mt 13: 24-43
             Lén bước về, đâu vì nhà thơ dầm mưa dĩ vãng, mặt sầu che. Áo trùng, mây toả, sầu che mặt, lại vẫn là tâm-trạng của nhà Đạo khi nghe truyện dụ-ngôn “người gieo giống”, rất Nước Trời.
            Trình-thuật “người gieo giống” hôm nay, được hai thánh-sử Mác-cô và Mát-thêu diễn-tả để người nghe hiểu về Nước Trời, đầy ý-nghĩa. Mỗi vị kể mỗi cách. Nhưng, cách kể truyện của thánh Mác-cô lại vẫn theo kiểu lật ngược như tư-thế của người nghe truyện. Trong khi đó, thánh Mát-thêu lại đưa vào cuộc sống của người bình-thường đang nghe truyện, cho dễ hơn.
            Thánh Mác-cô thường kể chỉ phân nửa bài dụ-ngôn thôi, nhằm xoá bỏ mọi thành-kiến, hoặc lối đoán mò. Còn, thánh Mát-thêu lại tiến xa qua cuộc sống bình-thường mà người đi Đạo gọi là: niềm tin. Niềm tin đây, là những gì xảy đến với người thường sống ở đời, để rồi lại sẽ kết-thúc một cách tốt-lành/hạnh đạo, như lòng người mong muốn.
            Thánh Mát-thêu sống sau thời đại của thánh Mác-cô rất nhiều năm, nên ngài cũng hiểu ý-định và dụng-đích của việc kể dụ-ngôn, thời đó. Chính vì thế, nên: thánh Mát-thêu không sử-dụng mục-đích cũng như kiểu-cách của người đi trước, nhưng lại uốn-nắn ảnh-hình và cốt truyện hầu tạo dáng vẻ của sự sống không thấy nơi ngôn-ngữ thường-nhật. Dáng-vẻ đây, là âm-thanh, ảnh-hình cùng điệu-nhạc đưa vào đó, có đính-kèm một bí-kíp cho thật đẹp.
            Nét đẹp của sự việc thường-tình ở dụ-ngôn đây, là: loại đất ở nông-trại tiếp-nhận được hạt giống Chúa vãi gieo hàng loạt. Đồng thời, thánh Mát-thêu lại kể về “cỏ dại” chen lấn với lúa tốt, khiến nhà nông cứ băn-khoăn về ảnh-hưởng của nó với lúa tốt tươi, sinh lợi. Hơn nữa, thánh Mát-thêu lại kể thêm về hạt cải tuy bé nhỏ nhưng cho ra nhiều cây lớn. Và, như hạt ngọc nằm trong vỏ trai/sò xấu xí, lì lợm. Nói chung, thánh Mát-thêu sử-dụng truyện kể để cài vào đó tâm-tình lớn lao, cao-đại, tử tế cần phổ biến.
            Qua dụ-ngôn, thánh Mát-thêu đề-cao tính-chất cao cả của người bé nhỏ. Thánh-nhân còn sử-dụng việc Chúa Kitô Phục Sinh như sự chúc lành Chúa đem đến cho những con nguời nhỏ bé, bình thường ở đời. Thánh-nhân còn muốn chỉ cách để ta nhận biết và hiểu rõ rằng có những điều ta cần cảm-kích biết ơn Chúa và Đức Kitô đã làm cho con người, mà họ không biết.
            Dụ-ngôn thánh Mát-thêu kể, là những truyện hay/đẹp bộc-lộ bí-kíp sống đời bình-thường của con người. Bí-kíp đây, là sống bình-thường có Chúa ở cùng, nên rất đẹp. Bởi, Chúa thích thế. Và, Ngài thích mặc-khải những điều lớn lao về cuộc sống cho người bình-thường/bé nhỏ, mà thôi. Gọi bình-thường, nhưng người nhỏ bé vẫn cần phương-án giản-đơn, không cầu kỳ. Và, thánh Mát-thêu khám-phá ra tính thực-tế của mầu nhiệm Nhập-Thể, qua đó Chúa không cần đến thần-học hoặc khoa hùng-biện nào/khác; nhưng Ngài chỉ cần ta sống bình thường, giản-đơn, cũng đạt được.
            Thánh Mát-thêu còn đi xa hơn, bằng cách tự bó buộc mình viết thêm về quà-tặng Chúa ban cho ta, cũng dồi-dào như thế. Thánh-nhân tập-trung vào chuyện hạt giống được gieo trên đất tốt, khi viết dụ-ngôn về đất trồng trọt. Đất trồng trọt, có thể sản-xuất gấp 30, 60 và có khi cả trăm lần vượt quá sự mong-đợi của mọi người. Thánh Mát-thêu không chỉ viết thế, nhưng còn tả về các nhân-đức tàng-ẩn trong ta, khi ta sống cuộc sống biết cảm-kích những điều tốt đẹp Chúa ban cho mình, trong đời.
            Người bé nhỏ trong đời, lại muốn nghe Lời Chúa, cả trong sự việc bé nhỏ, nên đã hiểu. Mọi lời bình thường, đều được Chúa sử-dụng ở Phúc Âm để nói về Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Mẹ được chúc phúc vì đã nghe Lời Chúa, hiểu Lời và còn giữ kín trong lòng, mà thực hiện trong cuộc sống, nữa.
            Người nghe kể hôm nay, được khích-lệ sống tích-cực điều Chúa dạy. Sống tích-cực, có kèm theo nụ cười hạnh-đạo, bởi trong Lời Chúa nói, vẫn có âm-nhạc được diễn-tả theo điệu kể của thánh Mát-thêu. Đó, còn là cung-cách rất riêng-tây của thánh Mát-thêu khi sử-dụng dụ-ngôn do vị tiền-nhiệm kể, để mọi người thấy được Đức Giêsu đích-thực là người Do-thái đã biết vui tươi, mỉm cười, dễ chịu.
            Về cung-cách biết mỉm cười trong cuộc sống, cũng nên tìm hiểu xem thế nào là cười mỉm, vui tươi trong sống đời thường-tình, bằng các định-nghĩa ở bên dưới:
            -Cười, là để học biết chấp-nhận hình-thái ân-huệ của cuộc sống khó có thể kiểm soát;
            -Cười, là ý-nghĩa thần-học của việc mất đi hiểu-biết chính con người mình;
            -Cười, là mỗi ngày sống dấu-chỉ của sự đồng-thuận cuối cùng và mãi mãi với thực tại;
            -Diễu cợt - nực cười, là điều để ta cười vào đó, cho bõ sống;
            -Chỉ những ai làm thế mới là người không áp-đặt mọi thứ vào chính con người mình;
            -Cười, là để sống thân-thiện với mọi thứ;
            -Cười là niềm cảm-thông bí-nhiệm với mỗi thứ và mọi thứ trong đời;
            -Đứng ở trước những người biết cười như thế, ai cũng có dịp để đổi thay để ăn nói;
            -Chỉ những ai đã yêu và từng biết yêu mới cảm-thông được như thế;
            -Cười, khiến cho con người biết trở thành người đáng yêu;
            -Cười, là cung-cách của những người không lo-lắng nhiều về phẩm-cách của mình;
            -Cười, là cách gom mọi sự và mọi người vào với nhau để không còn mất nhau trong đời;
            -Cười, khiến ta có thể bị người đời coi là hời-hợt, sống ngoài mặt; nhưng
            -Cười, ít ra cũng làm bớt đi những gì tầm-thường, vào mỗi ngày;
            -Cười trong sống đời hằng ngày cảnh-báo để mình sống tốt -lànhvới thực-tế ở đời;
-Cười, giúp tiến về phía trước với sự đồng-thuận vĩnh viễn và có uy-lực về mọi mặt, qua đó người được cứu sẽ nói lời Amen với tất cả những gì mình từng làm;
            -Cười, là một phần của nghệ-thuật góp mặt vào mọi sự;
-Biết cười thực-sự và cười vang dội là lối sống khiến người người lướt vượt được mọi sự; và là loại-hình sống cuốn trôi nước mắt đi và đem chuyện vui vào với con người, dù đang gay gắt/nóng giận. Cười, còn phản-ánh rằng: con người không còn nghi ngờ những gì mang tính trẻ con hoặc thuộc về con trẻ nữa. (x. Karl Rahner, The Content of Faith, Crossroad 1994, tr. 148-153)

            Cười như thế, mới hiểu được ý-nghĩa cuộc sống có Chúa vẫn biết cười vào mọi chuyện. Cười rồi, ta lại về với giòng thơ có khúc đoạn mang dáng vẻ buồn cười, rất đáng cười, mà rằng:

            “Dĩ vãng dầm mưa lén bước về,
            Áo trùng, mây toả, mặt sầu che.
            Run tay ấp nửa bàn chân lạnh lạnh,
            Thương những con đường mưa cuốn đi.”
            (Đinh Hùng – Chớp Bể Mưa Nguồn)
              
            Thương những con đường mưa cuốn đi. Cuốn cả hạt giống tốt tươi lẫn nụ cười, nên mới thế. Thương, là thương cả những người chưa thấm nhuần Lời Vàng Chúa dạy nơi dụ-ngôn “người gieo giống” còn ở mãi trong đầu người hiểu biết Nước Trời sống mãi nơi con người. Suốt mọi thời.

            Lm Kevin O’Shea CSsR
            Mai Tá lược dịch.