Saturday 26 November 2016

“Ta thấy mùa đông chưa tuyết trắng”



Suy Tư Tin Mừng Tuần thứ 2 mùa Vọng năm A 04/12/2016
Tin Mừng (Mt 3: 1-12)
Hồi ấy, ông Gioan Tẩy Giả đến rao giảng trong hoang địa miền Giu-đê rằng: "Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần." Ông chính là người đã được ngôn sứ Ysaya nói tới: Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi.

Ông Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, lấy châu chấu và mật ong rừng làm thức ăn. Bấy giờ, người ta từ Giêrusalem và khắp miền Giuđê, cùng khắp vùng ven sông Giođan, kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Giođan. Thấy nhiều người thuộc phái Pharisêu và phái Xađốc đến chịu phép rửa, ông nói với họ rằng: "Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy? Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối. Đừng tưởng có thể bảo mình rằng: "Chúng ta đã có tổ phụ Abraham." Vì, tôi nói cho các anh hay, Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá này trở nên con cháu ông Abraham. Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa. Tôi, tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để giục lòng các anh sám hối. Còn Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Ngài. Ngài sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và lửa. Tay Ngài cầm nia, Ngài sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi."

sao người về như sợi tóc phai sương?”
(dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Chúa đã về. Ngài về, như sự kiện rất thật. Nhưng, nào ai thấy phai sương, vương sợi tóc? Rất đợi chờ? Ngài về, để mọi người đợi trông. Ngóng chờ, Ngài Giáng hạ làm người phàm.

Tin Mừng, nay loan báo thuở đầu đời Chúa đi vào hoạt động. Với sử gia Hy Lạp, ngày mà Ngài hoạt động, khởi từ niên biểu 15, theo niên lịch César Tiberius. Lúc, mà Pontiô Philatô làm Tổng trấn xứ Giuđêa. Hêrôđê làm vua xứ Galilê. Anna và Caipha làm thượng tế. Như thế là, thánh sử định vị được niên biểu 27-28 cho là năm Chúa xuất hiện lần đầu trước chúng dân. Lúc, Ngài trưởng thành. Để rồi, theo lịch Do thái, Ngài tử nạn vào năm 30. Và như thế, các sử gia Công giáo đã đồng ý: năm sinh của Chúa là niên biểu thứ 4 hoặc 3, trước Công nguyên.

Tuy nhiên, điều quan trọng không là ngày tháng năm sinh, của chính Ngài. Mà là, cung cách Ngài hạ sinh giống hệt như ta. Và, Ngài hạ sinh không chỉ một lần, với mọi người. Mà, là mỗi năm, Ngài sinh hạ, nơi tâm can mọi người và mỗi người.

Phụng vụ Chúa Giáng hạ vào mùa dân con đợi chờ, lại đã trích Tin Mừng trong đó ghi rõ một truyện kể về thánh Gioan. Trích và ghi, là để xác chứng sự kiện Thanh tẩy ở khu Qumran. Tại đó, thánh Gioan lập phép thanh tẩy để Chúa đến với mình. Và, coi đó như nghi thức giải hoà, chứ không là cung cách của nghi lễ ở Đền Thờ. Và, chuyện thánh Gioan tẩy rửa Chúa được sử dụng để nối kết con người bình thường với nhận thức rất chuyên sâu về Đạo. Nhận thức, theo đúng truyền thống Do-thái-giáo.

Phương-cách mà thánh Gioan sử-dụng, lại đã thu hút chúng dân quyết bước theo chân thánh nhân để đi vào chốn sa mạc nắng cháy, ở đó khi xưa Jôshua cũng thực hiện việc khuyến khích dân được chọn biết mà theo Chúa ngang qua giòng sông Giođan, mà đến đất hứa. Thánh Gioan làm thế, để phản đối giới cầm quyền La Mã đương thời đã chiếm đoạt quyền sở hữu đất đai, của Do thái. Tức, một hành xử tuy thuộc Đạo giáo, nhưng cũng mang tính chất chính trị.

Với tham vọng như thế, thánh Gioan đã dấy lên một khí thế bất đồng, quyết nghịch chống các hoạt động của vị thượng tế, ở Đền Thờ. Kế hoạch của thánh nhân, tuy không nhằm đổi thay thể chế chính trị, mà chỉ nhằm thánh hoá dân tình theo phương cách mà người Do thái tìm cách thực hiện, nhưng không được. Thánh Gioan chẳng hề đổi thay một thể chế nào hết. Nhưng, thánh nhân chỉ muốn dân con mọi người hãy làm điều mà lẽ đáng ra mọi người đều phải làm cho tốt, chứ không chỉ chăm chú vào việc mình đang làm, vì bổn phận.

Thánh Gioan làm thế, chẳng để nghịch chống lối sống theo gia đình, hoặc định chế nào khác mà người Do thái đã tạo ra. Sự thật, thì động lực thúc đẩy thánh nhân thực hiện đời sống mục vụ nơi sa mạc, là để thăng tiến sự thánh thiêng đích thực mà dân Do thái cần có. Thánh nhân không làm theo kiểu của thành viên nhóm Pharisêu chuyên trập trung áp đặt Luật Torah trong đời sống hằng ngày. Trái lại, thánh nhân chủ trương cung cách tĩnh lặng của cuộc sống nơi sa mạc ngõ hầu cải hoá cuộc đời mình, như Chúa muốn.

Công việc thánh nhân làm, là động thái cốt thực hiện một cuộc xuất hành về đất hứa, ngang qua sa mạc của mọi trắc trở khổ đau. Đó, là động thái đòi chế ngự phần đất do người La Mã tạm thời chiếm lĩnh. Thánh nhân khuyến khích mọi người hãy theo ngài về nơi hoang dã, để sống xứng hợp với Đất Lành Chúa hứa ban. Rõ ràng là, những người theo chân thánh nhân vẫn sẵn sàng đón nhận sứ điệp ngài gửi đến. Rõ ràng là, nhiều người không chỉ là cư dân sống gần Qumran, mà hầu hết những từ người khắp đất miền/thị trấn đã đến thành từng đoàn. Những người từng nắm bắt lập trường sống của thánh nhân.

Chừng như, lúc ấy Đức Giêsu cũng đang ở đó. Ngài hành xử theo cung cách của Đấng Bậc được thanh tẩy, như thánh Gioan. Cũng giảng rao Nườc Trời như sứ vụ Ngài nhận lãnh. Có điều lạ, là: Chúa nhận lĩnh ơn thanh tẩy từ thánh Gioan, là để cho mọi người thấy: đây là một cải tân, không chỉ xảy ra duy một lần, rồi thôi. Và, nhìn từ góc độ nào đó, ơn thanh tẩy từ thánh Gioan, còn nói lên sự kiện “Chúa khởi đầu đời hoạt động của Ngài theo tư cách của Ngôn sứ Đấng Cứu Độ”.

Trình thuật thánh Mát-thêu hôm nay, không chỉ diễn lại tiến trình gặp gỡ giữa thánh Gioan Tẩy Giả và Đức Chúa, thôi. Đây cũng không là dịp để thánh nhân nói lên công trình cứu độ đã thành hiện thực nơi Đức Chúa. Nhưng, còn là sự kiện cho thấy có cả những tương đồng cũng như khác biệt giữa thánh Gioan và chính Ngài.

Tương đồng thấy rõ nhất, là ở điểm: cả Đức Chúa lẫn thánh Gioan đều đề cập đến Vương Quốc Nước Trời, có hẹn ước. Cả Chúa và thánh nhân, đều là Đấng Công Chính. Và, đất lành người Do thái muốn thủ giữ, nay thuộc về Đấng Công Chính. Đất lành Ngài hứa ban, buổi đầu là cho các bộ tộc, rất chính đáng. Luật Torah và các ngôn sứ đều kình chống nỗ lực của một số người vẫn muốn sở hữu thật nhiều đất đai và quyền lực.

Kình chống, là bởi: càng ngày người ta càng thấy có người cứ cậy vào quyền mình có để giành quyền sở hữu đất đai/tài sản của người nghèo, mà con số những người này đang gia tăng một cách đáng kể. Theo luật, thì đất đai do Chúa sở hữu, con người không có quyền bán chác, đổi trao. Thế nên, hoạt động của Chúa ở đây, là để tái tạo sự công bình/chính trực, ở khắp nơi.

Công bình, hiểu theo nghĩa giảm bớt những chuyện đổi chác/bán buôn, rất lố lăng. Công bình, hiểu theo ý thức trách nhiệm qua việc “xoá tẩy” đói nghèo, sầu khổ để rồi, cuối cùng, Nước Trời rồi sẽ đến. Không phải vào ngày cánh chung. Nhưng, Vương Quốc Nước Trời đến rất sớm ngay lúc này.

Cuộc gặp gỡ giữa Chúa và thánh Gioan xảy đến vào lúc Chúa vừa tròn độ tuổi 30. Đó là lúc Chúa quyết định rời gia đình. Bỏ chốn thị thành cùng mọi người, để tiến tới thực hiện ý định Cha giao phó. Ngài quyết định, là để định ra một động thái hợp lực với thánh Gioan. Để, sau một thời gian, Ngài sẽ lại tự mình theo con đường Cha dọn sẵn, muốn Ngài thực thi.

Một điểm khác biệt nữa, giữa động thái của thánh Gioan và Đức Giêsu, là ở chủ trương đặt nặng lên nghi thức rất thánh thiêng, về Đấng Mêsia. Đức Giêsu quyết định về với những người con bé bỏng, nghèo hèn. Sống, hoà lẫn với họ, mà không sợ một rào cản, cách ngăn nào hết. Ngài về với họ trong tương quan rất trọn vẹn. Tương quan Ngài tạo nên, là kết quả rút từ kinh nghiệm có cuộc sống linh thiêng, sau khi chấp nhận thanh tẩy dành cho Ngài, từ thánh Gioan. Nhờ thanh tẩy, Ngài phát hiện ra ý định của Cha, vẫn dành cho Ngài. Và, khi dân con mọi người sống trong công lý và bình an như Cha đã định, thì Vương Quốc Nước Trời, được Cha hứa ban, đã thành hiện thực. Một hiện thực thấy rõ qua hình thức chữa lành mọi tật bệnh qua phép lạ nhân rộng những cá và bánh.

Và, qua các dụ ngôn Ngài kể cho mọi người được biết. Tất cả, nay được tái thành lập trong sinh động cả nơi triền đồi cả ở Biển hồ Tibêriát. Hoặc, thôn làng hẻo lánh có truyền thống sẻ san ơn lành mình nhận lãnh sẻ và san, để rồi sẽ dẫn đến cuộc sống lành thánh, như ước hẹn. Ước hẹn với Cha. Ước hẹn với mọi người.

Điểm tương đồng giữa Đức Chúa và thánh Gioan còn thấy rõ ở điểm: cả hai đều kình chống lối nhận thức về Đấng Mêsia theo nhãn quan chính trị. Cả hai Đấng đều kình chống lối giữ Đạo nặng hình thức nhiều lễ nghi quan cách. Cả hai Đấng đều cho thấy cung cách rất khác biệt ngõ hầu giúp sống như người Do thái được dạy phải sống như thế. Và rồi, sẽ sống Đạo đúng như Giao Ước mình ký kết với Chúa. Với tha nhân.

Nói cho cùng, trình thuật hôm nay kể nhiều về thánh Gioan Tẩy Giả, là để minh xác về thuở đầu cuộc đời hoạt động của Đức Giêsu. Giai đoạn ấy, không chỉ hiện rõ qua nghi thức có tẩy và có rửa, mà thôi. Nhưng là giai đoạn tuyên dương tín điều đích thực, rằng: Đức Giêsu chính là Đấng Mêsia mà người người đợi trông. Đấng Mêsia, do Cha gửi đến, cốt không để ta thống lĩnh ba quân mà chống lại người La Mã, đang thống trị. Mà, Đức Mêsia đây, chính là Đấng Cứu Độ mà đường đường một thánh nhân rất trổi bật như Gioan Tẩy Giả cũng “không xứng đáng để cài dép, hoặc xách giày cho Ngài”.

Tin Mừng kể nhiều về thánh Gioan Tẩy Giả, là để nói rằng: Đấng Mêsia tuy đến sau thánh nhân, nhưng Ngài lại quyền thế hơn. Ngài đến, để tẩy rửa hết mọi người trong Thánh Thần. Bởi, như bài đọc 1, lại đã viết: “Thần Khí Chúa sẽ ngự trên vị này: Thần Khí khôn ngoan và minh mẫn, Thần Khí mưu lược và dũng mãnh, Thần Khí hiểu biết và kính sợ Chúa.” (Is 11: 2) Để, “các dân tộc sẽ tìm kiếm Người, và nơi Người ngự, sẽ rực rỡ vinh quang.” (Is 11: 10)

Và, cùng một ý tưởng tương tự, thánh Phaolô cũng nói: “Quả thế, mọi lời xưa đã chép trong Kinh Thánh, đều được chép để dạy dỗ chúng ta.”(Rm 15: 4) Bởi thế nên, “Anh em hãy đón nhận nhau, như Đức Kitô đã đón nhận anh em, để làm rạng Danh Thiên Chúa.” (Rm 15: 7)

Cuối cùng thì, phụng vụ thánh năm nay trích dẫn lời kinh hay trình thuật về thánh Gioan Tẩy Giả, cũng để mọi người xác tín rằng: “Tất cả chúng ta đều là anh em. Anh em, cùng một Cha. Cùng được Đấng Mêsia cứu độ. Ngài, đang đến với mọi người lâu nay hằng chờ Ngài, suốt nhiều năm.

Lm Kevin O’Shea, CSsR biên-soạn - Mai Tá lược dịch.

Monday 21 November 2016

Lm Joe Mai Văn Thịnh CSsR NGƯỜI THUA CUỘC ĐUỢC TÔN VINH




Có lẽ không ít nguời trong chúng ta sẽ thắc mắc: Tại sao, trong ngày lễ Chúa làm Vua mà phụng vụ Giáo Hội lại đọc bài tường thuật về cái chết của Chúa. Thật khó hiểu!!!

Trong bài tuờng thuật hôm nay, chúng ta nhận thấy Đức Kitô là người thua cuộc; không chỉ như thế mà Nguời còn bị liệt vào hàng tội nhân, xếp hành chung với những tên tử tội. Không lẽ, Chúa, Vua của chúng ta lại có cảnh ngộ như thế sao?

Hàng năm, vào ngày 25/4, tại Úc và Tân Tây Lan chúng ta mừng ngày Anzac (Australian and New Zealand Army Corps). Đây không phải là ngày kỷ niệm cuộc thắng trận. Thật ra, trong ngày này chúng ta cùng nhớ đến công ơn, nhất là gương hy sinh của các chiến sĩ đã bỏ mình trong cuộc đổ bộ vào bán đảo Galipoli bên Thổ nhĩ kỳ vào ngày 25/4/1915. Họ là những nguời thua cuộc. Nhưng gương hy sinh của họ lưu truyền muôn đời.

Bên Việt Nam, vào các thế kỷ truớc, chúng ta có hơn 100.000 anh hùng tử đạo vui lòng thua cuộc trong trận chiến với thế quyền. Nhưng gương hy sinh, phát sinh từ lòng mến của các Ngài với Chúa, Vua của họ lưu truyền qua muôn thế hệ của dân Việt khắp nơi trên thế giới.

Tôi đuợc nghe anh chị em chia sẻ về những nỗi đau khổ, những đêm dài trằn trọc để tìm một phuơng thức tốt giúp cho những người con của mình khỏi rơi vào cảnh lầm lạc, có thể dẫn đưa các cháu đến ngõ cụt của cuộc đời. Cuối cùng, dù trải qua trăm cay nghìn đắng… anh chị vẫn là những người thua cuộc. Như một cuộc chơi ‘trốn-tìm’; anh chị em chận đầu này, con cái anh chị em chạy lối kia. Truớc nhưng cảnh ngộ đó, tôi thuờng nghĩ rằng trong bổn phận làm cha, làm mẹ, chẳng một ai trong anh chị em là người thắng cuộc. Vì yêu thuơng con cái mình, anh chị em là những người bại trận. tôi xin nhắc cho anh chị em biết một câu tiếng Anh mà tôi thuờng nghe ‘lost the battle but win the war – thua một trận, nhưng thắng tòan cuộc chiến’.

Lòng vòng mãi mà vẫn chưa vào đề.
Số là, trình thuật của Tin Mừng hôm nay mô tả về cái chết tủi nhục trên thập giá của Đức Kitô. Truớc mắt nhiều nguời Chúa là kẻ thua cuộc.

Trình thuật này làm chúng ta nhớ lại cuộc chiến đấu liên lỉ của Đức Giêsu và thủ lĩnh quyền lực sự dữ là Satan. Tuy Ngài đã vuợt thắng đuợc các cơn cám dỗ trong cuộc đời, nhất là khi thi hành sứ vụ. Nhưng, vẫn chưa hết. Hôm nay, Ngài còn phải đối diện với những cơn cám dỗ cuối cùng, được thánh Luca thuật lại trong Tin Mừng hôm nay.

Trước hết, các thủ lãnh cám dỗ: “hãy xuống khỏi thập giá đi!” Lý luận họ đưa ra thật xác đáng rằng ông đã từng giúp và cứu nhiều người thì giờ đây tại sao lại chịu trói như thế. Cứu mình đi. Nghe chúng nói thì chuớng tai và nhìn họ lại thêm gai mắt; thôi thì biểu lộ uy quyền cho chúng biết tay. Nếu Đức Giêsu làm như thế sẽ mắc bẫy của chúng!

Quân lính cũng đưa ra món mồi tuơng tự: “hãy xuống khỏi thập giá”. Vua mà không có quyền thì nói ai tin. Cứu mình khỏi cảnh ô nhục và cho muôn dân thấy vuơng quyền của Ngài. Lại một lời mời gọi đi con đuờng tắt dẫn vào ngõ cụt, trái ý Chúa Cha nên Ngài đã không theo.

Rồi đến người tử tội cũng muốn ăn ké; nhưng cám dỗ mà anh ta đưa ra chạm vào căn tính ‘Mesia’ của Ngài. Đức Kitô đuợc xức dầu, tấn phong để thực hiện nhiệm vụ của người tôi tớ, chứ đâu phải đến để tìm vinh danh hư ảo.

Đức Giêsu đã không chịu lùi bước, Ngài đã chiến đấu. Tuy vậy, truớc mắt họ thì hình như Ngài là nguời thua cuộc, thất bại. Nhưng, qua sự vâng phục thẩm sâu như thế mà Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài. Ngài đuợc Chúa Cha tôn vinh là Vua, là Chúa của muôn dân muôn nuớc. Qua tấm lòng hiếu kính và vâng phục Ngài đã sửa lại những sai trật của con người từ nguyên thủy để ban cho tất cả nguồn ơn cứu độ.
Còn chúng ta thì sao?

Hãy ghé mắt nhìn vào tội nhân thứ hai. Tôi thấy trong anh có tôi. Anh là đại diện và là mẫu guơng cho các người nằm trong ‘nuớc’ của Đức Giêsu. Anh nhìn nhận lỗi phạm của chính mình và cũng nhận ra sự vô tội của Đức Giêsu, rồi cầu xin Ngài cứu vớt. Thái độ của anh hòan tòan khác và trái nguợc với những người thủ lãnh, quân lính và phạm nhân bên kia. Và anh đã đuợc cứu. ‘Hôm nay’ không phải ngày mai. Ngay bây giờ, ngay lúc này anh đuợc ở trên thiên đàng với Chúa. Thiên đàng ở đây không phải là nơi chốn, nhưng là tình trạng hiệp nhất hòan hảo giữa Chúa và anh. Anh đã đạt đuợc cảnh giới hiệp thông này qua việc anh nhận ra sự hèn yếu của bản thân mà nuơng tựa trọn vẹn vào Chúa. Trong mối dây hiệp nhất, anh lĩnh nhận ơn tha thứ.

Đây cũng chính là điều mà chúng ta đã đeo đuổi trong suốt cuộc đời; nhất là trong năm Thánh Lòng Thương xót 2016 vừa qua. Lòng thuơng xót của Chúa là chốn nuơng thân cho những thần dân trong Nuớc Ngài. Chúa thuơng xót để chúng ta xót thương nhau. Vì vậy, việc đóng cửa thánh chỉ là một nghi thức kết thúc năm Thánh. Giáo Hội, giáo xứ hay bất cứ một đòan thể nào trong Hội Thánh sẽ hòan tòan mất đi căn tính của mình nếu họ không còn là phuơng tiện để diễn tả lòng thuơng xót của Chúa cho thế giới. Chớ gì khi Cánh Cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót khép lại thì cũng là lúc Cánh Cửa tâm hồn của chúng ta đuợc mở rộng hơn.

Vẫn còn những giọt nước mắt của người mẹ, những đêm trằn trọc của những người cha… đang dẫn họ đến chỗ gần như buông xuôi và thất vọng vì đứa con nghiện ngập hay ăn chơi sa đọa. Họ đang trông chờ lòng thương xót Chúa qua bàn tay của chúng ta để giúp họ phấn chấn và tin tuởng vào Lòng Xót thuơng của Chúa hơn.

Lại có thể có những gia đình đang có bất hòa có nguy cơ dẫn cuộc sống hôn nhân của họ đến chỗ tan vỡ. Vì sao? Thiếu thủy chung. Ăn vụng, dối trá hay một trong hai đang chìm đắm trong mê muội. Chỉ có Lòng Chúa thuơng xót mới giúp họ vuợt qua, chiến thắng bản thân để tha thứ cho nhau.

Chúa tha thứ cho người trộm khi ông ta nhận ra sự yếu đuối của bản thân và nuơng tựa vào quyền năng của Chúa thế nào thì chúng ta cũng thế. Hãy trao vào tay Chúa những gánh nặng của cuộc đời. Hãy tín thác vào lòng thương xót Chúa.

Đã bao lần chúng ta cầu cứu ‘xin nhớ đến tôi’ và đuợc Chúa nhận lời; thế mà chúng ta lại ngỏanh mặt làm ngơ, giả câm, giả điếc truớc những lời cầu ‘xin nhớ đến tôi’ của kẻ khác. Vì vậy, tiếp tục làm nhân chứng về Lòng Thương Xót của Chúa là sứ mạng cao cả mà vua vũ trụ trao ban cho chúng ta. 
·                     Hãy tiếp tục công việc mà Chúa đã trao.
·                     Hãy là những chứng nhân cho công việc phục vụ.
·                     Hãy trải tình yêu mà chúng ta nhận đuợc từ Chúa cho những nơi chúng ta sẽ đến, cho những ai đang cần
·                     Hãy động lòng thương với những ai đang khốn khổ lầm than, vì Chúa đã đến trong cảnh lầm than, nỗi khốn cùng của chúng ta.
·                     Hãy chia sẻ cơm ăn, áo mặc cho những người thiếu thốn.
·                     Hãy đón tiếp những ai không có cơ hội tiếp đón chúng ta.
·                     Hãy cúi mình nhìn ra những vết hằn trên khuôn mặt đầy những vết xẹo của tha nhân.
·                     Hãy thăm viếng kẻ tù đầy. Họ không chỉ ở trong nhà giam, nhưng ngay trong gia đình, xóm giáo, nhóm. Với tính biệt phái, với những tiêu chuẩn sống đạo mà chính chúng ta cũng chưa thực hiện đuợc… đã trở thành những rào cản cho sự hiệp thông, giam hãm họ… Chúng ta là những viên cai tù. Vì thế, chúng ta cần đuợc giải thóat trước.
·                      
Ước gì qua lối sống xót thuơng mà chúng ta đặt tha nhân làm đối tuơng sẽ giúp chúng ta nhận ra sự bất tòan của bản thân. Vì chỉ có Chúa mới làm cho con tim ra rung động, mắt ta sáng hơn, đôi tai ta nghe rõ hơn nhưng lời van xin của kẻ khác, nhất là những người nghèo. Họ đang chờ lòng xót thương của anh chị em. Muốn được như vậy, chúng ta cần nuơng tựa vào Chúa. Ngài chính là nguồn năng lực duy nhất giúp chúng ta tiếp tục sống và làm chứng cho thế giới nhận ra Chúa là Vua.
                                                                                    Kogarah 20.11.2016
                                                                                   

Saturday 19 November 2016

“Huyền Diệu về, tuyệt vời trong âm sắc”



Suy Tư Tin Mừng Tuần thứ Nhất mùa Vọng năm A 27/11/2016

Tin Mừng (Mt 24: 37-44)

Hôm ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “thời ông Nô-ê thế nào, thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy.Vì trong những ngày trước nạn hồng thuỷ, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nôê vào tàu. Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy. Ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. Bấy giờ, hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại;hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại.

"Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến. Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu. Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.

“Huyền Diệu về, tuyệt vời trong âm sắc”
Tôi đứng nơi đây mỗi chiều nắng tắt
Hát bản tình ca không tiếng không lời
Đêm về xanh xanh màu xanh đáy mắt
Giốc cạn tình em trong âm sắc tuyệt vời.”
(Dẫn từ thơ Vĩnh Hảo)


Mt 24: 37-44

Nhà thơ ngoài đời, đứng đợi nơi đây chiều nắng tắt. Dân con trong Đạo chờ Huyền diệu về, Đấng Yêu Thương. Đấng Diệu Huyền đến, trong ánh sáng ban mai, theo tư thế rất thương yêu và nhung nhớ.          

Trình thuật đầu năm phụng vụ hôm nay, mang dáng dấp của mầu xanh Hy vọng mà Đấng Huyền Diệu hẹn với đàn con. Với dân con, Ngài vẫn thương mến và hứa hẹn. Vua Vũ trụ huy hoàng đến, như đã hứa với dân Ngài bằng tiếng gọi của Vương Quốc, đang chờ mong. Tiếng gọi của Mùa Vọng rất thân thương và bức bách.

Bài đọc đầu, phụng vụ đưa ra thị kiến non cao, chốn Zi-on rực sáng ấy. Ở nơi đó, có Đền th Chúa dựng xây. Ở nơi đó, có trung tâm của địa cầu. Và nơi đó, còn là điểm tập trung của nhân loại, và vũ trụ. Cựu Ước khi xưa từng khẳng định: “Núi Nhà Đức Chúa đứng kiên cường vượt đỉnh non cao, vươn mình trên hết mọi ngọn đồi.” (Is 2: 2) Chốn non cao Zi-on, còn thu hút mọi người tràn về. Về, mà ca tụng và phụng thờ Giavê, Đấng Huyền Diệu nơi Đền thờ Đức Chúa.

Đền thờ Chúa nơi đây, chính là Thân Mình Huyền Diệu Đức Kitô. Đền thánh nơi đây, là chính Con Chúa đã hạ mình nhập cuộc, sống với ta. Ngài nhập cuộc, để trở nên người phàm giống như ta. Thân Mình Ngài nhập cuộc ở Bét-lê-hem, chính là Đền Chúa ngự, là Thân Mình Đấng Huyền Diệu, rất Hài Nhi.

Huyền diệu Hài Nhi, nằm nơi vòng tay nghèo của Mẹ Chúa, nơi hang lừa. Và, Huyền Diệu Hài Nhi được mục đồng Chúa đến lạy thờ. Huyền diệu Hài Nhi - chốn Đền đài bằng xương thịt, vẫn là mẫu mực để ta học hỏi sống với Chúa. Sống cuộc sống nghèo và quyết bước theo Ngài.

Phúc Âm hôm nay, chưa nói nhiều về Nhiệm Tích Nhập Thể. Nhưng, Đấng Huyền Diệu Quang Lâm được cảnh báo như một thời có nhiều xáo trộn. Xáo trộn ngày Đức Chúa Quang lâm, được mô tả giống thời Nô-ê. Một thời cần cảnh giác và tỉnh thức. Tỉnh thức, vì Ngài đến bất chợt, rất đột xuất.

Đấng Huyền Diệu đến, sẽ không như buổi xử phạt, vào ngày cuối. Ngày Chúa đến, sẽ nhắc nhở con dân của Ngài đừng vì cảnh ly biệt tách lìa, mà hãi sợ. Cảnh giác và tỉnh thức để mọi người nhận ra Chúa luôn hiện diện, trong huyền diệu.     

Việc đề cao tỉnh thức, còn được thánh Phao-lô tông đồ nhắn nhủ, qua thư gửi giáo đoàn Rôma lành thánh, rằng:

“Đã đến lúc anh chị em phải tỉnh giấc …
Đêm hầu tàn, ngày sắp đến.
Hãy vất bỏ những việc tối tăm và mặc lấy khí giới của sự sáng”.
(Rm 13: 12)

Đi vào đời sống, người người cần nhận ra, rằng: đã đến lúc ta nên cảnh tỉnh. Cần giác ngộ về các hành động mình đã và đang làm. Cảnh tỉnh/giác ngộ, để không còn gì phải sợ sệt hoặc che giấu. Giấu Chúa và giấu người phàm. Và khi đã cảnh tỉnh rồi, ta sẽ không tủi hổ vì đã có hành vi bất chính. Không còn hãi sợ vì đã hành xử phản lại tâm trạng người đón chờ ngày Chúa Quang Lâm.

Đón chờ ngày Đấng Huyền Diệu Quang Lâm, là biết sẵn sàng trong tư thế của người con bình thuờng. Người con bình thường, là người không sợ phải quay về với thời ông Nô-ê, khi trước. Người con ở tư thế bình thường, là người không còn sợ ngày xét xử, vào lần cuối.  

Tâm trạng của người con chờ ngày Chúa đến, còn là tâm trạng phó thác để Chúa hiện diện với chính mình. Ngài hiện diện qua tương quan rất hiện tại. Tương quan mang hình thái của một “nhiệm tích hiện tại”. Nhiệm tích xảy đến vào mọi lúc, với mọi người. Nhiệm tích thể hiện qua hành vi, và qua công việc thường nhật. Ngài sẽ đến bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu.

Sống trong tương quan “nhiệm tích hiện tại”, ta nhận ra Ngài đang hiện diện nơi mọi người trong cuộc sống. Và, nhận ra bàn tay thân thương Ngài đặt nơi sự kiện đang xảy đến. Khi ấy, không còn hãi sợ. Không còn e dè ngần ngại về mọi cảnh báo. Nhưng, sẽ phấn khởi sống tình thương của Chúa. Phấn khởi, nhận ra Ngài đang gần gũi chính mình. Gần hơn cả nhịp đập rộn rã, của con tim. Nhịp tình yêu. Nhịp của “nhiệm tích hiện tại”.

Trong trông chờ “nhiệm tích hiện tại” quang lâm hiện diện, ta cứ hát lên lời ca đầy khích lệ. Rất vui, như nhà nghệ sĩ khi xưa, từng hát:

Tay nâng nâng cao, nâng hòn núi sông Hòa bình
Chân đi đi mau, đi đến con đường sáng ngời
Cùng nhau múa, cùng nhau nắm tay thân tình
Tôi với anh, một lòng Đoàn kết từ đây
Tay vươn vươn lên, như bờ núi cao cao vời
Chân khoan khoan thai, như bước theo nhịp oai hùng
Bài thơ mới, và câu hát vui yêu đời
Vui với bao niềm tin đời là bài ca.
(Xuân Lôi – Y Vân –- Bài hát của người tự do)

Vui với bao niềm tin. Vui, vì đời là bài ca. Bài ca, mọi người đều hát. Hát cho đời. Hát cho người. Những người chợt thấy Đấng Huyền Diệu về, tuyệt vời trong âm sắc.         

Lm Frank Doyle sj biên-soạn
Mai Tá lược dịch.