Monday 21 November 2016

Lm Joe Mai Văn Thịnh CSsR NGƯỜI THUA CUỘC ĐUỢC TÔN VINH




Có lẽ không ít nguời trong chúng ta sẽ thắc mắc: Tại sao, trong ngày lễ Chúa làm Vua mà phụng vụ Giáo Hội lại đọc bài tường thuật về cái chết của Chúa. Thật khó hiểu!!!

Trong bài tuờng thuật hôm nay, chúng ta nhận thấy Đức Kitô là người thua cuộc; không chỉ như thế mà Nguời còn bị liệt vào hàng tội nhân, xếp hành chung với những tên tử tội. Không lẽ, Chúa, Vua của chúng ta lại có cảnh ngộ như thế sao?

Hàng năm, vào ngày 25/4, tại Úc và Tân Tây Lan chúng ta mừng ngày Anzac (Australian and New Zealand Army Corps). Đây không phải là ngày kỷ niệm cuộc thắng trận. Thật ra, trong ngày này chúng ta cùng nhớ đến công ơn, nhất là gương hy sinh của các chiến sĩ đã bỏ mình trong cuộc đổ bộ vào bán đảo Galipoli bên Thổ nhĩ kỳ vào ngày 25/4/1915. Họ là những nguời thua cuộc. Nhưng gương hy sinh của họ lưu truyền muôn đời.

Bên Việt Nam, vào các thế kỷ truớc, chúng ta có hơn 100.000 anh hùng tử đạo vui lòng thua cuộc trong trận chiến với thế quyền. Nhưng gương hy sinh, phát sinh từ lòng mến của các Ngài với Chúa, Vua của họ lưu truyền qua muôn thế hệ của dân Việt khắp nơi trên thế giới.

Tôi đuợc nghe anh chị em chia sẻ về những nỗi đau khổ, những đêm dài trằn trọc để tìm một phuơng thức tốt giúp cho những người con của mình khỏi rơi vào cảnh lầm lạc, có thể dẫn đưa các cháu đến ngõ cụt của cuộc đời. Cuối cùng, dù trải qua trăm cay nghìn đắng… anh chị vẫn là những người thua cuộc. Như một cuộc chơi ‘trốn-tìm’; anh chị em chận đầu này, con cái anh chị em chạy lối kia. Truớc nhưng cảnh ngộ đó, tôi thuờng nghĩ rằng trong bổn phận làm cha, làm mẹ, chẳng một ai trong anh chị em là người thắng cuộc. Vì yêu thuơng con cái mình, anh chị em là những người bại trận. tôi xin nhắc cho anh chị em biết một câu tiếng Anh mà tôi thuờng nghe ‘lost the battle but win the war – thua một trận, nhưng thắng tòan cuộc chiến’.

Lòng vòng mãi mà vẫn chưa vào đề.
Số là, trình thuật của Tin Mừng hôm nay mô tả về cái chết tủi nhục trên thập giá của Đức Kitô. Truớc mắt nhiều nguời Chúa là kẻ thua cuộc.

Trình thuật này làm chúng ta nhớ lại cuộc chiến đấu liên lỉ của Đức Giêsu và thủ lĩnh quyền lực sự dữ là Satan. Tuy Ngài đã vuợt thắng đuợc các cơn cám dỗ trong cuộc đời, nhất là khi thi hành sứ vụ. Nhưng, vẫn chưa hết. Hôm nay, Ngài còn phải đối diện với những cơn cám dỗ cuối cùng, được thánh Luca thuật lại trong Tin Mừng hôm nay.

Trước hết, các thủ lãnh cám dỗ: “hãy xuống khỏi thập giá đi!” Lý luận họ đưa ra thật xác đáng rằng ông đã từng giúp và cứu nhiều người thì giờ đây tại sao lại chịu trói như thế. Cứu mình đi. Nghe chúng nói thì chuớng tai và nhìn họ lại thêm gai mắt; thôi thì biểu lộ uy quyền cho chúng biết tay. Nếu Đức Giêsu làm như thế sẽ mắc bẫy của chúng!

Quân lính cũng đưa ra món mồi tuơng tự: “hãy xuống khỏi thập giá”. Vua mà không có quyền thì nói ai tin. Cứu mình khỏi cảnh ô nhục và cho muôn dân thấy vuơng quyền của Ngài. Lại một lời mời gọi đi con đuờng tắt dẫn vào ngõ cụt, trái ý Chúa Cha nên Ngài đã không theo.

Rồi đến người tử tội cũng muốn ăn ké; nhưng cám dỗ mà anh ta đưa ra chạm vào căn tính ‘Mesia’ của Ngài. Đức Kitô đuợc xức dầu, tấn phong để thực hiện nhiệm vụ của người tôi tớ, chứ đâu phải đến để tìm vinh danh hư ảo.

Đức Giêsu đã không chịu lùi bước, Ngài đã chiến đấu. Tuy vậy, truớc mắt họ thì hình như Ngài là nguời thua cuộc, thất bại. Nhưng, qua sự vâng phục thẩm sâu như thế mà Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài. Ngài đuợc Chúa Cha tôn vinh là Vua, là Chúa của muôn dân muôn nuớc. Qua tấm lòng hiếu kính và vâng phục Ngài đã sửa lại những sai trật của con người từ nguyên thủy để ban cho tất cả nguồn ơn cứu độ.
Còn chúng ta thì sao?

Hãy ghé mắt nhìn vào tội nhân thứ hai. Tôi thấy trong anh có tôi. Anh là đại diện và là mẫu guơng cho các người nằm trong ‘nuớc’ của Đức Giêsu. Anh nhìn nhận lỗi phạm của chính mình và cũng nhận ra sự vô tội của Đức Giêsu, rồi cầu xin Ngài cứu vớt. Thái độ của anh hòan tòan khác và trái nguợc với những người thủ lãnh, quân lính và phạm nhân bên kia. Và anh đã đuợc cứu. ‘Hôm nay’ không phải ngày mai. Ngay bây giờ, ngay lúc này anh đuợc ở trên thiên đàng với Chúa. Thiên đàng ở đây không phải là nơi chốn, nhưng là tình trạng hiệp nhất hòan hảo giữa Chúa và anh. Anh đã đạt đuợc cảnh giới hiệp thông này qua việc anh nhận ra sự hèn yếu của bản thân mà nuơng tựa trọn vẹn vào Chúa. Trong mối dây hiệp nhất, anh lĩnh nhận ơn tha thứ.

Đây cũng chính là điều mà chúng ta đã đeo đuổi trong suốt cuộc đời; nhất là trong năm Thánh Lòng Thương xót 2016 vừa qua. Lòng thuơng xót của Chúa là chốn nuơng thân cho những thần dân trong Nuớc Ngài. Chúa thuơng xót để chúng ta xót thương nhau. Vì vậy, việc đóng cửa thánh chỉ là một nghi thức kết thúc năm Thánh. Giáo Hội, giáo xứ hay bất cứ một đòan thể nào trong Hội Thánh sẽ hòan tòan mất đi căn tính của mình nếu họ không còn là phuơng tiện để diễn tả lòng thuơng xót của Chúa cho thế giới. Chớ gì khi Cánh Cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót khép lại thì cũng là lúc Cánh Cửa tâm hồn của chúng ta đuợc mở rộng hơn.

Vẫn còn những giọt nước mắt của người mẹ, những đêm trằn trọc của những người cha… đang dẫn họ đến chỗ gần như buông xuôi và thất vọng vì đứa con nghiện ngập hay ăn chơi sa đọa. Họ đang trông chờ lòng thương xót Chúa qua bàn tay của chúng ta để giúp họ phấn chấn và tin tuởng vào Lòng Xót thuơng của Chúa hơn.

Lại có thể có những gia đình đang có bất hòa có nguy cơ dẫn cuộc sống hôn nhân của họ đến chỗ tan vỡ. Vì sao? Thiếu thủy chung. Ăn vụng, dối trá hay một trong hai đang chìm đắm trong mê muội. Chỉ có Lòng Chúa thuơng xót mới giúp họ vuợt qua, chiến thắng bản thân để tha thứ cho nhau.

Chúa tha thứ cho người trộm khi ông ta nhận ra sự yếu đuối của bản thân và nuơng tựa vào quyền năng của Chúa thế nào thì chúng ta cũng thế. Hãy trao vào tay Chúa những gánh nặng của cuộc đời. Hãy tín thác vào lòng thương xót Chúa.

Đã bao lần chúng ta cầu cứu ‘xin nhớ đến tôi’ và đuợc Chúa nhận lời; thế mà chúng ta lại ngỏanh mặt làm ngơ, giả câm, giả điếc truớc những lời cầu ‘xin nhớ đến tôi’ của kẻ khác. Vì vậy, tiếp tục làm nhân chứng về Lòng Thương Xót của Chúa là sứ mạng cao cả mà vua vũ trụ trao ban cho chúng ta. 
·                     Hãy tiếp tục công việc mà Chúa đã trao.
·                     Hãy là những chứng nhân cho công việc phục vụ.
·                     Hãy trải tình yêu mà chúng ta nhận đuợc từ Chúa cho những nơi chúng ta sẽ đến, cho những ai đang cần
·                     Hãy động lòng thương với những ai đang khốn khổ lầm than, vì Chúa đã đến trong cảnh lầm than, nỗi khốn cùng của chúng ta.
·                     Hãy chia sẻ cơm ăn, áo mặc cho những người thiếu thốn.
·                     Hãy đón tiếp những ai không có cơ hội tiếp đón chúng ta.
·                     Hãy cúi mình nhìn ra những vết hằn trên khuôn mặt đầy những vết xẹo của tha nhân.
·                     Hãy thăm viếng kẻ tù đầy. Họ không chỉ ở trong nhà giam, nhưng ngay trong gia đình, xóm giáo, nhóm. Với tính biệt phái, với những tiêu chuẩn sống đạo mà chính chúng ta cũng chưa thực hiện đuợc… đã trở thành những rào cản cho sự hiệp thông, giam hãm họ… Chúng ta là những viên cai tù. Vì thế, chúng ta cần đuợc giải thóat trước.
·                      
Ước gì qua lối sống xót thuơng mà chúng ta đặt tha nhân làm đối tuơng sẽ giúp chúng ta nhận ra sự bất tòan của bản thân. Vì chỉ có Chúa mới làm cho con tim ra rung động, mắt ta sáng hơn, đôi tai ta nghe rõ hơn nhưng lời van xin của kẻ khác, nhất là những người nghèo. Họ đang chờ lòng xót thương của anh chị em. Muốn được như vậy, chúng ta cần nuơng tựa vào Chúa. Ngài chính là nguồn năng lực duy nhất giúp chúng ta tiếp tục sống và làm chứng cho thế giới nhận ra Chúa là Vua.
                                                                                    Kogarah 20.11.2016
                                                                                   

No comments: