Saturday 23 February 2013

“Một thời mây biếc đã trôi qua,”



Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần Thứ Ba Mùa Chay năm C 03.3.2013

“Một thời mây biếc đã trôi qua,”
“Nay tưởng cây vàng lại nở hoa.”
(Dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Lk 13: 1-9
Cây vàng hôm trước có nở hoa, đâu vì mây biếc đã trôi qua! Cây vả hôm nay đà khô đẹt, cũng chẳng do Chúa quở trách mới vừa qua, như trình thuật hôm nay còn kể lại.
Trình thuật, thánh Luca nay kể về cây vả, một loại cây vẫn thấy đầy đường ở Israel. Cây vả bị Chúa chúc dữ còn ám chỉ rất nhiều điều. Điều trước tiên về cây vả, là cây gặp thấy ở vùng Địa Trung Hải, từ nhiều năm. Có tài liệu bảo rằng: từ 11,500 năm nay, người Trung Đông thay đổi nếp sống kể từ ngày lo thu gom hột giống của các cây dại rồi thuần phục chúng biến thành cây sinh lợi.  
Khai quật Qumran ở Gilgal, gần Giêricô khi xưa, đã đưa ra bằng chứng cho thấy: “vả” có mặt ở vùng này suốt 11, 400 năm. Người xưa có nói: chỉ cần chặt cành vả cắm xuống đất, sau một thời gian nó sẽ đâm chồi sinh hoa trái cho mọi người. Có người còn bảo: “vả”, là loài thực vật đầu tiên được con người trồng trọt, thế nên mới có câu hát: “Thuở đầu đời người thấy cây vả…”.
“Vả”, cao từ 3 đến 9 thước. Tàn nó xoè rộng hơn cả chiều cao. Có loại “vả” mọc vút cao hơn 10 thước. Mỗi cây mang dáng vẻ riêng, có lá cành xum xuê, mỗi năm cho đến 2 vụ mùa, rất nhiều trái. Vụ mùa chính là vào cuối hạ hoặc chớm thu. “Vả đực”, vẫn có trái; nhưng trái hơi khô và chẳng mùi vị. Trong khi đó, trái “vả” từ cây cái lại rất ngọt, nhiều nước cốt. Trái “vả” nào sống sượng không thích hợp bữa ăn ngày Sabát chỉ đáng quăng bỏ cho người nghèo nhặt nhạnh.
Giống “vả” đôi lúc cũng cho hoa trái rất sớm; được như thế, là nhờ vụ mùa nở rộ vào xuân mùa năm trước. Có văn bản lịch sử còn cho biết: nhiều năm cây “vả” đực lại cho trái đến 4 vụ mùa; đôi khi nó không trổ cành lá nào hết. Thành thử, “vả” là loại cây cho trái sớm/muộn còn tùy vào nhiều thứ, nhất là thời tiết. Có khi cả lá lẫn trái “vả” đều đâm chồi trổ sinh cùng một lúc. Có lúc, người ta còn nhờ lá “vả” để biết trước vụ mùa sắp tới có đạt kết quả hay không, hoặc năm đó sẽ không có vụ mùa nào hết.
Sách Đệ Nhị Luật, nói về Đất Lành Chúa hứa cho dân con Israel là “miền đất có lúa mì, lúa mạch, cây nho, cây vả, cây lựu, miền đất có cây ô-liu để ép dầu và có mật ong, miền đất ở đó anh (em) sẽ ăn bánh mà không bị hạn chế.” (ĐNL 8: 8) Ở sách tiên tri Giêrêmia, Giavê Thiên Chúa lại cũng nói: “Ta quyết sẽ thu về, không để trái nào trên cây nho, không để trái nào trên cây vả, cả lá cây cũng phải héo tàn, vì Ta sẽ trao chúng cho những kẻ qua đường.” (Giê 8: 13) Cũng trong cùng chiều hướng như thế, tiên tri Habakhúc lại thêm vào: “Thật thế, cây vả không còn đâm bông nữa, cả vườn nho không được trái nào. Quả ô-liu, đợi hoài không thấy, ruộng đồng chẳng đem lại gì ăn.” (Hab 3: 17)  
Ở đoạn 23-29, sách Giêrêmia lại thấy sử dụng hình ảnh cây “vả” để nói về lưu đày và cuộc “xuất hành” về đất hứa. Ngay tại Giêrusalem, lại cũng thấy nhiều người được sánh tày như cây “vả” thối vữa không đâm chồi nẩy lộc, chỉ đáng bứt gốc nhổ bỏ, thôi. Tuy thế, người lành thánh như cây “vả” tốt tươi từng trở về sau lưu đày lại “hiểu biết kính sợ Chúa” nên được tháp tùng Chúa đi vào Giao ước, đáp ứng lại ân huệ Ngài ban bằng cả tấm lòng thành thật.
Thánh Mátthêu cũng sử dụng cây “vả” để diễn tả hiện trạng của một số người Do thái như đoạn Tin Mừng 21 câu 19 có nói: “Trông thấy cây vả bên đường, Ngài đến gần nhưng không tìm được gì cả, chỉ thấy lá thôi. Nên Ngài nói: "Từ nay, không bao giờ ngươi sinh trái nữa!" Cây vả chết khô ngay lập tức. Thấy vậy, các môn đệ ngạc nhiên hỏi: "Sao cây vả lại chết khô ngay tức thì như thế?" Thêm nữa, thánh Mátthêu còn ghi rõ ở đoạn khác: “Anh em cứ lấy thí dụ cây vả mà học hỏi. Khi cành nó xanh tươi và đâm chồi nảy lộc, thì anh em biết là mùa hè đã đến gần.” (Mt 24: 32)                                   
Tin Mừng Thánh Luca hôm nay cũng dùng văn bản do thánh Mátthêu viết rồi theo phong cách/thể loại của thánh-nhân lại kể rõ từng chi tiết: “Người kia có cây vả trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, nên bảo người làm vườn: "Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất? Nhưng người làm vườn đáp: "Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó.May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi." (Lc 13: 6-9)
Đoạn 19 câu 29 Tin Mừng, thánh Luca để Đức Giêsu dùng dụ ngôn cây vả vào lúc Ngài đến với Giêrusalem, qua Bết-Pha-Ghê và Bê-ta-ni-a, nên nói rõ: “Khi đến gần làng Bết-pha-ghê và làng Bê-ta-ni-a, bên triền núi gọi là núi Ô-liu, Người sai hai môn đệ và bảo: "Các anh đi vào làng trước mặt kia. Khi vào sẽ thấy một con lừa con chưa ai cỡi bao giờ, đang cột sẵn đó. Các anh cởi dây ra và dắt nó đi.” Như thế nghĩa là: Ngài sửa soạn cho Lễ Lá mà vào thành Giêrusalem, gần Lễ Vượt Qua. Địa danh Bết-Pha-ghê có nghĩa là “nhà có cây vả chưa kịp chín.” Gọi thế là bởi, mùa đó chưa là mùa hái “vả”, và cũng chưa là mùa “vả” trổ nụ đơm hoa.
Địa điểm kể truyện lại nói là quanh núi Ô-liu. Như thế, phải chăng bối cảnh sự việc diễn ra ở trên núi Ô-liu? Thật ra, chỉ một vùng đáng kể ở quanh đó là có ô-liu bọc quanh cây “vả” không trái, đó là vùng Ghét-sê-ma-ni thôi.
Ở Ghét-sê-ma-ni, Chúa cảm nghiệm giờ phút khổ đau/mệt mỏi cả về tinh thần lẫn thể xác theo cung cách rất cực kỳ. Cực mệt, đến độ Ngài phải thốt lên lời, âu cũng là chuyện ít thấy. Ở Tin Mừng thánh Máccô, Đức Giêsu còn lớn tiếng kêu vời Chúa Cha đến tiếp cứu. Tuy nhiên, dù Ngài có kêu hoặc có vời thì Chúa Cha vẫn im hơi lặng tiếng, chẳng đáp từ. Thành thử, lối nói theo kiểu chúc dữ cây “vả” ở giữa đường là cung cách diễn tả cơn đau cực kỳ vào lúc Ngài hấp hối.
Với thánh Mátthêu, Đức Giêsu lại nói trực tiếp với cây vả, là: “Từ nay, không bao giờ ngươi có trái nữa!" Và, cây “vả” đã chết khô ngay lập tức.” (Mt 21: 19) cũng hệt như lời nguyền/chúc dữ, không chỉ cho cây “vả” mà thôi, nhưng cho cả những gì là kết quả tích cực dù ở hoàn cảnh nào cũng thế. Điều đó cho thấy: Chúa cảm nghiệm đích thực về sự cực kỳ, tột cùng của con người.
Ở Tin Mừng thánh Luca, Đức Giêsu muốn cho cây “vả” bị đốn/chặt đồ bỏ đi, tức: Ngài muốn nó không bị bật gốc khỏi mặt đất. Điều đó dẫn đến thắc mắc: tại sao mọi sự phải đâm hoa sinh trái trước sự việc đau thương thống khổ của thập giá?
Một lần nữa, ở Tin Mừng thánh Mátthêu, Đức Giêsu kể cho tông đồ kém lòng tin tưởng biết mình phải có niềm tin vững mạnh và nguyện cầu mới được như thế, cả vào khi các thánh phải đối đầu với hoàn cảnh khổ đau rất cực kỳ, tựa như Chúa.
Với thánh Luca, đây lại mang ý nghĩa một đề nghị: mọi người cần có lòng kiên nhẫn kéo dài nhiều tháng ngày. Khi ta nói với Đức Giêsu tương tự như hoàn cảnh xảy đến nơi vườn Ghét-sê-ma-ni, là ta nói với Ghét-sê-ma-ni bé nhỏ của chính ta. Và, như thể cũng bảo rằng: “Ngay tôi đây, cũng sẽ làm được như thế, cũng thế thôi.”
Có bao giờ những người như ta cảm thấy như mình chẳng có gì là cần thiết, cả khi mình thật sự rất cần những điều như thế, không? Sống ở hoàn cảnh tương tự, ta gọi là sống có kiên nhẫn. Đó, còn là cung cách để ta sống theo đường lối sẻ san có kiên nhẫn như Chúa từng sống, chí ít là vào mùa Chay.
Trong cảm nghiệm những điều như thế, ta lại ngâm lên lời thi ca đầy chất thơ và nhạc, mà rằng:

“Một thời mây biếc đã trôi qua,”
“Nay tưởng cây vàng lại nở hoa.”
            Em chẳng mơ gì, tôi chẳng nói,
            Đôi hồn không biết có nhìn xa?”
            (Đinh Hùng – Bướm Xuân)

Cứ tưởng cây vàng, cây “vả” đã nở hoa, cả khi “đau khổ tình chết lặng” đến như thế, phải chăng đó cũng là cảnh tình của nhiều người, ở mọi nơi?

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh –
Mai Tá lược dịch

Monday 18 February 2013

“Nhìn nhau đi em, để thấy đối gương,”

Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần Thứ Hai Mùa Chay năm C 24.02.2013

“Nhìn nhau đi em, để thấy đối gương,”
“Tình phản chiếu muôn ngàn tia nhân ái.”
(Dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Lk 9: 28b-36
Tình nhân ái giữa Thày/trò, lại nói lên một thách thức vẫn tiếp tục nơi Hội thánh, bấy lâu nay. Thử thách, là thách thức để thử xem Hội thánh có muốn quay về lại những tháng ngày thời trước Công đồng Vatican 2, hay không? Thử thách, là thách thức và thử tài cải biến xem có thích hợp với thời đại, để người người còn tiếp tục mà đến nhà thờ. Thử thách, là chấp nhận cung cách “tiếp thị” những gì tốt đẹp lâu nay đưa ra để mọi người chấp nhận mà làm theo.
Thời Công đồng, yếu nhân bên ngoài Hội thánh đã thấy nhiều mô hình gặp thử thách nên biến đổi. Biến đổi, dù tốt/xấu cả về văn minh, văn hoá lẫn ý-thức-hệ. Biến đổi, cả thấy cả ở văn minh Hồi giáo, Ả rập khiến họ biến thành kẻ thù rất đáng sợ, ở nhiều người. Cùng lúc đó, khối Sô Viết khi xưa và nhóm xã-hội chủ-nghĩa hôm nay cũng đã và đang biến đổi. Biến đổi, quả là điều thực sự đã xảy ra. Nhưng, vẫn là chuyện cần nghiên cứu kỹ để biết lý do tại sao như thế.
Đạo Chúa, cũng biến đổi nhiều điều từ việc khăng khăng giữ 10 giới luật khô cứng, sang việc chuyên chăm lo cho người nghèo và tạo công bằng/chính trực gửi đến thế giới. Biến đổi, từ lòng sốt sắng nội tâm qua sự việc can thiệp vào chính trị, ở bên ngoài. Biến và đổi dễ thấy nhất, vẫn là: lòng Đạo khi xưa chuyên chú về những gì là cá nhân hoặc hình thức nay về với tình nhân ái của cộng đồng.                   
Thêm nữa, biến và đổi còn thấy rõ nơi vai trò của bậc nữ lưu cả bên trong Hội thánh. Biến và đổi, còn là đổi thay nơi động thái và hành xử với giới tính. Biến và đổi, không chỉ mỗi nơi công cuộc thừa tác/phục vụ khi xưa dành nhiều cho nam nhân, nay đã thấy nhường phần cho nữ giới. Không chỉ mỗi thế, biến và đổi còn thấy ở hình thức lẫn hiệu năng phục vụ nay vượt lằn ranh sắc tộc, giới tính, rất sẵn sàng. Và biến đổi, còn thấy rõ ở thái độ và hành xử giữa tôn giáo và khoa học, nữa.
Biến và đổi nay vẫn thấy, một phần không do bởi ý-thức-hệ, chánh-kiến, hoặc bè phái chính trị tạo ra, nhưng còn là động thái chấp nhận đổi thay cả những điều không ai thể hiểu nổi. Theo nhãn giới nào đó, đây lại là chuyện lịch sử Hội thánh Tin Lành, ta học được. Lịch sử đó, còn có động thái đổi thay mang tinh chất rất “Tin Mừng”, như: hành động cải tổ và/hoặc cách hành xử của người Thanh giáo; như: lòng đạo của các vị sống rất sốt sắng như nhóm “Tỉnh thức” chuyên chăm thừa sai/mục vụ hoặc có thái độ triệt để như ở Mỹ, đã thấy quyền của Giáo hội nằm gọn bên trong đảng Cộng Hoà.        
Động thái của Đạo Chúa thật ra không chỉ giống mỗi thế, nhưng còn hơn thế nữa. Hơn ở điểm, là: Hội thánh ta nay mang nhiều chất “Tin Mừng” hơn trước. Thật ra, bối cảnh Đạo Chúa nay bớt tính chất thể-chế, giáo điều như dạo trước. Nay bớt nhiều, những động thái cứng ngắc/giáo điều, nhưng quyết liệt hơn bằng những đòi hỏi trở nên tươi mát, về nguồn và đến với nhau nhiều hơn, như Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là một trong các ví dụ cụ thể. Nói chung, thì niềm tin của người đi Đạo hôm nay đã diễn bày một cách cởi mở, thân thiện và trí thức hơn trước nhiều.
Cũng một chuyển động như thế, lại đã thấy bà con ta nay quan tâm nhiều đến bản sắc chất lượng, hơn là chỉ đặt nặng vào việc đếm số người đi lễ nhà thờ, đọc kinh thôi.  Nói cách khác, ngày nay không ai lại hài lòng đủ với những đồng thuận có dàn dựng, hoặc mang tính cóp nhặt, bắt chước. Trái lại, tin vào Đạo phải là niềm tin-yêu đích thực, có bảo chứng, rất hiệu lực. Tin như thế, không chỉ hài lòng với những gì được bậc thày nhào luyện, sơn phết rồi truyền cho đàn em/đệ tử cứ thế mà làm theo hoặc biến nó thành hành động. Nếu chỉ như thế, thì giới đối lập sẽ phản đối bằng động thái ngựợc ngạo, chuyên quấy rối.
“Chúa Biến Hình/Hiển Thị” hôm nay, lại đã tạo nên một số thắc mắc/vấn nạn nơi nhiều người. Có những người lại sẽ quan niệm “Biến Hình/Hiển Thị” như một phục sinh/trỗi dậy đích thực thường xảy đến vào lễ Vượt Qua, cũng sắp tới. Thế kỷ qua, Hội thánh đã xử sự rất đúng khi đưa ra cho chúng ta ý nghĩa của “Phục sinh/trỗi dậy” để coi đó như nền tảng của mọi sự việc. Quan niệm như thế, cũng là điều rất phải. Nhưng, có điều là: nhiều người suy chưa đủ và hiểu chưa đúng cung cách suy tư sâu sắc, có chất lượng. Bởi, một số người lại cứ nghĩ, phục sinh/trỗi dậy đã bỏ mất ý nghĩa khổ đau và sự chết, để rồi từ đó xoá bỏ hình ảnh Chúa chịu khổ, rất đau lòng.
Đọc kỹ Tin Mừng hôm nay, ta thấy việc Chúa “Biến hình/Hiển thị” không đơn giản như nhiều người lầm tưởng. Bởi, môn đệ Chúa rất tin tưởng vào sự việc “biến hình” hoành tráng ấy; và vẫn muốn điều đó xảy ra với Chúa, với mọi người. Có thể, các thánh khi xưa cũng nghĩ rằng Chúa cũng sẽ chấp nhận sự việc này. Và chấp nhận như thế, Ngài không cần đến khổ đau và nỗi chết nữa mà làm gì. Và, có thể, Chúa có lập trường bất đồng với các thánh về chuyện này. Chính vì thế, Ngài mới răn đe các thánh không được tiết lộ cho bất cứ ai biết sự việc vừa xảy ra cho đến khi khổ đau và nỗi chết qua đi trong thành tựu. Xem thế thì, không thể có thành tựu mà không phải trải qua đau khổ và nỗi chết.
Hệt như thế, không thể có vinh quang/rạng ngời mà lại không ngang qua khổ ải thập giá. Bởi thế nên, “biến hình/hiển thị” đích thực phải là sự hiển hiện và biến mất khỏi hình hài sự sống có trỗi dậy từ thập giá. Biến hình/Hiển thị đích thực, phải là giá trị của cuộc giáp mặt/đối đầu với thập giá và chết chóc. Giá trị ấy được viết nơi con người của Đấng đã phục sinh và biến hình cách thực thụ. Và, đó mới đích thực là sự biến hình/hiển thị nơi Ngài.
Biến hình/hiển thị không thể là thực tại ta có thế bán buôn hoặc dàn dựng như một đồng thuận như thế; mà, chỉ có thể đi vào thực chất của nó để rồi tìm ra những gì thực sự diễn bày ở nơi đó. Và từ đó, ta mới hiểu được thế nào là phục sinh/trỗi dậy. Và từ đó, các giá trị như thế mới được viết nơi ta qua kinh nghiệm từng trải.
Người được biến hình/hiển thị thực sự,không là người chỉ xuất hiện trên tranh ảnh của sử hạnh các thánh, nhưng vẫn là người tiếp tục chiến đấu, vẫn ưu tư, đối đầu với những yếu kém của mình ở mọi nơi, như: trên đường phố, tại nhà nếu có nhà; hoặc ở sở nếu có việc. Cả ta nữa, ta không thể nói cho mọi người biết về chính ta cho đến khi nào ta trỗi dậy khỏi tình trạng chết được và đem theo ta những gì mình học được từ kinh nghiệm phục sinh/trỗi tức có biến hình/hiển thị quí báu rất như thế.
Thế nên, mùa Chay này, ta sẽ nguyện cầu cho Hội thánh thôi không dàn dựng hoặc sản xuất ra kẻ tin nơi cơ xưởng có thợ thuyền chuyên chăm làm việc theo giây chuyền nữa. Nhưng, khởi sự làm rạng danh những ai đạt niềm tin ngang qua thực tế khó khăn và hạn chế của mình vì đã biến hình/hiển thị. Đó mới là lễ hội của ta. Đó, mới là hội lễ Biến hình/hiển thị rất đích thực. Cho mọi người.
Trong tinh thần cảm nghiệm như thế, ta lại sẽ ngâm nga lời ca của nhà thơ trên, mà rằng:

            “Cảm ơn đời chận cổ ta ngạt thở,
            Hạnh phúc là không khí vẫn hằng quanh.
            Hạnh phúc là mặt đất giáp bàn chân,
            Cảm ơn đời đã treo ta giọng ngược.”
            (Nguyễn Tất Nhiên – Nước Trở Về Lành Lặn)

Cũng có thể, “treo ta giọng ngược” trên thập giá, rất khổ đau. Nhưng, đau khổ ấy vẫn không ngăn ta có lời để tạ ơn đời, tạ ơn người giúp ta sống đích thực một biến hình/hiển thị kéo dài cả cuộc đời. Sống với người. Và, với đời.               
                                  
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh –
Mai Tá lược dịch

Saturday 9 February 2013

“Anh ngâm nga, để mở rộng cửa lòng,”

Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ Nhất Mùa Chay năm C 17.02.2013
“Anh ngâm nga, để mở rộng cửa lòng,”
“Cho trăng xuân tràn trề, say chới với.”
(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Lk 4: 1-13
Lời anh ngâm, chẳng là thi ca tràn trề, say chới với. Để mở rộng cửa lòng, của ai đây? Điều em học, vẫn là Lời Vàng Chúa nói ở trình thuật, để cửa lòng mở rộng đón Chúa hôm nay.
Lời vàng trình thuật, là Lời Kinh Sách được thánh sử dẫn giải về việc Chúa chịu thử thách những 3 lần. Thử thách Ngài chịu nơi sa mạc 40 đêm ngày, tưởng chừng dài. Nhưng thật ra, số 40 chỉ là biểu tượng rất đặc trưng thôi. Nói đúng hơn, thử thách ấy công khai kéo dài cả một đời Ngài sinh hoạt, vì con người. Thử thách suốt một đời, vào mọi lúc, mãi đến ngày Ngài đầm mình những mồ hôi và máu trên thập giá ở Calvariô. Thử thách Ngài chịu, mang hình thức mê hoặc về những gì mình sống, hoặc như một khuyến dụ hãy làm những chuyện rất “rối” mà tự bản chất chuyện ấy cũng không tệ.
Thử thách lớn Chúa chịu, là: tỏ cho mọi người biết Ngài là Đấng Mêsia. Điều không chắc, là thử thách đề ra cho Ngài, có như chọn lựa thực tiễn không? Hay, vẫn chỉ là cung cách thánh sử kể với người đọc về những gì nói thay cho Đấng Mêsia thời buổi đó và như thế, sẽ đánh bóng cả một diễn biến hoàn toàn khác việc Chúa đã đảm nhiệm.
Là Đấng Mêsia, có ba thử thách để thực hiện. Thứ nhất, tham gia cuộc chiến đấu giành quyền lực với đế quốc La Mã; tức: thử thách chính với chúng dân thời buổi đó, do quyền uy thế lực rày trải rộng khắp dân gian, loài người. Thử thách, là thách thức Đấng Mêsia thi đua với La Mã để rồi chính mình sẽ trở thành Hoàng đế, toàn thế giới.
Thử thách tiếp, là giải quyết khó khăn của người nghèo cùng những người vẫn cứ đói do đế quốc tạo ra. Thử thách này, còn là sức cám dỗ/khuyến dụ người chịu đựng phải giải quyết kinh tế, tạo cuộc sống lành mạnh cho mọi người. Và, thử thách cuối, là khuyến dụ bản thân mỗi người và mọi người hãy cứ “mũ ni che tai” với mọi chuyện; chỉ nên lo việc thiêng liêng, đọc kinh lần chuỗi để rồi Chúa sẽ giải quyết hết mọi sự từ trên xuống dưới, trong ra ngoài. Đó là “thử thách” gặp ở Tin Mừng thánh Mátthêu.
Thử thách thứ ba ở Tin Mừng Mátthêu và nơi đây là thức thách rất rõ về quyền lực. Rất rõ, là vì đế quốc La Mã ngày đó đã có đủ quyền và lực sẵn trong tay. Rất rõ, là: đế quốc La Mã từng sử dụng nó cách mạnh bạo khiến người dưới trướng bị khuynh loát đến độ khó sống và không thể sống. Thử thách,  là hạ gục những người có quyền hành ở La Mã, bằng chính trò chơi họ đề ra hầu có quyền sử dụng mà dựng xây dựng cuộc sống có chất lượng cho mọi người, cả thế giới có văn hoá. Nói cách khác, đế quốc La Mã sử dụng quyền lực theo cung cách quá tệ bạc nên ta phải giành quyền và làm thay cho tốt hơn.
Người người đều muốn thế. Quyền và lực, tự bản chất không dẫn đến sử dụng cho tốt vì lợi ích của mọi người. Đức Giêsu từng từ chối coi Ngài như luật trừ, không tham ô/nhũng lạm như quyền và lực ở đời thường vẫn làm. Chúa khước từ đường lối Quyền lực từng sử dụng. Ngài chỉ trích, không chỉ mỗi đế quốc La Mã đã sử dụng quyền hành rất tệ lậu. Ngài còn chỉ trích đích danh quyền lực của trần gian. Ngài chọn tư cách không có quyền để ở với người chẳng có quyền gì, nơi thế giới.
Thử thách khác ở Tin Mừng Mátthêu, là thách thức giải quyết chuyện đói kém và người đói nghèo ở xã hội. Không còn nghi ngờ gì, là: người nghèo như thế đã có từ thời Chúa sống. Họ không đủ bánh ăn, vẫn bị bệnh tật hành hạ, lại chết sớm khi còn trẻ. Các vấn đề như thế, do Hêrôđê tạo ra. Ông từng có chương trình rất lớn quyết hoàn thành bằng dựng xây nhanh chóng, qua việc đổ thuế lên đầu thường dân có đời sống yên hàn, rất tử tế. Bởi cứ lo đẽo đá xây dựng đền, nên nào có bánh ăn.
Thử thách, là thách thức tiêu diệt người chống lại Hêrôđê. Những ngưòi dám nổi lên phá vỡ các đá tảng ông lo chuyện dựng xây, để có được bánh ăn. Là thử thách, bởi ta vẫn cứ nói: thế thì sao? Phải chăng con người chỉ cần đủ bánh ăn là được? Phải chăng ta cũng muốn trở nên giống những người mà mình chống đối, và tệ hơn nữa? Chúa từ chối không coi chính Ngài là Đấng cung cấp chất liệu cho mọi người. Ngài tin rằng để được hạnh phúc cần có nhiều hơn thế nữa. Và, Ngài chọn cung cách khác để trở thành Đấng Mêsia, theo nghĩa đích thực.
Thành thừ, hãy cứ xem thử thách cuối gồm những gì, ở Tin Mừng thánh Mátthêu, tức thử thách thứ ba trong ba thử thách, ta vừa bàn. Thử thách đây, không là quyền lực lấy được từ nhóm tuyển chọn. Cũng không phải là chuyện đáp ứng nhu cầu cho người bị bỏ rơi. Thế, còn chuyện linh thiêng, linh đạo, phụng vụ thì sao? Thế thì chuyện viện cớ làm điều thiện để rồi bắt buộc và thử thách Chúa phải can thiệp giải quyết các khó khăn của thế giới, thì sao? Và, phải ngay tức khắc. Hoặc, cứ dùng đền thờ, hội đường, nhà nguyện nhà thờ Hồi giáo hoặc sống đời đạo đức rồi bắt Chúa phải chỉnh sửa mọi thứ, sao? Những người sống vào thời của Chúa như người ở Qumran và các vị theo thánh Gioan Tẩy Giả cũng đều sử dụng phương án này.
Với họ, thử thách là dám khống chế quyền lực linh thiêng của Thiên Chúa và kiểm soát cả lòng xót thương của Ngài nữa. Thử thách họ gặp, là dám thách thức coi lòng đạo linh thiêng của mình còn hơn cả Chúa. Đức Giêsu lại bảo: nếu thế thì, Chúa đâu còn là Chúa nữa. Tức: nếu Ngài làm thế, thì đâu còn là Thiên Chúa đích thực. Nên, Chúa không chọn con đường thực hiện những chuyện đạo đức thêm vào niềm tin mà Ngài lại chọn đồng hành với Thiên Chúa đích thực, theo cung cách của Thiên Chúa-là Cha, chứ không theo ý riêng của Ngài. Chính đó là chọn lựa cũng rất khác.
Không hạ gục đối phương trong trò chơi quyền lực. Không đáp ứng mọi nhu cầu trong hỗ trợ trò chơi. Không tìm lợi nơi Thiên Chúa trong trò chơi đạo đức, thánh thiện. Như vậy là gì?
Là, sống trong tình trạng không quyền bính. Sống hạn chế với những gì là căn bản để sống và sống có tương quan mật thiết với nhau… chỉ mỗi thế mà thôi. Thế nhưng, phải bao gồm hết mọi người, để không ai bị bỏ rơi hết, kể cả Thiên Chúa, để Thiên Chúa cũng ở trong nhóm/hội của mình. Sống như thế, tức có mang theo niềm hy vọng. Có cả tình thương yêu con người cùng với nhau, những người vẫn có tất cả mọi khó khăn, nhưng vẫn có thể giải quyết xuyên suốt. Đó mới là đường lối Chúa thực hiện.
Chúa không bị thử thách bởi đường lối nào khác. Ngài nhìn thấu tất cả, ngang qua cuộc sống của Ngài, nên Ngài vẫn trở về với các điều căn bản ấy. Những điều ấy là những gì Chúa từng sống và từng làm. Thật sự thì đó là lý do tại sao người nghèo đã quay lưng chống lại Ngài. Tại sao đế quốc La Mã lại tìm cách giết hại Ngài. Và, cũng là lý do Thiên-Chúa-là-Cha đã có thể can thiệp để đáp lại lời cầu nhưng lại chưa từng nghe Ngài cầu nguyện.
Trình thuật hôm nay lại cũng mang đến cho Hội thánh một thông điệp. Thông điệp ở đây, là: Hội thánh lâu nay vẫn cứ ganh đua với việc trần tục hoá nên cứ tìm cách lấy lại quyền hành về chính trị mình để mất và muốn có lại ảnh hưởng trên dân chúng. Thường thì, Hội thánh vẫn cứ bon chen với các Hiệp hội trợ giúp. Cứ muốn chúng dân kính tôn mình vì mình từng ban phát bố thí tiền bạc cho nhiều người. Hội thánh còn tìm đường thiêng liêng linh đạo rồi bắt Chúa phải đồng hành men theo con đường mình đang đi. Thật sự, thì Hội thánh đang gặp thử thách giống như Đức Giêsu vào thời trước.
Chúng ta cũng thế. Ta vẫn muốn trở thành những người tốt lành giải quyết được tất cả mọi sự và lôi kéo Chúa về phe để Ngài thực hiện những gì mình muốn Ngài làm. Cũng dễ cho ta để vứt bỏ những thử thách ấy. Có những lúc, ta biết mình chỉ là những con người bé nhỏ. Biết rằng mình vẫn phải sống với những khó khăn mình gặp mà không thể bỏ phế bỏ chúng. Và, ta cũng biết mình không là nhà tư vấn của Chúa. Còn gì tuyệt vời bằng ta đã nhận ra được chuyện ấy. Bởi, tuyệt vời một điểm là ta đã có Đức Giêsu và Thiên Chúa đích thực.
Ta vẫn thuộc về quần chúng không tên tuổi, nhưng được Chúa đoái hoài, thương yêu. Ta được Chúa phú ban cho những gì để nhờ đó có thể sống hùng, sống mạnh và sống tốt lành. Dù, những thứ ấy không là cơm, là bánh. Ta được dạy bảo: hãy cứ để Chúa sống đích thực là Thiên Chúa. Rồi ra, ta sẽ khám phá ra rằng ta vẫn được Chúa thương yêu.
Hãy cứ cảm tạ Chúa vì Đức Giêsu đã lướt thắng các thử thách Ngài từng gặp. Hãy cứ nguyện cầu cho Hội thánh cũng được như thế. Và, hãy nguyện chúc cho nhau điều may mắn/tốt đẹp để mình có thể lướt thắng được chính mình. Nguyện chúc rồi, ta cứ hiên ngang bước vào mùa Chay, cũng rất thánh.
Trong nguyện cầu như thế, ta lại sẽ ngâm nga câu thờ còn bỏ dở ở trên rằng:

            “Anh ngâm nga để mở rộng cửa lòng,
            Cho trăng xuân tràn trề say chới với.
            Cho nắng hường vấn vương muôn ngàn sợi;
            Cho em buồn trời đất ứa sương khuya.”
            (Hàn Mặc Tử ­ - Trường Tương Tư)

Trời đất ứa sương khuya, nhưng đừng buồn. Bởi, Chúa cũng từng gặp thử thách như thế giống mọi người. Và, Ngài lướt thắng tất cả, để mọi người sẽ thắng lướt như Ngài. Và khi đó, “nắng vườn (sẽ) vấn vương muôn ngàn sợi”, rất chới với, nhưng vẫn “mở rộng cửa lòng”. Cho Chúa. Cho mọi người. 
                                  
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh –
Mai Tá lược dịch

Monday 4 February 2013

“Gót nhỏ lên thuyền một kiếp xưa,”



Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ Năm mùa thường niên năm C 10.02.2013

“Gót nhỏ lên thuyền một kiếp xưa,”
“Em về trăng mọc bến chân như.”
(Dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Lk 5: 1-11
Gót nhỏ lên thuyền, gót của em. Người em dân dã, vẫn cứ về. Em về trăng mọc, bến chân anh. Người anh mộc mạc, xưa theo Chúa.
Trình thuật thánh Luca, nay ghi về chuyến lên thuyền để đánh bắt rất nhiều cá. Cá ở đây, gồm truyện kể về quà tặng Chúa ban, không chỉ cho mỗi dân con được chọn, mà cả con dân ngoài Đạo, cũng vẫn được. Trước nhất, là về Galilê, và sự thể đánh bắt, vào thời đó.
Biển hồ Galilê, là hồ nhân tạo duy nhất ở Israel. Hồ này dài đến 55 cây số, chạy vòng quanh bến bãi, ở nơi đây. Hồ này sâu từ 25m đến 45m, nhưng mực nước lại thấp hơn mặt nước biển đến 200m. Hồ nhân tạo, nhưng đây là chốn lý tưởng để đánh bắt đủ mọi loại cá. Với dân chài, thì Biển hồ Galilê là nơi tốt nhất để bắt cá. Với khảo cổ, lại có khám phá tuyệt vời từng phát hiện một thuyền đánh cá dài rộng cỡ 8m x 2.20m x 1.35m bộ, với niên đại có từ năm 40 trước Công nguyên. Thuyền này được gọi là “Con Thuyền Của Chúa”, vì là đặc trưng tiêu biểu thời Chúa sống.
Dân chài đây, có nhóm chuyên đánh bắt các loại cá có chất lượng để cung cấp khắp nơi, cả người Ai Cập cũng là khách hàng thường xuyên mua về đem hun khói thành đặc sẳn rất tuyệt vời. Các khai quật cho thấy thuyền đánh cá ở đây được trang bị khá tốt để có thể đánh bắt suốt cả đêm. Sản phẩm đánh được lại đã tạo nguồn lợi tức cho một số công ty chuyên ngành trong thời gian dài, chuyên nghiệp.
Dân chài ở đây, có người còn có nghề tay trái không chỉ đánh cá đóng thuyền thôi, nhưng còn kinh doanh và tránh thuế. Dân chài người Bét-sai-đa sống ở Ca-pha-na-um quen tránh né đám thu thuế; nên, nghề cá là nghề ít bận tâm về luật thuế nhất. Nói chung, dân chài ở đây biết nhiều thứ, chứ không chỉ sơ sơ mỗi cá tôm.
Thế nên, cử toạ đầu tiên tìm đến Chúa để nghe Ngài giảng giải, lại là dân chài Biển hồ Galilê. Chúa hoạt động công khai, Ngài cũng di chuyển loanh quanh các vùng: Bét-sai-đa, Ca-pha-na-um, Ghê-nê-sa-rét, Mag-đa-la, hoặc Ghê-ra-sa cùng các vùng chài lưới và thôn làng ở Biển hồ. Chúa giảng rao vùng cận duyên gồm các làng chài trong đó có cả Tyrô và Siđôn nữa. Hôm ấy, bên vệ đường cạnh hồ Galilê, Chúa gặp ông Phêrô (cùng nhạc mẫu) và các bạn chài là: An-rê, Giacôbê và Gioan (có bà Zêbêđê) và cả anh Lêvi thu thuế, nhất nhất đều đến từ Ca-Pha-Na-Um, ở quanh đó.
Chúa vẫn thường có thói quen di chuyển trên hồ bằng thuyền bè. Chính ở nơi này, Ngài chỉ cho các thánh biết đánh bắt thật nhiều cá, như phép lạ. Và cũng ở triền hồ, Ngài còn phân phát cho cả ngàn người được no nê, ăn thoả chí. Tin Mừng thánh Luca (đoạn 24) cũng cho thấy Chúa đã trở lại hồ này ngay sau ngày Ngài Phục sinh quang vinh.
Vấn đề hỏi là: làm sao thánh Luca lại biết rõ điều ấy. Bởi, ai cũng đều biết thánh Luca đâu thuộc thành phần dân chài và cũng chẳng là tay thu thuế. Thế nên, nguồn văn của trình thuật hôm nay, có lẽ đã được rút từ Tin Mừng thánh Matthêu đoạn 4 câu 18. Đoạn này, thánh Matthêu ám chỉ một Xuất hành mới cốt để tái lập Vương quyền của Đavít.
Thánh Luca không chỉ nhấn mạnh sự kiện Chúa gọi mời dân chài làm tông đồ, nhưng nhấn mạnh lên câu Chúa nói với Phêrô, rằng: “Từ nay ngươi sẽ là kẻ chài lưới người.” Có thể là, thánh Luca không có ý đó, nhưng thánh Mátthêu lại trích dẫn lời ngôn sứ Giêrêmia đoạn 16 câu 16 và Êdêkiel đoạn 47 câu 9, trong đó Chúa nói: “Này Ta sai ngư phủ đến, một số đông và họ sẽ vung lưới bắt chúng.” Tất cả điều đó, chỉ muốn nói rằng: Chúa đến như thể cuộc đánh bắt rất nhiều cá chứ không phải chỉ mỗi thứ cá, là người Do thái mà thôi.              
Ở đây, thánh Luca lại nói lên lập trường của riêng thánh-nhân về ơn cứu độ Chúa rộng ban, không chỉ gửi đến với dân được chọn là Do thái mà thôi, nhưng còn mở ra với hết mọi người, mọi sắc tộc, giòng giống. Và cũng thế, các tông đồ của Chúa được gửi đến với mọi người có giòng giống sắc tộc, rất khác nhau. Ngài sẽ không phân biệt một ai để rồi đem tất về với Vương quốc của Ngài, cũng là vùng đất có biển có hồ, mầu mỡ rất nhiều cá.
Truyện kể ở trình thuật thánh Luca hôm nay cũng rất đẹp, trong đó tác giả cho thấy kết quả của công việc hợp tác giữa hai chiếc thuyền đánh cá mỏng manh đến suýt chìm vì nặng chĩu những cá. Một trong thuyền đó, có Simôn Phêrô đã thành công đánh bắt được rất nhiều cá. Một lần nữa, ở đây thánh Luca cũng không nhiều kinh nghiệm về sông nước với đánh bắt. Nhưng tác giả đã để Chúa yêu cầu thánh Phêrô chèo đò vào bờ, rồi theo Ngài.
Nhiều năm qua, có học giả người Do thái là Abraham Joshua Heschel đã nói về vai trò của ngôn sứ ở Israel. Theo ông, ngôn sứ là người hiểu được những “xúc cảm” của Thiên Chúa. Qua cụm từ “xúc cảm”, ông muốn nói: Thiên Chúa không xa với với con người chúng ta, theo nghĩa khoảng cách thần linh, thánh thiêng; nhưng Ngài là Đấng rất cần gần gũi với những khổ đau/sầu buồn, như con người. Ngài cũng có cảm xúc như con người. Giữa Ngài và con người, luôn có sự tuỳ thuộc hỗ tương, tức là: Chúa cần ra khỏi tính thánh thiêng để đến với chúng ta. Và chúng ta cũng thế, cần ra khỏi hoàn cảnh của mình để ra đi mà đến với Chúa. Để sống với những cảm xúc của chính Chúa.
Ý tưởng của diễn giả Heschel đem đến cho ta một mô hình mẫu mực để hiểu được tư tưởng của thánh Luca viết ở đây. Thánh Luca tuy không là ngôn sứ, giống như thế. Chúa của thánh sử cũng không là Thiên Chúa của tác giả Heschel. Nhưng theo thánh Luca, thì Chúa cũng có cảm xúc muốn san sẻ sự vui mừng với chúng ta. Ngài đã đi vào cuộc sống phàm trần theo cung cách cũng trần tục để niềm vui của Ngài lấp đầy hết mọi người. Trong mọi người. Và niềm vui của ta cũng có kết quả tương tự, đối cới Chúa.
Thật ra thì, cụm từ “xúc cảm” ở đây cũng không đúng nghĩa cho lắm khi ta diễn tả điều mà thánh Luca muốn nói. Nhưng điều mà thánh sử Luca muốn nói chính là niềm vui chung vẫn có giữa Đức Giêsu và các thánh tông đồ, rất thuyền chài. Đó là niềm vui rất lớn không biên giới nhưng đã hoàn toàn rộng mở. Niềm vui ấy, nay phát tán đi vào với thế giới gồm đầy khổ đau, âu sầu. Vui, là rung động với những cảm xúc hân hoan của con người để đi vào tận tâm can con người vẫn thường gặp nhiều klhổ đau/sầu buồn vào mọi lúc. Niềm vui ấy, như thể đàn cá tung tăng nhẩy xổ vào lưới bắt của các vị tông đồ/thuyền chài. Đàn cá xem ra thích nhảy vào lưới như thế. Và các tông đồ/thuyền chài cũng mỉm cười vui thích khi thấy đàn cá cứ làm thế.
Và thánh Luca vẫn ghi lại những truyện kể ở trình thuật có Đức Giêsu mỗi lần đến với ai, là người đó cũng sẽ vui mừng, nhảy chồm lên vì sung sướng. Và lòng thương xót của Chúa lớn lao gồm đủ những cảm-xúc và niềm vui to lớn còn là kết quả của sự việc nhảy ra khỏi làn da, thớ thịt mà Chúa từng làm và từng sống với ta như thế. Đức Giêsu cũng đã làm như Chúa đã làm như thế với mọi người. Như thế, thì Ngài đích thật là Người Con của Thiên Chúa.
Điều này dấy lên một vấn đề hỏi rằng: làm sao chủ đề “ơn cứu độ” lại có thể trở nên chuyện chính yếu đối với tác giả Luca, là thế? Đôi khi, đó còn là trọng tâm Tin Mừng của thánh-nhân nữa. Chuyện này kể cũng thực, nhưng không phải là tiên quyết. Ít ra, tác giả cũng không đến nỗi ưu tư nhiều như thế. Ơn cứu độ, là cụm từ ta dùng để chỉ về trạng huống ta trải nghiệm Niềm vui chung có Chúa đã từng đảo ngược mọi chuyện tiêu cực thành cơ hội để ta suy tư về ân huệ trọng yếu này.
Những điều kể trên, đôi khi làm người đọc lại nghĩ về truyện ông Noê ở Cựu Ước. Truyện kể vẫn cứ kể về điều là những sinh vật được cứu sống, chỉ mỗi vài cặp thú vật trên thuyền mà thôi. Cứ tin là như thế. Như thế, tức như thể không phải tất cả mọi thú vật đều có mặt ở đó, hết. Thế thì, các thú khác và người khác thì sao? Có được cứu rỗi không? Về cá heo và chúng bạn vẫn tung tăng bơi lội và cười đùa vui vẻ ngoài con thuyền cách vô tội vạ thì sao? Chúng không được cứu sao?
Nếu thế, cũng không phải là ý của tác giả, cả Cựu Ước lẫn Tân Ước. Bởi Thiên Chúa là Đấng thực sự rất Vui và rất đại độ. Có lúc Ngài cũng tung tăng vui vẻ, ngoài con thuyền đấy chứ? Dù thuyền đó là thuyền đánh cá của Phêrô hay thuyền cứu độ của Noê, cũng đều thế. Cả tác giả Luca cũng thế. Cũng đâu bao giờ có được ý tưởng buồn cười về cuộc sống được cứu rỗi và về Thiên Chúa đến như thế.
Thế nên, đọc trình thuật thánh Luca, người đọc hẳn đôi lúc cũng nghĩ như nhà thơ bên dưới:
            “Gót nhỏ lên thuyền một kiếp xưa,
            Em về trăng mọc bến chân như.
            Người Em hơi thở say mùi huệ,
            Mây trắng vương buồn mắt thái sơ.”
            (Đinh Hùng – Trái Tim Hồng Ngọc)
            Trái tim của Chúa, cũng “Hồng Ngọc”, tức: cũng mầu hồng và bằng ngọc, luôn tưởng nhớ hết dân gian mọi người, dù là dân chài thợ mộc, Ngài vẫn mời theo Ngài giảng rao ơn cứu độ thân thương, rất hồng ngọc. Để dân gian mọi người sẽ trở thành ngọc hồng, ngọc bích vẫn cứ thương.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh –
Mai Tá lược dịch