Friday 25 October 2013

“Mơ ước, hiền như truyện trẻ thơ,”



Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 31 thường niên năm C 03.11..2013
“Mơ ước, hiền như truyện trẻ thơ,”
“hoài nghi từng nét, mực phai mờ.”
(dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Lc 19: 1-10
Mơ ước truyện trẻ thơ của nhà thơ đâu bằng ước mơ chuyện nhà Đạo có Chúa đoái hoài như truyện ông Da-kêu ở trình thuật hôm nay.
Trình thuật thánh Luca, nay mô tả chuyện người thu thuế thấp bé lại có tâm hồn rất thanh cao, tốt lành chuyên giúp người khác có quyết tâm. Ông Da-kêu nói: Ông quyết tâm tặng phân nửa tài sản mình có cho kẻ nghèo khổ, và nếu chẳng may ông có làm cho ai bị thiệt thòi cách nào đó, thì ông sẽ hoàn trả gấp bốn. Chuyện ông Da-kêu, tác-giả không cho biết: ông hành đạo và giữ đạo cách nào; cũng chẳng kể về chuyện ông có đến đền thờ tham dự nghi thức phụng vụ đều đặn không, cũng đâu biết.
Bởi, vào thời thánh Luca ghi chép Tin Mừng, thì đền thờ của người Do thái đã bị phá hủy, nhưng thánh Luca lại đã kể tình tiết câu chuyện xảy ra trước ngày đền thờ bị tàn phá. Ông không kể là nhân vật Da-kêu thấp bé, lùn tịt có ăn chay giữ luật Torah Do thái không và cũng chẳng đề cập gì về chuyện ngày vui/lễ hội đình đám; và cũng chẳng dám bàn về tập tục trong Đạo mà người Do thái tuân giữ cũng như phổ biến cho công chúng, cách công khai. Ông Da-kêu muốn trở thành đạo-hữu bình thường và làm những điều thông thường phải Đạo với mọi người, thôi.     
Thời hôm nay, cũng đã thấy nhiều người hành-xử giống như thế. Họ có niềm tin của dân con Đạo Chúa khá mãnh liệt, nhưng không công khai xuất hiện trước mặt mọi người. Họ có quan-hệ tốt với nhiều người nhưng vẫn không được gọi là người tốt lành/hạnh đạo chuyên chăm đi nhà thờ/nhà thánh.
Chuyện ông Da-kêu hôm nay, cũng lôi kéo người đọc và người nghe để biết thêm về các sinh-hoạt bác ái/từ thiện nơi Đạo Chúa vẫn âm thầm đến với người nghèo/khổ có nhu cầu thể chất cũng như tinh-thần để được giúp. Gọi các vị này là thừa-tác-viên, tức: các nhà hoạt-động hữu hiệu trong công-cuộc quảng bá/truyền rao niềm tin cho người không có cơ được biết Chúa. Các vị, làm nhiều việc hữu-hiệu nhưng không hợm hĩnh tự cho mình là người biết đọc kinh, siêng chăm đi nhà thờ/nhà thánh cách thường xuyên quá mức đòi hỏi.
Các vị là những người làm công việc giúp đỡ nhiều người khác. Xem thế thì, cả ông Da-kêu lẫn những người hoạt-động hữu-hiệu đã và đang leo lên cây cao để có vị-thế thuận-lợi là thấy được Chúa, nơi người nghèo.
Chuyện ông Da-kêu vời Chúa gợi cho ta ý tưởng là: hôm nay, Hội thánh Chúa ở trần thế, vẫn còn đó những con người lý tưởng, nhưng vẫn không ồn ào chuyện kinh kệ, rước sách hoặc sinh hoạt bề ngoài chuyện nhà thờ hay phụng vụ. Nhưng, họ vẫn sống thực thụ cuộc sống đích thực theo Lời Chúa khuyên; và, đã biến các lời khuyên dạy của Thầy Chí Thánh thành hành động bác ái/từ thiện.
Ở đây nữa, truyện ông Da-kêu thực thi giúp người nghèo/khổ không hẳn chỉ là gợi ý của tác giả Tin Mừng thôi, nhưng là nhắc nhớ/khuyên nhủ người đọc Tin Mừng hãy khám phá ra lần nữa, ý-nghĩa và nhu-cầu thực-hiện trọng trách của Kitô-hữu, có bổn phận như ông Da-kêu tìm “thấy” Chúa cho bằng được; ngõ hầu tỏ bày quyết tâm thực hiện công ích giúp người nghèo/khổ thiếu thốn. Nghèo/khổ vật chất và/hoặc kiến thức. Thiếu thốn, phương tiện sống cho ra người, đúng ý nghĩa.
Truyện ông Da-kêu hôm nay, đã khẳng-định vai trò tạo sức hút thực thi bác ái/từ thiện. Bác ái/từ thiện, như thực tại hoà trộn nhiều thứ, trong đó có: lòng thương người, tính thực-dụng và phương-cách tổ chức. Lòng thương người, tự nó, không có nghĩa là mình sẽ làm được mọi thứ nếu không có được tính thực-dụng. Có tính thực-dụng, mà không có lòng thương người, thì thật ra, cũng chả “sờ chạm” hoặc tiếp cận được ai; hoặc đến được người nghèo/khổ nào thì cũng không thương yêu, chăm sóc họ.
Biết tổ-chức, mà không có lòng thương người theo tính thực dụng/thực tiễn, thì sẽ có khuynh hướng tự vỗ béo, nuôi dưỡng chính mình, chứ người nghèo/khổ nào hưởng được lợi lộc gì cho cam. Nghèo khổ/thiếu thốn là những ai? Nghèo khó/khốn khổ luôn biến đổi nhưng lúc nào cũng có đó, vào mọi thời và xã hội.         
Thời hôm nay, ví dụ về người nghèo/khổ thiếu thốn bao gồm cả di dân/tị nạn sống bấp-bênh, tạm bợ tại hầu hết các quốc gia. Với những người này, nghèo và khổ không là trường hợp của người thiếu ăn/thiếu mặc, dù loại hình nghèo và khổ nay vẫn đầy dẫy khắp nơi, trên thế giới.
Nghèo và khổ, trước hết và trên hết, là ngôn-từ diễn tả tư tưởng, ước muốn của mình và của người. Nơi đất khách quê người, cảm nghiệm đầu tiên họ từng trải, là: cảm nhận/nghiệm sinh về khả-năng nắm bắt, hiểu biết ý nghĩa của ngôn-từ mà người khác đã nói. Phần đông những người nghèo về kiến thức/hiểu biết về âm giọng và tiếng nói mà người khác từng phát âm hoặc diễn tả, nên không phát-biểu được điều mình muốn nói cho người khác hiểu. Kết cuộc dẫn đến kỳ thị, ngộ nhận, chỉ cười trừ.
Nghèo khổ/túng thiếu còn thấy ở nhiều địa hạt khác nữa. Địa hạt khoa học, vi tính, khiến lạc lõng mất mát mọi thông tin cần thiết cho cuộc sống khác với quê mình. Thế nên, đa số những người mới tới đất miền xa lạ -chí ít là nữ-phụ-  vẫn cần có người giúp đỡ. Di dân nào cũng cần người khác giúp đỡ dạy dỗ để hiểu tiếng “mẹ đẻ” mới theo ngôn ngữ phố chợ, chứ không phải ngôn từ ở sách vở. Nơi xứ lạ, người mới đến sinh sống có cảm giác như mình tuy là người sinh viên đại học lớn xác đấy, nhưng chưa từng kinh qua trường lớp tiểu học hoặc mẫu giáo, nào hết. 
  Nếu người di dân/nghèo khổ hoặc túng thiếu lại không được ai giúp đỡ, hẳn là họ sẽ bo mình trong một thế giới của riêng mình; nên, ngay như dân địa phương nơi đó cũng không biết là có đám người di dân đang gần gũi. Di dân như thế, sẽ mất đi khả năng tự mình vượt ra khỏi mọi khó khăn; mất cả niềm tự trọng lẫn tự tin nên chẳng tin tưởng vào bất cứ ai, đấng bậc nào. Họ ra như con trẻ không được người nào chăm sóc. Điều họ cần hơn cả là: giúp họ khám phá ra gia đình mới, từ từ giúp họ hiểu/biết và trao đổi, hoặc đối thoại. Việc này còn là điều tiên quyết trước cả nhu cầu học pháp-cú, văn-phạm cùng tự vựng của bất cứ ngôn-ngữ nào cũ/mới. Di dân mới tới, vẫn cần các nhà sinh hoạt bác ái/từ thiện giúp đỡ họ giải toả những khó khăn, vấp váp bằng nụ cười đầy thiện cảm.
Giống như Da-kêu người thu thuế hoặc thân thuộc vẫn vui bước ra khỏi nhà để giúp đỡ khi ông và họ có nhu cầu trèo lên cây để thấy được Chúa có mặt ở với người khèo hèn, cùng khổ. Di dân thời nào cũng cần làm quen với nền văn hoá sở tại khả dĩ giúp họ tái-tạo niềm tin-yêu đã để mất.
Các nhà hoạt-động bác ái/từ thiện là thành phần của nền văn-hoá, của thánh Hội có hiệp thông/liên kết giúp người có nhu cầu tối-thiểu. Bởi, nhà từ-thiện dù không là kẻ tin vào Đấng Thánh Hiền rất lành và rất thánh vẫn là người chân phương, hiền từ chuyên giùm giúp những người nghèo và khổ đang cần giúp đỡ. Tín-hữu Đức Kitô, theo định nghĩa, chính là nhà từ thiện chuyên giùm giúp hết mọi người, không phân biệt tôn giáo hoặc tín-ngưỡng.
Không văn hoá nào có thể tồn tại mà lại không có tín ngưỡng. Mỗi nền văn hoá đều có truyền thống, truyện kể, nghi thức tôn giáo, đạo đức chức năng và giáo lý riêng của mình. Trong mỗi văn hoá, đều có thông điệp nhắn nhủ mọi người nên giúp đỡ kẻ yếu hèn, nghèo khổ. Cùng với truyền thống đó, còn có tín ngưỡng và mọi sự mang tính chất xã hội.        
Niềm tin thì khác. Đó, không là loại hình tôn giáo. Nhưng niềm tin giúp con người thấy được Chúa nơi con người và thấy được chân trời rộng lớn hơn chính tôn giáo thấy. Khi niềm tin thấy được người có nhu cầu thì sẽ thấy nhiều người nghèo/khổ, nhiều nhu cầu hơn ai hết. Với nhiều người, tầm nhìn của niềm tin sẽ không kéo dài khi đạo giáo không hỗ trợ. Rủi thay, chuyện ngược đời lại trở thành sự thật, tức: tôn giáo thường sống dai hơn niềm tin. Tôn giáo sẽ khập khiễng khi con người mất niềm tin. Và lúc đó, tôn giáo sẽ trở thành chiến-hào tập trung vào mình, rồi đóng kín, dữ dằn và cố-chấp. Lúc đó, không còn nhớ gì người nghèo/khổ, nhiều nhu cầu hơn bao giờ hết.
Cũng là điều tốt nếu các Da-kêu thời đại lại sẽ phát-hiện được tôn-giáo trong khi vẫn là Da-kêu còn niềm tin. Cũng sẽ là điều tốt đẹp, giả như các nhà từ thiện lại đến được với các nhóm hội cầu nguyện dù thuộc tôn giáo nào đi nữa, quyết thu hút hết mọi người, cả những người đang tìm Chúa. 
Cầu và mong sao những người như thế vẫn tồn tại và đang làm những việc tốt đẹp như mơ ước. Mơ và ước như ước mơ của nhà thơ từng thổ lộ, rằng:

Mơ ước hiền như truyện trẻ thơ,
Hoài nghi từng nét mực phai mờ.
Chữ Yêu lượn nét hoa kiều diễm,
Tưởng thấy nghìn đuôi mắt hẹn hò.”
(Đinh Hùng – Bao Giờ Em Lấy Chồng)

            Như nhà thơ có ước mơ, dù chỉ mỗi chuyện trăm năm vợ chồng, nhà Đạo mình cũng mơ ước chuyện được thấy Chúa nơi người nghèo/khổ. Để rồi, tất cả mọi người sẽ chiêm niệm về Tình Thương Yêu chẳng “hoài nghi”, nhưng vẫn tin chắc vào Lời Chúa, như sự thật chẳng hề phai, bao giờ.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh   
Mai Tá lược dịch

Saturday 19 October 2013

“Tôi vẫn đợi, đợi thêm người chút nữa,”



Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 30 mùa thường niên năm C 27.10.2013
“Tôi vẫn đợi, đợi thêm người chút nữa,”
“tự an ủi mình khi cắn nỗi sầu đau.”
(dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Lc 18: 9-14
Nhà thơ đợi, là đợi thêm người để tự ủi an, cắn sầu đau. Nhà Đạo nay có đợi, cũng là để nguyện cầu như ví dụ ở trình thuật hôm nay, lại vẫn kể.
Trình thuật hôm nay, thánh Luca kể về động-thái nguyện cầu của hai lớp người tiêu biểu, ở Do-thái. Tư-thế nguyện-cầu tiêu-biểu được Chúa cổ-vũ vẫn là nguyện và cầu có sám-hối/biến-cải cuộc đời. Hối và cải, theo cung cách khác với kiểu mà người Do thái thường có, lúc trước.
Ở đây, hôm nay, Chúa yêu cầu mọi người có động-thái nguyện-cầu, rất khác hẳn. Ngài muốn mọi người biến-đổi lối nguyện-cầu kiểu ê a, mà trở về với cuộc sống đạo-đức rất cao ngõ hầu tạo tha thứ hết mọi người. Điều Chúa khuyên, trước tiên không phải đến nguyện-đường chỉ để đọc kinh/nguyện cầu mà thôi, nhưng là tha-thứ hết mọi người, ở bất cứ nơi đâu. Nơi nào có thứ-tha, ở đó có Chúa hiện diện. Đó, chính là nội dung trọng điểm được nói đến ở kinh Lạy Cha do Chúa dạy. 
Nguyện-cầu dù có đọc kinh Lạy Cha, cũng không chỉ: đọc và đọc, mà còn noi gương Chúa biết yêu thương bạn thân lẫn kẻ thù, vẫn rất khó. Đây, là lý do căn-bản để ta đi vào nguyện-cầu, hầu tha-thứ. Đó, là điều được nói đến, qua lời nguyện-cầu mà người thu thuế khi xưa nói đến ở trình thuật, trong đó có kể rằng anh vẫn khẩn cầu Chúa xót thương. Đây, lại là thứ nguyện-cầu lý-tưởng mà người Biệt phái chưa từng biết đến.
Nguyện-cầu theo gương Chúa, ngoài ra, còn là: cung-cách nguyện và cầu trong tha thứ, có Chúa dính-dự như một hành-xử tự-nguyện kèm theo đó có bữa ăn/thức uống quyết chung vui sự kiện lớn, ít thấy. Vui, vì lướt vượt mặc-cảm tội-lỗi hoặc ưu tư/lo âu cứ tự hỏi: không biết mình có được Chúa thứ tha hay không. Đây, là tư-thế của người nhỏ bé thấp hèn khi tha thứ cho nhau thường có thói quen mời nhau đi ăn uống, để làm hoà tạo bình an.
Tha thứ theo kiểu Chúa làm, cũng thế, không đòi buộc phải ê a đọc kinh “ăn năn/đền tội” hoặc sao đó, nhưng phải cởi mở với nhau, quên chuyện cũ. Bởi, một khi đã tha thứ rồi, không ai còn muốn kể chuyện xưa/cũ nữa, mà chỉ muốn dấn bước nhìn về tương-lai, mai ngày rất tươi sáng.
Ở Tin Mừng Nhất Lãm, Đức Giêsu có kể về Ninivê nghe lời Giôna đã hồi hướng trở về trong sám-hối. Đây cũng thế, cũng qui-chiếu theo cùng kiểu, bảo rằng: khi dân-chúng phản-bác điều Chúa nói ở Nadarét, Ngài không yêu cầu họ sám-hối hoặc làm việc “đền tội” vì đã không đồng ý với Ngài là Đấng Thiên Sai Cha gửi đến, nhưng đơn giản Ngài chỉ mỗi thứ tha và tha thứ, hết mọi người.
Hội thánh thời đầu, đã từng bỏ lập trường thứ-tha của Chúa và đổi thay đến độ, có lúc lại đã có khuynh-hướng đòi mọi người muốn gia nhập phải quyết thuộc về Chúa bằng việc tham-gia dự phần vào các bí tích, mới được ơn tha-thứ từ Đức Chúa. Truyền thống Hội thánh ban đầu đã làm nguội lạnh đi đòi hỏi phải tha thứ lẫn nhau, và coi đó là nguồn gốc và lý-do duy-nhất buộc Chúa phải tha bất cứ mọi lỗi tội mà người của Hội thánh từng phạm lỗi. Dù, người lỗi phạm thuộc về nhóm hội/đoàn thể tốt lành/hạnh đạo hoặc quá khích thế nào, cũng mặc.
Thời gian trôi mau, tính gò-bó/cột-buộc vào bí tích cũng giảm dần, nên người tốt lành hạnh đạo nay đã quay trở lại với lối nguyện-cầu nội tâm xin được ơn tha thứ cách “nhưng-không”. Và hối-nhân đã biết sám-hối với Chúa, chứ không chỉ với người mà mình xúc phạm. Hối-nhân xưa, được dạy phải đọc kinh cầu nguyện mỗi khi đến toà giải-tội mà xưng thú mọi lỗi phạm mình mắc phải. Nhiều người đã làm xong việc đền tội cha đưa ra trước khi lên giường ngủ, để có bảo kê sẽ được “lên” thiên-đàng, về với Chúa.
Làm thế, các vị này đã để mất tính thứ-tha hai chiều mà Chúa yêu cầu; nên, không tự tạo cho mình cảm-nghiệm an-vui san-sẻ của con Chúa. Chính trong bối cảnh này, hành-động “ăn năn/đền tội” nắm vị trí hàng đầu, hơn tất cả. Sách Giáo lý Hội thánh lại đã trích dẫn Công Đồng Triđentinô từng nói phán-quyết: “hành-vi ăn năn/đền tội là linh hồn để ghét bỏ mọi lỗi/tội mình mắc phạm, cùng với quyết tâm sẽ không mắc phạm như thế nữa.” (GLHTCG đ. 1451)
Làm như thế, có thể ta đã rút bỏ lời cầu của người thu thuế ở trình thuật truyện kể ra khỏi bối cảnh mà Chúa từng dạy và dùng đó làm ví dụ chỉ cho việc ăn năn/đền tội, thôi. Rõ ràng, người thu thuế xưa từng thưa: “Lạy Thiên-Chúa, xin khấng thương tôi là kẻ tội lỗi”. (Lc 18: 13). Ở đây, có lẽ cũng nên thêm lời thưa ở dụ ngôn “người-con-đi-hoang” trở về với Cha nhân hiền của mình, mà nói: “Con đã lỗi phạm với Trời và với cha. Con không đáng được gọi là con của Cha nữa.” Hội thánh ta, cũng nên triển khai hành-vi hối-lỗi xoay quanh ý-tưởng này, mới phải lẽ. Đó cũng là ý-tưởng ở lời kinh hối lỗi trước khi ta cử-hành tiệc Thánh Thể và hát bài thánh-vịnh rút tự Cựu Ước. Hối lỗi như thế, hẳn cũng sẽ khác với tâm-tình mà thánh-sử Luca từng đề cập ờ trình thuật.
Có hành-vi hối-lỗi lâu nay được bà con thế-hệ xưa vẫn còn duy trì, trong đó có câu: “Lạy Chúa, con thật lòng thống-hối tội-khiên và oán ghét nó hơn mọi sự dữ, bởi nó đã xúc phạm Chúa, nên sẽ lĩnh phạt đến chết vì đã làm Chúa phải chết trên thập giá, nay con quyết sẽ không còn phạm tội như thế nữa.”
Tâm tình này, cũng chẳng khá hơn thói quen nói trên là bao, và có khi còn tệ hơn nữa. Bởi, tội của con người dù là lỗi tày trời đi nữa, cũng đâu nào xúc phạm được đến Chúa. Và, Chúa cũng đâu đợi hối-nhân có biết hối lỗi hay không để còn trừng phạt đến chết. Và, chuyện này cũng đâu là lý do khiến Chúa bị đóng đinh trên thập-tự được. Ở đây, cũng nên xem lại lời kinh ta đọc mà so với việc Chúa thứ-tha mọi lỗi/tội từ đầu rồi. Có lẽ, có người đọc kinh ăn năn/đền tội rất nhiều mà chẳng bao giờ thứ-tha người từng làm họ phiền lòng vì hành-động của người khác.
Về lỗi/tội, nhiều kiểu nói cũng như ẩn-dụ được dùng để diễn tả tội và lỗi. Có lỗi cũng như tội về tương-quan, hệ-lụy. Có thứ chỉ là phản-kháng, chống-đối, như: ngoại-tình, chối-bỏ quan tâm săn-sóc, hoặc bỏ bê, mặc kệ. Có thứ, lại là thất bại trong giao-tế, quan-hệ hoặc việc gì khác. Tội và lỗi, đôi khi được coi như đã vượt lằn ranh ấn-định, lang thang ngoài đường lộ. Là, mất điểm tốt, phạm sai lầm, trái luật, hoặc gian manh, hoạch hẹ, không lương-thiện; có khi chỉ là hiểu lầm, thiếu cảm-thông. Tội hoặc lỗi, có lúc lại được hiểu như không lắng nghe và/hoặc không thông hiểu.   
Nói cho cùng, nhiều lằn ranh ngăn chặn phạm tội chỉ mang tính giả-tạo, do người làm hoặc sản-phẩm rất thiên vị, tồi tệ. Có hai kiểu cách hoặc ẩn-dụ về tội vẫn kéo dài khuynh loát trong lịch sử, nhất thứ khi nó là vết nhơ, ô-nhục hoặc nợ nần. Như vết nhơ, nó phải được tẩy rửa cho thật sạch. Nếu là nợ nần, cần trang trải. Tội như thế, vẫn là ẩn-dụ về kinh-tế hoặc thương-mại, mà thôi.
Đạo Do-thái và Đạo Chúa Kitô thời đầu, tội hoặc lỗi được coi như món nợ không bao hàm việc tính-toán máy móc hoặc theo đúng luật. Thiên-Chúa xoá-bỏ nợ nần cách rất tự do bằng việc trang trải rất ít hoặc chẳng cần trả, cũng được. Người mắc nợ có cho nhiều đi nữa cũng chỉ là số không đối với Chúa. Hối-nhân có trao cả trái đất này lên Chúa để vào thiên-đàng, thì Ngài vẫn là sở-hữu-chủ của mọi sự, từ lâu. Người Do-thái vẫn coi tội và nợ, là một. Một chữ, một ý-tưởng. Quan-niệm này, có từ lúc họ tiếp xúc với Babylon, vào lúc người Ba Tư ở đây mang quan-niệm ấy vào nền kinh-tế nặng về tiền tệ.           
Ở kinh Lạy Cha do thánh Mátthêu ghi chép, việc tha tội đồng nghĩa với xoá nợ. Theo sử sách cũng như bản văn do tín hữu hoặc các thầy cả thời tiên khởi viết, thì người xưa trang trải nợ nần bằng cách bố thí. Có điều là: nền văn hoá ngoài đạo không thấy luật buộc người đi Đạo phải chăm nom săn sóc ngưòi nghèo, mọi việc đều do giới cầm quyền đảm-trách. Với người Do thái và tín-hữu Đạo Chúa, bố thí tặng quà người nghèo tương đương với việc tặng-dữ đền thờ. Thời Chúa sống, việc bố thí cho người nghèo vẫn được coi là việc của người anh hùng cái thế, nhất là khi cho tất cả của cải mình có rồi tham gia giới nghèo, cách thực tế.
Biểu-tượng về tội/nợ xem ra nằm đằng sau việc phạt nợ hoặc lỗi tội. Thành thử, tha thứ tội-khiên nên hiểu theo nghĩa không áp-dụng trừng phạt người mắc nợ để chuộc lỗi, với đền tội. Xem thế thì, khi Chúa không nhớ tội/nợ của ai, hẳn Ngài có vấn-đề về bộ nhớ rất cùn/lụt sao? Câu này, xin đặt ra cho mỗi người để ta suy nghĩ khi nghe lại lời thánh-sử khi ghi lại Lời Chúa rằng: “Tôi nói cho các ông biết: người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi.” (Lc 18: 14)        
Trong tâm tình tưởng nhớ điều Chúa nói về tội/nợ, cũng nên nhớ lời thơ trên, còn ghi rằng:

 “Tình một hai năm… chưa bạc mái đầu,
Chưa tuyệt vọng bởi vì chưa hy vọng.
Và hôm nay, mưa nhiều trên tóc nhuôm
Xơ xác người, tôi thấy buồn chưa tôi?
(Nguyễn Tất Nhiên – Tình Một Hai Năm)

Tình một hai năm, là thứ tình ngắn ngủi, nhà thơ tiếc. Tiếc, vì không được như tình người nhà Đạo vẫn thương yêu nhắc nhở mà hành xử cho đúng theo cung cách người cùng nhà. Cùng Hội thánh, rất Nước Trời.         
 
            Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh  - Mai Tá lược dịch

Saturday 12 October 2013

“Nhắc làm chi? Ôi! nhắc làm chi nữa?”



Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 29 mùa thường niên năm C 20.10..2013

“Nhắc làm chi? Ôi! nhắc làm chi nữa?”
“Em đi rồi, mưa gió suốt trang thơ.”
 (dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Lc 18: 1-8
Cũng có thể, nhà thơ từng bảo thế. Cũng rất đúng, lời dụ ngôn kể vị chánh-án nói như vậy.
Dụ ngôn hôm nay, thánh-sử Luca ghi lại lời của chánh án từng phán-quyết cũng rất thật. Sự thật ở dụ ngôn vẫn rất thực, ở mọi thời. Thời buổi ấy, lại thấy vị chánh án từng chán ngán cảnh tội nhân cứ đeo bám quấy rầy như dịch tễ, để đòi cho được một phán quyết rất công minh. Ngôn ngữ đời thường đều diễn-tả chuyện đeo bám như dịch-tễ là những quấy rầy/phiền hà, thường khó tránh.
Tiếng Do thái, mô-tả cảnh-tình này lại mang ý-nghĩa của một phiền-hà khiến người trong cuộc thành vô dụng. Phiền hà, là chuyện mà người trong cuộc cứ quấy rầy đòi mãi một chuyện mà chẳng ai muốn dính líu, giải quyết. Sách Isaya ở đoạn 7 câu 13 cũng có lời tương-tự: “Nghe đây, hỡi nhà Đa-vít! Các ngươi làm phiền thiên-hạ chưa đủ sao, mà còn muốn làm phiền cả Thiên Chúa?” 
Vấn đề ở đây, là hỏi rằng: đối nghịch động-thái quấy rầy/phiền hà và đeo bám là có ý gì?
Cũng có thể, đối chọi chuyện phiền hà đeo bám, là: chuyện trò thân mật với ai đó, cho đời vui. Và, điều đối chọi giữa “lải nhải” với “quấy rầy” là “chuyện trò thân mật”, rất thật tâm. Đúng thế, hình-thức đổi-trao giữa hai người bằng lời nói, vẫn là chuyện vui/buồn thường ngày ở khắp chốn. Bởi, một khi đã nói năng, nếu không là chuyện trò thân mật, thì chắc phải là động-thái lải nhải, quấy rầy như dịch tễ thôi.
Về chuyện trò thân mật, thánh Bênêđíchtô từng qui-định với anh em Dòng mình, là: bất cứ anh em nào một khi đã tuyên hứa trước mặt Chúa và Bề trên rằng: mình quyết sống ổn định, chuyện trò/trao đổi suốt đời với anh em và tuyệt đối tuân phục đấng lãnh đạo nhà Dòng, cả ba điều này trở thành lời khấn hứa mang cùng ý nghĩa. Là thày dòng sống khắc khổ, là chấp-nhận sống trọn vẹn cuộc sống cộng-đoàn có đổi-trao. Nói như thế, thì: đây không là lời tuyên-khấn giữ thinh lặng suốt đời; và, cũng không là chọn lựa tồi đối với những ai sống đời tu trì bởi cộng-đoàn nhà Dòng đã đồng ý như thế.
Luật dòng Biển Đức viết bằng tiếng La-tinh lại đã thấy có cụm từ “hồi hướng trở về” thay cho chủ trương “chuyện trò trao đổi”, như vừa nói. Thông thường thì, tiếng La-tinh “cổ” rày diễn-tả việc “hồi hướng trở về” như sinh-hoạt quay vòng tròn có đổi thay, theo nghĩa luân-lý hoặc tu-đức. Thế nhưng, bản gốc luật này do chính thánh Bênêđíchtô lập ra, đã nhấn mạnh đến việc cần thiết phải chuyện trò/trao đổi chứ không phải chỉ mỗi “hồi hướng trở về”, với Đạo Chúa.
Với tiếng La-tinh “cổ”, thì: chuyện trò/trao đổi có nghĩa: năng lui tới nơi nào đó, cứ quẩn quanh đến trò chuyện với những người hay đến nơi đó. Tự-vựng này, đi vào tiếng La-tinh của Kitô-hữu trước thời thánh Bênêđíchtô còn sống. Từ-vựng đây, diễn tả lối sống thông thường có quan-hệ mật-thiết với mọi người, và còn hiệp-thông giao dịch với mọi người khác nữa.
Điều này, còn có nghĩa: chung sống với người khác hoặc có liên-hệ mật-thiết với mọi người theo cung-cách không giống với kiểu của mình. Đây, còn là lối sống ít giống với cách sống của mình nhưng giống kiểu của người khác, nhiều hơn. Đây còn là: sự hiện-diện ở nơi nào đó để hoà trộn với người khác theo cung-cách nói năng/chuyện trò rập theo kiểu người khác, chứ không theo ý mình. Nói cho cùng, đây là yếu-tố chính của đồng hành, có tương-tác.
Theo nghĩa này, tốt hơn ta nên chuyện trò/đồng hành với nhau hơn là chỉ “hồi hướng trở về’ với thánh-hội, mà thôi. Bởi, cộng-đoàn Hội thánh ở đâu cũng thế, vẫn luôn đòi hỏi ta chuyện trò/đồng hành hơn chỉ quay trở về, mà thôi. Người tu trì, đồng hành chuyện trò với nhau, vẫn có thể không là nhóm “hồi hướng” quay về chốn cũ mà sinh sống. Họ là người biết chuyện vãn, giao du rất tế-nhị. Xem như thế, thì đồng hành trong chuyện trò mới là chuyện cần thiết cho đời tu.    
Kinh thánh viết bằng tiếng Do thái, cũng có cụm-từ chỉ việc “hồi hướng trở về” như tự-vựng “shub” có nghĩa đen, để chỉ sự việc quay đầu trở lại, thôi. Thông thường, từ này là chỉ về cuộc sống quay vòng tròn nhưng lại có nghĩa gốc-gác nói về chuyến trở về sau bao ngày lưu vong/lưu đày chốn đất khách quê người. Việc này, còn có nghĩa: trở về với đất miền được Chúa phú ban cho riêng mình và mình quyết sẽ ở nơi đó mãi, chứ tuyệt nhiên không phải nơi nào khác. Nói theo tính cách linh thiêng có tương-quan, ta đã đi vào chốn “lưu vong/lưu đày” rồi, vẫn cần khám phá chốn miền thực thụ để mình sẽ về lại đó mà sinh sống.
Tân Ước cũng có cụm từ “hồi hướng trở về” tương tự như tự-vựng “epistrophe” ta có thói quen dịch là “hồi hướng”, cũng rất đúng. Thế nhưng, mỗi khi mô tả Chúa, sách Tân Ước của ta thích sử-dụng cụm từ “metanoia”. Lại nữa, ngôn-ngữ của ta cũng lại dịch cụm-từ này thành một “hồi hướng trở về”, giống như thế. Tuy nhiên, “metanoia” thực ra không có nghĩa “trở về” hay “trở lại” theo cung cách mà lâu nay ta vẫn tưởng.  
Metanoia là điều được Chúa đòi-hỏi những ai dấn bước theo chân Ngài, phải làm thế. Cụm từ này, thường dịch thành động-thái “đổi mới tâm can”, nhưng không chỉ mỗi thế, mà còn hơn thế nữa. Tiếp-vĩ-ngữ “noia” ở chữ “meta-noia” xuất tự tiếng “nous” của Hy Lạp, mang ý-nghĩa: một hiểu biết thực-chất của những gì xảy đến và diễn biến theo chiều-hướng sâu-sắc. Suy cho kỹ, nếu ta đặt tiếp-đầu-ngữ “meta” ở trước chữ “nous” bên tiếng Hy Lạp, ta sẽ tạo ý-nghĩa: tư-thế của một người không biết được những gì đang diễn-tiến và cũng không tìm ra được ý-nghĩa của nó cho đến khi có ai đó đến giúp cho mình và mời mình học hỏi, lắng nghe cũng như đi vào một chuyện trò, còn tiếp-diễn.
Muốn hiểu “Metanoia” cho đúng, thì không thể gọi đó là cuộc “hồi hướng trở về”, được. Trao đổi với ai, như thế, phải hiểu như động-thái biết lắng-nghe, chuyện trò và cứ thế để hiệp-thông tiến-triển, rồi ra mơi thông-hiểu nhau hai chiều. Trong trao-đổi, luôn có đối-thoại tương-tác hầu tạo dựng bầu khí mới, tức: một giòng chảy xuyên suốt đượm nhiều nghĩa. Tức: bất cứ ai chủ-trương cho đi chính mình mình, trong trao-đổi/đối-thoại là mình tự cho chính mình cho người khác, dù không biết gì về “người khác” ấy, để rồi tìm cách hiểu biết người khác, có khác mình nhiều không, đó mới là đối thoại, đổi-trao.
Đối-thoại đổi trao, là cung-cách nhận thức không biết trước sự việc sẽ diễn-tiến ra sao. Tuy nhiên, lại giáp mặt tạo tình thưong-yêu thoải-mái và an toàn cho ta. Nó đòi cho được một thoải mái thích thú liên tục, không ràng buộc. Bởi, có thoải mái trong đối thoại/đổi trao, con người mới không tìm về những quấy rầy/phiền hà bất cứ ai.
Truyện dụ-ngôn hôm nay, tác giả Tin Mừng nói đến động-thái quấy rầy/phiền hà của bà goá nọ đối với vị thẩm-phán chẳng biết kính sợ Chúa cũng chẳng thiết tha gì chuyện lắng nghe người phàm. Chính đó là xu-hướng quấy rầy/phiền hà không thích-hợp cho một đối-thoại/đổi trao rất thực. Quấy rầy/phiền hà không có chân đứng trong đối thoại/đổi trao. Bởi, nó luôn là rào cản là nói một chiều, chẳng cần nghe ai nói. Là, đòi hỏi mãi không dứt từ một người không biết đến đổi trao, đối thoại. Trong sống đời thực tế, động-thái đối thoại lành mạnh, linh đạo vẫn cần thiết hơn một hồi hướng trở về, mà vẫn thế.
Điều này cũng có thể áp-dụng cho tương-quan ta có với Chúa. Đối đầu quan hệ với Chúa không thể có chuyện quấy rầy phiền hà được, bởi Chúa đã cho tất cả mọi sự từ trước, thế nên ta không cần đòi thêm gì nữa hết. Cũng không cần có cố gắng để “hồi hướng trở về” mà chẳng đổi thay động thái rất đòi và hỏi đủ thứ. Tương quan đối-thoại với Chúa, cũng phải biết là Chúa đã tặng ban cho ta hết mọi thứ ta cần đến.
Giờ đây, ta không cần làm hết sức mình, bằng một “hồi hướng trở về” để khám phá ra Chúa, bởi chính Ngài đã khám phá ra ta từ hồi nào, rồi. Nay, chỉ cần ta đi vào với đối thoại/đổi trao thật mật-thiết với Đấng từng thương yêu ta trước. Chỉ cần ta biết nói lời “cảm tạ” Chúa, tự khắc Ngài sẽ đón chào ta trong vui mừng, thôi.
Bởi, Chúa từng nói với ta là: Ngài rất chán ngán với những người suốt ngày cứ nguyện cầu bằng đường lối quấy rầy/phiền, những là: “Lạy Chúa! Lạy Chúa!” để “hồi hướng trở về” mà lại không có được cuộc chuyện trò thân mật, thoải mái như bạn Đồng Hành, trong yêu thương. Chúa vẫn từng dạy ta hãy có lời khấn-nguyền đi vào chuyện trò mật thiết với Ngài và Ngài đã hứa chẳng khi nào làm phiền ta hết.
Giả như Chúa cũng đầu hàng chúng ta và/hoặc bà goá nọ –như hành xử của vị thẩm phán trong truyện dụ ngôn vừa kể- ta có nghĩ rằng Chúa sẽ làm ít đi chỉ để cho con người “hồi hướng trở về” với Ngài mà thôi, không? Hay, Ngài những muốn ta luôn có cuộc chuyện trò thoải-mái, mật thiết với Ngài? Câu trả lời dành cho mỗi người trong ta, là như thế.             
 Trong cảm-nhận tính bức thiết của một chuyện trò thoải mái với Chúa, với mọi người, cũng nên ngâm tiếp lời thơ trên, rằng:        
“Nhắc làm chi? Ôi! Nhắc làm chi nữa?
Em đi rồi, mưa gió suốt trang thơ.
Mây lìa ngàn, e lệ cánh chim thu.
Con bướm ép thoát hồn mơ giấc ngủ.”
Nhà thơ nay không nhắc làm chi nữa, vì nàng thơ nay đã đi rồi, “mưa gió suốt trang thơ.” Nhưng nhà Đạo, lại cứ nhắc lại những chuyện tương tự truyện dụ ngôn hôm nay ở trình thuật, để còn nhớ. Nhớ, mà chuyện trò thân mật với Chúa, hơn là chỉ đòi và hỏi nơi Chúa đủ mọi điều, chẳng thiết thực.     
 
            Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh   
Mai Tá lược dịch