Saturday 26 September 2015

“Ta từng có từng buổi sầu ghê gớm,”



Suy Tư Tin Mừng trong tuần 27 thường niên năm B 04/10/2015

Tin Mừng (Mc 10: 2-16)

Một hôm, có mấy người Pharisêu đến gần Đức Giêsu và hỏi rằng: "Thưa Thầy, chồng có được phép rẫy vợ không?" Họ hỏi thế là để thử Người. Người đáp:"Thế ông Môsê đã truyền dạy các ông điều gì?" Họ trả lời:"Ông Môsê đã cho phép viết giấy ly dị mà rẫy vợ." Đức Giêsu nói với họ:"Chính vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Môsê mới viết điều răn đó cho các ông. Còn lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ; vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly." Khi về đến nhà, các môn đệ lại hỏi Người về điều ấy. Người nói:"Ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình đối với vợ mình; và ai bỏ chồng để lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình."

Người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giêsu, để Người đặt tay trên chúng. Nhưng các môn đệ la rầy chúng. Thấy vậy, Người bực mình nói với các ông:"Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng. Thầy bảo thật anh em: Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào." Rồi Người ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng.


“Ta từng có từng buổi sầu ghê gớm,”
“Ở bên Em – ôi biển sắc, rừng hương!
Em lộng lẫy như một ngàn hoa sớm,
Em đến đây như đến tự thiên-đường.”
          (Dẫn từ thơ Đinh Hùng)
            Khi yêu nhau, anh thường nói những lời như thế. Khi có người khác xen vào rồi, anh còn nghĩ thế nữa không? Đây có thể là câu hỏi của nhiều người, cả chị Mary ở truyện kể bên dưới.
Hồi Đệ Nhị Thế Chiến, Mary là một trong số phụ nữ đem lòng yêu thương người lính Mỹ, ở nơi xa. Năm 1945, cô lập gia đình với một Thiếu Tá Mỹ theo Anh giáo, tại bàn thờ nhỏ ở giáo đường Công giáo. Gặp thiếu tá bảnh trai, lại hay ăn diện, Mary đã chiều chồng theo anh về Philadelphia, vào độ ấy. Đây cũng là năm hai vợ chồng nôn nóng chào đón đứa con đầu lòng.
Về nhà chồng, Mary mới khám phá ra là chồng mình chẳng gan dạ như mình tưởng. Anh lệ thuộc vào người mẹ giàu có, vốn giòng hào kiệt, chẳng ngại tỏ bày ngay là bà chống-đối cuộc hôn-nhân giữa cô và con bà. Cuộc sống của Mary từ đó, đã nên như cơn ác-mộng. Căng thẳng bùng nổ vào lúc Brendan vừa mới chào đời.
Chẳng còn nhớ, mình từng hứa cho con cái rửa tội theo nghi thức Công giáo, nữa. Người trai tráng giống giòng nhà binh, quyết định mình chẳng dại gì rơi vào vòng chiến chống đối lập trường của mẹ, là người từng tuyên bố: đứa nào cho cháu của bà rửa tội theo hình thức “Đức Giáo Tông Công giáo”, bà sẽ cắt đứt quan hệ, không cho thừa hưởng gia tài. Quen bị áp lực, vị thiếu tá nhà ta bèn yêu cầu buộc Brendan phải được rửa tội theo nghi-thức Anh-giáo, điều này làm cho Mary đau khổ không ít. Cô bèn vơ quàng ít áo quần đem con đi rửa tội theo Công giáo, rồi ra đi.
Ly thân với chồng từ năm 1950, Mary nay gặp được Maurice, một nam thanh tài trí tuyệt vời muốn cưới Mary làm vợ. Và đồng ý làm cha ghẻ trông nom nuôi nấng Brendan. Hai người đến gặp cha xứ trong vùng, để cầu cứu. Cha xứ daỵ: cô cậu không thể làm đám cưới trong nhà thờ được, vì đã có hôn thú ngoài đời.
Bởi, làm thế, sẽ có nguy cơ xuống hoả ngục, chốn miên trường không cứu vãn (?) Và, những tháng ngày căng thẳng đến với hai người. Từ đó, Mary quyết định rời bỏ nước Mỹ, chỉ vì lý do đạo giáo ở đó quá khắt khe. Thế nhưng, Anh giáo là giáo phái cô từng ca ngợi, cũng “cổng đóng then cài” chẳng đối xử gì với cô cho dễ dãi.
Tin mừng hôm nay, nói rất thẳng về hôn nhân và ly dị. Vào thời Chúa sống, chỉ một ít phụ nữ là có quyền có hạn, trước pháp luật, mà thôi. Họ là những người nữ giàu sang thuộc giòng tư tế, nên mới được thế. Tức là, chỉ mình họ mới được phép ly dị chồng, thôi. Ngoài ra, đa số phụ nữ thời ấy vẫn được coi là vật sở-hữu của cha đẻ, chồng hoặc con ruột, chỉ có thế. Người chồng có thể lập đơn ly-dị vợ, bất cứ lúc nào, với bất kỳ lý-do gì mình đưa ra. Và người chồng còn được phép tống-khứ người đàn bà từng là vợ mình, ra khỏi nhà. Được phép, làm nhục vợ bằng cách trao trả vợ về với mẹ ruột, của cô ta.
Chẳng thế mà, Đức Giêsu cương-quyết phá-đổ luật-lệ có liên-quan đến lòng chung-thủy và chịu-đựng của người nữ. Cung-cách Chúa diễn-giải luật Môsê đã tạo thế bênh-vực cho quyền-lợi của người phụ nữ. Đồng thời, bảo-vệ nhân-cách và sự an-toàn của các bà.
Hôm nay, hầu hết các xứ đạo Công-giáo của ta, không ít thì nhiều, đều có sự hiện-diện của giáo-dân từng ly-dị và tái-lập cuộc sống hôn-nhân, theo qui tắc. Chắc chắn nhiều vị đang ở trưòng-hợp này, đang có mặt ở đây, hôm nay.            
Về tính tiêu-cực của thông-điệp ta nghe biết hôm nay, tôi nghĩ mình cũng nên để lời khen ngợi và khâm-phục niềm-tin can-đảm của bà con. Khâm-phục và cảm-kích, khi biết Chúa yêu-thương mình đến độ nào. Và, cũng khâm-phục bà con ta kiên-trì có mặt ở đây, vào thánh lễ mỗi tuần.
Mặt khác, Hội-thánh đang giáp mặt với vấn-đề duy-trì sự chung-thủy của tình-yêu đôi lứa trong hôn-nhân, dù đang có nhiều gia-đình vẫn tìm cách ly-thân/ly-dị, sống xa cách. Có thể nói: ta đang bị kẹt giữa lý-tưởng Chúa đem đến và tính yếu-mềm của con người mà ta đeo mang, theo phương-án khác-biệt. Ngặt một nỗi, là ta chưa có được thế quân-bằng giữa hai sự-kiện đó.
Trên thực-tế, phương thuốc điều-trị mà Hội thánh mang đến cho các gia-đình đổ vỡ, vẫn là huỷ-bỏ hôn nhân có khi trước. Huỷ bỏ, không là việc ly-dị theo cách của người Công giáo. Huỷ bỏ, chỉ muốn tỏ ý rằng: có những yếu-tố mà hai người phối-ngẫu chưa nhận ra được, vào lúc đó. Nghĩa là, trước đó, họ chưa từng nhận bí-tích hôn-phối theo nghĩa đích-thực và trọn-vẹn, ngay từ đầu.
Vì thế nên, bí-tích hôn-nhân của họ không còn hiệu lực. Và, cũng chẳng còn giá trị gì nữa. Chính vì thế, nhiều người Công-giáo và cả người ngoài Đạo, không thể đương-đầu với thủ-tục pháp-lý kéo dài, có liên-quan đến việc hủy-bỏ hôn-phối vào lúc trước. Việc này, có thể là kinh-nghiệm từng-trải, rất đớn đau, cho nhiều cặp.
Có người biện-giải là: Hội-thánh của ta nên tránh xa phương-án-mới giải-quyết hôn-nhân theo luật-lệ. Tức, giống như Đạo Chính Thống sử-dụng Bí-tích Giải-tội để huỷ Bí-tích Hôn-nhân, khi có trục trặc. Dù thủ-tục diễn-tiến thế nào đi nữa, giáo-huấn Hội thánh về việc này, phải được cân-đo-đo-đong-đếm bằng lòng xót thương.
Trở lại chuyện của Mary, thì: từ 1951 đến 1993, chị và người chồng sau này của chị, vẫn không được phép lĩnh-nhận Bí tích gì hết. Mãi đến 1990, nghe tôi khuyên-giải, chị đã bằng lòng hối-thúc bộ sở-quan mau hoàn-tất thủ-tục huỷ hôn-nhân trước, cho nhanh cho chóng. Mãi đến 1993, hai vợ chồng chị mới được phép rước lễ lần đầu, sau 42 năm trời ròng rã.
Thật ra, Thiên-Chúa chẳng bao giờ rời bỏ vợ chồng chi Mary, hết. Ngài vẫn giang rộng đôi cánh tay ôm để đón-nhận hai người vào cung lòng của Ngài. Để, chúc-lành cho họ, mỗi ngày và ngay hôm cử-hành lễ hôn-phối vào năm 1994, người phù rể cho Maurice hôm đó, lại là Brendan, chú bé ra đời tại Philadelphia năm 1946.
Theo luật thì, Maurice chính thức là cha nuôi của Brendan, ngay sau ngày Maurice cưới Mary, có một hôm. Và, cộng-đoàn chúng tôi hôm ấy, rước Chúa với nước mắt tuôn trào. Chúng tôi hiểu rằng Vương-Quốc-Nước-Trời là cộng-đoàn của những con người bằng xương bằng thịt. Tuy yếu đuối, mỏng mảnh nhưng lòng lúc nào cũng hân hoan rộng mở, suốt mọi ngày.
Trong cảm –nghiệm những điều ra như thế, cũng nên ngâm tiếp lời thơ vẫn hát rằng:

“Những buổi đó, ta nhìn Em kinh-ngạc,
Hồn mất dần trong cặp mắt lưu-ly.
Ôi mắt xa khơi! Ôi mắt dị-kỳ!
Ta trông đó thấy trời ta ma ước…”
(Đinh Hùng – Kỳ Nữ)

Kinh-ngạc lắm, khi nhìn người anh người chị ra như thế. Kinh-ngạc hơn cả, khi mỗi người và mọi người đều cảm-nhận được tình Chúa bao la không bỏ rơi người nào, bao giờ hết. Đó chính là ý-nghĩa của Tin Vui An Bình, rất hôm nay, và mai ngày, trong Hội thánh.
           
Lm Richard Leonard sj biên soạn  - Mai Tá lược dịch

Saturday 19 September 2015

“Mải vui tìm cành hoa trên cánh bướm”



Suy Tư Tin Mừng trong tuần 26 thường niên năm B 27/9/2015

Tin Mừng (Mc 9:38-43, 45:47-48)

Khi ấy, ông Gioan nói với Đức Giêsu:
"Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta."
Đức Giêsu bảo:
"Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta." Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Đấng Ki-tô, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.

"Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn. Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hoả ngục, phải vào lửa không hề tắt. Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hoả ngục. Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hoả ngục, nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt.”


                      “Mải vui tìm cành hoa trên cánh bướm”
        Ai đưa ta lạc đến nước non này.”
            (Dẫn từ thơ Hàn Mặc tử)
            Câu nhận-định trên cũng từa-tựa một nhận-định ở đây, lúc này, trong trình-thuật.
Trình thuật thánh Máccô hôm nay hẳn sẽ làm người đọc hài lòng, không ít. Hài lòng, theo cách thế mà con dân đi Đạo, vẫn kiếm tìm. Hài lòng, chẳng phải vì ta đã có được Lời vàng rất thánh, Ngài bảo ban. Mà, từ nay ta sẽ không đọc và hiểu Lời Ngài theo nghĩa đen tuyền, thể-chất nữa.
Bởi, nếu tất cả những người anh, người chị trong Giáo Hội chỉ biết đọc và hiểu Lời Chúa một cách đen tuyền thể chất như thế, ắt hẳn rồi ra ai cũng tự biết mình sẽ phải làm gì, khi đọc xong văn bản. Đọc Tin Mừng –như bài trình thuật hôm nay vừa kể- mà lại hiểu theo nghĩa đen, e rằng ai cũng sẽ phải móc mắt, chặt tay liệng bỏ mọi cơ duyên lòng-thòng tội lỗi, khiến cuộc đời trở nên ô-trọc.
Sự thật, không phải thế. Có điều chắc, là: người đời vẫn ngang-nhiên cứ muốn sống. Cứ yêu và thở, dù đã làm những điều quái gở, rất nhiều lần. Vẫn sống, mà chẳng thấy mối mọt đục khoét đôi bàn tay, hoặc cả chuyện lửa cháy đêm đen vùng luyện tội, cũng thế.
Làm con dân Đức Chúa, ta tin rằng Ngài mặc-khải cho ta nhiều sự việc, rất đích-thực. Ngài mạc-khải ơn cứu-độ. Mặc khải Tình thương-yêu dạt-dào, chứ không phải lời sấm quả-đoán, rất tương-lai. Quả thật, Đức Chúa quyền-năng là Đấng truyền-đạt hiệp-thông, rất khéo léo. Như bậc Thầy trên bục giảng, Ngài sử-dụng ngôn-từ, ảnh-hình để diễn-tả cảnh-tình, Ngài muốn dạy.
Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu sử-dụng hình-ảnh sự dữ/ác thần một cách nghiêm-chỉnh. Và, thánh Mác-cô còn viết về sự dữ/ác thần cứ quẩn-quanh bên Chúa như thể-chất, xuất từ bên trong con người. Và, cả những thành-phần hữu-thể, thoát xác ra bên ngoài, nữa.
Trình thuật hôm nay khuyên ta nên dừng lại. Biết chấm-dứt hành-vi xấu xa tồi-tệ, vẫn cản-ngăn ta về với tình thương-yêu Đức Chúa. Hành-vi lỗi-phạm thường rơi vào hai đặc-thù chính-yếu ở nhân-trần, đó là: lề-thói thân-quen và thói-tục o-ép, thúc-giục.
Lề-thói thân-quen là chuyện thường tình, dễ gặp. Cũng có thể, đây là thói thường tình mà ta năng gọi là: thói quen tốt. Có lề thói như thế, cũng chẳng có gì khiến ta bận-tâm. Tựa hồ như: biết nói lời “xin vui lòng” và  “cảm ơn”. Cũng có thể, là những tập-quán tốt, khi khởi-sự thì rất đẹp, rất có lý. Phải đạo. Nhưng đến hồi kết-thúc, vẫn thôi-thúc ám ảnh, khôn nguôi. Tựa hồ như: lề-lối trau-chuốt cho thân thể, rất hợp tình. Thói-tật thân-quen thường xảy đến, có thể là: hành-động dối-trá, bất lương hoặc trộm cắp, khó bỏ. Hành-vi này, thường dẫn đến kết-cuộc tồi-tệ, suy sụp.
Cùng một lúc, hành-vi o ép/thúc-giục, lại thuộc một trật-tự khác. Đây là những hành-vi lập đi lập lại, cứ thế không dứt. Như: cố tật cờ bạc rượu chè, chè chén say sưa, rong chơi mua sắm, hút sách bạo động. Mê làm việc, nhậu nhẹt phá phách. Chích choác kích-dâm, đỏ đen/cá độ hoặc chuyện trò trên mạng liên-hồi không dứt. Nhất nhất, đều là biểu-hiện thời thượng của hành vi o ép, thúc giục.
Các lề-thói nghiện-ngập nói trên, vẫn dày vò tâm-can con người thời-đại, không ít. Điều này chứng-tỏ, đã có ảnh-hưởng lên sự tự tin, lòng quả-cảm. Hoặc, bản chất di truyền, của bản thể. Một trong những câu nói diễn-tả trạng-huống khó tả của lề-thói o-ép, thúc-giục, là: tâm-tình hát lên thành tiếng “không biết vì sao tôi buồn”…Buồn tình, buồn đời nên vội tìm đến chốn không ngủ yên. Cứ thế bế-tắc rồi lại rơi vào bế-tắc, trầm-luân lại tìm chốn trầm-luân.
Chính vì thế, chẳng lạ gì khi có nhiều người tự thấy vẫn cô đơn, bơ vơ, đơn lẻ. Dù, trên thực tế, họ đang ở giữa chốn phồn-hoa, vui nhộn. Thậm chí, có người còn tìm cách phá hủy vài cơ phận trong người mình, để lẩn tránh cô-đơn. Không tìm ra đoạn kết, của mọi việc.
Tin Mừng hôm nay nhấn mạnh, rằng: ta phải chấm dứt hành-vi tự-hủy và tìm đến giải-pháp chữa chạy, bằng ba phương-án tích-cực.
Trước hết, làm những gì có ích, có lợi để giữ mình. Có người lại tìm đến những giải-pháp khác thường. Quyết hàn-gắn cuộc đời bằng những gì thuộc phần sầu-lắng, nội-tâm. Khả dĩ sắp xếp lại mảnh vụn đời mình, về với nhau. Không cần biết việc ấy có được người khác chuẩn thuận hay không. Có thích hợp với niềm tin đi Đạo, hay không. Miễn là giải pháp ấy không đưa họ về với lề thói hủy hoại, là được rồi. Phương án này tựa như lập trường Chúa nói: “ai không chống ta là ủng hộ ta”. Ai không phản ta, là bạn ta.          
Thứ đến, là phương-án chấp-nhận để người khác giúp mình. Chẳng ai lại có thể đơn-thương/độc mã, chiến-đấu mãi cả một đời người. Đây, là giải-pháp áp-dụng hiên-ngang 6 bước trong tiến-trình điều nghiên cai rượu, cai thuốc. Phương-án này được hiểu là thái-độ chia sớt gánh nặng. Để, chấm-dứt lề-thói không hay, của nhau. Bạn bè, người thân chẳng thể nào hiểu được hết những khúc-mắc nơi thái-độ của mình, nếu người ấy không có kinh-nghiệm chuyên-môn, để giải-quyết.
Bởi vậy, người mắc thói-tật nghiện-ngập vẫn cần lời khuyên thích-đáng của chuyên-viên, nhà nghề. Cũng cần nghe theo lời khuyên của những người có kinh-nghiệm chữa-trị. Và, sự giúp đỡ cũng như nương-tựa, đỡ-nâng nhận được từ người đạo-đức/chức-năng, rất chuyên-môn, như chén nước tươi mát được Chúa nói đến ở trình-thuật.
Thế kỷ 16, thánh I-Nhã thành LoyÔLa từng khuyên-dặn: nếu ta biết tự kiểm-điểm để xem tại sao, ở đâu, khi nào, làm cách nào và mình có thói-quen nào, hay theo ai, khiến mình dễ rời xa tình thương yêu của Đức Chúa, thì khi đó ta mới tìm được lý-do: sao ta làm thế? Và nhờ vậy, mới chuyển đổi thói quen đúc sẵn.
Thành thử, nếu cứ ngồi đó mà than tình đời thay trắng đổi đen, thì e rằng sẽ còn quá nhiều nước, để mãi mãi sẽ không kịp tát.
Và, nếu như ta cứ mải nói “không” với mọi chuyện, ta sẽ chẳng còn biết ra được chính mình, như là mình. Biết mình như là mình, hoặc biết mình là ai, chứ không phải: mình muốn mình là ai, mình muốn mình ra sao, cũng mặc!
Và, nếu cứ nóĩ  “không” với hết mọi chuyện, kể cả chuyện có được phương-án tích-cực, để giải-quyết yêu-đương hoặc thói-tật o-ép, ta sẽ không còn cơ-hội chọn-lựa cho cuộc sống được tốt hơn. Một chọn-lựa khả dĩ biết đặt sự sống lên trên mọi hủy-họai, chết-chóc. Và, cuộc sống sẽ đưa đời mình đi vào ngõ cụt khác.
 Thành thử, vào với Tiệc thánh hôm nay, ta quyết-tâm tìm cho được phương-án tích-cực. Tích-cực hơn, để không còn nói  tiếng “không”, như thế nữa. Nhưng, sẽ tích-cực mà chọn-lựa cuộc sống, đặt lên trên hết mọi sự dữ/ác thần.
Trong cảm-nghiệm như thế, nay tạ hát lại lời thơ ngâm mãi vẫn ở trên, rằng:

“Mải vui tìm cành hoa trên cánh bướm,
Ai đưa ta lạc đến nước non này.
Mùi cỏ lạ thơm như mùi nhụy chớm,
Cùng tiếng tiêu đồng hợp-chất nồng say.”
(Hàn Mặc Từ - Duyên Kỳ-ngộ)
Duyên kỳ ngộ, hay “cành hoa trên cánh bướm, (đưa nhà thơ) lạc bước nước non này”, đều là tâm-tưởng của con người có được hạnh-phúc chốn nồng say, đầy những duyên. Vẫn mong rằng người nhà Đạo chúng ta cũng sẽ tìm được mối phúc hạnh ra như thế, ở trên đời.  
           
Lm Richard Leonard sj biên soạn  - Mai Tá lược dịch

Saturday 12 September 2015

“A ha! Thôi nhé, tự hôm nay,”



Suy Tư Tin Mừng trong tuần 25 thường niên năm B 20/9/2015

Tin Mừng (Mc 9: 30-37)

Đức Giêsu và các môn đệ ra khỏi đó, đi băng qua miền Galilê. Nhưng Đức Giêsu không muốn cho ai biết, vì Người đang dạy các môn đệ rằng:
           
"Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại." Nhưng các ông không hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người.

Sau đó, Đức Giêsu và các môn đệ đến thành Ca-phác-na-um. Khi về tới nhà, Đức Giêsu hỏi các ông: "Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy?" Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. Rồi Đức Giêsu ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói:

"Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người."

Kế đó, Người đem một em nhỏ đặt vào giữa các ông, rồi ôm lấy nó và nói: "Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy."


                      “A ha! Thôi nhé, tự hôm nay,”
Lá hết lìa rừng, mây hết bay.
                                      Sông bến lương duyên đò cắm chặt,
Ngựa hồ thôi hết gió heo may”
   (Dẫn từ thơ Nguyễn Bính)

            Tự hôm nay, lá hết lìa rừng mây hết bay”, cũng tựa hồ như những ngày con người hết còn lưu luyến, thương yêu các trẻ nhỏ, người nghèo khổ.   
Thật khó biết, là tại sao môn đồ Chúa không nắm được vấn đề khi Chúa kể cho các thánh nghe những việc xảy đến, với Ngài. Chúa tỏ lộ cho các thánh bằng ngôn ngữ giản đơn Ngài chọn. Ngôn ngữ Ngài dùng, biểu lộ cho thấy giới cầm quyền thời ấy sẽ đưa Ngài vào dần với cõi chết.
Chính vì những hạn chế của ngôn ngữ, nên môn đồ Chúa lại cứ tưởng rằng nỗi thống khổ Ngài chịu, chỉ là một biến cố khác thường như truyện “Sự kiện hàng năm của trai trẻ”, trong đó có những sự kiện lớn xảy đến với người thân, thế thôi.
Biến cố khác thường trong đời, vẫn thôi thúc con người hành động. Hành động, là hành xử một cách linh động cả vào lúc mọi sự trở nên tồi tệ. Ở đây, trong tình huống khác lạ này, Chúa gọi một em nhỏ, tức nhân vật rất mỏng dòn, dễ tổn thương trong xã hội đầy bon chen, để dạy cho môn đồ Ngài về hành vi chăm lo những người bé bỏng, sống chung quanh. Ngài dùng hình ảnh của các em nhỏ, dùng nó như bài dạy về quyền uy con người vẫn có đó, chốn gian trần.
Quyền uy dũng mãnh, cộng thêm nạn bè phái liên kết với sang giàu vẫn còn đó, thế giới nay đang lao vào nơi chốn của những uy lực lôi cuốn, khuyến dụ. Với Vương Quốc Nước Trời, trọng tâm ưu tư của thế giới phải là phục vụ người bé bỏng, nghèo hèn.
Trên thực tế, hôm nay, nhiều người chỉ say mê danh vọng, tiền tài và quyền thế, cả trong Giáo hội, cũng như ở đời thường. Cuốn hút của cuộc đời, luôn là sự kiện rất thực. Ta phải thường xuyên để cao cảnh giác.
Thường xuyên, tự vấn lương tâm mà thẩm định xem nguyên do từ đâu đến. Hệ lụy nào, thôi thúc mọi người hành xử. Thường xuyên tự hỏi: sao ta lại làm thế? Việc mình làm có phải để đỡ nâng những người em thân cô thế cô, rất bé bỏng?
Trình thuật hôm nay, đem đến cho người đọc đôi cảm giác mông lung, rất phiền lòng. Mông lung mà tự nhủ: chắc rằng thánh sử Mác-cô cũng mặc lấy văn phong, thể loại của một ngôn sứ? Vì, thánh nhân biết nối kết sự thống khổ của Chúa, với thân phận bèo bọt, của những người em bé bỏng, mỏng dòn, vào thời Ngài.
Phiền lòng, là bởi cho đến hôm nay, vẫn còn không ít các đấng bậc chưa quyết tâm nghe theo lời dặn của Chúa, trong cư xử với những người bé bỏng, rất thấp hèn.
Đành rằng, luật pháp đời thường vẫn thôi thúc, ràng buộc các đấng luôn phải thận trọng, khi giao tiếp với những người em bé bỏng ấy. Thận trọng, hầu tránh mọi lạm dụng xảy đến khi sờ chạm thể xác, lúc ôm bé em vào lòng. Dẫu sao, cũng phải công nhận là giáo hội hiện đang ở vào thời điểm “mông lung” để phải “sắp đặt lại” mọi sự, cho chính đáng.
Đây là thời buổi ta cần nhắc nhở thành viên nhớ đến nỗi thống khổ của những người em thấp cổ bé họng, đang mang tâm trạng phiền lòng. Tựa như quan niệm của người Do Thái khi xưa: nếu bạn quên đi những người em thấp cổ bé họng nơi lò thiêu người còn sống khi xưa, có khác nào bạn cũng phạm tội giết người, như họ.
Trong chừng mực nào đó, có lẽ ta vẫn trông ngóng thời điểm “sắp đặt lại” kia sẽ diễn ra ở cuối trình thuật thánh Mác-cô. Và hôm nay, ở cuối trình thuật này, Đức Giê-su chỉ vào bé em, mà tuyên bố:“Ai đón tiếp em bé này là đón tiếp Thầy”.
Trớ trêu thay, chỉ vài tin liệu nho nhỏ thôi, cũng có thể đảo lộn việc “sắp đặt lại mọi sự” trong cung cách đọc thánh kinh. Hoặc, đảo lộn cả quan niệm sống với “văn phong”, “thể loại”, Ngài đã dạy. Ta thừa hiểu, trong các tư liệu viết cùng thời với Thánh Kinh Tân Ước, đã cho thấy: thân phận của những người thấp cổ bé họng, như bé em ở Palestin hồi đầu thế kỷ, cũng chẳng khá hơn loài thú, là bao. Các người em thấp bé ấy, chẳng có được quyền hành nào cả.
Thời xưa, ở Do Thái các người em thấp hèn đó, chỉ là vật sở hữu của cha sinh mẹ đẻ, ra mình. Nghĩa là, các em có thể bị đem ra mua đi bán lại, chẳng khác gì người nô lệ, không hơn không kém. Các em bé vẫn bị bóc lột, bị xâm phạm, hoặc đem đi hành quyết mà chẳng được luật pháp nào bênh vực, cả về luật Đạo lẫn thói đời.
Về với xã hội Do Thái thời đầu, chỉ có bậc cha mẹ mới được phép ôm bé em, vào lòng. Duy nhất, chỉ có cha mẹ ruột thịt, mới được phép sờ chạm da thịt của con cái, trước mặt quần chúng. Nơi không gian rất thực này, Đức Giêsu đã gọi bé em đến, ôm bé vào lòng, trước mặt quần chúng. Như thế, đã là một thách thức không nhỏ, với luật đời.
Đi xa hơn, khi ôm ấp các bé em (tức những người thấp cổ bé họng) vào lòng, Đức Giêsu đã công khai bày tỏ: các em không còn là sở hữu của riêng ai, nữa. Từ nay, tất cả các bé em, những người thấp hèn trong xã hội, đã trở thành quà tặng Chúa gửi đến, với hết mọi người. Nơi Vương Quốc của Ngài, tức gia đình “rất thực” rộng lớn, các em được công nhận có đủ phẩm cách, như người lớn. Không có gì phải lo lắng. Ưu tư. Bực bõ.
Phúc âm hôm nay cho thấy, hết thảy mọi người đều phải được quan tâm, kính trọng. Chí ít, là các người em bé bỏng chân phương. Thấp hèn. Những bé em gặp nhiều gian khổ. Dễ tổn thương. Vì quá thấp hèn và mỏng dòn, nên phải có những người biết đem hết tài năng, vật lực ra mà yêu thương. Phục vụ người em ấy. Những người thấp cổ bé họng ấy. Phục vụ, để cho thế giới nơi gian trần, sẽ trở nên “chân trời” được “sắp đặt lại”, cho tốt hơn.
Khi xưa, trước mặt quần chúng, nơi phố chợ Ga-li-lê, Đức Giê-su đã dám “sắp đặt lại mọi sự” của thế giới rất thực bên ngoài, bằng việc gọi bé em đến. Và, ôm em vào lòng. Thì hôm nay, chắc chắn Ngài cũng sẽ lập lại cử chỉ thân thương ấy, để xoay chuyển thế giới đương đại, một thế giới này không còn những cảnh thương đau. Tồi tệ nữa. Ngài lật đổ, mọi giá trị và biến cải mọi sự thành Nước Trời rất thực. Ở nơi đó, mọi người biết thương nhau như Ngài đã dạy hãy yêu thương các bé em. Những người thấp cổ bé họng. Dễ thương tổn. Ở đời.
Trong tâm-tình cảm-nghiệm nhận-định như thế, nay ta hãy ngâm tiếp câu thơ còn để dở rằng:

“A ha! Thôi nhé, tự hôm nay
Lá hết lìa rừng, mây hết bay
Sông bến lương duyên đò cắm chặt
Ngựa hồ thôi hết gió heo may.
Mắt xanh không ngắm trời xanh nữa
Chí lớn thu vào hộp phấn son.”
(Nguyễn Bính – Chú Rể Là Anh)

Mắt xanh không ngắm trời xanh nữa”, chẳng vì chí lớn nay thu vào đâu đó, mà vì người người nay ra tồi-tệ hết còn tính-chất rất thương-yêu. Tham-dự Tiệc Lòng Mến hôm nay, cầu mong cho người và cho mình, có lại được tâm-tình mến mộ, thương yêu hết mọi người. Chí ít là đám trẻ nhỏ, nghèo hèn, rất cần thương.   

Lm Richard Leonard sj biên soạn  
Mai Tá lược dịch