Saturday 26 March 2016

“Từng ngọn nến ta thắp lên ngàn ánh sáng”,



Suy Tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ Hai Phục Sinh năm C 03/4/2016

Tin Mừng (Ga 20: 19-31)

Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em!" Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông: "Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em." Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ."

Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tôma, cũng gọi là Điđymô, không ở với các ông khi Đức Giêsu đến. Các môn đệ khác nói với ông: "Chúng tôi đã được thấy Chúa!" Ông Tôma đáp: "Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin." Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em." Rồi Người bảo ông Tôma: "Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin." Ông Tôma thưa Người: "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!" Đức Giê-su bảo: "Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!"

Đức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người

“Từng ngọn nến ta thắp lên ngàn ánh sáng”,
Nguyện cầu xin cho thế gian mãi vui”
(Dân từ thơ Quốc Vượng)

Thắp sáng ngọn nến, để thế-gian mãi vui, còn là thắp sáng cả niềm tin-tưởng của dân gian trần thế, chốn người phàm. Thắp sáng ngọn nến tinh-thần đầy tình thương còn là ý-tưởng được diễn tả ở trình thuật, rất hôm nay.

Trình thuật hôm nay, ghi lại giòng kể rất thông thoáng những điều dính dấp đến niềm tin của TôMa. Là môn đệ một lòng yêu Chúa, nhưng thánh nhân vẫn tỏ ra hơi cứng tin. Vẫn tuyên bố một lập trường, nghe khá quen. Lập trường: chỉ tin khi được phép sờ vào vết thương đau Thầy Chí Thánh, nay sống lại.

Tôma là hình ảnh của rất nhiều con dân nhà Đạo, ở khắp nơi. Những người có thói quen phản ứng theo cung cách của chốn đời thường. Chí ít, là nơi các kẻ tin cậy và thương mến Đức Kitô, những thành viên dấn bước theo chân Chúa, xưa cũng như nay. Có thể gọi họ là những người có niềm yêu không thay đổi. Nhưng, niềm tin như thế cũng chẳng nên “viết trrên giấy có kẻ giòng”, ngày Chúa sống lại.

Trình thuật tuần Chúa sống lại, là Tin Mừng mới mẻ về một niềm yêu, và cả về niềm tin. Mới mẻ là bởi, trên hết mọi sự, niềm tin phải là tin vào Đức Kitô sống lại. Và, niềm yêu cũng cũng vẫn là lòng thương mến Đấng Nhân Hiền đã dạy đàn con thân yêu phải như thế. Ngài yêu thương loài người rất bền bỉ, cả lúc chết lẫn khi sống lại. Khi sống lại, Ngài hoàn tất sứ vụ Thiên Sai, Cha đã trao. 

Tin Mừng Chúa đã sống lại nay hiện diện với Tôma thánh nhân, cũng mang dáng dấp của một thuật truyện khá thần bí. Thần bí với Tôma là đại diện cho nhiều dân con nhà Đạo. Khá thần bí, vì dân con nhà Đạo không hiểu rằng sứ vụ Thiên Sai chỉ kết thúc bằng và qua sự Sống lại của Đúc Chúa; để nhờ đó, Ngài mới về với Thiên tính, hòa hợp cùng Chúa Cha.

Trình thuật hôm nay còn nhắm gửi đến cộng đoàn Êphêsô, là hội thánh đang hoang mang và hãi sợ. Hoang mang, vì cộng đoàn dân Chúa đã kinh qua nhiều thử thách. Hãi sợ, vì Người Do thái vẫn dè chừng, dòm ngó, chẳng để yên. Hoang mang và rất sợ, còn vì người ngoài cuộc chẳng tin là Thầy mình đã sống lại.

Bàn về niềm tin và niềm yêu của người dân đi Đạo, trình thuật hôm nay cũng nhấn mạnh đến sự hiện diện và quyền năng của Đức Kitô Phục Sinh. Đức Chúa Phục Sinh nay ở giữa chúng ta, những kẻ cứng tin như thánh Tôma. Và từ lúc đó, việc tin Chúa Phục sinh đã phổ biến rất nhanh, như lời kể trong sách Công Vụ: “Càng ngày có nhiều người tin theo Chúa, cả đàn ông đàn bà rất đông” (CV 5: 12b)

Về niềm tin của cộng đoàn dân Chúa tuy có hãi sợ, lúc ban đầu: “Nơi các môn đồ ở, các cửa đều đóng kín.” (Ga 20: 19). Nhưng với lời chúc phúc của Thầy Chí thánh đã sống, niềm hãi sợ giờ này đã tan đi:  “Bình an cho anh em” (Ga 20: 27).

Với chúc phúc của Đức Chúa, thánh Tôma và dân con nhà Đạo từ nay đã trở về với cung lòng yêu thương của Đức Chúa. Về với niềm tin đích thực, không đổi thay. Được Chúa Nhân Hiền chúc phúc, loài người từ nay được Chúa ờ cùng. Ở với đàn con nay đã có niềm tin và niềm yêu, không đổi thay. Với niềm tin –yêu không còn thay đổi, thánh tông đồ nay đã mở mắt để nhận ra Thầy mình đích thực là Đức Chúa, Đấng Thiên Sai do Cha gửi đến: “Lạy Chúa  con! Lạy Thiên Chúa của con!” (Ga 20: 29). Thành thử, lòng cứng tin của thánh Tô ma tông đồ cũng là cơ hội để Chúa Cha chúc phúc cho mọi người. Đứng đầu là thánh nhân.

Qua tuyên xưng của thánh nhân tông đồ, con dân nhà Đạo nay không còn cứng tin nữa. Nhưng, nhận ra Thiên tính của Thầy Chí Thánh, Đấng Nhân Hiền. Và, đây còn là thông điệp đậm nét mà thánh sử Gio-an, người môn đệ “được Chúa thương yêu”, muốn bày tỏ. Thuật lại niềm tin yêu và hãi sợ của Tô-Ma tông đồ, thánh Gio-an cũng minh chứng: đây không đơn thuần chỉ là cuộc xum họp gia đình môn đệ của Đức Chúa, mà thôi.

Nhưng, đây còn là thông điệp mang xác chứng của một lệnh truyền: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em.” (Ga 20: 21). Là Đức Chúa sống lại, nay Thầy sai anh em ra đi để rao truyền niềm yêu và niềm tin “không còn thay đổi” đến với mọi người. Với lệnh truyền của Đức Chúa Phục sinh được chứng xác, đồ đệ kẻ tin nay được đảm bảo có Thánh Thần Chúa ở cùng. Rồi từ đó, các vị được quyền thứ tha lỗi lầm của anh em cùng niềm yêu và tin, nhưng chưa tha thứ.

Quyền uy tha thứ mọi lỗi phạm của anh em, không chỉ là quyền hòa giải giữa các người anh em với nhau, nhưng còn là một giảng hòa sâu đậm giữa con người với Đức Chúa, nữa. Với lệnh truyền hòa giải, nay  dân con nhà Đạo sẽ trở nên một. Một người con có Cha Chung là Đức Chúa, đã sống lại. Một cộng đoàn gồm những người có niềm yêu và niềm tin. Những người con yêu được ở trong Chúa. Và với Chúa.

Xem như thế, xác định về niềm yêu và tin của mọi dân con Đức Chúa, từ nay được “viết trên giấy có kẻ giòng”, “không đổi thay”. Từ nay, mọi con dân nhà Đạo sẽ không còn cứng tin như Tôma tông đồ, vào dạo trước. Và từ nay, các Tô-ma đương đại sẽ không còn hoang mang, hãi sợ. Vì được Đấng Nhân Hiền Chí Thánh chúc phúc: “Bình an cho anh em!” .

Các Tôma thời đương đại, chung cuộc rồi ra cũng nhận biết được dung mạo của Thầy Nhân Hiền đã sống lại, nơi người anh, người chị của mình tại các xóm nghèo thành thị. Và, những người em còn ở chốn nhân gian đầy kinh sợ. Sợ nghèo, sợ đói. Sợ cả dân gian chưa có được niềm tin. Sợ đến độ chẳng còn biết “tin” vào ai. Nói gì đến niềm yêu “không đổi thay”.    

Và nếu con dân nhà Đạo vẫn còn những đồ đệ chưa xác tín, vẫn hãi sợ mông lung, thì này đây thêm một khẳng định, nơi trình thuật: “Những điều được chép ở đây, là để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa.

Và, để nhờ tin mà được sống nhờ danh Nguời.” Nói cho cùng, mấu chốt cơ bản của Đạo Chúa không là gì khác ngoài những TIN và YÊU. Một niềm yêu và niềm tin không đổi thay. Và các niềm ấy, không chỉ “viết trên giấy có kẻ giòng”, thôi. Mà, còn được ghi tạc nơi phần sâu thẳm của tâm can mỗi người. Nơi mọi người.

Tham dự tiệc thánh hôm nay, ta cầu mong sao niềm tin của ta vẫn mãi trong sáng. Không hãi sợ. Không sợ cả người ngoài hay kẻ xấu.

Cầu và mong sao, khi được Chúa chúc bình an và sai đi loan truyền niềm yêu không đổi thay, ta sẽ vững tin hơn, mà lên đường. Vững tin, để rồi với lời chúc phúc bình an của Đức Chúa, ta sẽ nhận ra Ngài nơi mọi người, người trong Đạo cũng như ở ngoài.

Lm Richard Leonard, sj biên soạn
Mai Tá lược dịch.

Saturday 19 March 2016

“Tôi nhớ lời người đã bảo tôi”,



Suy Tư Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Phục Sinh năm C 27/3/2016

Tin Mừng (Ga 20: 1-9)
Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Mácđala đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Simôn Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến. Bà nói: "Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu."

Ông Phêrô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Simôn Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết. Sau đó, các môn đệ lại trở về nhà.           

“Tôi nhớ lời người đã bảo tôi”,
“một mùa thu trước rất xa xôi
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã.
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi.”
                                                       (Dân từ thơ T.T.Kh)

Mừng Sống Lại, ta không chỉ loanh quanh việc gợi nhớ lời người bảo mà còn nhớ cả giây phút Chúa sống lại.
Nhớ giây phút Chúa sống lại, đánh động tâm can đồ đệ, thôi. Nhớ Phục sinh, là nhớ rằng ơn cứu độ đã ảnh hưởng lên cuộc sống và niềm tin của con dân. Nhớ Phục sinh, còn là nhớ lời gọi mời đổi mới.
Đổi tận gốc rễ, như đồ đệ Chúa đã làm, thời tiên khởi. Nhớ Phục sinh, không chỉ là tin tưởng và loan báo việc Chúa sống lại. Nhưng, còn phải tác động lên điều mình tin. Lên, tình thương yêu và qua rao giảng.
            Bài đọc 1, thánh Phêrô nói đến kinh nghiệm mà thánh nhân muốn sẻ san với cộng đoàn đang nghe giảng. Là môn đồ gần cận, thánh nhân san sẻ với mọi người kinh nghiệm về giảng rao. Nhờ có kinh nghiệm rao giảng, thánh nhân biết đích xác rằng Đức Giêsu đã chết trên thập giá, nay đang sống với các thánh, trong niềm vui đầy tràn. Và, các thánh san sẻ niềm vui ấy với mọi người để ai nấy cùng vui như Ngài. Với Ngài.
            Bài đọc 2, Phaolô -một Pharisêu cương nghị- từng bức bách con dân của Chúa, cũng có kinh nghiệm về sự sống lại, với riêng mình. Và, thánh nhân đã hồi hướng trở về. Về cùng Chúa, ngay trên đường bách hại, ở Đamát. Hồi hướng trở về, thánh Phaolô đem dân con Chúa về với cộng đoàn tình thương.
            Qua kinh nghiệm, Phaolô thánh nhân đích thân thay đổi cuộc sống. Bằng vào kinh nghiệm sống lại, thánh nhân đã có thị kiến mới về mọi sự. Đặc biệt, về cuộc sống của Đức Giêsu về thông điệp Ngài đem đến. Cuối cùng, thánh nhân đã sử dụng trọn vẹn năng lực của mình để phục vụ. Phục vụ, theo cùng một cung cách khi trước, hầu giúp đỡ mọi người biết yêu thương và dấn bước theo chân Chúa.
            Trình thuật hôm nay, kể về “Mộ trống” như dấu hiệu Chúa về lại với cuộc sống, bình thường. Và thánh sử kể về sự kiện Maria Magdala và đồ đệ Chúa đến mộ phần, chứng kiến và tin vào Chúa Phục Sinh. Tin, là tin vào Tin Mừng, như đã viết: “Hai ông chưa hiểu rằng theo Kinh thánh (tức Cựu Ước): Đức Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết” (Ga 20: 9).
Tin và hiểu, như hai vị tông đồ trên đường Emmaus, cũng được giải thích, để hiểu rõ. Tin và hiểu, là biết chấp nhận một sự thật: Chúa chấp nhận khổ đau và sống lại, quả đúng như điều được ghi trong Cựu Ước.         
            Suy cho cùng, ta cũng nên hiểu: Phục sinh không chỉ đơn thuần là phục hồi sinh lực cho cơ thể Chúa. Phục sinh, không đơn thuần là chuyện tai nghe mắt thấy. Thấy, như đã thấy việc Chúa bị đóng đinh, một sự kiện lịch sử. Mà, Phục sinh, chính là sự kiện của niềm tin. Đức Chúa Phục sinh, nay sống lại để đi vào cung cách mới, của sự sống. 
Các văn bản sau ngày Chúa Phục sinh, cho thấy: Ngài không được các tông đồ gần cận, nhận thức trước. Ngài ở bất cứ những nơi mà đồ đệ Ngài đi đến. Chúa Phục Sinh phải được hiểu, là Ngài mang nơi Mình Ngài, một hình thức tân tạo, một cung cách hoàn toàn mới mẻ, để hiện hữu ở với ta.
Và, cung cách mới chính là cộng đoàn dân con. Là, Thân Mình hiện thân nơi Nước Trời, ở trần gian. Là, tương quan dân con, của Đức Chúa.
            Đọc tiếp trình thuật, ta sẽ thấy: thánh Phêrô và “môn đồ được Chúa thương” đích thân chứng kiến Chúa sống lại, đã chạy về kể cho bạn bè nghe những điều mình “tai nghe mắt thấy”. Riêng Maria Magđala, người nữ phụ đầy lỗi phạm khi trước, nay đã dâng trọn đời mình để Chúa dẫn dắt. Chính nhờ thế, Thầy Chí Ái đã vui lòng ở lại, với chị và với mọi người.
Với Maria Magđala, mặc khải “Chúa sống lại” là sự kiện: có thiên thần hiện diện, tức do Chúa. Và, khi ngước mắt quay nhìn, chị thấy Chúa nhưng không nhận ra. Đó là điều, khiến chị bật thành tiếng khóc trong mừng vui. Vui, vì biết rằng Chúa Sống Lại đã hiện ra với chị. Với người đời thế mà, chị cứ ngỡ Ngài là “người làm vườn”.
Người làm vườn”, lời Tin Mừng được thánh Gio-an nhiều lần nhắc đến. Vườn, là chốn địa đàng, nhị vị tiên tổ từng ngã phạm (Kn 2: 23). Vườn, là nơi chôn Chúa, chốn cứu chuộc (Ga 19: 41). Vườn, là khu lưu giữ chiên đàn, Chúa nói đến (Ga 10: 1-5). Tựu trung, Chúa Phục Sinh từng gọi tên Maria Magđala để mặc khải, hay gọi tên chiên con, đều ở đây ở trong vườn.
Thôi đừng giữ Thầy lại”, điều này chứng tỏ: dân con Đạo Chúa cứ đeo đuổi bám víu vào con người “cũ” của Đức Chúa. Trên thực tế, Đức Giêsu nay đã về với Cha, trong quang vinh. Về với Cha, Ngài hứa sẽ trở lại, nhưng theo cung cách khác bằng một thực thể mới mẻ, khác lạ. Và, ta chỉ gặp Ngài, nơi những người được coi là đồ đệ. Người liên kết làm một Thân Mình Chúa. Một Hội Thánh Chúa ở địa phương.
Tôi đã thấy Chúa!” lời kể của Maria Mác-đa-la, người nữ phụ từng phạm lỗi rất nặng theo luật Do Thái, cũng là của phụ nữ, những người có vị thế rất thấp trong xã hội. Nhưng, với Tin Mừng, lại được ưu tiên cao. Ưu tiên được biết trước nhất, chuyện Chúa sống lại. Đó chính là mục đích cũng như ý nghĩa của sứ vụ rao báo Tin Mừng. Rao báo, không chỉ là chuyển giao triết lý của lòng tin. Mà còn là, san sẻ cho nhau những kinh nghiệm mình chứng kiến.
Kinh nghiệm được gặp và được thấy Chúa trong cuộc đời, của chính mình. Rồi sau đó, mời gọi mọi người cùng làm như thế. Mừng kính Chúa Phục Sinh, ta cũng được gọi mời cùng một cung cách như thế. Gọi và mời theo một kiểu như Phêrô thánh nhân, Maria Mácđala và đồ đệ khác một kiểu cách như bài đọc hôm nay.
Đọc thư thánh Phaolô gửi giáo đoàn Côrintô, ta đều thấy: lời mời gọi Phục Sinh là một gọi mời hồi hướng trở về, tận căn rễ. Là, thanh lọc tự bản thân, của mỗi người. Khi cử hành lễ Vượt qua, người Do Thái có thói quen đổ bỏ bánh lên men mà họ vẫn có. Thay vào đó, là bánh không men, vừa mới cất. Thói quen đổ bỏ bánh lên men này, vì qua tiến trình lên men tạo nên bánh, men được coi là nhân tố gây lũng đoạn bột. Vì thế, thánh Phaolô khuyên ta nên mừng lễ Vượt Qua, “đừng với men cũ, là men gian tà, ác độc; nhưng, với Bánh không men của lòng tinh tuyền, và chân thật.” (1Cr 5: 6)      
Về lại bài đọc 1, từ sách Công vụ Tông đồ, thánh Phêrô nhấn mạnh đến tầm vóc quan trọng của đồ đệ Chúa. Quan trọng ở chỗ, ta không chỉ rút kinh nghiệm từng trải và vui hưởng niềm vui Đức Chúa là Thầy Chí Thánh nay đã Phục Sinh, mà thôi. Nhưng còn phải sẻ san kinh nghiệm và niềm vui ấy cho càng nhiều người càng tốt.
Đó là điều ta nên làm. Nên làm vì nếu  chỉ liên hoan Phục sinh thì mới có nửa phần. Mà, với người Đạo Chúa, Phục Sinh là đại lễ diễn ra hằng ngày. Là, ngày vui Chúa Sống lại, ta san sẻ với hết mọi người vào mọi ngày.
Lời thánh Phêrô “còn chúng tôi đây xin làm chứng”, là làm chứng về những việc Chúa đã làm. Về, việc Chúa bị bắt, hãm hại và giết đi. Về, “Thiên Chúa đã làm cho Người trổi dậy” và chúng ta, là “những kẻ được cùng ăn cùng uống với Người” (Cv 10: 40-41), vẫn là điều ta vẫn làm mỗi khi tham dự Tiệc Thánh Thể. Dự Tiệc Thánh, ta vẫn ăn và vẫn uống Thân Mình Đức Chúa Phục Sinh, quang vinh.
Vậy, thông điệp ta có từ lễ Chúa Phục Sinh, là thông điệp gì ? Ta có đáp ứng đòi hỏi làm con dân Đức Chúa, hay chỉ ngồi đó tham dự thánh lễ Chủ Nhật, như người dưng? Bởi, thông điệp của Chúa là thông điệp gửi mỗi người chúng ta  để ta ra đi mà rao báo Tin Mừng Ngài đã Phục Sinh. Rao và báo, cho cho con dân Ngài biết  Thiên Chúa đã chọn Đức Giêsu đến với ta, không phải để lên án kẻ sống với người chết, nhưng để mọi người tin vào Ngài, sẽ được tha thứ mọi lỗi lầm, ngang qua Ngài.
Lm Frank Doyle sj biên soạn - Mai Tá lược dịch.

Saturday 12 March 2016

“Dáng em thu nhỏ trong lời nguyện,”



Suy Tư Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Lá năm C 20/3/2016

Tin Mừng (Lc 19: 28-40)

Nói những lời ấy xong, Đức Giêsu đi đầu, tiến lên Giêrusalem. Khi đến gần làng Bếtphaghê và làng Bêtania, bên triền núi gọi là núi Ôliu, Người sai hai môn đệ và bảo: "Các anh đi vào làng trước mặt kia. Khi vào sẽ thấy một con lừa con chưa ai cỡi bao giờ, đang cột sẵn đó. Các anh cởi dây ra và dắt nó đi. Nếu có ai hỏi: "Tại sao các anh cởi lừa người ta ra", thì cứ nói: "Chúa có việc cần dùng! Hai người được sai liền ra đi và thấy y như Người đã nói. Các ông đang cởi dây lừa, thì những người chủ nói với các ông: "Tại sao các anh lại cởi lừa người ta ra?" Hai ông đáp: "Chúa có việc cần dùng."
Các ông dắt lừa về cho Đức Giêsu, rồi lấy áo choàng của mình phủ trên lưng lừa, và giúp Người cỡi lên. Người đi tới đâu, dân chúng cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường. Khi Người đến gần chỗ dốc xuống núi Ôliu, tất cả đoàn môn đệ vui mừng bắt đầu lớn tiếng ca tụng Thiên Chúa, vì các phép lạ họ đã được thấy. Họ hô lên: Chúc tụng Đức Vua, Đấng ngự đến nhân danh Chúa! Bình an trên cõi trời cao, vinh quang trên các tầng trời!
Trong đám đông, có vài người thuộc nhóm Pharisêu nói với Đức Giêsu: "Thưa Thầy, Thầy trách môn đệ Thầy đi chứ!" Người đáp: "Tôi bảo các ông: họ mà làm thinh, thì sỏi đá cũng sẽ kêu lên!"
                         Dáng em thu nhỏ trong lời nguyện,”
                            “Phơ phất hồn thiêng, cánh bướm ma.”
                                                (Dân từ thơ Đinh Hùng)

Thu nhỏ trong lời nguyện hoặc phơ phất hồn thiêng, vẫn là và sẽ là lối sống của nhiều người.
Sống phù hợp Đạo Chúa, người Công giáo vẫn hay hát cả khi vui, lẫn lúc buồn. “Hát là cầu nguyện, những hai lần”. Người nhà Đạo hát rất chăm. Suy tư rất nhiều. Có những bài ca làm tỉnh giấc, như bài “How Great Thou Art”, nghe chưa được chuẩn cho lắm, chí ít là tiểu khúc, câu 3. Như tác giả dẫn ý: Hân hoan tình Chúa rất bao la, chẳng ngại hồn đau vẫn cứ là Con Một Hiền lành theo cõi chết ôm trọn tội người, trọn ý Cha.
Vâng, tiểu khúc trên, dù mang cả một truyền thống ý nghĩa, vẫn coi cái chết của Đức Kitô, như hành động chuộc tội, do Cha muốn. Nhận định như vậy, tức bảo là: khổ đau và sự chết của Đức Giêsu là giá chuộc mạng mà Ngài đã trả cho bọn xấu để ta chia sẻ sự sống với Cha, như chọn lựa cái chết của Đức Giêsu phải được coi như hành động duy nhất làm Cha nguôi giận về tội người. Chính vì thế, mà Cha vẫn tiếp tục thương yêu loài người như khi trước.
Nghe nhạc ướt át như thế, đôi lúc làm ta sợ, vì thế nên kiểm xem lời ca ý nhạc có chuẩn hợp với thần-học không. Một đằng, thần học khẳng định rằng: tình thương yêu đặc biệt Chúa ban, rất cao sang vời vợi. Tình yêu Ngài, ngang qua mọi thăng trầm của cuộc sống, khi vui lúc buồn.
Đằng khác, khi hát, ta kể nhiều về nỗi khó khăn, buồn phiền mà Đức Giêsu gánh chịu. Xem thế, há chẳng phải ta chủ trương: Đấng Tạo Hoá đầy lòng bao dung, vẫn đẩy Người Con Thân Yêu vào nỗi chết, có tủi nhục? Há ta coi đây như phương cách duy nhất khiến Ngài hài lòng, sao?        
            Áp dụng vào xử án, đôi lúc cũng nên hỏi: quan án có để cho đương can vô tội chết lặng trong lỗi phạm? Và như thế, Đức Chúa, vị Quan Án Tối Cao, có quyền bính gì trên sự dữ/ác thần, chăng? Đây là cách duy nhất để Ngài kiểm nghiệm sự hy sinh cao cả của Con Yêu Dấu của Ngài, sao?
Các vấn nạn ấy, gây ảnh hưởng lên đời sống đức tin của người đi Đạo. Đôi lúc, điều này làm ta xa vời niềm tin đích thực, lâu nay thường được nhắc nhớ, rằng: Chúa trên cao vẫn thương mọi người, dù cho con người có lầm lỡ, lỗi phạm nhiều điều.
            Ngày nay, ta nghe nhiều về các nạn nhân, không còn chọn lựa nào khác, đã rơi vào bẫy cạm của lỗi phạm. Thật ra, trong nhiều trường hợp, việc ấy không do họ. Mà, do người khác đối xử không theo lẽ Đạo. Người khác, là những người có tự do trong đối xử rất “khác người”. Rất lạ kỳ, buồn bã.
Người khác đây, vẫn là người biết nhiều, hiểu nhiều. Nhưng, đứng ở góc cạnh nào đó, ta sẽ cùng với “người khác” ấy, biểu đồng tình cho rằng: Đức Kitô là nạn nhân của thánh ý Cha. Khi Ngài chấp nhận khổ đau, và nỗi chết. Hiểu như thế, tức cho rằng: Cha vẫn muốn có hy sinh, vẫn muốn chuộc mạng, để đổi chác lấy tội con người, hòng tha thứ?
Hiểu như thế, sẽ kéo theo ngộ nhận rằng: mình là nạn nhân của Chúa, không chừng. Nếu Cha muốn Đức Kitô phải khổ và chết, thì phía ta, sao lại buồn khi lĩnh nhận thánh giá tưởng-chừng-như-là-quá-nặng?
            Suy tư theo chiều hướng này, sẽ thêm nghi ngờ, là bài Thương khó thánh Mác-cô ghi lại, có thể đã nhấn mạnh tính miễn cưỡng của Chúa khi Ngài chấp nhận khổ ải. Quả là, thánh sử có nhắc việc Ngài ngồi cùng bàn với phường giá áo, túi cơm. Làm bạn với bọn phản phé. Làm thầy những người chối bỏ sự thật, bỏ của chạy lấy người… Nhưng không thể hiểu như thế.
            Không thể theo khuynh hướng này. Bằng không, sẽ có người ngờ: thánh Mar-cô ám chỉ Chúa hoảng sợ trước cái chết ô nhục, gần kề. Và, trong chiều hướng ấy, sẽ nghĩ là: khi Ngài cất tiếng “Lạy Cha”, tức là Ngài kêu lên lời ai oán để cứu mình khỏi cơn buồn phiền, sao?
Cuối cùng, hiểu theo chiều hướng này, sẽ có người nghĩ rằng: Đức Kitô nhận “làm theo ý Cha”, nhưng phút cuối, vẫn thấy như mình bị bỏ rơi trên thập giá? Không. Đó không phải là thần học.
Suy cho kỹ, hiểu theo các chiều hướng này, chắc chắn có sai sót. Đọc kỹ, đoạn Chúa chấp nhận thánh ý Cha tại Vườn Âu Sầu, thay vì hiểu theo hướng xấu, đổ riệt mọi lỗi cho Cha, có lẽ nên coi đây như một khẳng định. Khẳng định rằng: Đức Kitô một lòng chung thuỷ với đường lối Ngài tuân theo, trong hành xử với Cha.
Với con người. Ngài vẫn một mực tuân phục Cha. Tuân phục đến chết. Vẫn thương yêu con người, và yêu thương đến hơi thở cuối cùng.
            Có thế, Đức Kitô mới trấn át giới chức đạo-đời, thời bấy giờ. Ngài qui chiếu khẳng định nòng cốt này, đến nỗi họ thấy không làm gì được, ngoài chuyện ra tay ám hại Ngài. Xem thế, qua việc chấp nhận cái chết trong tuân phục, Ngài hy sinh đến phút cuối. Ngõ hầu chứng tỏ cho mọi người thấy:Ngài thương yêu loài người đến cùng.
Điều này cho thấy: Chúa đã sống thực. Sống tư cách rất “người”. Vì trung thực với cuộc sống thủy chung, Ngài bị quyền lực đen tối sự dữ/ác dẫn đến nỗi chết về thể xác, chết rất nhục.
Hôm nay, có kinh qua thống khổ của thập giá; và chết cho chính mình, ta mới nhận ra được cái giá phải trả, khi giáp mặt thực trạng của người phạm lỗi, trái luật. Và có như thế, mới sống đúng yêu cầu của Vương Quốc Nước Trời. Vương Quốc bình an và công chính.
            Tuần thánh năm nay, ta cử hành tuyên xưng mầu nhiệm sống xứng hợp Đạo. Bằng vào cử hành tưởng niệm sự sống, nỗi chết và sự sống lại của Chúa, ta cầu mong được chuyển thể từ tâm trạng sai lầm -nghĩ mình là nạn nhân do Chúa muốn ta hy sinh, đau khổ- để tiến tới trở thành kẻ có ý thức chọn lựa. Chọn, lối sống mẫu mực yêu thương của Chúa, Đấng suốt đời trung thành, thuỷ chung. Trung thành trong thuần phục. Thuỷ chung trong thương mến.
            Cầu và mong, cho ta biết trân quý sự sống vì có trân quý ta mới thực sự từ bỏ thái độ tiêu cực của những người luôn nghi kỵ, chống đối. Chống Vương Quốc Nước trời, ở trần gian. Cầu và mong, ta dõi bước chân mềm của Chúa.
Biết rập khuôn bắt chước lối sống thuỷ chung, trong hành xử giữa Cha và Con. Dù, sự việc có xảy đến thế nào, và đường đời có gian nan đi nữa có Đức Kitô là mẫu mực cho sự thủy chung/tuân phục, thì dù gặp muôn vàn khổ ải đến cùng cực, ta vẫn cứ đầu cao mắt sáng, hiên ngang lên mà chúc tụng.
Chúc tụng Ngài, cả vào lúc cộng đoàn kẻ tin đang sầu buồn, than khóc ngày Chúa chịu khổ nạn. Bởi, với người dõi bước theo Chúa, sẽ chẳng có gì là tang tóc, đáng để ta than khóc cả. Mà, tất cả vẫn là yêu thương và đồng cảm.
Đạo Chúa là Đường dẫn ta đi vào đời, lắm gian nan nhưng không là tang chế, với ta.

Lm Richard Leonard, sj biên soạn - Mai Tá lược dịch.