Saturday 25 July 2015

"Thì hai đứa còn đâu cơ hội nữa?"



Suy Tư Tin Mừng trong tuần 18 mùa thường niên năm B 02/8/2015

Tin Mừng (Ga 6: 14-25)
Vậy khi dân chúng thấy Đức Giê-su cũng như các môn đệ đều không có ở đó, thì họ xuống thuyền đi Caphácnaum tìm Người. Khi gặp thấy Người ở bên kia Biển Hồ, họ nói: "Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ vậy?" Đức Giêsu đáp: "Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê. Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực trường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận." Họ liền hỏi Người: "Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn?" Đức Giêsu trả lời: "Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào Đấng Người đã sai đến." Họ lại hỏi: "Vậy chính ông, ông làm được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông? Ông sẽ làm gì đây? Tổ tiên chúng tôi đã ăn man-na trong sa mạc, như có lời chép: “Người đã cho họ ăn bánh bởi trời."

Đức Giêsu đáp:"Thật, tôi bảo thật các ông, không phải ông Mô-sê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính là Cha tôi cho các ông ăn bánh bởi trời, bánh đích thực, vì bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, bánh đem lại sự sống cho thế gian." Họ liền nói:"Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy." Đức Giêsu bảo họ:"Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!”

                 “Thì hai đứa còn đâu cơ hội nữa,”
                   “Tình đã đến trong những ngày nhuộm đỏ,
  trong những ngày Thượng đế phải ra đi,
   Trong những ngày giá-trị của lương-tri,
    được thẩm-định bằng tín-điều duy vật!”.
        (Dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)
           
Với nhà thơ, thoì như thế. Như những gì người đời vẫn nghĩ suy. Với nhà Đạo qua Tin Mừng thánh Gioan, thì lại khác. Trình-thuật nay vẫn kể dân con đồ đệ nghe Chúa nói chuyện và dẫn-giải , thường có thái độ rối như tơ lòng, nhiều giây nhợ.
Thật tình, họ ít khi hiểu rõ được ý nghĩa thâm sâu, Lời Chúa nói. Thái độ của họ, giống như cặp tình nhân nọ, đã ghé thăm vùng đầy tuyết ở Seattle, trong hai tuần. Để tỏ bày sự thân tình trìu mến, họ gọi nhau bằng vợ bằng chồng, thật gần gũi. Họ còn lên kế hoạch men theo Nam tuyến, đi xuống phía Florida, để có thêm chút ánh sáng mặt trời. Người chồng, ngưng mọi công việc từ ngày hôm trước, đã trực chỉ về hướng biển bờ Miami, nơi đó sẽ gặp vợ, ngày hôm sau.  
            Cả hai người, đều trông mong sẽ có được thời gian ở bên nhau, thật hấp dẫn để vui hưởng ánh nắng mặt trời, chói sáng. Nhưng không may, có một chuyện ngoài ý muốn xảy đến ngay ở cửa lên tầu, người chồng được bảo: có lẽ anh phải chờ qua đêm, vì món rượu mạnh đặc biệt.
Anh tìm cách khiếu nại lên vị thủ trưởng ở đó, nhưng vô hiệu. Vừa kịp đến khách sạn, vào hôm sau, anh bèn khám phá ra rằng Biển Miami vừa xảy ra cơn sóng mang giòng nước nóng, và thời tiết hôm ấy lên cao đến độ không thể chịu đựng được, ngược hẳn thời tiết quá lạnh, ở Seattle. người tiếp tân ở quầy cho hay, vợ anh sẽ kịp đến, như dự định.
Anh nóng lòng chờ đợi đến mức độ phải chay bay biến xuống khu vực hồ bơi, để lấy lại hơi mát cần có, và vội vàng anh gửi cho vợ, một điện thư. Thư diện của anh lại được chuyển đến nhà phu nhân của vị giảng thuyết có người chồng già vừa qua đời, chỉ một ngày trước đó. Khi vị phu nhân mở điện thư ra đọc, thoáng chốc bà nhìn vào màn hình nhỏ, bất chợt kêu lên một tiếng thất thanh, rồi gục đầu tắt thở, ngay tại chỗ.
Gia đình chạy vội vào phòng xem cớ sự, tức thì bắt gặp bức điện thư ngắn gọn từng chữ, mồn một ghi rõ trên màn hình, những giòng chảy:

“Gửi người vợ thân yêu nhất của anh, ra đi hôm qua như em biết đấy, vừa kịp đến mới xong phần khám xét. Đôi chút hiểu lầm ở ngang cửa. Khiếu nại bị bác bỏ. Vừa được xác nhận em sẽ đến đây vào ngày mai. Chồng yêu quý của em. Chú thích: Mọi sự không như chúng mình nghĩ. Em sẽ rất đỗi ngạc nhiên về sức nóng, ở dưới này.”

Theo sau việc phát thức ăn cho hơn 5000 người, dân chúng cứ tưởng rằng: khi Chúa nói Ngài là Bánh Sự Sống, tức là Ngài có ý nói đến nguồn cung cấp thức ăn cho buổi hôm sau. Nếu việc này quả đúng là sự thật, thì có lẽ phải ghi trên vòng quay số, đôi ba giòng chữ có nghĩa tương tự như khi người diễn trò sử dụng từ ngữ “quán cà phê Công Giáo” 
Tuy thế, Đức giêsu chỉ muốn dẫn người nghe đến sự thể chính Ngài làm cho mọi người dịu mọi cơn đói. Vì khi ấy, ta sẽ chẳng bao giờ còn đói hoặc khát, nữa.
Đói, là chuyện rất quan trọng. Nó đòi ta phải thường xuyên chú ý đến. Đói thể xác, cho thấy ta cần được nuôi dưỡng. Ta cần có nước trong người. Cần luyện tập và ngủ nghỉ. Ta từng học cách thức đọc ra được các dấu hiệu của thể xác. Nếu cứ tảng lờ, ta sẽ chết. Ta cũng có cơn đói cảm xúc. Vào lúc đó, ta cần được yêu thương. Chấp nhận. Có đôi tai biết lắng nghe. Nếu cứ giả lơ giả tảng những dấu hiệu này, tâm thần ta sẽ trở nên tệ hại hơn. Và, chất lượng cuộc sống nơi ta, sẽ mai một.
Tuy là thế, Đức giêsu cũng cảnh giác ta về cơn đói thần thiêng. Đây chính là nhu cầu ta cần có đối với Ngài. Cần có mục tiêu  và ý nghĩa. Cần cho niềm tin. Cho Tình yêu. Hy vọng. Nếu cứ tảng lờ cơn đói này, ta sẽ để luột mất tầm nhìn về nơi ta xuất phát. Về lý do, tại sao ta hiện diện ở đây. Và về điểm đích, ta đi tới.
Chương 6 Tin Mừng thánh Gioan tiếp tục được diễn nghĩa, qua đó cho thấy Đức Giêsu càng diễn tả thật rõ nét hơn, về vai trò Ngài đến. Ngài đến, để làm cho người được no đầy. Kẻ khát, có đủ nước uống.
Và khi Ngài gỡ rối bòng bong cho dân chúng, họ lại cảm thấy như bị chạm nọc. Đức Giêsu, là Bánh Sự Sống. Ngài quan tâm nhiều đến chúng ta. Quan tâm trong việc giải những cơn đói lòng thể xác, xúc cảm và thần thiêng của ta, ở thế gian này. Giải cơn đói, theo cung cách thoáng nhìn thấy sự sống sẽ đến nơi Ngài. Ở sự sống ấy, mọi kẻ đói khát sẽ được tràn đầy, không thèm muốn.
Cầu mong sao Tiệc Thánh này chuẩn bị chúng ta cho ngày giờ khi việc ta ra đi khỏi thế giới gian trần sẽ trờ tới.
Cầu mong sao khi ấy, sẽ không có chuyện chộn rộn nơi cửa ngõ. Lúc đó, chẳng cần gì phải khiếu nại.
Cầu mong sao, ta được hiệp thông nối kết với những người mà ta hằng yêu mến. Để ta được sưởi ấm nơi tình thương yêu của Chúa. Để Ngài chỉ định chỗ ngồi nơi Bàn tiệc Vĩnh cửu, Ngài dọn cho ta. Bởi, nơi Tiệc ấy, không còn người đói kẻ khát, về mọi thứ. 
Cảm-nghiệm điều ghi đậm nét như thế, ta ngâm tiếp lời thơ đời trắng trợn nhiều tình tiết, như:

“Có những điều ta muôn hôn em, rồi khóc,
Mùa bình-an nào chờ-đợi uyên-ương?”
(Nguyễn Tất Nhiên – Uyên Ương)

Uyên ương tình người, nhiều lúc cũng hơi khác. Khác, cả vào khi ta được dẫn-giải rất nhiều lần. Tình nhà Đạo, còn khác nhiều lời thơ đời. Khác, cả hình-thức lẫn nội-dung như nhiều người vẫn cảm-nghiệm trong đau thương, sầu buồn. Nhưng vẫn một lòng tìm đến với Đức Chúa để Ngài dẫn-giải ý-nghĩa của mọi sự-kiện diễn ra ở đời. Với con người.            
                   
Lm Richard Leonard sj biên soạn - 
Mai Tá, lược dịch

Saturday 18 July 2015

“Ngươi giam chí lớn vòng cơm áo,”



Suy Tư Tin Mừng trong tuần 17 mùa thường niên năm B 26/7/2015

Tin Mừng ((Ga 6: 1-15)
Sau đó, Đức Giê-su sang bên kia Biển Hồ ở Galilê, cũng gọi là Biển Hồ Tibêriat. Có đông đảo dân chúng đi theo Người, bởi họ từng được chứng kiến những dấu lạ Người đã làm cho những kẻ đau ốm. Đức Giêsu lên núi và ngồi đó với các môn đệ. Lúc ấy, sắp đến lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do-thái.
Ngước mắt lên, Đức Giêsu nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình. Người hỏi ông Philípphê: "Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?"
Người nói thế là để thử ông, chứ Người đã biết mình sắp làm gì rồi. Ông Philípphê đáp: "Thưa, có mua đến hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút." Một trong các môn đệ, là ông Anrê, anh ông Simôn Phêrô, thưa với Người: "Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu!" Đức Giêsu nói: "Anh em cứ bảo người ta ngồi xuống đi." Chỗ ấy có nhiều cỏ. Người ta ngồi xuống, nguyên số đàn ông đã tới khoảng năm ngàn. Vậy, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó. Cá nhỏ, Người cũng phân phát như vậy, ai muốn ăn bao nhiêu tuỳ ý. Khi họ đã no nê rồi, Người bảo các môn đệ: "Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi." Họ liền đi thu những miếng thừa của năm chiếc bánh lúa mạch người ta ăn còn lại, và chất đầy được mười hai thúng. Dân chúng thấy dấu lạ Đức Giêsu làm thì nói:"Hẳn ông này là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian! " Nhưng Đức Giêsu biết họ sắp đến bắt mình đem đi mà tôn làm vua, nên Người lại lánh mặt, đi lên núi một mình.
“Ngươi giam chí lớn vòng cơm áo,”
              Ta trói thân vào nợ nước mây.
            Ai biết thương nhau từ thuở trước,
           Bây giờ gặp nhau trong phút giây.”
                (Dẫn từ thơ Nguyễn Bính)
“Ai biết thương nhau từ thuở trước, nên vẫn trói thân vào nợ nước mây”, lời thơ đời nhiều lúc cũng xứng-hợp với tâm-tình nhà Đạo, vào những ngày có Chúa tỏ bày sự thật tình thương yêu với nhiều người, dù thiếu thốn. Tình nhà Đạo hôm nay, lại được diễn-bày một lần nữa bằng nhiều thứ cả truyện kể dân gian, lẫn trình thuật.  
Về truyện kể, mới đây tôi được mời đến ăn tối ở nhà người bà con, thân thuộc. Gia đình lúc ấy đang ở trong tình huống lúng túng với cô con gái tuổi mới 13, mà tinh khí đã thất thường. Trước mặt khách quan, mà cô bé vẫn tỏ thái độ bất cần đời, nổi loạn. Cô không thích món rau trộn mẹ cô làm. Nên, mặt mày cô ủ rũ, nhất quyết tuyệt thực, để phản đối. Tự nhiên, món rau trộn trở thành đầu giây mối nhợ cho một mâu thuẫn, nghịch thường giữa hai thế hệ, mẹ và con.
Bà mẹ cố nhỏ nhẹ thuyết phục con gái yêu bằng những lời lẽ, rất ôn tồn: “Con à, phí của giời như thế, tội chết! Con biết không, trên thế giới còn rất nhiều người thèm được ăn cọng rau con bỏ đi, đấy. Họ mà ăn được đĩa sà-lát này, chắc sẽ nhớ ơn suốt đời”. Nghe thế, chẳng nói chẳng rằng, cô bé vụt dậy, bỏ đi nơi khác.
Hồi sau trở lại, cầm chiếc phong bì lớn với cây bút nét đậm, cô đổ luôn đĩa rau vào phong bì, dán lại rồi vùng vằng nói: “Vậy chứ, bà muốn tôi gửi gói rau thúi cho đứa chó chết nào đây? Địa chỉ đâu?” Chứng kiến cảnh ‘hỡi ôi’ ấy, tôi thấy, ở đời làm cha làm mẹ không phải chuyện dễ. Sống độc thân như tôi, có khi thế mà lại hay. Nhưng, tất cả vẫn là: thông cảm, hoà hoãn, và kết hợp.
Phúc âm hôm nay cho thấy, khi biến 5 chiếc bánh và 2 con cá nuôi đủ 5 ngàn người, Đức Kitô nói thêm: “Mấy ông hãy thu nhặt các vụn vặt, còn thừa. Đừng bỏ phí.” Nghe Ngài nói, chắc người phương Tây chúng ta cũng chẳng bao giờ mường tượng nổi cái cảnh bụng đói cồn cào mà người dân ở các nước chậm phát triển đang gặp, hằng ngày.
Có chứng kiến cảnh người nghèo đói chết dọc đường, các nước Âu Mỹ mới biết họ đang phung phí của ăn thức uống, đến chừng nào. Có lẽ, phải là thân thuộc người nhà đang chết dần chết mòn vì đói, hẳn mọi người mới thấy quý cuống rau, hột gạo. Và, dân tộc nào một khi đã kinh qua cảnh kinh tế suy thoái, chiến tranh điêu tàn, mới thấu hiểu ý nghĩa của câu nói: “Đừng bỏ phí!”.
Ngày nay, những ai có kinh nghiệm về đói-nghèo, đều đã cảnh giác trước những tình huống phung phí, đổ bỏ. Trong khi đó, ngược lại, vẫn có nhiều người tìm cách quên đi những tháng ngày cồn cào, thời bĩ cực. Họ chỉ biết quan tâm đến chuyện ‘khoan khoái’, hưởng thụ. Với người sống ở các nước đã phát triển, như cô bé tuổi 13 vừa kể, đói và khát chỉ là chuyện trong sách vở, quá khứ. Con người ngày nay đã quen đi các thảm cảnh xưa cũ, đang ‘ăn vào’ thân xác của mình, để rồi cứ thế béo phì, dư mỡ. 
Có người còn cho rằng: câu truyện Phúc âm về 5000 người được nuôi béo, đủ ăn, hoàn toàn có tính cách tượng trưng, giả tưởng. Chẳng cần tranh cãi, câu truyện Tin Mừng hôm nay qui chiếu về Thân Mình Đức Kitô, nơi đó chúng ta đang được Đức Chúa nuôi dưỡng bằng tình thương yêu, linh đạo. Tin Mừng của Chúa còn soi dọi về bữa tiệc lòng mến viên mãn, kéo dài. Ở nơi đó, không còn ai bụng đói, chết thèm. Dù chỉ cuống rau, hột gạo hoặc giọt nước trong lành.
Tin Mừng của Chúa đòi chúng ta nhìn vào thế giới hôm nay, với nhãn giới Vương quốc Nước Trời; ở đó, vị Chúa tể Tình thương vẫn san sẻ, quyết rời bỏ chốn ngai vàng bệ cao, ngõ hầu những người bụng cồn dạ đói, mới có được sự đỡ nâng, no đầy. Và, lúc ấy, các người giàu sang, phung phí lâu nay chẳng đoái hoài gì chuyện sẻ san, nuôi sống kẻ khác, sẽ bị án phạt, chúc dữ.
Có một yếu tố được gọi là sự ‘lầm-lỡ ân-tình’. Chính nhờ yếu tố này, chúng ta biết được những gì ta chịu làm, hoặc vẫn không muốn làm, ngõ hầu đem Vương quốc Nước Trời về với thế-giới-có-quá-nhiều-thức-ăn-thừa-mứa.
Nếu biết rằng, trên thế giới, mỗi ngày bình quân có đến 29,000 người đã và đang chết một cách lãng phí, chỉ vì thiếu thức ăn, nước uống; và từ đó, là bệnh tật do thiếu thốn, do thái độ cố ý quên lãng nơi những người dư ăn, dư mặc là chúng ta; thì thử hỏi: phải chăng đây là một đáp trả có lý lẽ, hẳn hòi?
Vấn đề đặt ra hôm nay, là: có một khoảnh khắc trầm lặng, lành mạnh nào đó khơi dậy cuộc sống của chúng ta, về một chuyển đổi các thứ tự ưu tiên trong mọi sự việc. Chuyển đổi các thứ tự ưu tiên trong hành động, để rồi dẫn đến kêu gọi phải có thay đổi trong quyết định đối xử với nước nghèo, người nghèo? 
Cụ thể hơn, cần có một thay đổi về hệ cấp ưu tiên trong hành xử; ưu tiên cao, từ nay, không còn tùy vào số lượng và kết quả của súng ống bom đạn nữa, mà là số lượng các bé lê lết thân gầy, những bụng cồn, dạ đói, đang chết khát.
Tôi vẫn tự hỏi: Đức Chúa nghĩ gì khi Ngài nghe người các nước giàu sang biện luận rằng: sở dĩ họ không chia sớt thức ăn, của cải cho người nghèo đói, là vì tại đây vẫn còn các nhà độc tài, tự cao tự mãn, chuyên ăn trên ngồi chốc, không lo cho con dân của mình; thậm chí, vẫn cứ vơ vét tiền tài, vật chất đem chôn giấu tại các ngân hàng úp mở ở Thụy sỹ -hay đâu đó- hoặc vẫn bỏ tiền ra quyết xây dựng thật nhiều vũ khí hạt nhân, qui ước. Và, muôn ngàn lý do khác khả dĩ biện minh cho thái độ ơ hờ, quên lãng.
Dù có phải đối đầu với những vấn đề phức tạp như thế, chúng ta vẫn còn khá nhiều phương thế thực tiễn hầu cứu sống người đói kém, nghèo hèn. Bởi, người nghèo đói có được cứu sống, đỡ nâng tăng cường sinh lực, thì một ngày no đó, mới có khả năng lo cho đất nước, dân tộc của chính mình.
Với câu nói xấc xược của cô bé tuổi 13: “Vậy chứ, bà muốn tôi gửi mớ rau thúi cho đứa nào đây?” tôi đã có câu trả lời: “Này cháu, hãy viết chính tên mình vào bì thư mà gửi. Bởi, chính sự dư dật thừa mứa lâu nay đã biến cháu thành người có nhiều nhu cầu nhất thế giới đó.”
Cầu mong Tiệc thánh hôm nay giúp ta làm được đôi chuyện cho trái đất này, như ta sẽ làm ở nơi cao, chốn vĩnh hằng, muôn thuở. Bởi, Vương quốc Nước Trời chính là chốn có nhiều người bụng đói, môi miệng khát thèm dù chỉ một giọt nước trong lành. Bởi, nơi đó, mọi người không kể đói no giàu nghèo, đều được đón tiếp, ăn uống thỏa thuê. Bởi, những gì ‘dư thừa còn sót’ đã được các đấng công chính thu nhặt lại, chẳng bỏ phí. Và, ở nơi đó, chẳng có gì để vứt bỏ, phung phí.
Quả là, trần gian còn đó nỗi buồn. Buồn, vì vẫn còn nghịch lý, trớ trêu. Trớ trêu, vì lý lẽ rất nghịch là bởi người đời sống với nhau rất gần, kéo dài nhiều năm tháng, nhưng vẫn chẳng tìm đâu ra nỗi niềm hân hoan, trao đổi. Người người vẫn cứ quan hệ đối trao, nhưng nào có được sự cảm thông, kết hợp. Chí ít, là thông cảm thắm thiết tình mẹ con, chồng vợ.
Nỗi buồn trần gian cứ mãi miên trường, không dứt. Và, trớ trêu vẫn chỉ chấm dứt, khi những người con trâng tráo, xấc xược biết thông cảm, hiểu được mẹ hiền. Nghịch lý cuộc đời sẽ chỉ kết thúc, một khi kẻ giàu người sang biết san sẻ tiền tài, vật chất với dân hèn mạt kiếp, đang cồn cào đói khát hiệp thông, chia sớt.
Chia của ăn thức uống, sớt tình thương yêu, vỗ về, khi ấy, Nước Trời đã trở thành hiện thực. Vương quốc Đức Kitô đã nên ngời sáng. Đấy mới là nhu cầu ‘ắt và đủ’ trong cuộc sống, người đời.
Bằng động-thái san sẻ tình thương-yêu qua bánh/cá, ta lại sẽ ngâm tiếp lời thơ trên, rằng:
“Ai biết thương nhau từ thuở trước,
Bây giờ gặp nhau trong phút giây.”
(Nguyễn Bính – Hành Phương Nam)
Thương nhau từ thuở trước, là thương và san sẻ cho nhau những gì những gì người còn thiếu thốn. Sẻ và san tất cả, để mỗi người và mọi người sẽ còn nhớ mãi tình Chúa yêu thương hết muôn người. Thương yêu mọi người, Ngài luôn tỏ bày trong mọi tình-huống có sẻ san, giùm giúp rất đùm bọc, ở trong đời. Với mọi người.   

Lm Richard Leonard sj biên soạn -  Mai Tá, lược dịch

Saturday 11 July 2015

“Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều,”



Suy Tư Tin Mừng trong tuần 16 mùa thường niên năm B 19/7/2015

Tin Mừng (Mc 6: 30-34)
Các Tông Đồ tụ họp chung quanh Đức Giê-su, và kể lại cho Người biết mọi việc các ông đã làm, và mọi điều các ông đã dạy. Người bảo các ông: "Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút." Quả thế, kẻ lui người tới quá đông, nên các ông cũng chẳng có thì giờ ăn uống nữa. Vậy, thầy trò xuống thuyền đi lánh riêng ra một nơi hoang vắng. Thấy các ngài ra đi, nhiều người hiểu ý, nên từ khắp các thành, họ cùng nhau theo đường bộ chạy đến nơi, trước cả các ngài. Ra khỏi thuyền, Đức Giê-su thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều.

“Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều,”
         “Để nghe dưới đáy nước hò reo”.
             (Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
            Nhà thơ hôm nay lại cũng bảo: chớ nói nhiều, nhưng hãy nghe. Nghe đây, không chỉ mỗi”nước hồ reo”. Mà, cả tiếng mời gọi mọi người đừng quá chuyên chăm ăn/làm. Nhưng, còn biết ngơi nghỉ, “để nghe tơ liễu rung trong gió, và để xem trời giải nghĩa Yêu!”  Ý-nghĩa của Tình-Yêu Chúa dặn dò, nhưng còn là Lời Vàng Ngài giải-thích. 
            Trong sống đời thường ở huyện, tôi biết nhiều người, làm việc rất vất vả. Đứng máy giây chuyền, hoặc ngồi bàn giấy công sở từ 8 giờ sáng đến 7, 8 giờ tối, không ngơi nghỉ. Linh mục chúng tôi, qua mục vụ, cũng gặp rất nhiều người trẻ chủ-trương sống đời đi Đạo cũng vẫn “làm việc và làm việc”. Họ trưng dẫn nhiều lý do nghe rất sôi nổi: những là: để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp hơn, bây giờ và mai sau.
Có bạn làm 60 tiếng, một tuần. Người khác, cày bừa ở sở chưa đủ, lại rủ bạn đem việc về nhà làm, chẳng quản-ngại thong-tầm, làm thâu đêm suốt sáng.
Bình tâm hơn, có bạn “nướng” thêm một ngày cuối tuần -khi xưa vẫn dành cho Chúa- để làm và làm, chẳng bối rối. Mới đây, qua khảo sát, tôi được kể là: nhiều tín hữu không chỉ hăng say làm việc tại hãng xưởng mà thôi, còn kéo nhau đi nhà hàng, tiệc rượu để rồi, hễ có điều kiện, là làm chết bỏ, chẳng giữ Đạo ngày của Chúa. Họ làm đến không kịp thở; kịp đến lúc ốm đau, gần kề nỗi chết, khi ấy mới lo tập thể dục, ăn kiêng. Sau đó, lại “làm đến tối tăm mặt mũi” như khi trước. 
Có hai lý do cho thấy tại sao con người ngày nay lại có lối sống quái-dị như thế:
Thứ nhất, dường như người ta đua nhau kiếm tìm cho mình chỗ đứng vững-chắc trên thị-trường nhân-dụng.
Thứ hai, là vì lợi lộc tài-chánh mà chủ-nhân-ông vẫn muốn đưa ra để lôi-cuốn giới công-nhân/thợ-thuyền xả thân làm thí mạng. Vấn-đề là: chủ-trương “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” không thể là đường-lối/chính-sách tốt đẹp, khiến ta cứ thế kéo dài cuộc sống hoặc làm lụng để rồi lại sẽ làm đến hơi thở cuối cùng.
Mọi người hẳn đều công-nhận rằng: làm cho lắm, tắm táp vẫn…như con trẻ. Tuổi đời, vốn đà lận-đận, rốt cuộc vẫn thấy vận đen thăm viếng. Đôi lúc, còn bị giới làm ăn doanh-thương khai-thác sức lao-động của mình, chẳng kể gì lời khuyên-can từ Tin Mừng, Lời Chúa.
Lề-thói làm việc thật ‘siêu-tốc’/‘trối-chết’ như thế, không thể là đặc-trưng của thế-giới văn-minh, hiện-đại. Đành rằng, có người lại sẽ bảo: ở đất miền tự-do ăn làm, nơi đây nhiều vị siêng-năng, cần-mẫn cốt để đền-bù cho những người không mấy thích làm việc, hoặc không chịu làm. Lo chi chuyện người đời siêng-năng, rất hay làm?
Tuy nhiên, trong cộng-đồng tình-thương của ta, vẫn còn quá nhiều người tìm cách khai-thác thời-gian và năng-lực của người khác. Họ nào thiết tha gì nhu-cầu tinh-thần hoặc phần thưởng ở đời sau? Họ đâu lo-toan giúp-đỡ, đền-bù những người đã hết mình xả thân làm việc cho họ. Tức, lo sống xứng-hợp với luật đời đi Đạo.
Lâu nay, vấn-đề ‘cần có giờ nghỉ-ngơi’ vẫn là chuyện đặt ra cho Đức Kitô, lẫn môn-đồ của Ngài. Phúc-âm thuật lại: môn-đệ Đức Kitô, sau nhiều ngày rao giảng, đã nghe lời Thầy về quê nghỉ ngơi, cho đúng phép. Quả thật, các môn-đệ từng dấn bước theo Thầy, đã đi khắp nơi, lúc lên xứ Giuđa mạn Bắc, khi xuống miệt Galilê phía Nam, môn-đệ nào cũng đều cảm-nghiệm không ít thì nhiều thế nào lo làm việc, không có nhu cầu nghỉ ngơi. Chí ít, là việc ăn uống/bồi-dưỡng, nhiều lúc cũng không kịp hoặc chẳng thiết-tha gì nữa.
Tin Mừng mời gọi đồ-đệ Đức Kitô hãy lên đường đi đến miền xa, xứ lạ để rao-giảng cho người nghèo-khổ. Nghèo, vì công việc. Khổ, về vật-chất. Quả có thế. Tuy nhiên, là môn-đồ thời hiện-đại, ta vẫn nên bỏ giờ ra mà nghỉ ngơi, hầu có sức tiếp-tục những tháng ngày đang trờ tới.
Rao giảng say-mê/kiệt-sức không cần ngơi-nghỉ, tuyệt-nhiên không là lời khuyên tốt đẹp mà Đức Kitô chủ-trương. Đức Chúa không khai-thác sức lao-động của một ai. Tin Mừng, nay nhấn mạnh việc nâng cao nhân-cách của con người. Nhất thứ, con người đã và đang lao-động. Giáo hội cũng luôn đem đến cho lao-động, ý-nghĩa cao-sang đích-thực, vốn thường có. Giáo-hội, lại luôn coi lao-động như phương-tiện đạt cứu-cánh là hạnh phúc Nước Trời. Chứ, lao-động không thể là mục-đích của cuộc sống bao giờ hết, chí ít là cuộc sống của tín-hữu Đức Kitô. Giáo hội, xưa/nay vẫn tỏ-bầy lập-trường vững-chắc về lao-động.
Cụ thể hơn, Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị đã từng đaị-diện cho Giáo hội khẳng định ý-nghĩa của lao-động như sau: “Lao động nâng cao phẩm-giá con người của chúng ta.” Xem như thế, thì giới cầm-quyền và chủ-nhân-ông không được phép đeo đuổi bất cứ triết-lý nào chỉ chuyên/lo đề-cao sức người làm việc, nhưng lại biến-giảm phẩm-cách con người, nhất thứ, khi người lao-động bị đối-xử tệ-bạc khác nào viên đốc-công luôn hối-thúc công-nhân/thợ thuyền dưới trướng nhất-định phải làm việc trối chết, làm ra thật nhiều việc để vừa lòng chủ-nhân-ông.
Nói tóm lại, công việc ta làm, dứt khoát để cải-thiện cuộc sống bản thân, cũng như gia-đình. Thế nên, ta chỉ nên làm việc theo cách nào đó cho phù-hợp với nhân vị/bản thể. Ta không được phép thôi-thúc con người trở-thành máy móc, hoặc loài thú chỉ biết những làm và làm.
Và, qua cung- cách lao-động, ta phải phát-huy tài-năng cũng như ân-huệ mình nhận lãnh từ Đức Chúa. Nhờ đó, ta có thể dựng xây một xã-hội lành mạnh hơn. Xã hội, biết đối-xử với tất cả mọi công-nhân lao-động xứng-đáng hơn, như mọi người mong muốn.
Tôn-trọng phẩm-giá con người, là vẫn lao-động như thường-lệ nhưng biết chọn lúc mà nghỉ-ngơi, giải trí. Phương-châm “ắt và đủ” vẫn có thể áp-dụng trong lao-động. Và, vẫn được liệt kê trong bí kíp thành tựu ở mọi địa-hạt.
Cuối cùng thì, công-nhân lao-động nào biết phân-chia ranh-giới giữa say sưa làm chết xác với lợi-dụng/khai thác người khác, mới là người sáng suốt, có làm và có nghỉ. Bởi, có như thế, mới mong tránh được nguy-cơ gây căng thẳng cả hồn lẫn xác. Có như thế, ta mới mong thực-hiện đúng phương châm “Tốt đời, đẹp Đạo”.
Phúc Âm hôm nay có thuật rõ: “Đức Kitô tỏ lòng ‘chạnh thương’ khi thấy đám đông dân chúng đang có nhu cầu.” Ngài hiểu rằng: nhu-cầu của họ vẫn là những thứ mà môn-đồ Ngài phải thực-hiện. Ngài khuyên các môn đồ -và qua đó, tất cả chúng ta- biết tạo sự cân bằng giữa nhu-cầu lao-động cần-mẫn và sự cần-thiết phải nghỉ ngơi.
Đây, là nhu-cầu của niềm Tin-Yêu. Điều này áp dụng cho hết mọi người, cả lúc làm việc tại nhà cũng như lao-động ở cơ-quan, công xưởng.
Tin Mừng hôm nay còn là tín thư mạnh mẽ đến thế giới mai ngày cứ chú-trọng quá nhiều vào lao-động đến cật lực. Một thế-giới luôn chủ-trương khai-thác quá mức sức lao-động của con người. Tín thư còn đó vẫn ghi chép: Ta phải lao-động thật cần mẫn, nhưng vẫn phải biết nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí.
Nghỉ-ngơi, là nhu-cầu bức-thiết không việc gì phải ưu-tư, sợ tội. Nghỉ-ngơi sau khi làm việc cần-cù vẫn là điều chính-đáng. Đây, không chỉ là nghĩa-vụ, mà còn là quyền lợi mà Đức Chúa tặng ban cho ta. Là tín hữu Đức Kitô, ta có bổn-phận phải phát-huy/duy-trì nghĩa-vụ và quyền-lợi ấy cho bằng được, ngõ hầu bảo-vệ phẩm giá con người, cách đúng-đắn.
Cầu mong sao, Tiệc thánh hôm nay giúp ta nhớ rằng: khi tạo cho mình công ăn việc làm khả dĩ đem lại thâu nhập/lợi nhuận, ta vẫn phải quan-tâm đến phẩm-giá con người.
Cầu mong sao, những ai đã có công ăn việc làm tạo cơm/bánh cho bản thân và gia-đình, biết cảm tạ Cha, bởi lẽ đó là điều rất tốt đẹp. Ai chưa kiếm được công việc để làm, cũng đừng nên lấy đó làm điều buồn bã cho chính mình.
Là thành-viên cộng-đồng tình-thương, ta luôn nhớ đến bổn-phận giúp-giùm/đùm-bọc và sẻ-san cho nhau của cải vật chất và công ăn việc làm. Không đố kỵ, khinh chê, ganh ghét người chưa có khả-năng ăn làm. Không coi rẻ người chưa kiếm ra được công việc nào hết. Ta dư biết: của cải trần gian hoặc công ăn việc làm hoặc lao-động đều là quà tặng do Chúa ban tặng.
Trong cảm-nghiệm sự-thật cụ-thể như thế, ta ngâm lại lời thơ rất chiêm-niệm, rằng:
“Hàng thông lấp-loáng đứng trong im,
Cành lá in như đã lặng chìm.
Hu-thực làm sao phân-biệt được,
Sông Ngân-Hà nổi giữa màn đêm.” (Hàn Mặc Tử - Đà-Lạt Trăng Mờ)
Thực-hư/hư-thực thật ra cũng tùy người. Tùy những người có mang nặng niềm tin vào Lời Vàng đấng thánh hiền từng nhắn nhủ, mà thôi. Nhắn và nhủ, vẫn là lời nhắc nhở mọi người ta về suy-tư chiêm-niệm một đời rất thánh-hiến, với mọi người.    

Lm Richard Leonard sj - Mai Tá, lược dịch