Saturday 27 April 2013

“Anh rõ trước sẽ có ngày cách biệt,"



Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ Sáu Phục Sinh năm C 05.5.2013

“Anh rõ trước sẽ có ngày cách biệt,"
“Ngó như gần nhưng vẫn thiệt xa khơi.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Ga 17: 20-26
Ngày cách biệt, dù biết trước vẫn thiệt xa khơi. Ngày đó, là ngày Chúa ra đi về với Cha để rồi Ngài sẽ gửi Thánh Thần Ngài đến với muôn người. Tâm tình này, thánh Gioan nay ghi ở trình thuật gồm tóm trong ý nghĩa: “Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, như Chúng Ta là Một…” (Ga 17: 21)
Tin Mừng Tình Chúa “Có Cha ở trong Con”, chan hoà cùng Thần Khí, cứ kéo dài mãi đến ngày Chúa về trời, hẳn ai trong chúng ta cũng thuộc nằm lòng, từng chi tiết cả sự việc Chúa xuất hiện với các kẻ tin Ngài.
Hội thánh thời tiên khởi, đã thấy xuất hiện rất sớm chứng nhân nổi bật là thánh Phaolô tông đồ. Thánh-nhân không rành rẽ về truyền thống cũ xưa, nhưng vẫn có khả năng đưa ra chứng cứ về tư cách “nên Một” có “Cha ở trong Con và Con ở trong Cha.” Thánh Phaolô biết rất rõ tiến trình duy nhất Chúa Phục sinh/trỗi dậy để rồi Ngài đi vào với vinh quang Nước Trời. Với thánh Phaolô, thì Phục Sinh - Thăng Thiên diễn ra chỉ một lần. Nói cách khác, đó là hai khía cạnh của cùng một nhiệm tích rất Đức Chúa.
Với thánh Phaolô, Thân mình Chúa đã biến dạng ngay lúc Ngài trỗi dậy và đã trở thành Thân Mình Linh thiêng rất Thánh ái. Chứng cứ mà thánh-nhân đưa ra đã bắt đầu từ ngày thánh-nhân trải-nghiệm thị-kiến trỗi dậy trên đường đi Đamát. Thánh-nhân nói rất rõ: thị kiến mình trải nghiệm chính là thị kiến trỗi dậy và coi đó là chứng cứ về sự kiện “Chúa nên một”, thời rất sớm.
Ngay với thị kiến Đamát, không có ai hiện diện để nghe hoặc chứng kiến sự việc tận mắt như bằng chứng nhãn tiền. Tức, không có dân gian quần chúng hiện diện để sẻ san như nền tảng khách quan, mà là thị kiến đơn thuần. Tuy nhiên, nói thế không có ý bảo rằng sự việc này không có thật hoặc là sự thật rất thực, nhưng đã hiện hữu như sự kiện lịch sử rất khách quan.
Là nhân chứng xuất hiện sau thánh Phaolô, nhưng sống trước thời điểm thánh Mátthêu và Luca viết Tin Mừng, thánh Máccô không viết điều gì có liên quan đến sự việc Chúa Phục Sinh hiện ra. Và, thánh Máccô kết thúc Tin Mừng do mình chép có đính kèm một thông điệp xác định là Chúa đang trên đường ra đi đến với Galilê, trước đồ đệ. Và, chính tại nơi này, các thánh tông đồ sẽ được gặp Thày, chợt hiện đến. Ngay cả sứ giả “áo trắng” xuất hiện ở mộ phần, cũng căn dặn các nữ phụ hãy nhắc bảo tông đồ Chúa đi về phía Galilê ở đó sẽ có Thày hiện đến, để gặp gỡ.          
Người đọc Tin Mừng hẳn cũng đều biết: thánh Mác-cô kết thúc Tin Mừng bằng trình thuật cuối này. Như thế tức là: với thánh Máccô, rõ ràng chỉ xảy ra duy nhất mỗi sự kiện Chúa hiện đến ở Galilê, thôi. Xem ra như thể thánh Máccô có ý định viết về chuyện hiện ra như thế, nhưng nếu thánh nhân có viết đi nữa, hẳn ta cũng sẽ có được văn bản rõ ràng. Thế nhưng, sự thể là: Tin Mừng theo thánh Máccô đã chấm dứt cách đột ngột; và chẳng thấy có trình thuật nào do thánh nhân viết nói về việc Chúa hiện ra ở Galilê hoặc nơi nào khác. Xem như thế, tư tưởng của thánh Máccô cũng không xa ý tưởng mà thánh Phaolô đưa ra. Nhưng, như ta thấy, tư tưởng ấy lại khác xa ý của thánh Mátthêu và Luca.
Thánh Mátthêu kể cho mọi người nghe biết về sự kiện Chúa xuất hiện lần đầu với đồ đệ Ngài, và lần đó là ở Galilê. Và trước đó, thánh sử cũng viết về sự việc Chúa hiện ra với các nữ phụ (trước cả buổi gặp gỡ đồ đệ ở Galilê) nơi mộ phần trống vắng ở Giêrusalem. Và qua trình thuật này, Chúa cũng yêu cầu các chị hãy về nhắn với đồ đệ là hãy đi Galilê để được Chúa hiện ra.
Thánh Luca thì khác. Thánh-sử kể một loạt những lần Chúa hiện đến với đồ đệ trong tình cảnh thật rất khác và khó mà đếm được là bao nhiêu. Nhưng, tất cả đều diễn ra ở Giệrusalem chứ không phải ở Galilê. Và Thăng Thiên được coi thánh-nhân tả như Chúa hiện ra một lần cuối.
Sau thánh Phaolô và Máccô, truyền thống Giáo hội đã từ từ kể về những lần Chúa hiện ra suốt từ Phục Sinh cho đến ngày Ngài Thăng Thiên về Trời. Xem thế thì, ta có 40 ngày diễn tiến sự việc Chúa hiện diện với con dân đồ đệ. Truyền thống Giáo hội ta vẫn nghe quen, đã trở thành sự việc được mọi người lãnh nhận như sự thật, độc đáo.
Theo truyền thống được Giáo hội chấp nhận, Đức Giêsu được cất nhắc trở về với mọi người một cách sống động, trước nhất ở địa cầu trần gian và sau đó, Ngài lại được nâng nhấc rất sống động về chốn thiên cung. Xem như thế, ta thấy có tiến trình gồm 2 bước, bước đầu được gọi cách đơn giản  là Phục sinh; và bước kia là sự việc Chúa Thăng Thiên về Trời, với Cha. Mỗi bước Chúa được tả một cách khác biệt. Với bước đầu, vào lúc Phục Sinh, Chúa đã sở hữu Thân Mình có sự sống ở mặt đất, giống mọi người. Bước tiếp theo, vào lễ Chúa Thăng Thiên về trời, Thân Mình Ngài biến đổi trở thành Thân Mình Thánh Thiêng có Thần Khí Chúa ở cùng. Và, Ngài có khả năng sống thánh ở thiên quốc.
Truyền thống này, không giống truyền thống đầu; tức: hiểu mọi việc như thánh Phaolô và thánh Máccô hiểu một cách rất sớm sủa. Phải chăng truyền thống này vững chắc hơn truyền thống sau, do thánh Mátthêu và Luca diễn nghĩa? Phải chăng truyền thống sau lại quan trọng và nắm phần chủ chốt để trở thành thánh-truyền, như Hội thánh phán?
Đối với ta, điều quan trọng là nhận ra rằng: thị kiến/viễn cảnh, là chuyện thông thường được nhiều tôn giáo trải nghiệm. Đó là tình trạng, mà ngày nay khoa học gọi là trạng thái thôi miên, trong đó người được thị kiến rất kinh ngạc, hãi sợ và vui mừng. Đó là nền tảng tốt cho niềm tin hơn coi đó như chứng cứ thực nghiệm, chút nào hết.
Đức Giêsu cũng cảm nghiệm nhiều thị kiến khá đáng kể, như vào lúc Ngài nhận thanh tẩy từ thánh Gioan; hoặc, các cảm nghiệm Ngài từng có vào những ngày Ngài sống ở sa mạc cũng như cảm nghiệm khác khi Ngài biến hình trên núi… Tất cả đã được thánh Mátthêu và Luca ghi chép trong Tin Mừng. Trong thị kiến, người nhập thị chứng kiến được Thân Mình Thánh Thiêng của Chúa, chứ không phải thân mình được chỉnh sửa cho thích hợp với sự sống, ở thế trần. Các vị nhập cuộc vào thị kiến, chỉ mỗi suy về những gì mình chứng kiến và là đường lối viết Tin Mừng của thánh Luca. Điều mà thánh sử muốn nói lên, đích thực là Thân Mình Thánh Thiêng của Chúa, mà các thánh được diện kiến bằng con mắt tinh thần, mà thôi.
Xem như thế, ta có hai truyền thống tổng cộng. Một, là của thánh Phaolô và Máccô. Còn truyền thống kia, lâu nay được gọi là thánh-truyền, do thánh Mát-thêu và Luca lập ra. Giữa hai truyền thống, không thấy có sự nhất quán, thuần nhất nào hết.
Nhưng truyền thống sau lại đã chuyển đổi trên căn bản nên hơi khác truyền thống đầu, khi dân con Đạo Chúa lại để mất thị kiến của Giáo hội tiên khởi. Từ đó trở đi, ta lại đã đi tìm các dữ kiện thực nghiệm để củng cố cho điều mình tín thác. Thế nên, các thánh mới kể chuyện: Chúa đi quanh mộ phần trống vắng khiến các nữ phụ lại cứ nhìn ra như thợ làm vườn. Ngài tự mở cửa mồ và Ngài có khả năng ăn uống tựa hồ người bình thường, và còn để cho thánh Tôma sờ chạm vào chân tay. Riêng thánh sử Gioan lại cũng kể về việc Chúa đi đây đó, Ngài hiện ra và diễn giải sự việc cho tông đồ hiểu.
Chính vì lý do thực nghiệm, mà các thánh sử lại thấy khó là làm sao kể việc Chúa về Trời, nên mới nghĩ ra viễn cảnh Chúa thăng hoa đi vào chốn mù khơi mây khói kiểu con tầu vũ trụ khiến các nhà khoa học ngày nay không làm sao mường tượng cho hợp với định luật vật lý được.
Từ đó, trọng tâm của thị kiến xem ra khá hấp dẫn trên bình diện xã hội. Bởi, nói như thế tức như thể: các thánh lãnh nhận thị kiến lại đã có khả năng sống trong môi trường đặc biệt có vai vế và quyền hành trong hội thánh thời tiên khởi. Và cuối cùng, các văn bản viết về truyền thống sau lại đã hướng thẳng vào cơ cấu cộng đoàn phát triển. Đặc biệt hơn, thánh Luca lại đã mô tả lễ Ngũ Tuần có Thần Khí Chúa đáp là là xuống xã hội nói chung chứ không phải là thị kiến cá thể, riêng rẽ.
Xem thế thì, truyền thống Hội thánh thời sau này, lại đặt nặng tính cộng đoàn dân Chúa có Thần Khí ở với và ở cùng, để củng cố niềm tin và sự sống trong vũ trụ.
Bằng vào cảm nghiệm niềm tin như thế, ta sẽ ngâm lên lời thơ vui vẫn từng hát:

“Anh rõ trước sẽ có ngày cách biệt,
Ngó như gần, nhưng vẫn thiệt xa khơi.”              
(Hàn Mặc Tử - Trường Tương Tư)
           
Ngó và nhìn, là điều nhà thơ từng làm như đấng bậc trong Hội thánh theo cung cách thị kiến rất thi ca, “xa khơi”, cách biệt. Nhưng truyền thống Hội thánh vẫn giữ lại niềm tin con cái Chúa nay về với Cha ngõ hầu củng cố tình Ngài thương ta rất mực, qua Thần Khí.       

            Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch

Saturday 20 April 2013

“Em là người của ngày xa lắm,"



Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ Năm Phục Sinh năm C 28.4.2013

“Em là người của ngày xa lắm,"
“Lòng cũ hai ta cũng chẳng gần.”
(dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Ga 13: 31-35

Người của ngày xa lắm, nay đâu phải thế! Lòng ước hai ta cũng chẳng gần, có là ước mơ của nhà Đạo, lâu rày vẫn vậy? Điều này còn có nghĩa: phép lạ và sự quan phòng của Chúa mới đáng để ta quan tâm. Bởi nếu không, sự quan phòng của Chúa có nghĩa gì? Trả lời vấn nạn này, thánh Gioan nhấn mạnh đến điều mà ta hiểu về việc Chúa bày tỏ: “Như Ta đã yêu mến các ngươi.” (Ga 13: 34)
Quan phòng, tuyệt nhiên không là sự việc Chúa can thiệp vào công cuộc tạo dựng vẫn đang diễn tiến, như chuyện lạ. Quan phòng, cũng không là động thái tạo tương quan tức thời trong cuộc sống, của chúng dân. Chúa quan phòng, Ngài luôn tích cực thực hiện cả vào lúc ta có vấn đề lớn/nhỏ, cả những việc ta che giấu hoặc huỷ xoá. Chúa có mặt trong mọi sự việc, nên không có Ngài, sự việc ấy chẳng có nghĩa và cũng không thành toàn. Việc ta làm, không thể đạt thành quả mà lại không có Chúa dính dự, giúp đỡ. Nói cách khác, ta làm gì thì Chúa vẫn ở trong ta và ta trong Chúa, thật rất rõ.
Trình thuật nay diễn tả, là: Chúa tuy đã chấm dứt cuộc sống dưới thế trần khi Ngài về với Cha. Và lúc đó, ta sẽ một mình hành xử, tự mình sống cho mình và vì mình. Còn người khác, kẻ khác có được ta quan tâm chú ý nữa không? Dù sao, thì Chúa vẫn ở với ta, khi ta làm bất cứ chuyện gì. Đó là ý nghĩa của tương quan mật thiết ta có với Chúa, tức sự quan phòng Chúa tỏ bày cho ta.
Trình thuật nay dọi lại lời Chúa trăn trối ở buổi Tạ Từ, vào phút cuối lúc Ngài thực sự nguyện cầu cho mọi người. Lời Chúa xác chứng Ngài không còn “ở” với thế trần, bao lâu nữa. Và cũng thế, đời của ta cũng sẽ không còn ý nghĩa, từ ngày ấy. Bởi lẽ, ta cũng sẽ không còn “ở” với thế gian này, kể từ nay. Thay vào đó, ta được tháp đặt về với Cha và Cha sẽ giữ gìn và thánh hoá ta suốt một đời.
Trình thuật, nay nói đến sự quan phòng của Chúa, tức diễn tả về tương quan tức thời ta vẫn có với Cha. Ngài là “điềm tới” và là món quà gửi đến cho ta vào phút chót. Đó là lý do khiến Ngài đi vào cõi chết, để rồi sống lại và về với Cha. Từ nơi Cha, Ngài trao ban quà tặng quý giá là tương quan tức thời với Cha như ân lộc Thần Khí Hiện Đến với mọi người, nhân ngày Ngũ Tuần. Từ đó kết hợp ta vào với Cha để nên một, có Cha làm một với ta.
Chúa là Đấng trung gian hài hoà giữa ta và Cha Ngài, như thế có nghĩa: Ngài từ Cha đến với ta và Ngài trở về với Cha ngày Thăng thiên để nguyện cầu cho ta, vào mọi lúc. Những lời như thế, không nên thể hiểu theo nghĩa từ vựng, từng chữ. Bởi, Đức Chúa là LỜI của Cha, Ngài tặng ban cho ta. Vai trò “trung gian hài hoà” của Ngài là LỜI đem ta vào với “tương quan tức thời” với Cha. Dân con Chúa đều hiểu rõ điều này, cách nằm lòng. Và con dân Ngài vẫn đáp lại nhờ vào Ngài, bằng LỜI Ngài, để rồi tất cả sẽ đi vào Tiệc Thánh, tức: đi vào “quan hệ tức thời” về với Cha.
Nói ra điều này thật không dễ để nói cho đúng cách. Điều cần, là ta nên tránh đường xưa lối tắt dẫn đưa con người mãi đi xa, lạc đường không đến được. Và, cung cách dẫn đi xa, thường khiến ta chối bỏ tương quan tức thời, Chúa đợi chờ. Thế nên, ở trên và ở ngoài ngôn từ ta vẫn có, Lời Ngài đến với ta để kể cho ta nghe sự thật, rất thực. Và, ta được “thánh hoá” bằng sự thật, vượt ngôn ngữ.
Chuyển giao sự thật cho mọi người, ta sẽ trở thành đấng hiền từ như Kitô-khác. Và nếu ta cùng mọi người làm được điều đó, thì tất cả sẽ là ngôn sứ của Chúa và dân con hiền hoà thực hiện Lời Ngài như điều Chúa hứa vào lễ Ngũ Tuần. Và, Ngài vẫn muốn sự việc xảy ra như thế. Đó là sự thật tràn đầy từng khiến con dân Chúa ngạc nhiên. Thần Khí Chúa thổi đến nơi nào Ngài muốn thổi và ta có âm thanh điệu thổi của Ngài nhưng lại không biết âm thanh ấy từ đâu đến rồi sẽ đi về đâu. Ta chẳng thể nào đòi Ngài hoạt động theo cách thế của thông tin thời đại hoặc toán pháp, hình học rất chính xác được.
Hoạt động của Thần Khí Ngài, thánh Phaolô cũng từng kể: cách thế Chúa làm, nhiều lúc rất bộc phát, dị kỳ và khinh xuất. Cả Con Chúa cũng từng làm nhiều điều khiến ta khó đoán. Sách Công Vụ, có kể về sự kiện thánh Phêrô gặp công dân La Mã ngoài Đạo, ở Rôma ông tên là Cornêlius là người cũng từng cảm nhận được Thần Khí Chúa sống động ở bên trong. Điều này có nghĩa: ông cũng có tương quan tức thời với Chúa, với Cha. Và, cả thánh Phêrô nữa đã chấp nhận thanh tẩy rửa ông để ông có tương quan tức thời với Hội thánh nữa. Và, ông là người đầu tiên trong lịch sử tuy không phải là Do thái, nhưng lại gia nhập hàng ngũ các kẻ tin có tương quan với Chúa, rất tức thời.
Sau ngày Thày trỗi dậy, các tông đồ đã tụ tập tại Giêrusalem để chọn người thay cho Giuđa Iscariốt. Người đó chính là Mathias. Nhưng trước đó, nào đã ai hay biết quá trình lý lịch của ông này chút nào. Cũng hệt thế, thánh Phaolô cũng có kinh nghiệm để đời về tương quan tức thời, khi thánh-nhân gặp gỡ Chúa trên đường Đamát. Vậy nên, những việc tương tự làm sao ta đoán được.
Về tương quan tức thời, trong đó có năng lực đặc biệt khiến đầu óc con người bối rối, khó lường. Muốn tránh khỏi cảnh này, ta chỉ cần nhận biết sự thật cách khiêm tốn và đón nhận thật tình và định ra được tính chất thực/hư của sự việc bằng phương cách mở lòng mình để sự việc tốt lành được diễn tiến theo cung cách thường tình.
Cũng nên biết rằng: dù có tương quan tức thời với Chúa và với Cha, ta vẫn là người có đặc trưng khác biệt. Khác mọi người, trong mọi lúc. Và, để ý một chút, hẳn là ta sẽ nhận ra rằng con dân Chúa luôn có tư cách và phương án xử sự khác người thường. Và, có khi còn khác cả Chúa nữa. Điều này thật rất đúng, nếu ta nhìn vào mỗi cá nhân hoặc nhóm hội/đoàn thể và cả giáo hội địa phương nữa.
Cũng thế, ngay những người cùng nhóm hội/đoàn thể vẫn xảy ra hiện tượng ghen tương, ghét bỏ, đố kỵ. Sở dĩ có chuyện đó, là vì ai cũng nghĩ mình là nhân vật quan trọng, khác thường. Lại có người nghĩ mình là trung tâm địa cầu hoặc “rốn vũ trụ”, mọi người khác chỉ là số không rất lớn. Không cần có trên thế gian này, và không xứng đáng để mình bận tâm.
Có vị còn nghĩ: mình mới là người có khả năng thực thi ý định của Chúa. Bởi thế nên, họ vẫn nhìn người khác bằng con mắt kỳ thị, thấp hèn, thua kém mình. Thật khó có thể nói rằng: đôi lúc, trong chúng ta cũng có người hành xử giống hệt như thế. Tức, vẫn coi mình là người của công chúng, hoặc của cộng đoàn rất thánh là Hội thánh, chẳng bao giờ có khó khăn hoặc vấn đề gì. Chúng ta, tuy là một nhưng không phải ai cũng thế. Đó chính là vấn đề.
Lời Chúa ở Tin Mừng thánh Gioan chương 17 cho thấy: Ngài khẩn cầu lên Cha để tất cả chúng trở nên một như Ngài với Cha là Một. Ngài và Cha tuy không giống hệt nhau, vì Ngài là Con. Còn, Chúa Cha là Cha Ngài, mỗi Vị chứng tỏ Ngài là ai? Là Đấng nào? Để rồi, ta cũng làm như thế.
Giáo hội địa phương ở các nơi được mời gọi sống tích cực về lịch sử, văn hoá và truyền thống, rất đa dạng. Đây không là vấn đề xã hội riêng rẽ, nhưng là đòi hỏi của niềm tin vào Chúa. Tính đa dạng/độc đáo của truyền thống đã khiến Hội thánh trở nên phong phú hơn qua lối sống có niềm tin đích thực. Sống cách đó, ta không chỉ khác nhau theo cách giản đơn, nhưng còn trở nên khác biệt, cách độc đáo nữa.
Công đồng Vatican 2 lại đã công nhận rằng: đại kết là hiệp nhất để tín hữu Đức Kitô trở nên một, nhưng điều đó không cò nghĩa xoá bỏ mọi khác biệt giữa các giáo hội địa phương. Sống niềm tin đích thực không phe phái, cũng chẳng độc tài toàn trị nhưng ta vẫn có cơ hội để hiểu rằng tất cả chúng ta đều ở trong tương quan tức thời với Chúa với Cha theo cung cách riêng của mỗi người.
Như thế là ta đã xây dựng một lễ Ngũ Tuần ngay trong Hội thánh. Và Hội thánh, vẫn bao gồm thời khắc đặc biệt để ta có thể nguyện cầu cho sự hiệp nhất, rất đại kết. Tức: kết hợp mọi kẻ tin vào với hiệp thông, quan phòng và tương quan tức thời với Cha và với Chúa.
Trong tâm tình cảm nghiệm được như thế, ta lại sẽ ngâm tiếp lời thơ còn dang dở, rằng:      

“Em trở về đây với bướm xuân,
Cho tôi mơ ước một đôi lần.
Em là người của ngày xa lắm,
Lòng cũ hai ta cũng chẳng gần.”
(Đinh Hùng – Bướm Xuân)

            Có bướm, có xuân, nhưng “lòng cũ cũng chẳng gần”, bởi anh và em đâu muốn tạo tương quan thật gần gũi. Lòng cũ với bướm xuân chỉ có được, khi em và tôi cùng mọi người tạo tương quan tức thời với Chúa, với Cha, với cả mọi người, để rồi ta cứ thế gìn giữ tình thân thương rất gần gũi.
       
            Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch

Saturday 13 April 2013

“Ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu,"



Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ Tư Phục Sinh năm C 21.4.2013

“Ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu,"
“Nên có một gã khờ ngọng nghịu mãi… thành câm.”
(dẫn từ thơ Đỗ Trung Quân)
Ga 10: 27-30
            Vẫn không hiểu và cũng chẳng tin, dù Chúa có nói về chuyện ấy rất nhiều lần. Những lần Ngài nói về chiên đàn, có Chúa chiên được thánh Gioan trình thuật ở Tin Mừng, vẫn rất sáng.
Thánh Gioan hôm nay kể, là kể về một so sánh Chúa ví người Do thái với chiên đàn có Ngài là Chủ Chăn để người người được tặng ban sự sống rất đời đời. So sánh thánh Gioan kể, được đưa vào Tin Mừng Phục Sinh là để tiếp tục chiều hướng có những trình và thuật, qua đó thánh sử nhấn mạnh điều căn bản có liên quan đến mầu nhiệm Vuợt Qua kéo dài mãi hôm nay.
Nhiệm tích Chúa Vượt Qua diễn bày cho mọi người, là sự việc Ngài lướt vượt, trải qua giai đoạn lịch sử trong đó có buổi Tạ Từ, rồi sau đó Chúa chấp nhận cái chết trên thập tự và cuối cùng là sự kiện Chúa hiện diện với các đồ đệ vắng mặt lúc Ngài trút hơi thở phàm trần ở Canvariô.
Ba đoạn đời, Chúa diễn tả ba nhiệm tích cùng một mục tiêu: Ngài gửi Thần Khí đến với mọi người bằng việc chấp-nhận cái chết trên thập-giá và Phục Sinh. Toàn bộ trình thuật thánh Gioan kể, là để kể về lễ hội đỉnh cao mà các truyền thống khác gọi đó là Lễ Ngũ Tuần, tức biến cố Chúa hiện diện nơi mọi người như Chủ Chăn có mặt với chiên đàn, vào mọi lúc.
Cả vào khi Chúa đoan quyết: “Ta ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ, chúng bị diệt vong, không ai giựt chúng khỏi tay Ta được. Cha, Đấng đã ban cho chúng Ta, lớn lao hơn tất cả mọi sự, và không ai giựt khỏi tay Cha được! Ta và Cha là một.” (Ga 10: 28-30) Đó là ý lực chủ yếu về nhiệm tích Phục sinh của Chúa Chiên, là Chủ Chăn của mọi người từng kinh qua tháng ngày chấp nhận thống khổ với con người để lướt thắng tất cả và đạt đến sự thật Ngài từng nói: “Ta và Cha là một.”
Đức Chúa Vượt Qua mọi chặng đường, đế kết hợp với Chúa Cha trong chuyến trở về mà người thường vẫn gọi là Thăng Thiên. Và, Ngài lại xuất hiện giữa môn đệ trong phòng “khoá trái cửa” vì các thánh “sợ người Do Thái”. Vốn hãi sợ, vì không hiện diện với Thày mình suốt đường trường rong ruổi, nên Thày phải xuất hiện với đeồ đệ Ngài bằng thể thức “Trong Thần Khí” và “bằng Thần Khí”, ngay tức thời.
Bởi, “Ngài với Cha là Một” nên Ngài nói với đồ đệ bằng “thì” hiện tại rằng: Bình An của Chúa ở cùng anh em!” Đây không là lời chào hỏi bình thường giữa người Do thái thời bấy giờ, nhưng đích thị là khẳng định bảo rằng: “Thày-và-Cha-là-Một” nay gửi Đấng Bình An đến với anh em và mọi người. Với lời đó, Ngài chứng tỏ với đồ đệ bằng cử chỉ mà Ngài từng làm vào buổi Tạ Từ, trong đó Ngài nói rõ: “Ta để lại Bình An cho anh em…” (Ga 14: 27) Ngay khi ấy, dân con Chúa cùng đồ đệ được tràn đầy Bình An, tức Niềm Vui Thần Khí, rất trọn vẹn.     
Cả vào lúc Chúa đến với đồ đệ khi thánh Tôma ra ngoài vì công tác, đợi đến lúc thánh-nhân trở về, Chúa lại hiện diện giữa đồ đệ, để Ngài thêm lời khẳng định của thánh Tôma qua câu nói: “Lạy Chúa tôi! Lạy Thiên Chúa của tôi!”, tức cùng một hình thức, cũng một thể loại ngôn từ ở đời thường để nói rằng: “Chúa tôi và Thiên Chúa của tôi! đã nên một, đã là một”. Trở nên một và là một, có mang nghĩa thật rõ nét, tức: Thần Khí Chúa ở giữa Cha và Con. Thêm vào đó, cũng tựa như lúc Chúa sai đồ đệ đi khắp nơi rao giảng, Ngài cũng nói: “Hãy nhận đón Thần Khí của Cha.”
Từ đó, môn đồ Ngài đà hiểu rõ và tin vào nhiệm tích Vượt Qua của Thày là việc mặc-lấy-Sự-Sống-mới ngang qua cái chết là nguồn mạch sự sống; và, sứ vụ rao giảng của các thánh là như thế. Chính đó là Lễ Vượt Qua và cũng là Lễ Hội “Ngũ Tuần” cho các ngài. Chính đó là tình huống và sự thể qua đó thánh Tôma, tuy mang danh là “đấng-thánh-cứng-lòng-tin” cũng được thổi vào người mình theo cùng một kiểu cách nhận đón Thần Khí buổi lễ “Ngũ Tuần” của riêng ông.
Trong bầu khí dọi về cuộc Vượt Qua, Sống Lại và Chúa thổ Thần Khí Ngài đến với tông đồ, thánh Gioan tiếp tục trình thuật bằng đoạn văn cho thấy người Do thái đòi ném đá Chúa có lời đáp của Chúa như: “Tôi đã cho các ông thấy nhiều việc tốt đẹp Chúa Cha giao cho tôi làm; vì lý do nào mà các ông lại đòi ném đá tôi?” Và họ phản bác: “Chúng tôi ném đá ông, không vì việc làm tốt đẹp, nhưng vì lời phạm thượng: ông là người phàm mà lại tự cho mình là Thiên Chúa."
Với lời đối đáp ấy, thánh Gioan đã kéo người nghe vào với sự kiện ghi trong Luật, nên đã để Chúa đáp trả thật rất rõ: “Trong Lề Luật của các ông, lại đã không chép rằng: "Ta đã bảo: các ngươi là thần. Nếu được gọi là thần, những kẻ có lời Thiên Chúa xảy đến cho họ, thì sao các người đã được Cha tác thánh và sai đến trong thế gian, lại bảo: Ông phạm thượng! vì Ta đã nói: Ta là Con Thiên Chúa?” (Ga 10: 34-36).
Và, cuộc tranh luận phản bác giữa người Do thái và Đức Chúa, cuối cùng đi đến khẳng định do Chúa nói: “Còn nếu Ta làm, cho đi các người không tin chính mình Ta, thì hãy tin vào các việc ấy, ngõ hầu các người biết và cầm chắc luôn rằng: Cha ở trong Ta và Ta ở trong Cha.” (Ga 10: 38-39)
Tựu trung, vấn đề là như thế. Như thế, tức: Đức Kitô đã kinh qua nỗi chết và sống lại, như Ngài luôn khẳng định Ngài là Con Chiên Thiên Chúa. Chỉ những người thấp cổ bé họng, bị đẩy ra ngoài lề xã hội, mới được Chúa bênh vực và ở với họ. Cùng với họ, Ngài đã và sẽ còn kinh qua cũng như trải nghiệm cuộc sống đầy khích lệ có Thần Khí ở với và ở cùng. Cùng với Chúa, con dân Ngài sẽ nhận ra sự thật rành rành, rằng: Ngài và Cha là một. Trở nên một và có Thần Khí ở cùng.
Cuối cùng thì điểm nhấn mà thánh Gioan muốn chuyển đến mọi người, là: nhận thức về tín thư Thương khó – Phục Sinh bao gồm chỉ một bài thơ. Bài thơ Tin Mừng trải dài từ buổi Tạ Từ, ngang qua cái chết khổ nhục trên thập giá, để rồi thi-ca-thần-học có thêm phần tiếp tục nói về sự hiện diện đầy khích lệ của Thần Khí qua Đức Giêsu, khi Ngài đi vào tình trạng hư vô/trống rỗng dễ vỡ đổ của thập giá.
Trải nghiệm các chặng đường của nhiệm tích Vượt Qua, Chúa vẫn còn đó, có mặt với con dân người phàm, bằng uy lực Phục Sinh, rất trỗi dậy. Uy lực ấy, đã vực Ngài dậy để thành Đấng chuyên chở Thần Khí do Cha gửi đến với ta, qua việc đổ tràn ân huệ cho mọi người. Và sự việc đổ tràn ân huệ xuống và cho con người cũng như việc ở trong và ở với Thần Khí, là hai mặt của nhiệm tích rất giống nhau. Nhiệm tích cứu độ, Vượt Qua lại đã đi vào Phục sinh vĩnh cửu.
Thế đó là ý nghĩa mà thánh sử Gioan muốn truyền cho mọi người qua trình thuật chiên dàn có Chúa Chiên và Cha Ngài là một.
Trong tinh thần cảm nghiệm điều đó, ta lại sẽ ngâm lên lời thơ đầy ý nghĩa, để hát rằng:

“Ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu
Nên, có gã khờ ngọng nghịu mãi… thành câm.”
(Đỗ Trung Quân – Chút Tình Đầu)

Tình đầu và tình Chúa, vẫn là thế. Là, thứ tình bền vững qua kinh nghiệm nhiều khổ ải, Phục Sinh Thần Thánh, ít người hiểu. Chỉ mỗi hiểu, khi thánh sử diễn giải nhiệm tích theo cung cách thi ca, vẫn thấy ở đời, rất con người.                  

            Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch

Saturday 6 April 2013

“Tôi vẫn đợi, đợi thêm người chút nữa,"



Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ Ba Phục Sinh năm C 14.4.2013

“Tôi vẫn đợi, đợi thêm người chút nữa,"
“Tự an ủi mình, khi cắn nỗi sầu đau.”
(dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Ga 21: 1-19
            Đợi như tôi, đâu cần “cắn nỗi sầu đau” bao giờ! Đợi như người, có vị lại hành xử giống như thơ. Đợi Thơ ở nhà Đạo, là đợi chờ một hành xử giống hệt như thánh cả, rất Phêrô.
Trình thuật thánh Gioan, nay mô tả thánh Phêrô bằng vào hành xử tựa như thế. Nhưng trước hết, hãy xem thánh Mát-thêu diễn giải thế nào về Phêrô thánh cả của Hội thánh. Với thánh Mát-thêu, cuối bài giảng trên núi có nói “người khôn xây nhà trên đá”. Và, thánh Mát-thêu lại cũng diễn tả Phêrô thánh cả như đá tảng trên đó Chúa xây dựng Hội thánh. Xem thế thì, người khôn đây là Đức Chúa, còn đá tảng đó là Phêrô cũng từng chảy nước trước biến cố khó xử.
Thánh Mát-thêu viết trình thuật, lại nối kết Đức Giêsu với Môsê trong đó có đá tảng chảy những nước là nước cho dân uống. Và, thánh-sử cũng nói về thánh Phêrô nghi ngờ/kháng cự ý nghĩ về đá tảng giống như thế. Sự thật thì, thánh Phêrô cũng đã đem nước của “sự sống” đến với thánh Hội, nhưng làm thế chỉ biểu trưng cho tình thương/tương quan với mọi người, chứ không chỉ kể về nền tảng của Hội thánh, thôi.
Là đá tảng vẫn chảy nước, thánh Phêrô đôi lúc cũng âm thầm hoặc công khai đối kháng ý định của Thày mình. Thánh Mát-thêu lại cũng viết về thánh Phêrô những là: đắng cay, chảy nước mắt lúc Thày chấp nhận Thương khó trước cả lúc thánh Phêrô thực hiện công cuộc thừa tác, cho Chúa. Bởi nếu không, thánh-nhân cũng chỉ là “đá sỏi ở bên đường” nơi đó không hạt giống nào nhú mọc được, cách tốt tươi. Xem thế thì, đá tảng khóc đầy nước chẳng là “đá góc tường” hoặc “đá nền” bền bỉ để Chúa xây dựng cộng đoàn Hội thánh của Ngài.
Đá tảng chảy nước ròng, hoặc “đá nền” bền bỉ chỉ biểu trưng về cách gìn giữ những gì được trân quý, đệ đạt. Đặc trưng ổn định cuộc sống sau thời lưu lạc tựa hồ Môsê đập gậy vào đá, thấy đá chảy nước khóc ròng. Nói thế, có nghĩa: giai đoạn chuyển tiếp đã bắt đầu và diễn tiến đến giai đoạn không còn xảy ra như thế nữa. Thêm vào đó, chẳng đá nào dát vàng ròng trong cùng chỗ như thế.
Người đập gậy vào đá những hai lần, là muốn có nước để uống múc ngay tức thì, hoặc vẫn không tin vào khả năng chảy nước ròng từ đá tảng khô cứng, tức: vị ấy những muốn gỡ bỏ tiến trình chờ đợi để sự việc chóng đến với mình, mà thôi. Thiên Chúa không muốn những chuyện như thế xảy đến với con người. Xảy ra như thế, tức: con dân Ngài nay chẳng tin tưởng điều gì hết. Trên thực tế, đã có lệnh cấm thờ bò vàng làm từ đá quý hay lệnh cản ngăn tạo nước uống rất mau chóng; hoặc, có thể cũng khước từ lệnh truyền phải tiến thẳng đạt tới đích điểm. Làm thế, sẽ chẳng đạt Đất Lành Chúa hứa, dù tổ phụ Môsê hay những ai thuộc thế hệ kế tiếp, tiến hành vào Đất Lành, Ngài hứa hẹn.
Cũng nên nhớ: thánh Phêrô khi trước, không là đấng bậc có văn hoá/văn minh La-Hy, thị thành. Thánh Luca khi kể về thánh Phêrô, lại đã mô tả thánh cả là người “không biết gì về ngữ pháp” tức chẳng biết đọc/biết viết, rất sai sót rồi bị sửa sai, nên không thích. Thánh Mác-cô lại đã viết: Chúa quở trách thánh Phêrô khi thánh cả cứ nghĩ Thày mình là Đức Mêsia cao cả như vua cha ngoài đời. Riêng thánh Gioan lại kể về thánh Phêrô là đấng bậc tuy cao cả nhưng vẫn chối Chúa, chối Thày, khi bị người tớ gái hỏi han về tiểu sử, đến ba lần. Tiếp đó, thánh Phêrô lại ra ngoài khóc sướt mướt hơn cả đá tảng chảy nước ròng, nhiều lúc. Nói thế có nghĩa: thánh Phêrô đã biết khóc ròng khi phạm lỗi.
Trình thuật, nay kể về Đức Chúa tỏ hiện với các thánh, trong đó có Phêrô thánh cả và khi Chúa hỏi thánh cả có thương Thày hơn mọi người không, thánh Phêrô thấy đau lòng tự hỏi: sao Thày mình lại hỏi thế. Bởi, dù sao, ai cũng biết thánh Phêrô thương Thày biết chừng nào.
Đọc trình thuật, người người mường tượng cảnh huống thánh Phêrô đã khóc hết nước mắt, như đá tảng chảy nước ròng, hệt như thế. Như thế là: ở đây, ta có đá tảng chảy nước ròng; và trên đá ấy, Đức Chúa Phục sinh đã tin tưởng vẫn trao ban vai trò cai quản, dựng xây chiên đàn của Chúa, là Hội thánh.
Có thể nói, không ai làm được việc ấy, mà lại không trải qua kinh nghiệm từng mất tinh thần đến tột cùng tột độ, bật thành nước. Và có thể nói: cung cách thánh Phêrô biết rõ và cảm kích Thày mình đã Phục Sinh trỗi dậy qua việc nhận ra Thày là Đấng thông hiểu lòng mình, khiến mình khóc hết nước mắt.
So sánh hai trình thuật thánh Mátthêu và Gioan kể về thánh cả Phêrô, ta thấy các vị nối nghiệp thánh cả cũng đã sẻ san công việc của đấng lãnh đạo Hội thánh, khá thích thú. Sự thật thì: lần đầu tiến đến Rôma, thánh Phêrô đã không xử sự theo cung cách của đấng bậc làm đầu như ta vẫn nhìn và trông đợi nơi vai trò của các Giáo hoàng, mọi thời đại.
Thật sự thì, từ ban đầu, Hội thánh chẳng có ý định dựng xây dinh thự gì cao cả, vững chắc. Dân con Chúa lúc ấy chỉ tụ tập quanh các “nhà-dùng làm nguyện đường”, có thế thôi. Có thể, thánh Phêrô lúc ấy cũng có giáo xứ/giáo đoàn phụ đỡ trong việc dẫn dắt nhóm hội/đoàn thể, khá bề thế. Có thể, thánh cả Phêrô cũng lập được dăm ba thày sáu giúp quản trị từ thiện hoặc huấn luyện tân tòng bằng giảng dạy. Cũng có thể, thánh Phêrô lại đã nhờ vả một hai vị để quan hệ với xã hội bên ngoài, mỗi khi cần.
Mãi đến thế kỷ thứ tư, các Giám mục kế tục ngôi giáo hoàng, mới có các “công chứng viên” chuyên trách giấy tờ và thừa-tác-vụ để liên hệ với các giáo hội địa phương. Đó là thời điểm giáo hội mình xây đền thánh Latêranô và các nguyện đường khác ở Rôma. Lúc ấy, cũng có các “Vương Cung Thánh Đường” rộn rã, nhưng độc nhất vẫn chỉ có một “Nhà Thờ Chánh Toà, mà thôi. Nhà thờ ấy, là nơi Giám mục chủ quản giáo phận sở tại; và, Vương Cung Thánh Đường khi ấy cũng tựa hồ như dinh thự của vua quan/lãnh chúa bề thế ở đời thường.
Kịp đến thế kỷ thứ 13, Giáo triều La Mã mới có vị “Chưởng Ấn” giúp quản cai Hội thánh cách hữu hiệu hơn nhiều. Vào thế kỷ thứ 14, thì vị “Chưởng Ấn” của Giáo hội đã làm việc với các nhóm/hội mang tên gọi khác nhau. Nhưng, tính từ thời gian đầu thành lập, mọi người trong đó có thể gọi thánh bộ ngoại giao như hiện nay. Các thế kỷ sau đó, lại cũng có các hồng y, tương tợ nghị viện La Mã thời cổ xưa vẫn nhóm họp một tuần những ba lần để nghị-sự và/hoặc bầu chọn các giáo hoàng mới.
Lịch sử chứng minh: nhiều vị giáo hoàng đã không ngừng giảm bớt quyền thế của các hồng y. Và, một số giáo hoàng thời đó đã rút lại cho mình quyền hành pháp, lập pháp lẫn tư pháp và ít cho phép thuộc viên/cấp dưới được kiểm soát hoặc cân bằng quyền thế với các ngài. Các vị giáo hoàng khi ấy, lại đã phấn đấu chống trả các vua quan/lãnh chúa ở đời suốt nhiều thế kỷ khi các vị này tìm cách gây ảnh hưởng lên giáo quyền.
Đến thế kỷ thứ 18 và 19, vua quan/lãnh chúa ở đời mới bị cất bỏ quyền hành hoặc uy tín giảm sút đến độ chỉ tượng trưng sau nhiều biến chuyển ở Châu Âu. Hậu quả thấy rõ nhất, là: mọi quyền bính khi ấy đều tập trung vào Hội thánh Công giáo La Mã, ở Vatican. Và Đức Giáo Hoàng cùng các thánh bộ của ngài đã tạo nên thể chế gọi là Giáo triều La Mã. Và, các triều đại Giáo hoàng quyền uy cứ thế gia tăng, bền bỉ. Nhiều bằng chứng cho thấy: tâm não người đi Đạo vẫn coi sự việc này như chuyện thực thi ý định của Chúa quyết kế nghiệp ngai vàng từ thánh Phêrô, không thể bỏ.
Ngày hôm nay, điều hay nhất cho vị thế Giáo hoàng, Giám mục và các linh mục, là: cũng nên đứng cùng hàng với đấng thánh cả chuyên khóc ròng nhưng đã biết thiết lập thánh hội của ngài thành chốn miền cảm thông thương mến, như Thày Chí Ái từng mong chuyện ấy sẽ xảy ra, ở mọi thời.
Cảm nghiệm tinh thần Chúa trao ban quyền uy cho thánh cả, ta ngâm tiếp lời thơ trên, rằng:  

            “Tôi vẫn đợi, đợi thêm người chút nữa
            Tự an ủi mình, khi cắn nổi sầu đau.
            Tình một hai năm…chưa bạc mái đầu
            Chưa tuyệt vọng (bởi vì chưa hy vọng)
Và hôm nay, mưa nhiều trên tóc nhuộm
            Xơ xác người, tôi thấy buồn chưa tôi?
            (Nguyễn Tất Nhiên – Tình Một Hai Năm)     
     
Xơ xác người, nhưng đâu là tâm trạng của thánh cả. Thánh rất cả, dù khóc ròng/chảy nước cũng nhiều khi. Những khi và những lúc Chúa quyết định để Hội thánh nhớ mãi: đá tảng mà còn chảy nước, rất sướt mướt. Vẫn khóc ròng, nhưng không tuyệt vọng như nhà thơ đời, rất ở đời.     

            Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch