Saturday 27 August 2016

“Trong mọi lúc hãy giữ lòng cao thượng”,



Suy Tư Tin Mừng Tuần thứ 23 thường niên năm C 04/9/2016

                                                            Tin Mừng Tin Mừng: (Lc 14: 25-33)

Có rất đông người cùng đi đường với Đức Giêsu. Người quay lại bảo họ:

"Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được. "Quả thế, ai trong anh em muốn xây một cây tháp, mà trước tiên lại không ngồi xuống tính toán phí tổn, xem mình có đủ để hoàn thành không? Kẻo lỡ ra, đặt móng rồi mà không có khả năng làm xong, thì mọi người thấy vậy sẽ lên tiếng chê cười mà bảo: "Anh ta đã khởi công xây, mà chẳng có sức làm cho xong việc. Hoặc có vua nào đi giao chiến với một vua khác, mà trước tiên lại không ngồi xuống bàn tính xem mình có thể đem một vạn quân ra, đương đầu với đối phương dẫn hai vạn quân tiến đánh mình chăng? Nếu không đủ sức, thì khi đối phương còn ở xa, ắt nhà vua đã phải sai sứ đi cầu hoà. Cũng vậy, ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được.


“Trong mọi lúc hãy giữ long cao thượng”,
“không tỵ hiềm, không giận dữ ghen tuông.
Xoá hận-thù bằng mọi dấu yêu thương,
Mỗi kinh-nghiệm là một thày dậy dỗ.”
(Dẫn từ thơ Nguyên Đỗ)

“Giận dữ, ghen tương cùng tỵ hiềm xót xa”, nhất nhất đều là những đau thương đuối ngã trên đường đời. Con đường lâu nay vẫn thắm đượm nhiều kinh nghiệm cần lướt thắng. Lướt bằng yêu thương. Thắng bằng tha thứ. Bằng cách giữ lòng cao thượng như Chúa dạy, suốt hôm nay. Lời Chúa dạy hôm nay, thoạt nghe ta tưởng như đó là nghịch lý, rất khó nghe. Nghịch lý và khó nghe, là bởi nếu không thận trọng ta những tưởng Chúa dạy phải giận hờn ghét ghen. Ghét vợ ghét con, ghét cha mẹ ghét cả người thân ta cứ tưởng là có ghét như thế, mới được gần gũi với Chúa. Với Cha.

Không. Không phải thế. Trình thuật hôm nay, thánh sử Luca muốn diễn bày quyết tâm của  các đồ đệ theo Chúa. Thánh sử diễn tả bằng những lời lẽ rất triệt để. Điều, thánh nhân muốn nói, là: khi đã dấn bước theo chân Chúa, con dân nhà Đạo cũng nên dứt khoát tư tưởng, cho trọn tình trọn nghĩa. Trọn tâm can. Trọn tình vẹn nghĩa, tức chấp nhận lối cảm nghiệm rất sâu sắc về cuộc đời. Cảm nghiệm để rồi, đem thái độ sống ấy vào chính con đường mòn ta đi, trong cuộc đời.

Đọc Tin Mừng thánh Luca với đầu óc hoàn toàn cởi mở, không theo theo nghĩa đen. Không thành kiến rất tối, người đọc hẳn sẽ nhận ra rằng thánh Luca không có ý bảo: hãy ghét hết mọi người. Hoặc, ghét bỏ chính mình. Ngược lại, thánh sử kêu gọi người người hãy yêu thương giùm giúp lẫn nhau. Yêu thương giùm giúp mà chẳng cần tìm hiểu hoặc cứu xét xem người ấy là ai. Người ấy có đáng yêu không. Cũng chẳng cần xét xem người ấy có là họ hàng người thân, không.

Những gì Đức Kitô căn dặn nơi trình thuật, đã đưa ta về lại với xác tín ta vẫn có từ trước. Đặc biệt hơn cả, là: dụ ngôn kể về người Sa-ma-ri tốt bụng, mới đề cập hồi tuần trước. Điều này còn ghi rõ nơi lời nguyện cầu “Lạy Cha”, Chúa vẫn khuyên.

Xem như thế, đã là đồ đệ theo chân Chúa, hết thảy đều phải tâm niệm câu nói nằm lòng “tứ hải giai huynh đệ”. Tức, anh em bốn bể đều người nhà. Con cái muôn phương đều một Cha. Người Cha yêu thương. Cha trên trời. Đó là điều Đức Chúa dạy tất cả các người con dưới thế: hãy yêu thương nhau như con một nhà.

Trình thuật hôm nay, nhấn mạnh đến nền tảng của Đạo: tương quan với Chúa. Tương quan – hiệp thông với Chúa, phải được dẫn chứng bằng đường lối ta cư xử với các người anh, người chị cùng một Cha. Đường lối cư xử, tức cách xử sự của những người con cùng Cha trên trời, không tùy vào hệ thống quân giai rắc rối, như ở đời. Cũng chẳng tách bách họ hàng như gia tộc. Tương quan và hiệp thông với Chúa, không thể cân đong đo đếm bằng những danh xưng/chức tước, tiền bạc của cải, hoặc tôn giáo, nghề nghiệp, hoặc giai cấp xã hội. Tương quan với Chúa, là tâm tình thân thương trìu mến được diễn bày với người dưng khác họ, ở đâu xa. 

Trình thuật hôm nay, còn bàn về tương quan ta đang có giữa những người anh em đồng hội đồng thuyền, sống gần gũi với ta. Trong tương quan đối xử, điều quan trọng không nằm ở chỗ: người này người kia đánh giá thế nào về ta. Nhưng, bằng vào mức độ ta quan tâm chăm sóc mọi người đến thế nào. Quan tâm chăm sóc ấy còn được gọi là lòng yêu thương xót xa thể hiện bằng cử chỉ và tâm tình khi ta tiếp xúc với những người dưng khác họ, mà thôi.

Ai tìm sự bình an hài hoà nơi thái độ quan tâm chăm sóc những người ngoài luồng, ngoài Đạo, thì người ấy sẽ cảm nghiệm được điều mà thánh Phao-lô khẳng định trong thư gửi cộng đoàn tín hữu Do thái: “Nơi mà anh chị em phải đến, đó chính là núi Sion. Là chốn thành đô của Thiên Chúa cùng với toàn thể Hội thánh ở nơi đó mỗi người là “trưởng tử” và là công dân của Nước Trời.”

Trình thuật hôm nay cũng nhấn mạnh thêm điều này: chúng ta đương nhiên là đã yêu thương người thân thuộc cùng giòng họ. Không cần nói cũng biết. Nhưng, điều hệ trọng Chúa ân cần dặn dò, là: nếu ta chỉ yêu thương đùm bọc người thân yêu ruột thịt mà thôi, như thế hoàn toàn không trọn nghĩa, vẫn chưa đủ.

Giả như, ta chỉ thỏa mãn ước nguyện của người thân yêu/ruột thịt mà thôi, chẳng đoái hoài đến nhu cầu và thân phận của người dưng khác họ nào khác, tức là ta đã bất công với gia đình rộng lớn gồm những người con cùng Cha trên trời. Nếu không nhận ra người anh người chị trong gia đình lớn như người thân thuộc, ta không thể nào trở thành đồ đệ của Thầy Chí Thánh. Bởi, như thánh sử Luca ghi rõ:“Mỗi lần các ông từ chối không chăm sóc những người anh chị em của Ta, tức là các ông từ chối chính Ta.

Nếu chỉ yêu thương đùm bọc mỗi giòng họ người thân của mình, thôi. Đó là thứ “ghét bỏ” mà Đức Giê-su không muốn con cái và đồ đệ Ngài thực hiện. Nói tóm lại, là người theo Chúa đích thật, ta phải nhận ra sao bản của Thầy Chí Thánh nơi tất cả những người anh người chị thân thương hoặc chỉ người dưng khác họ, không hơn không kém.

Yêu thương đùm bọc Đức Giê-su nói đến, còn được thánh Phao-lô bổ túc bằng thư tâm tình xin anh Phi-lê-môn nhận người dưng khác họ là nô lệ Ônêximô làm người anh em thân thuộc: “Tôi xin anh cho đứa con sinh ra trong cảnh xiềng xích, xin gửi về anh để xin anh đón nhận như người ruột thịt.” (Plm 1: 10-14).

Tình yêu thương mà thánh nhân đề cập là tha thứ cho những gì nô lệ Ô-nê-xi-mô đã làm. Nay người nô lệ ấy đã trở thành anh em cùng nhà. Nhà của tín hữu Đức Kitô Nhân Hiền. Ở nơi đó, mọi người coi nhau như anh em ruột thịt.

Cuối cùng, cởi bỏ mọi hình thức thân cận, ruột thịt là để ta có được tự do mà theo đuổi sự thật. Sự thật về lòng yêu thương đùm bọc luôn thăng hóa. Và, khi đã thăng hóa trong yêu thương như thế, mọi người theo chân Chúa sẽ tự tạo cho mình niềm phấn khởi sẵn sàng lập một hành trình. Hành trình luôn “có lòng cao thương; không tỵ hiềm, không giận dữ ghen tuông”. Nhưng, xóa bỏ hận thù bằng mọi dấu yêu thương.

Lm Richard Leonard sj biên-soạn  -
Mai Tá lược dịch.

Saturday 20 August 2016

“Trời có mây cao với gió thanh,



Suy Tư Tin Mừng Tuần thứ 22 thường niên năm C 28/8/2016

                                                Tin Mừng Tin Mừng: (Lc 14: 1, 7-14)

Một ngày Sabát kia, Đức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pharisêu để dùng bữa: họ cố dò xét Ngài.

Ngài nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn cỗ nhất mà ngồi, nên nói với họ dụ ngôn này:

"Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: "Xin ông nhường chỗ cho vị này. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối. Trái lại, khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: "Xin mời ông bạn lên trên cho. Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn.Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên."

Rồi Đức Giêsu nói với kẻ đã mời Ngài rằng:

"Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại."


“Trời có mây cao với gió thanh,
Đất đầy sự nghiệp những tay lành.
Cũng như phơi phới đi vào tiệc,
Bữa tiệc đôi ta, một tâm-tình.”
(Dẫn từ thơ Xuân Diệu)

Trình thuật hôm nay, thánh Luca không cũng có kể nhưng không chỉ mỗi tiệc về tiệc, về tình mà còn về Vương Quốc Nước Trời. Chính đó, là mục tiêu mà mọi con dân nhà Đạo đều nhắm tới. Về tiệc hôm nay, nhóm Pharisêu vẫn muốn xem Đức Chúa làm những gì, vào ngày Sabát. Và, Chúa có lẽ đã bị chỉ trích, vào lúc Ngài mở lời.

Lời Ngài mở, không nhằm đối đáp với bọn người xấu chỉ muốn hỏi xem Ngài có những hành vi chống lại lề luật không. Lời Ngài, là về dụ ngôn với những ảnh hình, rất thực tế. Thực tế như sự thực đang diễn ra trước mắt gồm các thực khách đến dự. Và một thực tế khác, là: Đức Chúa vẫn ngồi cùng bàn với đủ mọi hạng người: từ kẻ giàu sang quyền thế, đến người nghèo hèn, tội phạm. Ngài đến với hết mọi người. Ngài đến như giọt nắng giọt mưa đổ tưới trên đầu mọi thần dân.

Lời Ngài nói bằng dụ ngôn, nhằm đáp ứng lề lối mà thực khách thời đó vẫn hành xử, khi vào tiệc. “Họ chỉ muốn chọn chỗ nhất mà ngồi.”(Lc 14: 7)  Vào thời buổi này, các buổi tiệc do quan “lớn” khoản đãi, đều có định chỗ trước cho khách ngồi vẫn là chuyện thực tế, rất ý nhị. Các đấng bậc có vai vế quan trọng được xếp chỗ gần chủ nhà. Có tiệc, chủ nhà còn định chỗ bằng cách để thẻ bìa có đề tên.

Lời Ngài tỏ bày hôm nay, đảo lộn mọi trật tự của đời thường. Đức Chúa vẫn thường khuyên dạy: “khi được mời đi ăn, thì đừng ngồi vào chỗ nhất”. Làm theo như thế, kẻ bon chen cạy cục sẽ không tránh khỏi tình trạng khó xử.Và, đôi lúc cảm thấy phẩm giá con người bị xuống thấp. Nếu làm theo đề nghị của Ngài, chắc cũng có người sẽ coi đó như hành động dưới cơ, thiếu tự tin. Tình cảnh này được coi như một tai ương giao tế đến bất ngờ. Nhưng ở đây, khi Đức Giê-su kể dụ ngôn, Ngài không cố ý khuyên ta nên hành xử hoàn toàn từng chữ theo nghĩa đen.

Điều Ngài muốn nhủ, là: ở nơi Vương Quốc Nước Trời, việc chọn chỗ nhất nơi bàn tiệc là chuyện không nên, dễ ngộ nhận. Bởi, ý nghĩa và tinh thần của Vương Quốc Nước Trời không qui vào vị thế xã hội mà thứ đời phàm lúc nào cũng đổi thay. Với nhà Đạo, chuyện quan trọng chỉ nằm ở chỗ: làm sao duy trì được tương quan giữa chúng ta với Chúa, và với mọi người cho tốt đẹp.

Đừng quá bận tâm đến vị thế chỗ ngồi. Hoặc, thứ bậc, địa vị, sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp hoặc giai cấp. Vị thế đích thực trong tương quan với Chúa, không thể cân đo đong đếm bằng nghề nghiệp, chức tước hoặc danh xưng. Nhưng, bằng độ sâu độ dài của tình yêu. Bằng  quyết tâm phục vụ Chúa qua giao tế với người đời, sống quanh ta.

Điều quan trọng khác, không phải là: hỏi xem mọi người nghĩ thế nào về mình, coi mình là ai hoặc đối xử với mình như thế nào. Nhưng, là dựa vào mức độ chăm sóc tỏ bày tình thương yêu của ta đến người khác. Đến cả những người dưng khác họ, nữa.

Thái độ và lối hành xử mà Đức Chúa vẫn khuyên mọi người nên có, lại được củng cố thêm bằng lời thư thánh Phaolô gửi cho giáo đoàn Do Thái, rất rõ ràng: “Anh chị em đã lên núi Sion, tới thành đô Thiên Chúa” (Dt 12: 22).

Đoạn cuối truyện kể hôm nay, Chúa hướng thẳng về phía người thủ lãnh nhóm Pharisêu. và bảo họ: “Khi các ông đãi khách ăn trưa ăn tối, thì đừng mời bạn bè, hay bà con láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại các ông”. (Lc 14: 12)

Thời buổi này, lời nhủ của Chúa có thể áp dụng cho các vị có chức, có tiền. Cả trong Đạo, lẫn ngoài đời ta chỉ nên mời những người nghèo khó, thân cô thế cô, những người không có khả năng tham dự bất cứ bữa tiệc nào. Dù linh đình hay thanh bạch hoặc chỉ nên mời mọc những người không có khả năng mời trở lại. Hoặc, những người không có ý định mua chuộc, hay tham ô, nhũng lạm. Tức, họ chẳng làm gì có sức có quyền để ta nhờ vả, thăng tiến bản thân trong thang cấp cầm quyền.  

Điều mà trình thuật nay muốn nói, là: hãy hoạt động để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Xã hội mang hình vòng cung, hay quả cầu. Trong vòng cung trái cầu ấy, không ai ở quá cao. Cũng chẳng có người ở nơi rốt hết. Tức là, mọi người đều có quyền lợi đồng đều, như nhau. Mọi người đều ở vị thế tương đối khá, để có thể san bớt cho những người còn thiếu thốn, nợ nần. Và, nếu đặt một bàn tròn ở giữa, thì mọi người đều có thể với tay chung phần, dự tiệc vui không thua kém ai. Bữa tiệc mà trong đó mọi người đều ngang phần. Đó là Nước Trời ở trần gian.

Có lẽ, sẽ có người cho đây là chuyện viển vông, không tưởng. Chỉ là chuyện viển vông, nếu nghĩ rằng chuyện ấy sẽ xảy đến ngày một ngày hai. Hoặc, vào thế hệ kế tiếp. Thế nhưng, xã hội như thế là Nước trời đích thực, ta có thể bắt đầu trước nhất với mái ấm gia đình mình. Sau đó, lan tỏa ra từng nhóm nhỏ mà ta đang sinh hoạt, chung sống. Cộng đoàn giáo xứ tại địa phương là ví dụ rất cụ thể cho xã hội ấy. Một Nước Trời ở trần gian. Một xã hội có thể thực hiện được.

Vào Tiệc Thánh, ta vẫn thực hiện điều này khi san sẻ bánh và rượu đã thành Mình Máu Chúa. San sẻ thực phẩm nuôi sống linh hồn và cũng san sẻ chuyện trò tâm giao với nhau bên bàn tiệc của lòng mến, agapè.

Vào thời tiên khởi, cộng đoàn các thánh vẫn làm thế. Và ngày nay, nhiều nơi trong các giáo xứ, người đồng Đạo vẫn sống như thế. Đó là điều Chúa muốn mọi người thực hiện. Ai làm rồi, thì cứ tiếp tục. Đó là thực trạng của Hội thánh hôm nay. Đó là Nước Trời ở đây. Bây giờ. Là, tình huống rất Đạo. Là, bữa tiệc rất phải lẽ hợp với Đạo. Đạo của Chúa. Đạo làm người.

Lm Richard Leonard sj biên-soạn  -
Mai Tá lược dịch.

Saturday 13 August 2016

“Bao hương thơm trong lời nguyện chiều nay,”



Suy Tư Tin Mừng Tuần thứ 21 thường niên năm C 21/8/2016

                                                Tin Mừng (Lc 13: 22-30)

Trên đường lên Giêrusalem, Đức Giêsu đi ngang qua các thành thị và làng mạc mà giảng dạy. Có kẻ hỏi Người: "Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không?" Người bảo họ: "Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được.

"Một khi chủ nhà đã đứng dậy và khoá cửa lại, mà anh em còn đứng ở ngoài, bắt đầu gõ cửa và nói: "Thưa ngài, xin mở cho chúng tôi vào!  thì ông sẽ bảo anh em: "Các anh đấy ư? Ta không biết các anh từ đâu đến! Bấy giờ anh em mới nói: "Chúng tôi đã từng được ăn uống trước mặt ngài, và ngài cũng đã từng giảng dạy trên các đường phố của chúng tôi. Nhưng ông sẽ đáp lại: "Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính!

"Bấy giờ anh em sẽ khóc lóc nghiến răng, khi thấy các ông Abraham, Isaác và Giacóp cùng tất cả các ngôn sứ được ở trong Nước Thiên Chúa, còn mình lại bị đuổi ra ngoài. Thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa." Và kìa có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót."

“Bao hương thơm trong lời nguyện chiều nay,”
Lên bốc lên và ân-huệ dường bay.
Ôi! Khí-hậu lọc bao nguồn ánh-sáng.
Chưa no sao? Nhân-từ êm vô hạn,
Do bàn tay Thiên-Chúa chảy tuôn ra.
(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

Hương thơm ân-huệ từ nay Chúa vẫn tuôn chảy nơi  lời nguyện. Hương thơm lời nguyện vào buổi sớm, hay lúc chiều hôm rất tối muộn, vẫn cứ dâng Ngài. Dâng lên Ngài, ý-nguyện các thánh đề-nghị trong trình-thuật lịch-sử, nói hôm nay.

Trình thuật hôm nay, thánh Luca không chỉ kể về tiệc, về tình mà còn về Vương Quốc Nước Trời. Chính đó, là mục tiêu mà mọi con dân nhà Đạo đều nhắm tới. Về tiệc  hôm nay, nhóm Pharisêu vẫn muốn xem Đức Chúa làm những gì, vào ngày Sabát. Và, Chúa có lẽ đã bị chỉ trích, vào lúc Ngài mở lời.

Lời Ngài mở, không nhằm đối đáp với bọn người xấu chỉ muốn hỏi xem Ngài có những hành vi chống lại lề luật, không thôi. Lời Ngài, là về dụ ngôn với những ảnh hình, rất thực tế. Thực tế như sự thực đang diễn ra trước mắt gồm các thực khách đến dự. Và một thực tế khác, là: Đức Chúa vẫn ngồi cùng bàn với đủ mọi hạng người: từ kẻ giàu sang quyền thế, đến người nghèo hèn, tội phạm. Ngài đến với hết mọi người. Ngài đến như giọt nắng giọt mưa đổ tưới trên đầu mọi thần dân.

Lời Ngài nói bằng dụ ngôn, nhằm đáp ứng lề lối mà thực khách thời đó vẫn hành xử, khi vào tiệc.

“Họ chỉ muốn chọn chỗ nhất mà ngồi.” (Lc 14: 7)

Thời buổi này, các buổi tiệc do quan “lớn” khoản đãi, đều có định chỗ trước cho khách ngồi vẫn là chuyện thực tế, rất ý nhị. Các đấng bậc có vai vế quan trọng được xếp chỗ gần chủ nhà. Có tiệc, chủ nhà còn định chỗ bằng cách để thẻ bìa có đề tên.

Lời Ngài tỏ bày hôm nay, đảo lộn mọi trật tự của đời thường. Đức Chúa vẫn thường khuyên dạy:

Khi được mời đi ăn, thì đừng ngồi vào chỗ nhất”.

Làm như thế, kẻ bon chen cạy cục sẽ không tránh khỏi tình trạng khó xử. Và, đôi lúc cảm thấy phẩm giá con người bị xuống thấp. Nếu làm theo đề nghị của Ngài, chắc cũng có người sẽ coi đó như hành động dưới cơ, thiếu tự tin. Tình cảnh này được coi như một tai ương giao tế đến bất ngờ.

Nhưng ở đây, khi Đức Giêsu kể dụ ngôn, Ngài không cố ý khuyên ta nên hành xử hoàn toàn từng chữ, theo nghĩa đen.

Điều Ngài muốn khuyên nhủ, chỉ là: ở Vương Quốc Nước Trời, việc chọn chỗ nhất nơi bàn tiệc là chuyện không nên, dễ gây hiểu lầm. Bởi lẽ, ý nghĩa và tinh thần của Vương Quốc Nước Trời không qui vào vị thế xã hội. Thứ đời phàm lúc nào cũng đổi thay. Với nhà Đạo, chuyện quan trọng chỉ nằm ở chỗ: làm sao duy trì được tương quan giữa chúng ta với Chúa, và với mọi người cho tốt đẹp.

Đừng quá bận tâm đến vị thế chỗ ngồi hoặc thứ bậc, địa vị hoặc yếu tố sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp hoặc giai cấp. Vị thế đích thực trong tương quan với Chúa, không thể cân đo đong đếm bằng nghề nghiệp, chức tước hoặc danh xưng. Nhưng, bằng độ sâu độ dài của tình yêu. Bằng  quyết tâm phục vụ Chúa qua giao tế với người đời, sống quanh ta.

Điều quan trọng khác, không phải là: hỏi xem mọi người nghĩ thế nào về mình? Vẫn coi mình là ai? Đối xử với mình như thế nào? Nhưng, là dựa vào mức độ chăm sóc tỏ bày tình thương yêu của ta đến người khác. Đến cả những người dưng khác họ, nữa.

Thái độ và lối hành xử mà Đức Chúa vẫn khuyên mọi người nên có, lại được củng cố thêm bằng lời thư thánh Phaolô gửi cho giáo đoàn Do Thái, rất rõ ràng:

“Anh chị em đã lên núi Sion, tới thành đô Thiên Chúa” (Dt 12: 22).

Đoạn cuối truyện kể trình thuật hôm nay, Đức Chúa hướng thẳng về phía người thủ lãnh nhóm Pharisêu mà bảo họ:

“Khi các ông đãi khách ăn trưa ăn tối, thì đừng mời bạn bè,hay bà con láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại các ông”. (Lc 14: 12)

Thời buổi này, lời khuyên của Đức chúa có thể áp dụng cho các vị có chức, có tiền. Cả trong nhà Đạo, lẫn ở ngoài đời ta chỉ nên mời những người nghèo khó, hoặc thân cô thế cô. Những người không có khả năng tham dự bất cứ bữa tiệc nào dù linh đình hay thanh bạch. Chỉ nên mời mọc những người không có khả năng mời trở lại. Hoặc, những người không có ý định mua chuộc, hay tham ô, nhũng lạm. Tức, họ chẳng làm gì có sức có quyền để ta nhờ vả, thăng tiến bản thân trong thang cấp cầm quyền.  

Điều mà trình thuật hôm nay muốn nói đến, là: hãy hoạt động để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Xã hội mang hình vòng cung, hay quả cầu. Trong vòng cung quả cầu ấy, không ai ở quá cao. Cũng chẳng có người ở nơi rốt hết. Tức, mọi người đều có quyền lợi đồng đều, như nhau. Mọi người đều ở vị thế tương đối khá, để có thể san bớt cho những người còn thiếu thốn, nợ nần. Và, nếu đặt một bàn tròn ở giữa, thì mọi người đều có thể với tay chung phần, dự tiệc vui không thua kém ai. Bữa tiệc mà trong đó mọi người đều ngang phần.

Đó là Nước Trời ở trần gian. Có lẽ, sẽ có người cho rằng: đây là chuyện viển vông, không tưởng. Chỉ là chuyện viển vông, nếu nghĩ rằng chuyện ấy sẽ xảy đến ngày một ngày hai. Hoặc, vào thế hệ kế tiếp. Thế nhưng, xã hội như thế là Nước Trời đích thực, ta có thể bắt đầu trước nhất với mái ấm gia đình mình. Sau đó, lan tỏa ra từng nhóm nhỏ mà ta đang sinh hoạt, chung sống. Cộng đoàn giáo xứ tại địa phương là ví dụ rất cụ thể cho xã hội ấy. Một Nước Trời ở trần gian. Một xã hội có thể thực hiện được.

Vào Tiệc Thánh, ta vẫn thực hiện điều này khi san sẻ bánh và rượu đã thành Mình Máu Chúa. San sẻ thực phẩm nuôi sống linh hồn và cũng san sẻ chuyện trò tâm giao với nhau bên bàn tiệc của lòng mến, rất agapè.
Vào thời giáo hội tiên khởi, cộng đoàn các thánh vẫn làm như thế. Và ngày hôm nay, ở nhiều nơi trong các giáo xứ, người đồng Đạo chúng ta vẫn sống như thế. Đó chính là điều Chúa muốn mọi người thực hiện. Ai làm rồi, cứ thế tiếp tục.

Đó là thực trạng của Hội thánh hôm nay. Đó chính là Nước Trời ở đây và bây giờ, là tình huống rất Đạo. Là bữa tiệc rất phải lẽ. Hợp với Đạo. Đạo của Chúa. Đạo làm người.

Lm Richard Leonard sj biên-soạn  -
Mai Tá lược dịch.