Saturday 25 May 2013

“Ta muốn níu hồn ai đương hiển hiện,”



Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần sau lễ Mình Máu Chúa năm C 02.6.2013

“Ta muốn níu hồn ai đương hiển hiện,”
Trong lòng và đang tắm máu sông ta!”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Lc 9: 11-17
Hiển hiện ở trong lòng, lại cứ níu kéo hồn ai cả một đời. Hiển hiện ở Mình Thánh, vẫn là tình Chúa được thánh Luca diễn tả ở trình thuật, hôm nay.
Trình thuật hôm nay, thánh Luca mô tả lễ hội mừng kính Mình Máu Chúa, để mọi người suy tư việc Chúa hiển hiện nơi Thánh Thể. Thật ra, lễ Mình Máu Chúa được cử hành là để nhắc nhở con dân trong Đạo hãy nhìn vào sự việc xảy ra trong quá khứ ngõ hầu còn cảm kích, biết ơn.
Biết ơn, không là hành-xử đơn thuần chỉ nói mỗi lời “cảm ơn”, rồi quên sót. Biết ơn, là biết bỏ giờ ra mà cảm kích những gì mình nhận được là ân huệ Chúa ban. Biết ơn, là cảm nghiệm đầy uy lực đối với mỗi người và mọi người. Cảm nghiệm, đối nghịch với những bất ưng trường kỳ mà nhiều người gặp phải ở đâu đó. Biết ơn, là biết rõ tâm tình mình cảm kích vẫn khác với cách-thế ta biểu lộ, vào mọi ngày. Biểu lộ, vào tiệc thánh cuối năm phụng vụ qua đó Chúa sống lại là vì ta và cho ta nên hãy cảm, biết ơn
Cảm kích biết ơn mầu nhiệm Chúa chết đi và sống lại vì con người, việc này không chỉ mỗi ta là biết làm và cần làm. Chính Chúa cũng làm thế với Cha Ngài, vào mọi lúc. Như Kinh sách có nói:“Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ.” (Mt 26: 27), “Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông và tất cả đều uống chén này.” (Mc 14: 23) Xem như thế, Chúa vẫn cảm kích/biết ơn Cha vì Cha kêu mời Ngài hy sinh mạng sống làm của ăn/thức uống, cho muôn người. Tóm lại, Chúa cảm kích/biết ơn Cha Ngài trong mọi việc, là vì ta.
Cảm kích/biết ơn, là động thái mà người Do thái phải hoàn tất trong mọi việc. Thánh vịnh 107 diễn tả những người trở về từ nơi lưu đày cũng hát vang câu: “Allêluia, họ cảm tạ Yavê, vì Người tốt lành, vì Người miên man vạn đại.”(Tv 107: 1) Cả ngôn sứ Giêrêmia cũng đã nói: “Hãy cảm tạ Giavê các cơ binh vì Người tốt lành, vì ơn Người miên man vạn đại” (Gr 33: 11)
Đọc kỹ bài thương khó về nỗi thống khổ của Chúa, ta hiểu được toàn bộ nỗi nhục hình và cái chết của Chúa là động thái cảm tạ Cha là Đấng làm nên mọi sự được tốt đẹp. Và, việc Chúa trỗi dậy từ cõi chết, cũng là tiếp tục động thái cảm kích/biết ơn Cha đã tỏ bày thánh ý Ngài, qua sống lại. Thế nên, mừng Lễ Mình Máu Chúa, là để ta hoà nhập với Chúa trong cảm kích/biết ơn Cha mà Ngài từng thực hiện suốt một đời. Tiếp như thế, khiến ta trở thành con người đổi mới, rất khác hẳn. Mọi việc trong đời, ta nhờ đó mà cảm kích Chúa đã biến đổi bánh và rượu thành Mình Máu Ngài, ở Tiệc Thánh. Nên, Lễ Mình Máu Chúa là lễ hội đặc trưng, độc đáo để ta có cơ hội mà cảm kích, biết ơn hoài.
Cảm kích/biết ơn cách đặc trưng/đặc thù ở Tiệc Thánh, ta cùng trở thành Thân Mình Chúa, hệt như ta đang thủ vai trò chủ yếu trong vở kịch những 4 màn:
Màn 1, lúc khởi đầu, khi Thần Khí Chúa là là trên mặt nước và thoạt đó có tiếng nói của Giavê Thiên Chúa vẫn cứ bảo: “Nước phía dưới trời phải tụ lại một nơi, để chỗ cạn lộ ra. Thiên Chúa gọi chỗ cạn là "đất". (STK 1: 11)  Thần Khí luôn phong phú, hiệu nghiệm là hành động phối hợp giữa Lời và Thần Khí làm nên sự sống ở khắp nơi. Và đó là Lời theo cung cách vũ trụ dâng lời cảm tạ Tạo Hoá.
Màn 2, lúc thần sứ Chúa đến Truyền Tin cho Đức Maria, lại cũng là Thần Khí khi trước khoả lấp mặt nước đã đưa Mẹ đi vào khung trời thụ thai nẩy nở và Lời đã nhập thể làm người. Nơi cung lòng Mẹ, Thần Khí làm cho đất trời nổi lên một sự kiện, là: nhân loại là của Đức Giêsu Kitô. Bằng cách này, Đức Giêsu lại đã dâng lời cảm tạ Cha là Đấng làm nên tất cả, hết mọi sự.
Màn 3, là lễ hội hôm nay có động thái cảm kích/biết ơn cứ mãi tiếp tục. Vị chủ tế đặt tay lên bánh và rượu, tức thì dấu-hiệu Thần Khí bay là là trên trần thế và cả trên Mẹ để rồi tặng ban sự sống cho Chúa. Và khi ấy, vị chủ tế lập lại lời Chúa nói, khi trước: “Này Mình Ta, này Máu Ta!” Cùng lúc ấy, sự sống của Chúa đã trổi vụt lên phía trước; và bằng vào hình thức bánh/rượu, Đức Chúa Phục Sinh đã ở với con dân Ngài. Ngài ở giữa họ, như một hiện diện đích thực chứ không theo cung cách tượng trưng.
Chúa hiện diện nơi Bánh Thánh và Rượu Thánh, không là sự hiện-diện của ký ức ở trong đầu ai đó, mà là hiện diện đích thực của Chúa nơi Tiệc Thánh, dù ta có nghĩ hay không về Ngài. Ngài không hiện hiện chỉ bằng vào hành động như điện thư do ai đó gửi cho chính mình; mà là một hiện diện thực tế có toàn-bộ thực thể Ngài. Lúc chủ tế đọc lời truyền phép biến bánh rượu thành Mình Máu Chúa, ngay khi ấy đã có đổi thay. Thánh Tôma gọi sự đổi thay này, là phép là tuyệt-kỹ Chúa từng làm. Kinh nghiệm về đổi thay nơi ta, không có gì tương đương với thực thể là thế hết. Nhờ uy lực của Thần Khí và hiệu năng của Lời, thực thể bánh/rượu đã biến thành thực thể sâu thẳm là Đức Kitô. Nếu ai đó lại cứ hỏi: “Làm sao ra được thế?” thì câu trả lời rút từ câu của thần sứ nói với Đức Mẹ: “Với Chúa, không có gì Ngài là không thể!”
Thế nên, Lời Chúa là Lời sáng tạo, hiệu nghiệm. Lời Ngài mang tính-chất sản-sinh. Sinh sản mọi sự. Sản sinh ra Chúa là Đức Kitô. Lời Ngài, là Lời đỡ nâng/vực dậy khiến Ngài trỗi dậy từ cõi chết. Lời Ngài, đã khiến cho điều Ngài nói ra trở thành thực tại rất thật, ngay bây giờ. Bởi thế nên, khi Chúa-là-Lời-mặc-lấy-xác-phàm từng tuyên bố: “Này là Mình Ta” thì đó là lúc Ngài đích thực hiện diện nơi Thánh Thể, vào Tiệc Thánh.          
Màn 4, là lúc hiệp thông/rước Chúa sau truyền phép. Khi chủ tế cầu Chúa sai ban Thần khí Ngài đến ngự giữa chúng ta là người tham dự Tiệc Thánh, chính đó là lúc hoa trái thánh thiêng nơi Ngài ở lại mãi, nơi ta. Thần Khí Chúa biến đổi bánh/rượu thành Thân Mình Đức Kitô đã đổi thay tâm can chai đá của ta thành con tim đích thực rất xác thịt. Và khi ấy, ta san sẻ cũng một bánh thánh để nên một trong yêu thương. Vâng. Chính lúc ta nhận lãnh Mình Chúa ở Tiệc Thánh, là lúc động thái hỗn hợp giữa Lời và Thần Khí biến đổi con người của ta thành Thân Mình Chúa. Có như thế, ta mới trở thành trời mới, đất mới, là Mình Chúa.
Xem thế thì, hiệp thông rước Chúa cứ nối dài, là sự việc cho thấy cuộc sống của Đức Chúa Phục Sinh đã tặng ban cho ta và cắm rễ sâu trong tâm can của ta. Sự việc này cứ thế tiếp diễn cho đến ngày Chúa ở trong ta, với ta và mọi người. Bằng động thái ban tặng ân huệ rất thanh thoát, tức sự việc ‘cảm kích, biết ơn”, biến thành Mình Thánh Chúa, mọi người mới có thể chúc tụng vinh danh Cha, rất cả sáng. Khi ấy, Mình Máu Chúa đã thật sự trở nên vĩnh cửu, suốt mọi thời.
Khi cử hành Tiệc Thánh, là ta thực hiện động thái cảm kích/biết ơn ở Nước Trời. Tiệc Thánh ta cử hành là động thái, là lời khởi đầu cho mọi động tác biến đổi thành Thân Mình Chúa. Và, phụng vụ ta cử hành là động thái ta nếm trước Thánh Thể. Và khi ta cử hành Tiệc Thánh như thế, là ta san sẻ sự hiệp thông rất thánh. Là, sờ chạm vào quà tặng yêu thương. Là, làm hết mình để cảm kích/biết ơn như thế mãi đến muôn đời.
Xem như thế, thì Tiệc Thánh không là sự việc của lý trí, rất thông minh. Bởi, với những người chỉ biết đến thông minh trí tuệ, thì đó là chuyện viển vông, vô nghĩa. Tiệc Thánh ta cử hành cũng không là chuyện thơ văn, nghệ thuật. Bởi, người làm nghệ thuật thường có giây phút thấy mình bối rối, khó chịu. Thế nên, nghệ nhân ai cũng chỉ mỗi thế, không mang đủ tính chất rất đẹp của chân-thiện-mỹ, dù là mỹ thuật hay mỹ-nghệ, cũng đều thế.
Tiệc Thánh không hẳn chỉ là chuyện đạo. Với người đạo hạnh, chỉ làm có mỗi thế cũng chưa đủ gọi là đạo hạnh, sốt mến. Vì thế nên, điều đó cho thấy: nếu chỉ trở thành người tu trì như thế thôi cũng chưa hẳn là tu trì, đạo đức. Tiệc Thánh không là ý niệm sáng rõ hoặc lối thờ-cúng ta ấp ủ. Việc này vẫn hơn cả chuyện thờ kính cũng rất nhiều, bởi đó chính là Tình yêu được ban phát, rất ở đây. Bây  giờ.
Tình yêu ta nhận lãnh, sẻ san và sống thực, chính là lòng cảm kích, rất biết ơn. Phải chăng đó là hành-xử đầy xa hoa, đắt giá? Có thể là như thế. Bởi lẽ, sống tu đức có thể là hành-xử đầy tính xa xỉ phẩm, nhưng đó là quà tặng Chúa ban cho ta theo cách cũng rộng lượng, đầy xa xỉ. Tuy là thế, quà tặng Ngài phú ban, không một ai thu lại được. Và ta đã quen thế rồi, nên vẫn có quyền được như thế. Và ta không thể sống mà lại không được nhận quà tặng ấy, kể cũng lạ.
Trong cảm nghiệm về những hành-xử đầy cảm kích/biết ơn, ta lại sẽ ngâm nga lời thơ hay rằng:

“Ta muốn níu hồn ai đương hiển hiện,
Trong lòng và đang tắm máu sông ta.”
(Hàn Mặc Tử - Biển Hồn Ta)

Tắm máu sông ta”, là lối nói của nhà thơ vẫn đắm mình trong Mình Máu Chúa, rất yêu dấu. Và, khi đã tắm bằng ân huệ Mình Máu Thánh rồi, ta cũng cảm kích/biết ơn Đấng tặng ban cho ta Thần Mình Ngài, rất như thế.         
          
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
      

Saturday 18 May 2013

“Nhưng vũ trụ hư huyền, tuy rộng mở,”



Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần sau lễ Chúa Ba Ngôi năm C 26.5.2013

“Nhưng vũ trụ hư huyền, tuy rộng mở,”
Ta đê mê cảm được, chút gì đâu!”
(dẫn từ thơ Vũ Hoàng Chương)
Ga 16: 12-15
            Tình vũ trụ, mà nhà thơ còn thấy như “hư huyền”/rộng mở huống hồ tình Chúa Ba Ngôi lồng lộng khắp mọi nơi, làm sao dân con Đạo Chúa hiểu được cho cặn kẽ, dù trình thuật vẫn cứ kể?
            Trình thuật, kể nhiều cho mọi người hiểu về tình Chúa Ba Ngôi, rất mừng và rất vui. Tình Chúa Ba Ngôi, không đơn giản và dễ hiểu như ta nghĩ, dù Hội thánh có giải thích bằng ngôn từ, hình ảnh hay sao đó, vẫn khó lòng. Thật ra, ta cảm nghiệm được tình Cha qua Kinh Sách của người Do thái, mà thôi. Và, tình Chúa-Con ta am hiểu chỉ một chút là nhờ giòng chảy tâm-tư cũng từ Do thái. Còn, tình Thánh Linh ta cũng hiểu rất ít, lại chính là tình “Cha-và-Con” được kể từ nhiều thế kỷ, chí ít là thế kỷ thứ tư, mãi về sau.
            Kể từ đó, nhiệm-tích Chúa Ba Ngôi hiểu theo cung cách rất tình giữa Cha, Con và Thánh Linh được Hội thánh chấp nhận không do-dự bằng kinh-kệ và nghi lễ, bắt đầu bằng dấu thánh giá, làm bằng chứng. Nhưng, vấn đề là: làm sao ta hiểu được nhiệm-tích Chúa Ba Ngôi trong tổng thể, dù rất ít? May mắn thay, Hội thánh ở trời Tây cũng hiểu ít/nhiều nhiệm-tích này nhờ lập-luận trừu-tượng mà thánh Âu Tinh dùng tâm-lý để ví đời Chúa với đời ta và gọi đó là thần-học cao-siêu nhiệm-mầu, rất bí-tích.
            Điều này cũng dễ hiểu, vì cách ta suy nghĩ và yêu thương là gương phản-ánh cách Chúa nghĩ-suy và yêu người, tức cách sống tâm-lý của Đức Chúa. Còn ta, ta suy tưởng và thương yêu theo kiểu cách nào? Mỗi lần suy-tư nghĩ ngợi, ta thường hay nói chuyện với người khác, hoặc thốt lên “lời” rồi vận dụng ba tấc lưỡi để giải-thích những gì mình nghĩ suy. Còn, khi yêu thương, ta thường thở dài nhẹ nhõm, cũng có khi còn há miệng để bày tỏ cho thật rõ. Dùng hình ảnh này để diễn tả cách Chúa làm, ta chỉ hiểu được chút ít tình thương của Ngài, khi Ngài suy nghĩ và thương ta bằng hơi thở.
            Dân con trong Đạo còn gọi “Lời” là “hơi thở” của Ngài, tức: Thần Khí hoặc Thánh Linh. Bởi Thần Khí, hiểu cho sát nghĩa, cũng là “Hơi”, là “Khí” rất thần của Đức Chúa. Thế nên, ta hiểu được Tình Chúa Ba Ngôi rất tuyệt vời, là nhờ kinh nghiệm của “Khí” và “Lời” ta hít thở qua tình người ta có với nhau. Vì thế nên, ta có thể xác minh về tình Chúa Ba Ngôi theo cách-thế rất như thế. Và, khi ta đưa xác-chứng này vào niềm tin ta có nhờ mạc-khải, ta sẽ hiểu thấu-đáo hơn, bằng cách so-sánh về tâm-lý hệt như thế.
            Ta còn được mạc-khải về Chúa Ba Ngôi, qua “lời” của ngôn sứ, nữa. Thật ra, ngôn sứ không là đấng bậc dám tiên đoán thời-cuộc hoặc nói trước những việc Chúa làm, cho bằng các ngài chỉ nói năng cách mạnh bạo về những gì đã và đang xảy đến bên ngoài thân-phận trống vắng của chính ta. Thế nên, khi lĩnh nhận mạc khải về Ba Ngôi Đức Chúa từ ngôn sứ, ta tin Chúa vượt quá nhận thức của ta. Mạc khải về Chúa, là điều con người không thể kham nổi. Bởi, Thiên-Chúa-là-Cha, Con và Thánh Linh là ngôn-ngữ thánh-thiêng, ta chỉ chấp-nhận và lĩnh-hội cho riêng mình, chứ không bằng ngôn ngữ dễ hiểu.
            Còn, Thần Khí thì sao? Phải chăng nhiều người nay quên mất Thần Khí?
Không hẳn thế. Bởi, khi Hội thánh mời gọi ta chung lời nguyện cầu, ca tụng Chúa là Đấng cứu độ loài người, ta có được niềm an-vui rất lạ khiến ta tiếp cận Thiên-Chúa-là-Cha-và-Con để rồi sẽ vui hưởng nhan thánh Ngài, cách đích thực. Tên gọi thực của niềm an-vui lạ kỳ ấy lại là Thần Khí. Theo Kinh thánh, thì Niềm-An-Vui-Lạ-Kỳ-là-Thần-Khí là Đấng đem “Cha-và-Con” đến với ta, ngõ hầu ta gần gũi Ngài mãi mãi suốt đời ta. Ta không cần tìm Ngài ở đâu xa, vì đã thấy Ngài đến với ta, qua Thần Khí. Và, Thần Khí của Ngài còn giúp ta thôi không còn nghĩ Chúa cứ ở nơi xa xôi/cao vời, trên chốn ấy nữa.
Và, Thần Khí Chúa giúp ta hiểu được ý nghĩa của cụm-từ “Cha-và-Con” mỗi khi ta dùng Lời để nói về Ngài. Ngài không là “Cha” theo ngôn-ngữ bình thường ở đời và Ngài cũng không mang ý-nghĩa toàn-năng/toàn-thiện thấy từ xa để ta tâm phục, khẩu phục. Nhưng, Ngài là “Cha-và-Con” được Thần Khí Chúa dẫn đến với ta để rồi Ngài vẫn sống như “Cha-và-Con” nhờ vào hướng dẫn này. Có lẽ, cụm từ “Cha-và-Con” đây, không đủ để diễn tả sao cho đúng nghĩa. Tuy nhiên, mọi người con bé nhỏ của Chúa đều cảm-nghiệm được việc này bằng tâm-can và lời cầu, ta vẫn sống. Ta sống đích thực cung cách “Cha-và-Con” là nhờ có như thế và được như thế. Và, tình Chúa Ba Ngôi còn là cung-cách để ta thấy được “niềm an-vui rất lạ” khi ta gần cận Ngài, cảm tạ Ngài từng làm thế, cho ta.
Mỗi người và mọi người đều tìm ra phương-thế giản dị và tế nhị hầu gần cận Chúa Ba Ngôi, đặc biệt là Thần Khí Ngài bằng kinh nghiệm tư riêng của mỗi người. Điều này, xem ra hơi nghịch-ngạo nếu ta sánh ví những chuyện như thế với nền thần-học kinh-điển, thời buổi trước. Nhưng dù sao, ta vẫn làm lắng-dịu được tính hiển-nhiên thông-thường bằng kinh nghiệm sâu sắc ta vẫn có, về tình “Cha-và-Con” vẫn thấy trong gia đình bình thường, rất hạnh phúc.
Chính bầu khí yêu thương gia đình có đủ chức-năng để làm công việc này, một cách thường tình, rất bẩm sinh. “Cha” ở đây, không là từ-vựng hoặc sự cách-biệt rất quyền-thế, mà là sự thân-thương, gần gũi với đàn con trong gia đình. “Con” ở đây, là cung-cách cảm-nghiệm về quan-hệ lệ-thuộc khác với quan-hệ cha-con ở đời đòi nhiều cảm kích, biết ơn. Và, giả như ta áp-dụng tính lắng dịu thật ý-nghĩa của sự việc này với Chúa, chắc chắn ta sẽ có được cái nhìn khác về “Cha-và-Con” nơi Ba Ngôi Đức Chúa.
Thần Khí, không là yếu tố dửng dưng được Hội thánh bổ túc thêm vào tình “Cha-và-Con” cho có chuyện; nhưng là tình thương yêu, là “bầu khí” trong đó Thiên-Chúa là “Cha-và-Con” đến với ta một cách gần gũi hơn ta suy-tưởng hoặc nói đến. Tình thương yêu, dạy cho ta biết: ta cần làm lắng dịu tính tuyệt-đối không xứng-hợp nơi người “Cha” và cả “Con” nữa. Chính động-lực lắng dịu này, vẫn được coi là Thần Khí Chúa, tức Thần và Khí của Tình Thương Yêu, Chúa diễn tả.
Thần Khi Chúa còn nhiều chức-năng khác nữa. Và, một trong các chức-năng đó, là công tác của Tình Thương yêu vẫn thể-hiện nơi mỗi người và mọi người. Có ở trong Thần Khí và nhờ vào Thần Khí, ta mới thông hiểu và cảm kích được ý niệm “Cha-và-Con” ở cấp độ cao cả, của Đức Chúa. Là người con thấp hèn, ta hay dựa vào người khác, đặc biệt là người gần gũi với mình, để đưa ra sự việc, ý tưởng hoặc động-thái không liên can gì đến người ấy. Nhiều ý-tưởng và sự việc hiển-nhiên do ta tưởng tượng ra, nhưng “người khác” kia vẫn chấp nhận những gì ta tạo ra cho họ, vì họ chỉ muốn được yên hàn với ta, mà thôi.
Với Thiên Chúa, đôi khi ta cũng hay làm thế. Nhưng thật sự, Chúa lại không mấy thích hợp với những gì kỳ-quái do ta tạo ra. Chúa là Đấng không chấp-nhận được ý-tưởng kỳ-quái do ta làm cho người khác, đặc biệt là những người gần gũi với mình. Ý tưởng đó, chỉ có thể xảy ra ở nơi Chúa đến mức độ sự lắng-dịu trọn-vẹn trong “Cha-và-Con” luôn có chỗ đứng thực sự. Và, chỉ khi Chúa có ở đó, thì Thần Khí của thực tại yêu thương tràn đầy mới vui hưởng được tình thương trọn-vẹn. Bởi thế nên, có lẽ Thiên-tính là chốn miền ở đó mọi sự đều do ta thổi phồng/phóng đại và mọi cố gắng để đạt đến tuyệt đối như tình “Cha-và-Con” như thế mới lắng dịu. Và Thần Khí trong Chúa mới thực sự là Đấng làm được việc đó cho “Cha-và-Con”.
Chính đó, là sự tự-do duy-nhất có trong Chúa. Tự-do, không dính dự vào bất cứ cảm-tưởng nào về tính tuyệt-đối nơi tình “Cha-Con-và-Thần-Khí”, mới đúng. Nhưng được phép tham gia vào sự tự-do đó, chính là ân-huệ Chúa ban cho ta, những người sẵn sàng dấn bước ra đi trên lối mòn lắng-dịu tính tuyệt-đối, và ra đi mừng vui tháp-nhập vào sự hiệp-thông giữa Chúa Ba Ngôi, cũng rất lạ.
Trong cảm-nghiệm tình Chúa Ba Ngôi rất thương yêu, ta lại sẽ ngâm lên lời thơ rất lạ, mà rằng:

“Nhưng vũ trụ hư huyền, tuy rộng mở,
Ta đê mê cảm được chút gì đâu.
Hồn với xác, chỉ còn thoi thóp thở
Trong hai bàn tay sắt, bọc nhung nâu.”
(Vũ Hoàng Chương – Chết Nửa Vời)

Chết Nửa Vời”, chỉ là chết với xác-thân còn “thoi thóp thở”. “Ta đê mê”, cảm được tình Chúa Ba Ngôi hiển-hiện nơi con người. Tình “Cha-và-Con” có “Thần Khí” chan hoà, vẫn là tình thương ta cảm nghiệm suốt một đời. Với người đời.      
      
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
      


    


  

             

Saturday 11 May 2013

“Trời như hớp phải hơi men ngan ngát,”

Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần sau lễ Hiện Xuống năm C 19.5.2013

“Trời như hớp phải hơi men ngan ngát,”
 “Đắm muôn ngôi tinh lạc xuống mười phương.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Ga 20: 19-23; 14: 15-16, 23b-26
Hơi men ngát, đất trời như hớp phải. Ngôi tinh lạc, vũ trụ tâm tình diễn tả ngày Chúa đến có Thánh Thần ngự trị như “tinh lạc xuống mười phương” ở trình thuật.
Trình thuật, thánh Gioan nay diễn tả việc Chúa đến như nguồn năng lực đổ xuống muôn dân, không giới hạn. Chúa đến, lẽ đáng ra, sự việc không mang tính bạo lực nhưng chỉ thực hiện lời Ngài hứa hẹn. Chúa đến, lẽ đáng ra, ta không còn chối từ một hồi hướng. Và Chúa đến, lẽ đáng ra: xã hội chẳng buộc mọi người phải khước từ tặng cho người nghèo/hèn những thứ họ cần thiết. Chúa đến, hy vọng mọi người sẽ nhận được lời Chúa nhắn hãy đến với nhau trong thuận hoà, bất kể mình là ai, tốt xấu thế nào.
Chúa đến vào ngày Hiện Xuống vẫn là thế, nhưng sao bạo lực vẫn cứ lan tràn khắp nơi? Sao mọi người vẫn ra chai đá chẳng hồi hướng, trở về. Xã hội, vẫn chèn  ép người lép vế, thiếu thốn. Và, lòng người vẫn rẽ chia về văn hoá lẫn đạo giáo. Và, người người vẫn không biết gì thông điệp Chúa gửi, vẫn kiếm tìm sự thật, lại không thấy. Có người cứ tự hỏi: Lễ Hiện Xuống có thực sự xảy ra không? Phải chăng đó chỉ gồm một mớ tư tưởng rất không thực? Hoặc, ngày ấy rồi cũng đến trong tương lai?
Thật ra thì, lễ Chúa Hiện Xuống xảy ra vào một ngày rất thực, nhưng vì ảnh hưởng của Ngày này nên sự việc bị đình hoãn, vẫn chưa tới. Và, ân sủng ngày Chúa đến sẽ mang lại an bình/tử tế, phúc hạnh và liêm chính, cảm thông lẫn hoá giải và mọi nét đẹp vẫn chưa đến với người người. Tại sao thế? Nếu Chúa tặng ban cho ta ngày Hiện Xuống như thế, thì sao kết quả của ngày này vẫn chưa hiện thực?
Sở dĩ có chuyện như thế, vì Chúa muốn để cho con người tự mình thực hiện những gì mình phải làm theo cung cách tư riêng, tốt đẹp. Ngài vẫn muốn con người vận dụng tài năng, trí tuệ để sáng tạo điều tốt đẹp trong mọi sự theo cung cách đa dạng, đặc trưng hầu làm đẹp thế giới gian trần. Có như thế ta mới đi đến hiệp nhất đích thực rất quý giá. Chúa gửi Thần Khí đến vào ngày Hiện Xuống là để đảm bảo rằng Ngài vẫn ưu tư chăm sóc thế giới của Ngài, ngang qua ta. Vì thế nên, Hiện Xuống là sự việc quan trọng bởi chính đó là cơ hội để mọi người biết mà thực hiện những điều Chúa trông ngóng.
Thêm nữa, Hiện Xuống còn là cơ hội Chúa tặng ban Thần Khí của Ngài cho thế gian. Thần Khí Ngài vẫn ở với ta và hiện diện cả nơi mù mờ, nghịch ngạo để ta sống sao cho mọi người thất rằng Thần Khí Chúa vẫn hiện hữu. Ngõ hầu giúp ta làm việc ấy, Thần Khí Chúa không ra mặt dính dự vào mọi sự, nhưng vẫn ẩn khuất ở đâu đó để ta kiếm tìm. Và, một khi khám phá ra Ngài, ta mới xác tín, thuyết phục và hoạt động cho mình và cho người. Và, dù không xem không thấy bằng mắt thịt, ta vẫn sống có Thần Khí như Kitô-Khác để chứng tỏ ta là con Chúa, có Thần Khí ngự trị trong ta, ở với ta.
Lấy âm nhạc làm ví dụ, ta cứ suy như thế này: hãy hình dung ra cảnh tượng nhạc sĩ Beethoven vừa viết xong giao-hưởng-khúc tuyệt-vời rồi trao cho nhạc-công thành Viênna thực hiện biểu diễn. Thật tuyệt! Nhưng, làm sao lại như thế được. Bởi, tuy Beethoven là nhạc sĩ viết nhạc, nhưng ông lại chẳng bao giờ chơi thử nhạc bản đó và cũng chẳng nghe được tiết điệu của nhạc bản do mình sáng tác, vì ông bị điếc nặng! Vậy thì, chuyện gì sẽ xảy đến nếu tác-giả các giao-hưởng-khúc nổi tiếng những muốn nhạc của mình đạt kết quả? Đương nhiên, các nhạc trưởng đều quyết tâm qui tụ nhạc-công giỏi lập thành dàn nhạc thật hay để chơi bản giao hưởng ấy cho tốt. Và nhạc bản ấy, sẽ không là giao-hưởng-khúc tuyệt-tác cho đến khi dàn nhạc trổi cung điệu thánh thót đến phút chót. Và khi ấy, mọi sự tốt đẹp như: nét nhẹ nhàng tinh tế, bình an và phúc hạnh, hoà giải và cảm thông cùng với nét diễm kiều của sự thật đà tỏ hiện.
Và khi Thần Khí Chúa Hiện Đến với con người, mọi sự thể cũng sẽ hệt như thế. Mọi sự kiều diễm/tốt đẹp sẽ được biểu tỏ vào ngày Chúa Đến, nhưng không là kết quả của Hiện Xuống, mà là hậu quả của những gì ta có thể làm để việc Chúa Đến được diễn ra. Tựa hồ như lĩnh vực âm nhạc, điều đó như thể một phần của Giao-hưởng-khúc nọ chưa được chơi cho dứt. Đây chỉ là một phần của giao-hưởng-khúc được trì hoãn, sẽ chơi sau. Vị nhạc trưởng, sẽ xin thính-giả đến thưởng lãm phần còn lại của nhạc bản, vào lần tới. Cũng thế, Lễ Hiện Xuống là để nhắc ta chuyện tương lai, ta dựng xây.   
Đôi lúc ta lại nghĩ mình hoạt động trong tình huống có khuôn thước lịch sử có giới hạn, nên cũng chỉ gật đầu vội vã thông qua với người Do-thái ở Cựu-ước, và tập trung nhiều vào Đức Kitô của thời ấu thơ, vội nhảy vào thời điểm Ngài công khai hoạt động, chú trọng nhiều đến sự chết và sống lại của Ngài, rồi thêm vào đó chuyện Ngài về Trời và rồi Ngài gửi Thần Khí đến với muôn người trong ngày Hiện Xuống, chỉ thế thôi. Còn lại một việc, là: ta chỉ tìm đường về quê trời, sau đoạn kết của câu chuyện đời.
Khuôn thước lịch-sử ra như thế, nếu là lịch-sử cứu độ, e rằng cũng bức bách, hạn hẹp. Thật sự, thì: ta cần khuôn thước lớn rộng, bao gộp nhiều công đoạn để thực thi việc Hiện Xuống của Thần Khí trong tất cả lịch sử hay tiểu sử của mỗi người. Không chỉ quan tâm mỗi khuôn thước thánh-sử của Giáo hội ta mà thôi, nhưng của mọi nhóm hội/đoàn thể trong đó người người vẫn cứ làm mọi việc nhưng không nói ra, nhưng để Chúa tỏ cho ta thấy Ngài muốn ta làm gì vào Lễ Hiện Xuống, rất Ngũ Tuần. Ta đang ở trong tình huống có Hiện Xuống thời hiện tại, có bối cảnh một đại lễ đang bày cho ta việc để làm.
Nhìn vào thánh Hội hôm nay, lúc này, ta thấy rằng Hội thánh đang bận bịu rất nhiều việc, nhưng đã chắc gì ta đang theo khuôn thước của Hiện Xuống, có Thần Khí chỉ dẫn. Hội thánh ta cũng đang hoạt động thật đấy, nhưng vẫn đẩy lùi thế giới ra bên ngoài. Hôm nay, mừng ngày Chúa Hiện Đến, có lẽ Hội thánh, tức toàn thể các kẻ tin chứ không chỉ hệ cấp giáo quyền mà thôi cũng nên nhớ, rằng: mọi sự ở trần gian là một phần của tổng thể có Chúa, có ta, có cả Thần Khí cùng hoạt động trong Chúa và với Chúa. Hội thánh hôm nay cũng cần một nền giáo dục mới cho công tác ấy. Hội thánh cần mời mọi người lâu nay bị bỏ rơi ở bờ rìa, hãy cùng tham gia công việc chung của mọi người. Công việc thánh-hoá toàn thể thánh hội, như đã từng xảy ra trong ngày Chúa Hiện Đến.
Làm được thế, ta sẽ có cuộc di dân khá lớn rộng không phải từ nước này qua nước nọ, mà từ vai trò này qua chức năng khác, trong tổng thể. Và hiện nay đang có dấu hiệu cho thấy sự việc như thế đang dần dà tỏ hiện một lễ Hiện Xuống và Hiện Đến với muôn người.
Nay, cũng là lúc ta nên để mọi căng thẳng, trầm thống đi chơi nơi khác. Hãy đặt để thành công/hy vọng, chứ không phải thất bại/tuyệt vọng vào mọi sự việc, trong tâm-can mọi người. Quan trọng là: mọi thành phần trong hội thánh cũng như ngoài đời, ta hãy cùng nhau thực hiện mọi sự tốt đẹp theo hướng tích cực. Đó mới là chuyện quan trọng. Và, quan trọng hơn cả, là: tất cả chúng ta sẽ tỏ cho mọi người biết, là: ta có thể và có quyết tâm làm được việc đó, theo cung cách rất Hiện Xuống. Và, đó chính là thành phẩm của Thần Khí Chúa đang ở trong ta và mọi người.
Trong tâm tình cảm nghiệm sự việc như thế, ta hãy cùng nhau hát lên lời thi ca mà ngâm rằng:

“Trời như hớp phải hơi men ngan ngát,
Đắm muôn ngôi, tinh lạc xuống mười phương.”
Cả trời bỗng tiêu diêu như báu vỡ:
Nên tiếng vang thầm, dội đến thâm tâm.”
(Hàn Mặc Tử - Nguồn Thơm)

            Thâm tâm ta, thâm tâm người nay thấm nhuần Thần Khí, như báu vỡ. Vỡ hơi men. Vỡ cõi lòng, hầu nhận thức rằng Chúa vẫn còn Hiện Xuống, như “tinh lạc đến với muôn người”, không chỉ mỗi ta, mà cả thánh Hội.              
    
            Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch