Saturday 18 May 2013

“Nhưng vũ trụ hư huyền, tuy rộng mở,”



Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần sau lễ Chúa Ba Ngôi năm C 26.5.2013

“Nhưng vũ trụ hư huyền, tuy rộng mở,”
Ta đê mê cảm được, chút gì đâu!”
(dẫn từ thơ Vũ Hoàng Chương)
Ga 16: 12-15
            Tình vũ trụ, mà nhà thơ còn thấy như “hư huyền”/rộng mở huống hồ tình Chúa Ba Ngôi lồng lộng khắp mọi nơi, làm sao dân con Đạo Chúa hiểu được cho cặn kẽ, dù trình thuật vẫn cứ kể?
            Trình thuật, kể nhiều cho mọi người hiểu về tình Chúa Ba Ngôi, rất mừng và rất vui. Tình Chúa Ba Ngôi, không đơn giản và dễ hiểu như ta nghĩ, dù Hội thánh có giải thích bằng ngôn từ, hình ảnh hay sao đó, vẫn khó lòng. Thật ra, ta cảm nghiệm được tình Cha qua Kinh Sách của người Do thái, mà thôi. Và, tình Chúa-Con ta am hiểu chỉ một chút là nhờ giòng chảy tâm-tư cũng từ Do thái. Còn, tình Thánh Linh ta cũng hiểu rất ít, lại chính là tình “Cha-và-Con” được kể từ nhiều thế kỷ, chí ít là thế kỷ thứ tư, mãi về sau.
            Kể từ đó, nhiệm-tích Chúa Ba Ngôi hiểu theo cung cách rất tình giữa Cha, Con và Thánh Linh được Hội thánh chấp nhận không do-dự bằng kinh-kệ và nghi lễ, bắt đầu bằng dấu thánh giá, làm bằng chứng. Nhưng, vấn đề là: làm sao ta hiểu được nhiệm-tích Chúa Ba Ngôi trong tổng thể, dù rất ít? May mắn thay, Hội thánh ở trời Tây cũng hiểu ít/nhiều nhiệm-tích này nhờ lập-luận trừu-tượng mà thánh Âu Tinh dùng tâm-lý để ví đời Chúa với đời ta và gọi đó là thần-học cao-siêu nhiệm-mầu, rất bí-tích.
            Điều này cũng dễ hiểu, vì cách ta suy nghĩ và yêu thương là gương phản-ánh cách Chúa nghĩ-suy và yêu người, tức cách sống tâm-lý của Đức Chúa. Còn ta, ta suy tưởng và thương yêu theo kiểu cách nào? Mỗi lần suy-tư nghĩ ngợi, ta thường hay nói chuyện với người khác, hoặc thốt lên “lời” rồi vận dụng ba tấc lưỡi để giải-thích những gì mình nghĩ suy. Còn, khi yêu thương, ta thường thở dài nhẹ nhõm, cũng có khi còn há miệng để bày tỏ cho thật rõ. Dùng hình ảnh này để diễn tả cách Chúa làm, ta chỉ hiểu được chút ít tình thương của Ngài, khi Ngài suy nghĩ và thương ta bằng hơi thở.
            Dân con trong Đạo còn gọi “Lời” là “hơi thở” của Ngài, tức: Thần Khí hoặc Thánh Linh. Bởi Thần Khí, hiểu cho sát nghĩa, cũng là “Hơi”, là “Khí” rất thần của Đức Chúa. Thế nên, ta hiểu được Tình Chúa Ba Ngôi rất tuyệt vời, là nhờ kinh nghiệm của “Khí” và “Lời” ta hít thở qua tình người ta có với nhau. Vì thế nên, ta có thể xác minh về tình Chúa Ba Ngôi theo cách-thế rất như thế. Và, khi ta đưa xác-chứng này vào niềm tin ta có nhờ mạc-khải, ta sẽ hiểu thấu-đáo hơn, bằng cách so-sánh về tâm-lý hệt như thế.
            Ta còn được mạc-khải về Chúa Ba Ngôi, qua “lời” của ngôn sứ, nữa. Thật ra, ngôn sứ không là đấng bậc dám tiên đoán thời-cuộc hoặc nói trước những việc Chúa làm, cho bằng các ngài chỉ nói năng cách mạnh bạo về những gì đã và đang xảy đến bên ngoài thân-phận trống vắng của chính ta. Thế nên, khi lĩnh nhận mạc khải về Ba Ngôi Đức Chúa từ ngôn sứ, ta tin Chúa vượt quá nhận thức của ta. Mạc khải về Chúa, là điều con người không thể kham nổi. Bởi, Thiên-Chúa-là-Cha, Con và Thánh Linh là ngôn-ngữ thánh-thiêng, ta chỉ chấp-nhận và lĩnh-hội cho riêng mình, chứ không bằng ngôn ngữ dễ hiểu.
            Còn, Thần Khí thì sao? Phải chăng nhiều người nay quên mất Thần Khí?
Không hẳn thế. Bởi, khi Hội thánh mời gọi ta chung lời nguyện cầu, ca tụng Chúa là Đấng cứu độ loài người, ta có được niềm an-vui rất lạ khiến ta tiếp cận Thiên-Chúa-là-Cha-và-Con để rồi sẽ vui hưởng nhan thánh Ngài, cách đích thực. Tên gọi thực của niềm an-vui lạ kỳ ấy lại là Thần Khí. Theo Kinh thánh, thì Niềm-An-Vui-Lạ-Kỳ-là-Thần-Khí là Đấng đem “Cha-và-Con” đến với ta, ngõ hầu ta gần gũi Ngài mãi mãi suốt đời ta. Ta không cần tìm Ngài ở đâu xa, vì đã thấy Ngài đến với ta, qua Thần Khí. Và, Thần Khí của Ngài còn giúp ta thôi không còn nghĩ Chúa cứ ở nơi xa xôi/cao vời, trên chốn ấy nữa.
Và, Thần Khí Chúa giúp ta hiểu được ý nghĩa của cụm-từ “Cha-và-Con” mỗi khi ta dùng Lời để nói về Ngài. Ngài không là “Cha” theo ngôn-ngữ bình thường ở đời và Ngài cũng không mang ý-nghĩa toàn-năng/toàn-thiện thấy từ xa để ta tâm phục, khẩu phục. Nhưng, Ngài là “Cha-và-Con” được Thần Khí Chúa dẫn đến với ta để rồi Ngài vẫn sống như “Cha-và-Con” nhờ vào hướng dẫn này. Có lẽ, cụm từ “Cha-và-Con” đây, không đủ để diễn tả sao cho đúng nghĩa. Tuy nhiên, mọi người con bé nhỏ của Chúa đều cảm-nghiệm được việc này bằng tâm-can và lời cầu, ta vẫn sống. Ta sống đích thực cung cách “Cha-và-Con” là nhờ có như thế và được như thế. Và, tình Chúa Ba Ngôi còn là cung-cách để ta thấy được “niềm an-vui rất lạ” khi ta gần cận Ngài, cảm tạ Ngài từng làm thế, cho ta.
Mỗi người và mọi người đều tìm ra phương-thế giản dị và tế nhị hầu gần cận Chúa Ba Ngôi, đặc biệt là Thần Khí Ngài bằng kinh nghiệm tư riêng của mỗi người. Điều này, xem ra hơi nghịch-ngạo nếu ta sánh ví những chuyện như thế với nền thần-học kinh-điển, thời buổi trước. Nhưng dù sao, ta vẫn làm lắng-dịu được tính hiển-nhiên thông-thường bằng kinh nghiệm sâu sắc ta vẫn có, về tình “Cha-và-Con” vẫn thấy trong gia đình bình thường, rất hạnh phúc.
Chính bầu khí yêu thương gia đình có đủ chức-năng để làm công việc này, một cách thường tình, rất bẩm sinh. “Cha” ở đây, không là từ-vựng hoặc sự cách-biệt rất quyền-thế, mà là sự thân-thương, gần gũi với đàn con trong gia đình. “Con” ở đây, là cung-cách cảm-nghiệm về quan-hệ lệ-thuộc khác với quan-hệ cha-con ở đời đòi nhiều cảm kích, biết ơn. Và, giả như ta áp-dụng tính lắng dịu thật ý-nghĩa của sự việc này với Chúa, chắc chắn ta sẽ có được cái nhìn khác về “Cha-và-Con” nơi Ba Ngôi Đức Chúa.
Thần Khí, không là yếu tố dửng dưng được Hội thánh bổ túc thêm vào tình “Cha-và-Con” cho có chuyện; nhưng là tình thương yêu, là “bầu khí” trong đó Thiên-Chúa là “Cha-và-Con” đến với ta một cách gần gũi hơn ta suy-tưởng hoặc nói đến. Tình thương yêu, dạy cho ta biết: ta cần làm lắng dịu tính tuyệt-đối không xứng-hợp nơi người “Cha” và cả “Con” nữa. Chính động-lực lắng dịu này, vẫn được coi là Thần Khí Chúa, tức Thần và Khí của Tình Thương Yêu, Chúa diễn tả.
Thần Khi Chúa còn nhiều chức-năng khác nữa. Và, một trong các chức-năng đó, là công tác của Tình Thương yêu vẫn thể-hiện nơi mỗi người và mọi người. Có ở trong Thần Khí và nhờ vào Thần Khí, ta mới thông hiểu và cảm kích được ý niệm “Cha-và-Con” ở cấp độ cao cả, của Đức Chúa. Là người con thấp hèn, ta hay dựa vào người khác, đặc biệt là người gần gũi với mình, để đưa ra sự việc, ý tưởng hoặc động-thái không liên can gì đến người ấy. Nhiều ý-tưởng và sự việc hiển-nhiên do ta tưởng tượng ra, nhưng “người khác” kia vẫn chấp nhận những gì ta tạo ra cho họ, vì họ chỉ muốn được yên hàn với ta, mà thôi.
Với Thiên Chúa, đôi khi ta cũng hay làm thế. Nhưng thật sự, Chúa lại không mấy thích hợp với những gì kỳ-quái do ta tạo ra. Chúa là Đấng không chấp-nhận được ý-tưởng kỳ-quái do ta làm cho người khác, đặc biệt là những người gần gũi với mình. Ý tưởng đó, chỉ có thể xảy ra ở nơi Chúa đến mức độ sự lắng-dịu trọn-vẹn trong “Cha-và-Con” luôn có chỗ đứng thực sự. Và, chỉ khi Chúa có ở đó, thì Thần Khí của thực tại yêu thương tràn đầy mới vui hưởng được tình thương trọn-vẹn. Bởi thế nên, có lẽ Thiên-tính là chốn miền ở đó mọi sự đều do ta thổi phồng/phóng đại và mọi cố gắng để đạt đến tuyệt đối như tình “Cha-và-Con” như thế mới lắng dịu. Và Thần Khí trong Chúa mới thực sự là Đấng làm được việc đó cho “Cha-và-Con”.
Chính đó, là sự tự-do duy-nhất có trong Chúa. Tự-do, không dính dự vào bất cứ cảm-tưởng nào về tính tuyệt-đối nơi tình “Cha-Con-và-Thần-Khí”, mới đúng. Nhưng được phép tham gia vào sự tự-do đó, chính là ân-huệ Chúa ban cho ta, những người sẵn sàng dấn bước ra đi trên lối mòn lắng-dịu tính tuyệt-đối, và ra đi mừng vui tháp-nhập vào sự hiệp-thông giữa Chúa Ba Ngôi, cũng rất lạ.
Trong cảm-nghiệm tình Chúa Ba Ngôi rất thương yêu, ta lại sẽ ngâm lên lời thơ rất lạ, mà rằng:

“Nhưng vũ trụ hư huyền, tuy rộng mở,
Ta đê mê cảm được chút gì đâu.
Hồn với xác, chỉ còn thoi thóp thở
Trong hai bàn tay sắt, bọc nhung nâu.”
(Vũ Hoàng Chương – Chết Nửa Vời)

Chết Nửa Vời”, chỉ là chết với xác-thân còn “thoi thóp thở”. “Ta đê mê”, cảm được tình Chúa Ba Ngôi hiển-hiện nơi con người. Tình “Cha-và-Con” có “Thần Khí” chan hoà, vẫn là tình thương ta cảm nghiệm suốt một đời. Với người đời.      
      
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
      


    


  

             

No comments: