Friday 31 October 2014

“Anh với tôi mộng canh trường,”



Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 32 mùa Thường niên năm A  09-11-2014

             “Anh với tôi mộng canh trường,”
                                “Giăng kề song cửa, hoa kề gối
                        “Anh truyện sầu, tôi truyện mến thương”.
                                    (Dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Ga 2: 13-22
Truyện sầu hay truyện mến thương của tôi và anh, đâu chỉ là chuyện của thi ca, và âm nhạc. Truyện như thế, vẫn trải dài ở nhiều nơi, cả ở ngoài đời lẫn trong Đạo.
Rất nhiều người ở đời thường, vẫn hay tỏ bày nỗi ngạc nhiên rất mực, khi khám phá ra rằng: ngay như nhà Đạo, vẫn có chuyện phân biệt giữa đền thánh với nguyện đường, ở địa phương. Điều mà nhiều người thường nghĩ, đó là: đền thánh Phêrô không phải là Nhà Thờ Chánh Toà của Giáo phận La Mã. Thậm chí, có khách hành hương còn đến đây, để tìm cho ra ngai triều của Đức Giáo Hoàng, tức Đức Giám Mục thành Rôma, nhưng không thấy.
Có người lại cứ tưởng chiếc ghế chạm trổ công phu của thánh Phêrô đặt sau bàn thờ trên cao, là ngai-triều chính-hiệu của ngài, nhưng vẫn lầm. Có người lại cứ nghĩ: chiếc ghế di-động mà Đức Giáo Hoàng thường ngồi, là ngai triều của ngài, cũng  không đúng.
Thánh đường Latêranô đích-thực là Vương Cung Thánh Đường, của La Mã. Ở nơi đó, có ngai-triều của Đức Giám Mục thành Rôma, rất đúng thực. Từ thế kỷ IV, Giáo hội dùng nơi này để cung-hiến thành chốn thánh dâng lên Chúa.
Nơi đây, mỗi năm Đức Giáo Hoàng vẫn thân-hành đến chủ-trì các nghi lễ phụng-tự, rất long trọng. Và chính tại thánh-đường này, ngài uy-nghi ngồi trên ngai-toà mình ngõ hầu ban huấn-từ, giãi-bày nhiều điều cho dân Chúa biết.
Trong cuộc sống Giáo hội, nhiều giáo hội địa phương cũng dùng việc kỷ-niệm cung-hiến thánh đường trong giáo-phận mình, coi như lễ trọng. Cung-hiến thánh-đường Latêranô, là lễ-hội toàn-cầu, nhằm nhắc ta nhớ mà hiệp-thông với Đức Giáo Hoàng, trên cương-vị ngài là Giám Mục thành La Mã.
Bằng vào cử-chỉ này, ta chứng-tỏ rằng: Giáo-hội mình là Giáo-hội của chung, rất Công giáo. Nhưng, điều đáng buồn, là: đôi khi ta cũng thấy nhiều người nghĩ rằng họ được phép chọn-lựa giữa Giám-mục địa-phận mình với cả Giám-mục thành La Mã nữa. Điều này, thật cũng có ý nghĩa, nhưng đó không phải là tính-cách chung, của Công giáo.
Nói cho cùng, dù ta có lòng mến mộ Đức Giáo Hoàng đặc-biệt thế nào đi nữa, thì tình-cảm riêng-tư của ta vẫn không dẫn đến kết-quả như một hiệp-thông với ngài. Bởi, ta chỉ có thể hiệp-thông với Đức Giáo Hoàng khi có được sự thông-hiệp ngang qua Giám-mục sở tại của mình, mà thôi.
Và, Đức Giám mục địa phận sở tại của ta cũng chủ sự cùng một Tiệc Thánh Thể như và với Đức Giám Mục thành La Mã là Đức Giáo Hoàng.
Trong cuộc sống thường-nhật, nhiều nguời cũng mắc phải sai lầm tựa như thế, cũng là điều dễ hiểu thôi. Nhiều năm qua, Hội-thánh ta vẫn tập-trung vào vai-trò của Đức Giáo Hoàng mạnh đến độ ta sẽ được tha thứ nếu nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng chỉ là Cán bộ Cấp Cao của Giáo triều Vaticăng.
Và Đức Giám Mục sở tại lại là Giám-đốc hay Thủ-trưởng, một chi-nhánh của giới cầm-quyền.
Nên, khi Đức Giáo Hoàng ra lệnh “hãy nhảy lên”, thì ta hỏi: “Dạ thưa, cao đến cỡ nào ạ?” Thành thử, vấn-đề này xem ra hơi giống thái-độ của những người “bảo hoàng hơn vua”, luôn có nguồn sử của Hội thánh, cũng tương tự như thế.
Chính vì thế, nên Công Đồng Vatican II đã làm sáng-tỏ vai-trò của Đức Giáo Hoàng trong việc quản cai, giáo-huấn và thực-thi hiến-pháp, trong Giáo hội. Công Đồng Vatican minh định rất thận trọng, là nhằm hồi-phục chức-năng đúng-đắn khi xưa, về cương-vị lãnh-đạo của Đức Giáo Hoàng.
Công Đồng đây cho thấy, việc cai quản, giáo huấn và thi hành giáo-luật luôn chứa-đựng một bối-cảnh, vẫn có từ khi trước. Công Đông vẫn dạy rằng: Đức Giáo Hoàng thực thi cương-vị lãnh-đạo như vị thủ-lĩnh tối cao trong số các Giám mục. Ngài là mục-tử mang tính toàn-cầu. Là, dấu chỉ của sự hiệp-nhất trong Hội thánh.
Và, là người có trọng-trách giáo-huấn, duy-trì và bảo-vệ niềm tin của toàn-thể Hội thánh, ngang qua phương cách mà ngài xác nhận với những người anh em Giám mục có cùng một trọng trách trong giáo hội địa phương của các ngài.
Chính từ đó, nguồn cội của cụm từ “vâng phục” lại có ý nghĩa của sự việc “lắng nghe một cách cẩn trọng”.
Vì thế nên, Tiệc thánh hôm nay là để ta cử-hành sự hiệp-nhất trong đa-dạng, khi ta tập-trung nhấn mạnh đến Mẹ thánh Giáo-hội đối với các giáo-hội Công giáo La Mã, ở địa phương.
Cầu mong sao, từ đó ta lĩnh-hội được điều tốt đẹp để có quyết-tâm với Đức Giám Mục sở tại nơi ta sống. Bởi, ngài cũng là đấng kế-vị của các thánh tông đồ. Và, ngài cũng đáp-ứng với lời kêu gọi của Đức đương kim Giáo Hoàng giúp ngài nghĩ ra các phương-cách khả dĩ thực-hiện công việc phục-vụ Hội thánh. Đó, là “dấu chỉ” lớn lao hơn cho sự hiệp-nhất Đạo của Chúa với thế-giới nhân-trần, trong lai thời.
Cũng cầu mong sao, để mỗi người chúng ta nhớ được rằng: tinh-thần mà Tin Mừng hôm nay muốn tỏ-bày, chính là sự việc Giáo-hội cũng được dựng-xây bằng gạch hồ thật đấy. Thế nhưng, Thân Mình Rất Hiển Vinh của Đức Kitô lại vẫn được đúc-kết bằng những người con biết sống-thực tình yêu thương cứu-độ Ngài ban cho thế-giới, rất hôm nay.                      
            Trong tinh-thần cảm-nghiệm những điều như thế, ta lại sẽ ngâm nga câu hát của nhà thơ ở trên, vẫn hát rằng:

            “Anh với tôi mộng canh trường,
Giăng kề song cửa, hoa kề gối
Anh truyện sầu, tôi truyện mến thương.

Anh buồn từ thuở giăng lên núi
Ấy độ tôi về ước lại mong.”
(Đinh Hùng – Cặp Mắt Ngày Xưa)

Nỗi buồn, thuở nào cũng vẫn là buồn một nỗi thời muôn thuở. Miễn anh và tôi, ta cũng chớ buồn vì sự chênh-lệch quyền-bính ở nhà thờ và nhà Đạo, rất hôm nay. Bởi lẽ, quyền-bính với quyền-hành ngày hôm nay, dù ở nơi nào đi nữa, vẫn là vấn-đề muôn thuở của tôi và của anh, rất sáng ngời, đầy bực bõ.
Thế nên, giải quyết được tranh-chấp quyền-hành ở mọi chốn, cũng là giải quyết tận gốc mọi nỗi buồn của người con trong nhà Đạo, suốt mọi thời.

Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch

Saturday 25 October 2014

“Người mới lớn vung tình ra thẳng tắp,”



Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 31 mùa Thường niên năm A  02-11-2014

“Người mới lớn vung tình ra thẳng tắp,”
“Không so đo, cân nhắc phút giây đầu”.
(Dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)

Mt 23:1-12
Tình người dù vung thẳng tắp, có so đo hoặc cân nhắc, thì người đời cũng chẳng khi nào cân nhắc những âu lo cho chính mình một đời phúc hạnh, như trình thuật Tin Mừng từng nhắc nhở.     
Trình thuật, nay thánh Mát-thêu lại nhắc-nhở cho thấy có sự khác biệt giữa Đức Giêsu và các nhà lãnh đạo tôn giáo, về phúc hạnh sống ở đời. Sống phục hạnh, lâu nay vẫn có khác biệt giữa hành-xử của giai cấp lãnh đạo cứng đầu so với dân đen thấp hèn, bèn phấn khởi bước đi theo chân Chúa khi nghe Chúa dạy đã quyết làm.
            Bài đọc 1, tiên tri MaLaKi cũng quả quyết: “Các ngươi đã đi trệch đường; đã làm cho nhiều người lảo đảo trên đường Luật dạy. Còn Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi đáng khinh rẻ, hèn mạt trước mặt dân, vì các ngươi không tuân giữ đường lối của Ta; hay nể vì, khi áp dụng Luật.”(Ma 2: 8)
            Trình thuật, nay thánh-sử còn kể về việc Đức Giêsu không đả kích nhóm Pharisêu/Kinh sư hoặc Biệt phái, nào hết. Bởi, nhiều người trong nhóm hội do họ dựng, lại là thủ-lĩnh được kính trọng, nể vì. Ở trình-thuật hôm nay, Đức Giêsu chỉ lên án, thái độ kiêu căng ngạo mạn khi giới lãnh-đạo trong ngoài Đạo, vẫn suy tư/hành xử theo kiểu cách khiến kẻ thấp hèn quyết là họ đáng bị chê trách.
            Điều dễ chê trách, không là sự thật về niềm tin mà Biệt Phái/Kinh Sư đưa ra cho mọi người. Nhưng, là chê-trách lối hành-xử bêu xấu, báng-bổ lời của Chúa, thôi. Nói cách khác, họ nói năng/khuyên răn một đàng, nhưng lại sinh-hoạt/hành-xử theo nẻo khác. Vẫn cứ “tiền hậu bất nhất”, chẳng sống như người tốt lành/hạnh-đạo để làm gương.
Đằng khác, điều đáng trách ở nơi các nhà lãnh-đạo tôn-giáo, chính trị lẫn gia đình, là: cứ áp-đặt, ràng buộc thật nặng nề lên đầu lên cổ của người khác. Trong khi chính mình, chẳng ra tay phụ-giúp mọi người chu-toàn, thi-hành luật-pháp, theo chính-danh.
            Điều đáng chê hơn cả, lại là: động-thái muốn hưởng lợi, vẫn “ăn trên ngồi chốc” cứ tưởng rằng: thành quả mọi người đạt được, là do công lênh mình bỏ ra. Bởi thế nên, họ nghĩ mình đáng hưởng công, đáng được mọi người thuần-phục, kính-nể. Chí ít, cần được hưởng vinh hoa phú quý, cơm áo gạo tiền bất kể những thứ đó do công-phúc của một ai.
            Do có thái-độ chỉ biết hưởng-thụ, nên lớp “trưởng giả” ở bên trên, lại suy nghĩ: mình đáng được thần-dân bên dưới tặng-ban mọi tước-hiệu, cũng xứng đáng. Họ nghĩ suy: mình vốn dĩ là vua quan/lãnh chúa, những “đức ngài” là thầy, là “cha già dân tộc” nên càng đáng được hưởng phúc đức do cha ông để lại. Họ mua chuộc mọi danh-chức/tước-hiệu, bằng tiền bạc, trong khi đó, lại phản-chống hoặc quên lãng lời Chúa dạy, nên mới thế.
            Điều, Chúa dạy hôm nay: chính Ngài mới là cội nguồn của sự sống. Chỉ mình Ngài, mới thích đáng với thẩm-quyền và danh xưng là “Ngài” hoặc “Đức Chúa”, thôi. Còn riêng ta, ta cũng sẽ là người đáng nể-trọng nếu ta biết phục-vụ người anh em thấp hèn, ở dưới cho phải phép.
            Quả thật, “áo dòng không làm nên thày tu”. Bởi lẽ: đâu phải cứ có người cầm vương trượng/gậy gộc đi phía trước mình, mới biểu tỏ mình là đấng bậc người lớn, rất chính danh, đâu. Cũng chẳng phải, cứ có người nào khác nhường bước, tránh chỗ cho mình đi, tức có nghĩa: mình là đấng quyền cao chức trọng, đáng nể vì! Có là đấng bậc vị vọng, lên xe xuống ngựa đủng đỉnh, đuợc kẻ đưa người đón, có đầy tớ quân sai; hoặc, thường xuyên xuất-hiện trên “đài”, tức là mình đã lên ngôi, rồi đâu nữa.
            Chỉ là người cao-trọng, nếu ta biết sử dụng tài ba/năng khiếu Chúa tặng-ban, quyết làm lợi cho dân lành chung quanh, mới đúng. Làm theo lời Chúa dạy, vẫn chưa đủ để chứng tỏ mình là người cao trọng, hợp lẽ. Hơn thế nữa, điểm chính mà trình thuật hôm nay đưa ra, là: khi xưa hàng ngũ giáo-sĩ Do Thái chỉ mỗi biết “chỉ tay năm ngón” sai khiến mọi người rồi cứ tưởng: Lời Chúa dạy là dạy ai khác, chứ đâu dạy chính họ. Nên, họ chẳng lý gì đến tự kiểm, chẳng bàn gì đến sám hối, đổi thay.
            Bài đọc 2, thánh Phaolô đề-cập đến kinh-nghiệm bản thân của thánh-nhân. Nói về các lãnh tụ tôn giáo, thánh nhân thường bảo: “Không khác gì người mẹ nuôi con dại ấp ủ con mình, chúng tôi thật lòng quý mên anh chị em. không chỉ qua Tin Mừng  -bởi điều đó không khó-  nhưng bằng cả mạng sống của chúng tôi”. (1Th 2: 7).
Không như nhóm Pharisêu/Biệt phái, thánh Phaolô chẳng muốn trở-thành gánh nặng cho bất cứ một ai, nhưng thánh-nhân chỉ muốn sao cho Tin Mừng trở nên “quyền uy sống động”, với các kẻ tin được ngài hướng-dẫn cách sinh sống. Bởi, Tin Mừng giải phóng mọi người. Giải toả gánh nặng cho muôn dân theo cung-cách khiêm-nhu hiền-lành, mà thôi.
            Thánh-nhân vẫn xác định: “Bởi, anh chị em đã chịu lấy Lời của Thiên Chúa từ chúng tôi; anh chị em đã đón nhận, không phải như lời người phàm, nhưng như lời của Thiên Chúa.” (1Th 2: 13)
Với bậc phụ huynh, linh mục và giáo chức, cũng đều phải như thế. Thật ra, ta chỉ là kênh/lạch thông-chuyển và đón-nhận Lời Sự Thật. Ta vẫn chưa nắm vững được Lời, mới chỉ là người quản lý, giữ gìn Lời của Chúa, thôi. Quyền-uy đích-thực, chính là quyền của Lời. Quyền của Sự Thật. Của Tình Thương vẫn rất mực.
            Những người được ta phục-vụ, phải nắm vững rằng: những gì ta thông-chuyển, không xuất tự chúng ta, mà theo ngôn từ thánh Phaolô vẫn sử-dụng, thì: ta chỉ là chiếc máng thông, rất dễ bể. Vì thế nên, ta cũng đừng tỏ ra ngạo-mạn cho rằng mình nắm vững chân lý đích-thực, của Đức Chúa.
Ngược lại, ta chỉ là người sẻ-san mọi điều tốt-lành cho các người anh người chị ở đời, mỗi thế thôi. Nơi đấng bậc vị vọng hoặc giáo chức lẫn phụ huynh con em, luôn có khía-cạnh yếu mềm, dễ thương tổn. Thế nên, vẫn luôn phải đề cao cảnh giác, hết mọi sự, để rồi mình sẽ không bị “hố”.
            Trong chiều hướng ấy, tự thân Hội-thánh dư biết mình chẳng kỳ-vọng gì nơi dân con/đấng bậc sống hoàn-thiện. Trong quá khứ, các vị ấy từng sống xa cách/tách rời dân con bình thường của mình. Các “ngài” chuyên sống ở trên cao, chốn “tháp ngà” xa hoa, lẩn tránh mọi người ở chốn thấp hèn, rất bên dưới. Trong khi thực-chất của sự việc, người người vẫn cứ bắt gặp toàn những va-chạm, gương mù gương xấu, rất vỡ đổ cũng từ các “ngài” mà ra.
Gương xấu và tai tiếng, cỏn xảy đến với cả,phụ huynh, lẫn nhà giáo. Đó, là chưa kể các chính-trị-gia, giới hành-nghề lành-thánh “chuyên ăn trên ngồi chốc” đám dân đen. Vị nào cũng muốn hào-quang thánh-hoá toả chiếu trên đầu mình; nhưng trên thực tế lại rất tồi-tệ. Và, điều Chúa thực sự chê-trách, lại chính là thái-độ giả-hình ta thường vướng mắc.
            Thực tế là, càng nghĩ đến chuyện “ăn trên ngồi chốc”, ta càng dễ bị khuynh đảo, hạ gục. Chỉ khi nào, ta biết hạ mình mà phục vụ người anh người chị ở đời mình như người nhà, lúc ấy ta mới được cảm thông, hỗ trợ và hợp tác, hầu dẫn-dắt mọi người đến gần Chúa. Những người như thế, ta chẳng còn lo sợ gì chuyện cô đơn/lạnh lẽo, sống một mình ở trên cao tít chốn hạnh đạo, nữa.
            Là dân con trong Đạo, ta hiểu được tâm-trạng yếu mềm của bậc cha mẹ, hoặc người lớn. Là thần dân, ta cũng cảm-thông với nhược-điểm của các nhà lãnh-đạo, ở đây đó. Chính vì có nhược-điểm, nên các “ngài” càng dễ biểu-lộ tính nóng-nảy/bực bõ, qua nhiều hình-thức. Chí ít, là chủ-trương khắt-khe với mọi người, nhưng lại dễ dãi với chính mình.
            Là thành-viên của cộng-đoàn tình-thương, ta vẫn có nhiều trách-nhiệm để chu-toàn. Trách-nhiệm rất khác-biệt. Có thứ đòi hỏi rất nhiều điều. Có loại cần nhiều năng-khiếu, cũng như biệt tài để phục-vụ nhu-cầu của người anh em mình trong cộng-đoàn. Có thể, vì chức-vụ đòi hỏi, đôi khi ta cũng cần tài xế, cần “lên xe xuống ngựa”, nhưng không để vênh-vang, thụ-hưởng, mà cần-thiết để hoàn-thành chức-năng, cùng sứ-vụ cho nhiều người.
            Trình thuật hôm nay, gửi đến mọi người lời kêu gọi tất cả hãy sống xứng-đáng với phẩm-cách, cùng chức-năng của mình. Không nên lấy đó làm điều vênh vang, trổi bật cho riêng mình đổi lại, cứ khắt khe với người khác. Chẳng nên đòi người khác kính-nể vì mình làm lớn sống trên cao. Nhưng, hãy kính-trọng nhau, coi nhau như người có quyền-lợi đồng đều, dù phẩm trật khác-biệt. Trong mọi tình-huống, hãy mong phục-vụ thật nhiều người, san-sẻ mọi thứ để mọi người có quyền-lợi đồng đều, và ngang nhau.
            Trong cảm-nghiệm những điều bậc thánh-hiền khuyến-khích, cũng nên ngâm lại lời thơ dân-gian những hát rằng:

            “Người mới lớn vung tình ra thẳng tắp,”
             Không so đo, cân nhắc phút giây đầu.
             Như tên bay chưa kịp nhắm bia nào,
             Khi kiệt sức cam đành…ghim xuống đất”.
             (Nguyễn Tất Nhiên – Lần Cuối)

            Đời hạnh-đạo con người nay cũng thế. Khi kiệt sức, cũng cam chịu nhiều thất bại, chí ít là thất-bại cả vào khi người người chẳng còn biết lắng nghe lời thánh-hiền từng khuyên nhủ, ở đâu đó.  

            Lm Richard Leonard sj          
            Mai Tá lược dịch.

Saturday 18 October 2014

“Bỗng đêm nay trước cửa bóng trăng quì,”



Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 30 mùa Thường niên năm A  26-10-2014

“Bỗng đêm nay trước cửa bóng trăng quì,”
“Sấp mặt xuống, uốn mình theo dáng liễu”.
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

Mt 22: 34-40
Sấp mặt, uốn mình trước ngưỡng cửa bóng trăng quì, là tư thế vẫn riêng biệt của nhà thơ. Lời nguyện gẫm, xanh như màu huyền diệu, lại vẫn là lời gẫm nguyện của dân con người Việt, được kể ở nhiều nơi. 
Một giáo dân người Việt kể cho tôi nghe về nỗi gian truân anh chịu trên bước đường lưu lạc, tạm  dung nơi xứ người. Tên anh là Nguyễn Văn Mạnh, con trai một gia đình đông con gồm 8 trai, 4 gái. Năm 1978, ba mẹ anh, tuy là nông gia chất phác chẳng biết nhìn xa trông rộng, nhưng cũng thấy được tình hình nguy cập không thể chăm nổi đàn con 12 đứa, đã quyết định cho một cháu đi vượt biển, nên đã gửi cháu lên tàu theo đám người vượt biên, vượt biển. Hành trình của những người này đầy hãi hùng, kinh khiếp, những nguy cơ bỏ xác nơi biển Đông.
            Bốn giờ sáng hôm ấy, có tiếng gõ nhẹ nơi cửa, Mạnh chào ba mẹ lần cuối để từ biệt. Và, đó đích thực cũng là lần cuối trong đời, anh còn được thấy mặt mẹ cha. Vừa, bước ra khỏi nhà, là anh đã được bịt mắt, dắt lên xe tải đưa đi theo đường giây, được giữ kín. Hành trình kéo dài suốt 8 tiếng đồng hồ, ngang qua nhiều khu rừng rậm rạp.
            Cuối cùng, anh cũng tới được bãi đáp vắng, lạ. Đến đây, vừa cởi băng bịt mắt ra, anh mới biết là mình còn sống. Mạnh kể lại: “nếu chẳng may gặp phải những người thất đức, chỉ biết tính toán ăn chặn tiền bạc, thì chắc anh đã bỏ xác ở đâu đó, giống như nhiều gia đình có con ra đi biệt tăm, vô âm tín”.
            Anh Mạnh còn kể: chúng con rất may là được đưa lên chiếc “tắc xi” ra gặp “cá lớn”. Ghe bầu được gọi là “cá lớn” chỉ có sức tải chứa tối đa là 10 người, thế mà họ cũng chất nêm chất nệm đến 29 mạng. Thực phẩm - xăng dầu - nước uống, không được trang bị chu đáo cho chuyến đi dài ngày, đến hai tuần.
Mọi người trên chiếc xuồng câu ọp ẹp đều mệt lả, đói khát và bệnh tật vì phải phơi nắng suốt tuần lễ, đến khô miệng. Bọn cướp biển người Thái bắt gặp đã không hề nương tay. Họ nhẫn tâm hãm hiếp mọi phụ nữ họ gặp ở trên ghe, vứt xác 6 người xuống biển vì những người này không còn đủ sức chịu đựng, được nữa.
            Vừa nhìn thấy đất liền, là 20 người còn lại tưởng chừng hy vọng sống sót đã gần kề, ai ngờ Hải quân Mã- Lai tuân lệnh cấp trên, đã dùng súng xua đuổi thuyền nhân người Việt, quay trở ra hải phận quốc tế, không thương tiếc. Anh Mạnh nói tiếp: “Vào giờ phút đen tối ấy, con như đã mất hết niềm tin vào Chúa và Đức Mẹ, lẫn cả tình nguời. Chỉ biết có chờ chết, mà thôi.”
May cho Mạnh gặp được tàu buôn người Hà Lan cứu vớt cho nước, tặng thực phẩm, xăng dầu và cặp mạn đưa về đất liền Phi Luật Tân chờ một đệ tam quốc gia tiếp vớt. Cuối cùng, Mạnh được nước Úc chấp thuận cho tạm dung.
Một năm sau đó, anh đặt chân lên Sydney, ổn định cuộc sống. Nay, sau nhiều năm cố gắng cần cù, anh đã ra trường với mảnh bằng bác sĩ y khoa, quyết quay lại giúp đỡ cộng đồng ở vùng quê suốt 2 năm liền, không nhận thù lao.
            Sách Xuất hành hôm nay, Đức Chúa nói với Môshê:

“Ngươi không được ngược đãi, áp bức các ngọai kiều
vì chính ngươi cũng từng là ngọai kiều trên đất Ai Cập.”

Ở Tin Mừng Mat-thêu, Đức Kitô cũng khẳng định:

“Các con hãy yêu mến Đức Chúa
và thương yêu người thân cận hết lòng trí và tâm hồn,
cho phải phép”.
           
Riêng tôi, tôi lại nghĩ: đối với thế giới Tây Phương, hiện nay chẳng có vấn đề nào cấp bách mời gọi chúng ta thi hành triệt để cho bằng vấn đề đối xử với các di dân, tị nạn. Dạo gần đây, nhiều nước trên thế giới đã có lòng tốt đón tiếp những người chọn lựa rời bỏ hoặc ra đi thoát khỏi nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Vốn sẵn lòng giàu sang có của dư Trời cho, như nước Úc, thì việc đón tiếp những người mang phận hẩm hiu, cũng là chuyện đương nhiên, dễ hiểu. Càng dễ hơn, khi các nước phương Tây chúng ta, nay cũng đã định ra quota số lượng người mỗi năm, để thâu nhận họ vào cửa ngõ nhà mình hầu tạm dung, vì lợi ích chung.
            Tin Mừng hôm nay, Đức Kitô không hứa trước với ta rằng: việc chứng tỏ mình mến Chúa và yêu người lân cận, không phải là không gây cho chúng ta những hao tổn tiền bạc. Nhưng luật thương yêu người lân cận mà Chúa dạy, luôn kéo theo những đòi hỏi hy sinh cao độ. Đòi hỏi ấy, được gửi đến cho chúng ta với tư cách cá nhân, đoàn thể, hay đất nước. Nếu công nhận lời dạy của Chúa, ta cũng phải có quyết tâm đùm bọc người lân cận của mình nữa.
Ở đoạn khác trong Tin Mừng Matthêu, Đức Kitô còn nhắc nhở: Ai nhận nhiều, sẽ phải cho nhiều”. Điều đáng buồn, là: nhiều người trong chúng ta, đều muốn có đời sống tốt đẹp, nhưng lại ít ra tay nghĩa hiệp giúp người khác/nước khác kiến tạo chốn “đất lành chim đậu, thật dễ sống. Rốt cuộc, có khi chúng ta cũng đã chối từ san xẻ mọi tốt lành ta đã hưởng hoặc tạo được, do cần cù lao động, mới có được.
Thánh Matthêu còn kể cho ta nghe câu chuyện về Đức Maria, thánh Yuse và Đức Kitô đã phải rời Israel, để tá túc bên Ai Cập, sống kinh nghiệm của “người di tản buồn”. Ngày nay, nếu Gia Đình rất thánh của Đức Kitô cũng lại đến với ta, xin định cư giống như, hoặc qua những người tị nạn hôm nay, thì chắc các Ngài cũng sẽ bị tống về cho Hêrôđê giải quyết, thôi.
            Cầu mong tiệc thánh hôm nay giúp ta có được đổi thay tận đáy lòng để ta biết hành xử cho đúng, với mọi người. Ở khắp nơi. Mọi người, có nghĩa và có thể là: người cận thân hoặc cận lân. Cũng có thể, là: khách lạ tị nạn hoặc bạn bè thân quen, đang túng quẫn.
Túng và quẫn, không chỉ về thể xác. Túng và quẫn, còn có nghĩa tinh thần và trí tuệ nữa. Họ là, những người không cần được cung chúc “cái sự sang” hoặc “có quan có tước” đầy mình. Nhưng, vẫn chỉ muốn làm giáo dân hạng thứ, hoặc dân thường ở huyện. Chỉ muốn xin 2 chữ: Bình an. Yên lành.
            Trong tâm-tình suy-tư như thế, ta lại cũng trở về với lời thơ, những ngâm rằng:

            “Bỗng đêm nay trước cửa bóng trăng quì,
Sấp mặt xuống, uốn mình theo dáng liễu.
Lời nguyện gẫm, xanh như màu huyền-diệu,
Não-nề lòng viễn khách giữa cơn mơ.
Trời từ-bi cảm-động ứ sương mờ,
Sai gió lại, lay hồn trong kẽ lá”.
(Hàn Mặc Tử - Hãy Nhập Hồn Em)

Say hồn hay nhập hồn, vẫn là những động-thái của gẫm suy, bài quì sụp lạy trước trăng mờ, hay sao đó. Gẫm suy và quì lạy, là tư-thế của dân con nhà Đạo quyết nguyện-cầu với Chúa và với nhau, tuy có mau có lẹ, nhưng vẫn là động-thái êm/nhẹ đôi lúc cũng xuất-thần của nhiều người, cả từ trước lẫn hôm nay, ở Nước Trời cần khuyến-khích.

Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch.