Saturday 27 June 2015

“Thiên đường có chỗ màu đen,”



Suy Tư Tin Mừng trong tuần 14 mùa thường niên năm B 05/7/2015

Tin Mừng (Mc 6: 1-6)
Đức Giêsu ra khỏi đó và đến nơi quê quán của Người, có các môn đệ đi theo. Đến ngày sabát, Người bắt đầu giảng dạy trong hội đường. Nhiều người nghe rất đỗi ngạc nhiên. Họ nói: "Bởi đâu ông ta được như thế? Ông ta được khôn ngoan như vậy, nghĩa là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì? Ông ta không phải là bác thợ, con bà Ma-ri-a, và anh em của các ông Gia-cô-bê, Giô-xết, Giu-đa và Si-môn sao? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao?" Và họ vấp ngã vì Người. Đức Giêsu bảo họ: "Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi." Người đã không thể làm được phép lạ nào tại đó; Người chỉ đặt tay trên một vài bệnh nhân và chữa lành họ. Người lấy làm lạ vì họ không tin.


“Thiên đường có chỗ màu đen,”
      Anh nằm nghe thấy vẫn còn tiếng mưa.
             Tiếng trời gõ nhịp tiếng trưa,
  Tiêng cho sâu thẳm tiếng khuya tuyệt vời.”
                 (Dẫn từ thơ Nguyên Sa)

Nếu có lần nào, ta cần xác tín xem chúng dân thị thành thường đổi ý ra sao, hãy cứ nhớ sự việc diễn tiến trước sau cái chết của công nương Diana, là sẽ thấy. Hai tuần trước đó, báo chí ở Luân Đôn chạy nhiều hàng tít lớn, nào là: “Công nương ơi, hãy nói Không với Dodi!”, hoặc “Hỡi nữ hoàng của phim kịch, hãy bỏ nước Anh mà theo Hồi giáo”; và “Diana, kẻ bêu xấu đất nước.”
Ta còn được bảo, Diana là người nữ phụ phụ tâm thần tật bệnh, có sức quyến rũ thật ma mãnh. Và, cái chết của bà mẹ hai con vừa tròn 36, vẫn là thảm trạng lớn, của nhiều người. Nào ai đoán trước được, chỉ sau buổi tối ở Paris hôm ấy, nhiều người đã đổi hẳn lập trường, nên mới tìm đến để thấy được rằng công nương Diana thực sự trở thành “nữ hoàng của mọi con tim”. Là, thần tượng của thời đại. Phải chăng, họ đã quên những chuyện xảy ra, hai tuần trước?
Quả thật, những gì xảy đến với ký ức con người về công nương nước Anh, cũng không xa lạ chuyện xảy đến với hồi niệm của người đời về Đức Giêsu đối với Hội thánh, thời tiên khởi. Đọc Tin Mừng thánh Mác-cô hôm nay, ta vẫn nghĩ rằng những người cùng quê thành làng mạc với Đức Giêsu sẽ giang tay chào đón Ngài. Cả những tài năng dỗ dạy, những khôn ngoan tài đức và sức mạnh hành động của Chúa, cũng bị coi là những điều sơ xuất, khiến chúng dân quay lưng lại Ngài, vì Ngài đòi hỏi quá nhiều, cho mình. Nói nôm na, thì Đức Giêsu không được trọng vọng ở quê mình.
Tin Mừng thánh Mác-cô được viết vào lúc Hội thánh tiên khởi bắt đầu bị bách hại. Nên, cộng đoàn rất cảm thông khi thấy Chúa chịu thống khổ. Bị mọi người từ khước, chối bỏ. Chuyện ấy có gì lạ? Tín hữu thời tiên khởi, cũng từng bị trục xuất/chối bỏ khỏi hội đường. Và, nhiều người cũng trải nghiệm cảnh tình tương tự, khi gia đình/bạn bè bỏ rơi, từ khước họ. Có thể, một số vị phải bỏ quê nhà thành thị, cũng nên. Trong bối cảnh ấy, thân phận của họ cũng tương tự như Chúa. Tình cảnh họ, cũng mang nặng ý nghĩa và hướng đi, tương tự. Do đó, họ mới có thêm nhiều hy vọng.
Kinh nghiệm về nỗi niềm bị ruồng rẫy, khước từ, mất cảm thông, bực tức, còn là sự thật phũ phàng của nhiều người. Ngay như hôm nay, chỉ mỗi việc sống niềm tin của mình thôi, ta cũng bị người đời cho là mình ngông cuồng/khờ dại hoặc bị đẩy lùi khỏi cộng đoàn, môi trường sống.
Trong bối cảnh này, ta cũng có thể tạo cho mình niềm hy vọng và lòng quả cảm tương tự như cộng đoàn tín hữu thời tiên khởi, đã duy trì. Tuy nhiên, ở cấp độ cao hơn, với tư cách cộng đoàn, có thể ta có nguy cơ xử sự như cư dân làng Nazarét, thuở trước. Chẳng cần biết, một số người trong cộng đoàn tín hữu ta đang sống, khôn ngoan đến độ nào, có uy quyền hoặc sống lành thánh là bao, chừng như nhiều người vẫn được cho biết là ta không chấp nhận họ. Ta đối kháng chống lại họ và khước từ trục xuất họ khỏi chốn sống của ta, nữa.
Nhiều bạn đạo phải xa rời chúng ta, chỉ vì cộng đoàn không tin rằng quà tặng Chúa ban cần nhận lĩnh ngang qua họ. Dân làng Nazarét hôm trước, không cảm nhận được giá trị của sự việc xảy đến với mình, là vì quần chúng cứ nghĩ rằng mình biết nhiều, hiểu nhiều hơn ai hết.             
Tin Mừng hôm nay, còn đánh động lên mái ấm cơ ngơi, ta đang sống, nữa. Cơ ngơi đó, ta chẳng thể nào bỏ đi, mang theo được gì. Và, cũng chẳng có được gì nhiều, những khẳng định. Và điều này còn dẫn đến những cực đoan không lành mạnh, khi cha mẹ và các anh chị đề cao bậc vợ chồng, con cái, hoặc các người anh/người chị cho hết mọi người, ngoại trừ người đáng được đề cao, chúc tụng. Có trường hợp, ta lo nhiều về thành viên trong nhà, được ‘bốc thơm quá mức” trong khi người ấy chưa nghe ta khuyến khích ca tụng, cho phải lẽ.
Là tín hữu, ta cũng nên tìm dịp để tìm cách mà ngợi ca những người ta quen biết, và yêu thương. Khi Diana tử nạn, thế giới có phản ứng hơi trễ, để quyết định xem bà đã làm những gì xứng đáng để thế giới có thể cất lời tụng ca. Dân làng Nazarét cũng thế, vẫn cứ coi là quá trễ khi họ khước từ Đức Giêsu, cùng một kiểu.
Tin Mừng thánh Máccô cho biết: Chúa không còn quay trở lại nơi đó nữa. Với chúng ta, không có gì là quá trễ. Cũng có thể, chẳng ai nói chúng ta coi thường người dân khôn ngoan, dám cho ta những bài học răn dạy. Chẳng ai nói, ta vùi dập/nhận chìm người có khả năng/tài cán nhận lãnh từ quyền uy, của Thiên Chúa.        
Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu còn nhắc nhở ta, rằng: chẳng bao giờ là quá trễ để ta có thể chấm dứt những gì mình nghi ngờ và không tin.
Cũng trong một tinh thần như thế, nhà thơ hôm ấy, lại cũng ngâm những lời rằng:

“Đêm mưa có chỗ bất ngờ,
Chỗ thêm ấm áp chỗ thờ phượng nhau.”
(Nguyên Sa – Bất Ngờ)

Chỉ thờ phượng nhau khi nhìn ra được Thiên-Chúa-Là-Tình-Yêu nằm ở cung lòng của người nghèo khó, đớn đau, sầu buồn. Tìm được rồi, người người lại sẽ ngâm thêm lơ rằng:

“Mai về mẹ hỏi đi đâu,
Đắp chăn trùm kín ngang đầu nghe em.”
(Nguyên Sa – bđd)

Thế thì, khi em về với Thiên-Chúa như thế, mẹ cha có tra vấn hỏi han điều gì, thì anh và em cũng chẳng còn sợ vì Thiên-Chúa đã ấp ủ chúng ta bằng Tình Yêu của Ngài, thật rất rõ. Có trùm kín chăn ngang đầu Ngài cũng vẫn tìm rat a để mà yêu thương và đùm bọc. Như Ngài vẫn đùm bọc hết mọi người, cả những người nghèo hèn khổ sở hoặc đớn đau , rất âu sầu nhiều nỗi. 

Lm Richard Leonard sj
Mai Tá, lược dịch

Saturday 13 June 2015

“Em đừng khóc làm gì”,



Suy Tư Tin Mừng trong tuần 12 mùa thường niên năm B 21/6/2015

Tin Mừng (Mc 4: 35-41)

Hôm ấy, khi chiều đến, Đức Giêsu nói với các môn đệ:
"Chúng ta sang bờ bên kia đi!"
Bỏ đám đông ở lại, các ông chở Người đi, vì Người đang ở sẵn trên thuyền; có những thuyền khác cùng theo Người. Và một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước. Trong khi đó, Đức Giê-su đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ. Các môn đệ đánh thức Người dậy và nói:
"Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?"
Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển:
“Im đi! Câm đi!"
Gió liền tắt, và biển lặng như tờ. Rồi Người bảo các ông:
“Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?"
Các ông hoảng sợ và nói với nhau:
“Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?"

“Em đừng khóc làm gì”,
             Cho nước mắt vu vơ
         Dù đôi tay buông xuống
       Chúng mình vẫn tin tưởng,
        Chúng mình vẫn say sưa…”
                    (dẫn từ thơ Nguyên Sa)

Tin tưởng hay say sưa, vẫn là những tình-tự của con người nơi thế-giới nhà Đạo rất say sưa, nhiều tin tưởng. Hệt như truyện kể ở trình-thuật rất hôm nay.
Trình-thuật hôm nay, Đức Giêsu đã chứng-tỏ cho các vị gần cận, đi theo Ngài để thực-hiện một sứ-vụ rất tin-tưởng, đầy say sưa. Tin, đến độ không còn hãi sợ bất cứ thứ gì, kể cả chết đuối chết chìm giữa cơn phong-ba/bão táp của đời người.
Những tháng ngày đã qua, ai trong chúng ta hầu như cũng đã hơn một lần tiếp xúc với đủ mọi truyền thông đại chúng, rồi sau đó có tỏ-bày một tin-tưởng vào chuyện truyền-thông/vi-tính từng loan-báo. Truyền-thông hôm nay có đủ thứ để hấp dẫn người nghe, người đọc kéo về mà tin tưởng bằng đủ mọi cách. Có những cách, như: hội thoại ba chiều, điện đàm với truyền hình còn gọi là “face time”, hoặc “điện thư phát tiếng”, như Viber.
Đây là thành phần không thể thiếu trong cuộc sống đương đại. Cần thiết đến độ: nhiều lúc, ta không thể bỏ qua những tình huống vật vã khi phải giao tiếp với người đang ở bên kia đường giây điện thọai; cứ phải hét to những điều đã nói đi nói lại trong suốt cuộc điện đàm. Cuộc sống hiện thời là thế đó.
            Cứ tưởng tượng, vào một ngày đẹp trời, Đức Chúa cài đặt  “điện thư phát tiếng” vào hệ thống giao lưu chốn Thiên đường, không hiểu mọi việc sẽ ra sao? Chẳng hạn như, ta đang tập trung cầu nguyện mà lại nghe có tiếng từ trời cao: “Cảm ơn con đã gọi, Ta là Thân Phụ Đức Chúa đây. Con hãy nhấn một trong các nút số sau đây: -Muốn xin điều gì, con hãy nhấn số “1”. -Muốn nói đôi lời cảm tạ, con nhấn số 2. –Nếu chỉ cần tả oán, than phiền một ai, con nhấn số “3”. -Về các chuyện khác, hãy nhấn số “4” cho Cha. Đơn giản, chỉ có thế”.
            Có trường hợp, Đức Chúa hành xử theo lối xã giao thông thường, như: “Xin lỗi con, Cha đang bận giải quyết đôi chuyện cho người anh em của con. Tuy nhiên, lời cầu của con rất cần đối với Cha, nên con hãy chờ đấy, Cha sẽ trở lại nói chuyện với con trong vài phút nữa,”... thì ta sẽ hành xử ra sao?
            Trường hợp tệ hơn, đang điện đàm mà lại thấy có tiếng nhắn, đối đáp như thế này: “Vi tính của Cha cho biết: con đã thầm cầu nguyện như thế đến 3 lần trong suốt ngày hôm nay. Gác máy lên đi con và trở lại gặp Cha ngày mai nhé” ... hoặc “Văn phòng của Cha hôm nay đóng cửa vì là ngày Sabát, con hãy trở lại với Cha vào lúc  “Không” giờ từ Thứ Hai tuần tới, nhé. Hoặc giả, có chuyện gì khẩn cấp cần giải quyết ngay, con cứ đến gặp Linh mục chánh xứ, thầy Imam hoặc các vị Thượng tế trong vùng, cũng được...” Trường hợp nào ở đây cũng đều là gọi-đáp. Khi xưa, xảy ra trong giấc mộng. Hôm nay, qua kỹ thuật viễn thông, vi tính.   
            Bài đọc I và Phúc âm hôm nay cũng đều nói đến gọi và đáp, tương tự như chuyện ở trên. Nhưng được viết theo cung cách giản đơn, thích hợp với hiểu biết của người đương thời lúc ấy. Bài đọc I cho thấy: nhiều người vẫn nghĩ Lời Chúa gọi-mời nói chuyện với chúng ta cũng cùng một cách thức tương tự. Lúc nãy là giọng oang oang, lanh lảnh nhắn ta làm điều giản đơn, nhanh gọn.
Thánh Yoan ghi lại trình thuật theo phong thái giản đơn, tế nhị. Đọc bài ngài viết, hẳn ta đã rõ là các môn đệ tiên khởi cũng được gọi-đáp hỗ tương, hai chiều. Hai bên đối đáp không tỏ dấu bồn chồn, hối hả. Như thánh An-rê tông đồ chẳng hạn. Sở dĩ thánh nhân thuận theo chân Yêsu Đức Chúa là do nghe được lời khuyên của thánh Gioan Tẩy giả. Còn, Simôn Phêrô đến với Đức Kitô lại ngang qua lời truyền miệng của người anh em ruột thịt. Tức, nghe được đề nghị của An-rê, em mình.
            Nói chung, điều mà tác giả các bài đọc muốn gửi đến người nghe hôm nay, chính là: Đức Chúa mời gọi tất cả chúng ta hãy đến mà sống và phục vụ Chúa bằng nhiều kiểu cách và phương tiện. Có thể, vì muốn nắm bắt điều gì xác thực nên chúng ta vẫn mải mê, hy vọng. Vẫn cứ chờ đợi đường lối, chỉ đạo của bậc trên. Những chỉ đạo mang nặng sắc thái bi ai, kịch tính về thánh ý của Đức Chúa. Có người đạt sở nguyện. Người khác thảy đều như Anrê hoặc Simôn Phêrô. Nghĩa là, phần đông đều cảm nhận lời Chúa bằng nhiều cách nối kết hoặc ứng đáp khác thường.
            Tựu trung, chúng ta thường hay chiều theo sở thích, ưa những chuyện ly kỳ, khúc mắc hơn là giản đơn. Nhưng, hãy nên để thời thời gian phụ giúp, kinh nghiệm cuộc đời sẽ tạo đường, chỉ lối dẫn đưa ta đến với phương cách chọn lựa mang nhiều hy vọng, tin tưởng và dễ thực hiện nhất. 
            Phúc âm hôm nay đặc biệt đưa ra một khía cạnh thật đáng khích lệ. Đó là: trường hợp của thánh An-rê tông đồ. Thánh nhân nhất quyết tuân theo những gì Yêsu Đức Chúa mời gọi. Thánh nhân đã sống trung thành với quyết định của mình. Ông nhận ra rằng đồng hành với Đức Yêsu là hành trình trải dài theo năm tháng. Để rồi chung cuộc, nhờ biết đáp ứng một cách tích cực, nên thánh nhân đã trở thành vị tông đồ rất chăm; chuyên lãnh vai trò tuyển mộ đồ đệ của Đức Chúa một cách kiên trì, bền bỉ.
            Ngày nay, lời kêu gọi đối đáp mà Đức Chúa gửi đến chúng ta mang dáng dấp hơi khác thường. Thay vì mải mê tìm kiếm nơi chốn Đức Chúa ẩn mình trú ngụ, ta lại có nhiều cơ may hơn để cảm nghiệm cuộc sống “rất riêng“ của Ngài. Cảm nghiệm được như thế, tức là ta đã mời Ngài thiết lập cơ ngơi đến thường trú với ta trong cuộc sống miên trường. Dù cho, sự thể có biến đổi đến thế nào đi nữa, rồi ra mọi việc sẽ diễn tiến theo cùng kiểu cách; nghĩa là, cũng có gọi-đáp, không khác khi trước là bao.
Tựa như Samuel, An-rê và Simôn Phêrô lúc xưa, chắc chắn lời ứng đáp của ta với điều Chúa kêu mời phải dẫn đưa ta đến được mục tiêu Ngài muốn. Thái độ của ta chắc cũng không khác gì các đồ đệ của Đức Chúa hôm trước. Thực tế cuộc đời cho thấy: tất cả các lời mời gọi và ứng đáp đều kéo theo cái giá của nó. Và, cho dù với giá nào đi nữa, chúng ta cũng đều phải trả. Có thể chỉ là việc cỏn con, đột xuất. Cũng có thể bằng một giá phải trả, rất đắt.
            Ứng đáp lời mời gọi của Chúa qua Đức Kitô không phải tất cả mọi người, dù thờ ơ hay sốt sắng, ai cũng có thể thực hiện được. Không phải ai cũng cậy sức mình, những tưởng sẽ hoàn thành việc ứng đáp lời mời của Đức Chúa trong nháy mắt.
Ứng đáp là việc nhiều khi không đơn giản. Nó đòi hỏi nhiều quyết tâm nơi người đáp ứng. Quyết yêu kẻ thù của mình; quyết lo cho nền hòa bình chân chính; quyết thứ tha những ai sai phạm điều gì với chính mình, gia đình mình. Đặc biệt hơn, quyết biến cải thế giới này thành nơi tốt đẹp cho mọi người cùng sống. Sống trong công bằng. Sống hạnh phúc.
            Trong cuộc sống thường nhật, muốn ứng đáp cho phải Đạo, thường vẫn buộc ta phải trả một giá khá đắt. Đắt vì quanh ta có nhiều thứ mời mọc hấp dẫn hơn, ở nơi nào đó... khiến ta cứ mải mê săn tìm. Ứng đáp lời mời gọi của Đức Chúa là việc cần làm. Ta chỉ việc nối đường giây rất gọn với cội nguồn của sự sống, rất hấp dẫn. Bởi,  nguồn cội này sẽ đem cho ta nhiều ý nghĩa lớn lao hơn. Có đáp ứng với lời mời gọi từ nguồn sống như thế, sẽ nối kết chúng ta vào với thế giới hôm nay. Nối kết với vương quốc của Đức Chúa trong mai ngày.
            Suy cho cùng, cuộc sống bao giờ cũng dẫy đầy những cuốn hút, mời mọc. Vấn đề là: ta có đủ tỉnh trí để nhận ra được lời mời gọi nào là chính đáng, lời nào viển vông. Khi đã nhận ra lời mời chính đáng rồi, việc còn lại phải là: ta có đủ tỉnh táo để đáp ứng cho phải phép không? Hoặc vẫn cứ lơn tơn như người tiền sử, chẳng bận tâm gì đến thông số, điện toán. Chẳng thiết tha đến việc bấm số trả lời khi Đức Chúa vẫn gửi “điện thư phát tiếng” cho mỗi người và mọi người. Trong từng cộng đoàn lớn nhỏ.
            Suy thế rồi, ta ngâm lại những lời thơ còn-đó-nỗi-buồn, rằng:

            “Dù quanh chúng mình chỉ là những hàng rào đố kỵ
            Giữa một đêm không trăng,
            Giữa một lòng chiều không đáy,
            Em đừng khóc làm gì
            Cho nước mắt vu vơ…”
            (Nguyên Sa – Bài Thơ Ngắn)

            Thơ có ngắn, cũng nói lên được những điều mà truyền-thông/vi-tính lâu nay vẫn muốn nói bằng đủ mọi phương-tiện. Phương-tiện ấy có là điện-thư phát tiếng hoặc điện đàm có truyền hình, nhất nhất đều bảo nhau:

            “Dù đôi tay buông xuống
            Chúng mình vẫn tin tưởng,
            Chúng mình vẫn say sưa
            Chúng mình vẫn nhìn vào mắt nhau
            Để mở chân trời rất rộng…”

            Chân trời ấy, hôm nay, lại là niềm tin không vu vơ. Không hàng rào đố kỵ. Nhưng vẫn tin nhau như từng tin vào Đức Chúa, rất Giêsu là Thầy mình.

            Lm Richard Leonard sj 
Mai Tá lược dịch

Saturday 6 June 2015

“Hôm nay có phải mùa Thu,



Suy Tư Tin Mừng trong tuần 11 thường niên năm B 14/6/2015

Tin Mừng (Mc 4: 26-34)
Người nói: "Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết. Đất tự động sinh ra hoa màu: trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt.29 Lúa vừa chín, người ấy đem liềm hái ra gặt, vì đã đến mùa."
Rồi Người lại nói: "Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được? Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng."
Người dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà rao giảng lời cho họ, tuỳ theo mức họ có thể nghe. Người không bao giờ rao giảng cho họ mà không dùng dụ ngôn. Nhưng khi chỉ có thầy trò với nhau, thì Người giải nghĩa hết.
“Hôm nay có phải mùa Thu,"
                                                      Mấy năm xưa đã phiêu du trở về.”
 (dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Nơi nhà thơ hôm nay, chính là mùa Thu. Mùa, của những phiêu du trở về, từ mấy năm xưa. Với nhà Đạo, nay mùa thường niên phụng vụ. Mùa, của những suy tư, nguyện cầu có Lời Chúa dẫn dắt.
Suy tư nguyện cầu, với trình thuật thánh Mác-cô ghi, có dụ ngôn Chúa kể để người người đi dần vào chốn tâm tư đầm ấm, vẫn lắng đọng. Nguyện cầu suy tư, về người gieo giống nơi đất ruộng ở tình huống tinh mơ mù tối như các nhà chú giải thấy có khoảng cách còn bỏ ngỏ ở dụ ngôn.
Về trình thuật, các nhà chú giải đều suy nghĩ theo cách khác biệt. Crossan gọi dụ ngôn đây là “tình huống không phù hợp, thiếu dứt khoát”. Trong khi đó, bình luận gia Dermode lại thấy câu cuối của trình thuật “chẳng có gì rõ rệt”. Stephen Moore lấy làm thích thú cũng hơi lạ về câu “có hạt rơi xuống vực thẳm không sinh lợi”. Nói chung thì, dụ ngôn thánh Mác-cô ghi, chỉ nói cách gián tiếp, không rõ rệt về lập trường của Chúa. Dụ ngôn hôm nay, không đưa ra điều gì độc đáo, rõ rệt, mà chỉ đảo ngược suy tư, tưởng đoán của người nghe, thôi.
            Dụ ngôn đây, là truyện kể không khúc chiết cũng không mạch lạc, có khi còn tinh ranh nghịch ngợm, tức: không hứa hẹn điều gì và cũng chẳng chuyển tải lập trường nào vững vàng chắc nịch hết. Dụ ngôn, chỉ độc đáo ở văn phong thể loại qua đó thánh Mác-cô muốn chứng tỏ, rằng: Chúa đã trỗi dậy từ chốn mông lung, mù tối. Ngài đã biến đổi tình trạng tăm tối của người đời để mặc khải một sự thật, là: các suy tư của ta đều giới hạn.
Có điều lạ, là: khi Chúa bị cáo giác là đầu óc Ngài không lành sạch và chừng như Ngài cũng bị quỷ ám, thì Ngài đáp trả bằng truyện kể dụ ngôn. Cũng thế, khi ta giáp mặt với cách biệt mở ngỏ ở dụ ngôn, và giả như ta có khả năng giải quyết mọi cách biệt như thế trong cuộc sống không ý nghĩa, thì ta đâu phải là người không lành sạch. Và, khi ta vượt qua cảnh đời nô lệ rất không minh bạch để đến với rõ ràng, đúng đắn, thì ta không còn bị quỷ tha ma bắt, nhưng lại có quyền uy tuyệt đối bằng những lời tuyên bố trọn hảo. Và từ đó, ta có thể thư giãn ngồi cười và kể những câu truyện mỉa mai, châm biếm mà Tom Wright vẫn bảo mọi người đi Đạo chúng ta đều mắc phải hội chứng thiếu tính châm biếm, mỉa mai, khôi hài.
Người tỉnh táo hơn, sẽ đọc ra được dấu vết tư tưởng của ngôn sứ Isaya ở dụ ngôn truyện kể do thánh Máccô ghi. Sách Ysaya đoạn 55, câu 10-11 viết: lời của Chúa giống như làn nước ban hạt giống cho người gieo và như bánh trái cho người được ăn. Nhưng, các đoạn này không ‘điều giải’ được sắc thái khác thường/dị biệt ở dụ ngôn. Ngoài ra, các cụm-từ chính dù không rút từ Kinh Sách của người Do thái, nhưng lại đầy đủ ý nghĩa tóm gọn trong câu chính “Người Con Dấu Yêu” gieo vãi/nảy nở ở nhiều chỗ trong Tin Mừng thánh nhân ghi. Chừng như thánh Máccô muốn người đọc quay về với cảnh trí có thanh tẩy để bắt đầu truyện kể về Tin vui ngài công bố.
Thần Khí đến với Chúa khiến Ngài trở nên Con Một của Chúa Cha. Và, động thái này gây ảnh hưởng lên tính “Người” của Ngài, khiến tính chất ấy yếu dần đi để Ngài trở thành “con người” đích thực để rồi biến đổi tính mỏng dòn của con người thành động thái mở ra với Chúa. Người đọc dụ ngôn, có thể diễn rộng tư tưởng ấy. Cũng có thể, diễn rộng cung cách giảng giải tiêu biểu của Chúa. Chính vì thế, Chúa đã nói lên những điều chưa hoàn tất để thêm vào. Và, đó là nét đặc thù của dụ ngôn, hôm nay.
Chính trong phần kể truyện thánh Máccô sử dụng, các dụ ngôn được tháp nhập vào trong đó. Chừng như đó chính là đặc trưng của chính dụ ngôn. Nên, khi thánh Máccô viết Đức Giêsu là Con Thiên Chúa là ngài viết qua tư cách làm con của loài người không tự bảo vệ chính mình trước uy lực dẫn Ngài đi đến hệ quả là, nỗi chết. Có thể tất cả sự việc được nghiên cứu và suy nghĩ thật cặn kẽ để biến thành dụ ngôn, rất ý nghĩa.
Quanh dụ ngôn người gieo giống ở Tin Mừng Máccô đoạn 4 câu 14-20, có hai đoạn văn qua đó tác giả sử dụng phương pháp diễn giải, đặc biệt ở đoạn 4 câu 10-13 và câu 20-25, tác giả tập trung nhấn mạnh đến sự kiện mù tối/hiểm hóc, qua cung cách sử dụng ngôn ngữ của dụ ngôn. Hiểm hóc/mù tối ban ra để chỉ một ít người được chọn là người có tai để nghe, chứ không được mặc khải, cả với mình.
Khi nói về hạt giống tăng trưởng, thánh Máccô nhấn mạnh chữ “hạt giống lớn lên”, ngài muốn nói: ngay cả những người gieo giống cũng không biết hạt ấy tăng trưởng cách nào. Cũng vậy, có nhiều điều người nghe vào thời ấy không thể hiểu, tựa như sự chết và sự sống mới. Điều đó, khởi sự từ chức năng “Con Thiên Chúa” tiếp theo sau là phần tự sự nói theo nghĩa chữ, tức sự thành tựu đem con người đến nơi nào chẳng ai biết được. Và, ở dụ ngôn, điều này thách thức con người đạt đến thành tựu bằng chính ngôn ngữ của mình. Theo chân Chúa, người người đi vào chốn mù tối vượt quá mọi dẫn giải. Chính vì thế, con người nên sẵn sàng với tình huống ấy, tức: cuối cùng ra, dụ ngôn chỉ là ngôi mộ, luôn trống vắng.
Có điều khiến ta thấy rõ, là: thánh Máccô đưa mọi người vào với thứ gì đó hơn cả dụ ngôn. Dù, thánh nhân dạy ta suy tư theo cung cách của dụ ngôn. Tựa hồ phụng vụ Hội thánh cũng dẫn ta về với suy tư giống như thế, về cộng đoàn do Chúa thiết lập. Suy tư, là bởi: ở đây nữa, luôn có sự mù mịt tối nghĩa. Bởi, tất cả đều tiến triển theo cung cách của dụ ngôn, thôi.
Con dân Đạo Chúa là tập thể khá bất thường. Có người gọi họ là gia đình không dựa trên quan hệ họ hàng. Người khác lại bảo: họ là nhóm người đã được biến đổi bên trong Do thái dựa trên ý tưởng về “đầy tớ Chúa” như ngôn sứ Ysaya từng nói. Ý tưởng này, không đối chọi với ý niệm về “người ngoại cuộc” sống ngoài nhóm hội của các thánh.
Với Ysaya, đây chỉ là chuyện nhỏ về người đầy tớ tái tạo bộ tộc của Do thái mà không cần trở thành ánh sáng muôn dân nước. Chúc lành của Thiên Chúa là sự lành thánh ban cho dân Do thái, nhưng điều đó cũng có nghĩa là: ơn lành được ban cho toàn thế giới qua dân Do thái. Cũng đúng cả hai và ngược lại. Đó chính là sự mù tối, thiếu nghĩa. Đó, cũng là dụ ngôn, cũng rất thật.
Có người hỏi: vậy thì, với Đức Giêsu, gia đình là gì? Khi sống đời trưởng thành, Chúa có gia đình không? Phải chăng ta muốn đây là việc thăng tiến các gia đình; và bằng vào việc này, ta lại thăng tiến cả lịch sử đứng sau con người? Phải chăng đó cũng là cách Chúa muốn ta gắn bó với nhau nhưng không dứt khoát, cũng chẳng rõ ràng? Cung cách ấy, có thể thực hiện được không? Có tốt đẹp lắm không? Vẫn nên tư duy một lần nữa về sự khác biệt giữa ta và người sống chung quanh mình?
Thật ra, suy tư về sự khác biệt giữa những người sống với nhau và cạnh nhau, có nghĩa là ta phải sống đích thực mà thi hành ý định của Đấng Khác với mình. Đấng ấy đang hiện diện ở chốn thiên cung? Cũng thế, có nên suy tư về tính cách “chính trị” của động thái ủng hộ hoặc chống đối không? Có nên phân tách kỹ ý nghĩa của tả phái với hữu khuynh không? Phải chăng các tương phản như thế vẫn được thăng hoa theo cung cách rất rộng? Phải chăng có yếu tố nào lúc đầu khá rõ rệt để ta có thể định nghĩa được chính mình nếu ý định rất đoan quyết của Đấng Khác với ta, đang ở chốn thiên cung, vẫn chỉ là một và chỉ có tính quyết định, không? Nếu thế thì, đó là tính chất rất dụ ngôn!
Cuối cùng thì, quan điểm chính ở đây, là: sự khác biệt giữa tính hiệp thông và cộng đồng. Hội thánh Chúa đáng ra phải mang ý nghĩa của thể thức khá lạ kỳ về cộng đồng xã hội luôn tuôn chảy từ thể thức kỳ lạ của hiệp thông tâm linh, huyền nhiệm. Bởi, hầu hết các vết thương lòng ở thánh hội, đều đến từ sự diễn giải quá đáng về chiều kích bí nhiệm hoặc mang tính rất xã hội, thôi.
Cuối cùng thì, công cuộc dựng xây thánh hội sẽ mang ý nghĩa chữa lành vết thương ấy. Giả như Đức Chúa sử dụng dụ ngôn xây dựng hội thánh tựa như khi Ngài đặt tên cho ông Simôn thánh Phêrô rất đá tảng ở Tin Mừng thánh Mátthêu, thì Hội thánh sẽ luôn có đó để được xây dựng thêm một lần nữa. Và, cũng được chữa lành thêm một lần nữa. Và khi ấy, Chúa lại sẽ khuyên nhủ thánh Simôn Phêrô hãy cứ tiếp tục mà dựng xây/chữa lành cho hội thánh của Ngài, mãi như thế.
Cuối cùng ra, tất cả dụ ngôn về người gieo giống là dụ ngôn về một dựng xây cộng đồng thánh hội cũng rất mới, trên đá tảng mang nhiều chấm hỏi, cả dấu chấm.
Trong cảm nghiệm ý nghĩa của dựng xây, cũng nên ngâm tiếp lời thơ còn bỏ đó vẫn chưa xong:

            “Hôm nay có phải là Thu?
            Mấy năm xưa đã phiêu du trở về.
            Cảm vì em bước chân đi,
Nước nghiêng mặt ngọc lưu ly phớt buồn.”
           (Đinh Hùng – Bài Hát Mùa Thu)

Chắc chắn, bài hát của nhà thơ sẽ không như ca lời của dụ ngôn Chúa dạy. Bởi, mùa Thu có phiêu du vẫn là mùa của những dẫn dụ ta nên về với Chúa mà dựng xây thánh hội vẫn cứ “lưu ly phớt buồn”.          
            Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch