Saturday 6 June 2015

“Hôm nay có phải mùa Thu,



Suy Tư Tin Mừng trong tuần 11 thường niên năm B 14/6/2015

Tin Mừng (Mc 4: 26-34)
Người nói: "Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết. Đất tự động sinh ra hoa màu: trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt.29 Lúa vừa chín, người ấy đem liềm hái ra gặt, vì đã đến mùa."
Rồi Người lại nói: "Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được? Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng."
Người dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà rao giảng lời cho họ, tuỳ theo mức họ có thể nghe. Người không bao giờ rao giảng cho họ mà không dùng dụ ngôn. Nhưng khi chỉ có thầy trò với nhau, thì Người giải nghĩa hết.
“Hôm nay có phải mùa Thu,"
                                                      Mấy năm xưa đã phiêu du trở về.”
 (dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Nơi nhà thơ hôm nay, chính là mùa Thu. Mùa, của những phiêu du trở về, từ mấy năm xưa. Với nhà Đạo, nay mùa thường niên phụng vụ. Mùa, của những suy tư, nguyện cầu có Lời Chúa dẫn dắt.
Suy tư nguyện cầu, với trình thuật thánh Mác-cô ghi, có dụ ngôn Chúa kể để người người đi dần vào chốn tâm tư đầm ấm, vẫn lắng đọng. Nguyện cầu suy tư, về người gieo giống nơi đất ruộng ở tình huống tinh mơ mù tối như các nhà chú giải thấy có khoảng cách còn bỏ ngỏ ở dụ ngôn.
Về trình thuật, các nhà chú giải đều suy nghĩ theo cách khác biệt. Crossan gọi dụ ngôn đây là “tình huống không phù hợp, thiếu dứt khoát”. Trong khi đó, bình luận gia Dermode lại thấy câu cuối của trình thuật “chẳng có gì rõ rệt”. Stephen Moore lấy làm thích thú cũng hơi lạ về câu “có hạt rơi xuống vực thẳm không sinh lợi”. Nói chung thì, dụ ngôn thánh Mác-cô ghi, chỉ nói cách gián tiếp, không rõ rệt về lập trường của Chúa. Dụ ngôn hôm nay, không đưa ra điều gì độc đáo, rõ rệt, mà chỉ đảo ngược suy tư, tưởng đoán của người nghe, thôi.
            Dụ ngôn đây, là truyện kể không khúc chiết cũng không mạch lạc, có khi còn tinh ranh nghịch ngợm, tức: không hứa hẹn điều gì và cũng chẳng chuyển tải lập trường nào vững vàng chắc nịch hết. Dụ ngôn, chỉ độc đáo ở văn phong thể loại qua đó thánh Mác-cô muốn chứng tỏ, rằng: Chúa đã trỗi dậy từ chốn mông lung, mù tối. Ngài đã biến đổi tình trạng tăm tối của người đời để mặc khải một sự thật, là: các suy tư của ta đều giới hạn.
Có điều lạ, là: khi Chúa bị cáo giác là đầu óc Ngài không lành sạch và chừng như Ngài cũng bị quỷ ám, thì Ngài đáp trả bằng truyện kể dụ ngôn. Cũng thế, khi ta giáp mặt với cách biệt mở ngỏ ở dụ ngôn, và giả như ta có khả năng giải quyết mọi cách biệt như thế trong cuộc sống không ý nghĩa, thì ta đâu phải là người không lành sạch. Và, khi ta vượt qua cảnh đời nô lệ rất không minh bạch để đến với rõ ràng, đúng đắn, thì ta không còn bị quỷ tha ma bắt, nhưng lại có quyền uy tuyệt đối bằng những lời tuyên bố trọn hảo. Và từ đó, ta có thể thư giãn ngồi cười và kể những câu truyện mỉa mai, châm biếm mà Tom Wright vẫn bảo mọi người đi Đạo chúng ta đều mắc phải hội chứng thiếu tính châm biếm, mỉa mai, khôi hài.
Người tỉnh táo hơn, sẽ đọc ra được dấu vết tư tưởng của ngôn sứ Isaya ở dụ ngôn truyện kể do thánh Máccô ghi. Sách Ysaya đoạn 55, câu 10-11 viết: lời của Chúa giống như làn nước ban hạt giống cho người gieo và như bánh trái cho người được ăn. Nhưng, các đoạn này không ‘điều giải’ được sắc thái khác thường/dị biệt ở dụ ngôn. Ngoài ra, các cụm-từ chính dù không rút từ Kinh Sách của người Do thái, nhưng lại đầy đủ ý nghĩa tóm gọn trong câu chính “Người Con Dấu Yêu” gieo vãi/nảy nở ở nhiều chỗ trong Tin Mừng thánh nhân ghi. Chừng như thánh Máccô muốn người đọc quay về với cảnh trí có thanh tẩy để bắt đầu truyện kể về Tin vui ngài công bố.
Thần Khí đến với Chúa khiến Ngài trở nên Con Một của Chúa Cha. Và, động thái này gây ảnh hưởng lên tính “Người” của Ngài, khiến tính chất ấy yếu dần đi để Ngài trở thành “con người” đích thực để rồi biến đổi tính mỏng dòn của con người thành động thái mở ra với Chúa. Người đọc dụ ngôn, có thể diễn rộng tư tưởng ấy. Cũng có thể, diễn rộng cung cách giảng giải tiêu biểu của Chúa. Chính vì thế, Chúa đã nói lên những điều chưa hoàn tất để thêm vào. Và, đó là nét đặc thù của dụ ngôn, hôm nay.
Chính trong phần kể truyện thánh Máccô sử dụng, các dụ ngôn được tháp nhập vào trong đó. Chừng như đó chính là đặc trưng của chính dụ ngôn. Nên, khi thánh Máccô viết Đức Giêsu là Con Thiên Chúa là ngài viết qua tư cách làm con của loài người không tự bảo vệ chính mình trước uy lực dẫn Ngài đi đến hệ quả là, nỗi chết. Có thể tất cả sự việc được nghiên cứu và suy nghĩ thật cặn kẽ để biến thành dụ ngôn, rất ý nghĩa.
Quanh dụ ngôn người gieo giống ở Tin Mừng Máccô đoạn 4 câu 14-20, có hai đoạn văn qua đó tác giả sử dụng phương pháp diễn giải, đặc biệt ở đoạn 4 câu 10-13 và câu 20-25, tác giả tập trung nhấn mạnh đến sự kiện mù tối/hiểm hóc, qua cung cách sử dụng ngôn ngữ của dụ ngôn. Hiểm hóc/mù tối ban ra để chỉ một ít người được chọn là người có tai để nghe, chứ không được mặc khải, cả với mình.
Khi nói về hạt giống tăng trưởng, thánh Máccô nhấn mạnh chữ “hạt giống lớn lên”, ngài muốn nói: ngay cả những người gieo giống cũng không biết hạt ấy tăng trưởng cách nào. Cũng vậy, có nhiều điều người nghe vào thời ấy không thể hiểu, tựa như sự chết và sự sống mới. Điều đó, khởi sự từ chức năng “Con Thiên Chúa” tiếp theo sau là phần tự sự nói theo nghĩa chữ, tức sự thành tựu đem con người đến nơi nào chẳng ai biết được. Và, ở dụ ngôn, điều này thách thức con người đạt đến thành tựu bằng chính ngôn ngữ của mình. Theo chân Chúa, người người đi vào chốn mù tối vượt quá mọi dẫn giải. Chính vì thế, con người nên sẵn sàng với tình huống ấy, tức: cuối cùng ra, dụ ngôn chỉ là ngôi mộ, luôn trống vắng.
Có điều khiến ta thấy rõ, là: thánh Máccô đưa mọi người vào với thứ gì đó hơn cả dụ ngôn. Dù, thánh nhân dạy ta suy tư theo cung cách của dụ ngôn. Tựa hồ phụng vụ Hội thánh cũng dẫn ta về với suy tư giống như thế, về cộng đoàn do Chúa thiết lập. Suy tư, là bởi: ở đây nữa, luôn có sự mù mịt tối nghĩa. Bởi, tất cả đều tiến triển theo cung cách của dụ ngôn, thôi.
Con dân Đạo Chúa là tập thể khá bất thường. Có người gọi họ là gia đình không dựa trên quan hệ họ hàng. Người khác lại bảo: họ là nhóm người đã được biến đổi bên trong Do thái dựa trên ý tưởng về “đầy tớ Chúa” như ngôn sứ Ysaya từng nói. Ý tưởng này, không đối chọi với ý niệm về “người ngoại cuộc” sống ngoài nhóm hội của các thánh.
Với Ysaya, đây chỉ là chuyện nhỏ về người đầy tớ tái tạo bộ tộc của Do thái mà không cần trở thành ánh sáng muôn dân nước. Chúc lành của Thiên Chúa là sự lành thánh ban cho dân Do thái, nhưng điều đó cũng có nghĩa là: ơn lành được ban cho toàn thế giới qua dân Do thái. Cũng đúng cả hai và ngược lại. Đó chính là sự mù tối, thiếu nghĩa. Đó, cũng là dụ ngôn, cũng rất thật.
Có người hỏi: vậy thì, với Đức Giêsu, gia đình là gì? Khi sống đời trưởng thành, Chúa có gia đình không? Phải chăng ta muốn đây là việc thăng tiến các gia đình; và bằng vào việc này, ta lại thăng tiến cả lịch sử đứng sau con người? Phải chăng đó cũng là cách Chúa muốn ta gắn bó với nhau nhưng không dứt khoát, cũng chẳng rõ ràng? Cung cách ấy, có thể thực hiện được không? Có tốt đẹp lắm không? Vẫn nên tư duy một lần nữa về sự khác biệt giữa ta và người sống chung quanh mình?
Thật ra, suy tư về sự khác biệt giữa những người sống với nhau và cạnh nhau, có nghĩa là ta phải sống đích thực mà thi hành ý định của Đấng Khác với mình. Đấng ấy đang hiện diện ở chốn thiên cung? Cũng thế, có nên suy tư về tính cách “chính trị” của động thái ủng hộ hoặc chống đối không? Có nên phân tách kỹ ý nghĩa của tả phái với hữu khuynh không? Phải chăng các tương phản như thế vẫn được thăng hoa theo cung cách rất rộng? Phải chăng có yếu tố nào lúc đầu khá rõ rệt để ta có thể định nghĩa được chính mình nếu ý định rất đoan quyết của Đấng Khác với ta, đang ở chốn thiên cung, vẫn chỉ là một và chỉ có tính quyết định, không? Nếu thế thì, đó là tính chất rất dụ ngôn!
Cuối cùng thì, quan điểm chính ở đây, là: sự khác biệt giữa tính hiệp thông và cộng đồng. Hội thánh Chúa đáng ra phải mang ý nghĩa của thể thức khá lạ kỳ về cộng đồng xã hội luôn tuôn chảy từ thể thức kỳ lạ của hiệp thông tâm linh, huyền nhiệm. Bởi, hầu hết các vết thương lòng ở thánh hội, đều đến từ sự diễn giải quá đáng về chiều kích bí nhiệm hoặc mang tính rất xã hội, thôi.
Cuối cùng thì, công cuộc dựng xây thánh hội sẽ mang ý nghĩa chữa lành vết thương ấy. Giả như Đức Chúa sử dụng dụ ngôn xây dựng hội thánh tựa như khi Ngài đặt tên cho ông Simôn thánh Phêrô rất đá tảng ở Tin Mừng thánh Mátthêu, thì Hội thánh sẽ luôn có đó để được xây dựng thêm một lần nữa. Và, cũng được chữa lành thêm một lần nữa. Và khi ấy, Chúa lại sẽ khuyên nhủ thánh Simôn Phêrô hãy cứ tiếp tục mà dựng xây/chữa lành cho hội thánh của Ngài, mãi như thế.
Cuối cùng ra, tất cả dụ ngôn về người gieo giống là dụ ngôn về một dựng xây cộng đồng thánh hội cũng rất mới, trên đá tảng mang nhiều chấm hỏi, cả dấu chấm.
Trong cảm nghiệm ý nghĩa của dựng xây, cũng nên ngâm tiếp lời thơ còn bỏ đó vẫn chưa xong:

            “Hôm nay có phải là Thu?
            Mấy năm xưa đã phiêu du trở về.
            Cảm vì em bước chân đi,
Nước nghiêng mặt ngọc lưu ly phớt buồn.”
           (Đinh Hùng – Bài Hát Mùa Thu)

Chắc chắn, bài hát của nhà thơ sẽ không như ca lời của dụ ngôn Chúa dạy. Bởi, mùa Thu có phiêu du vẫn là mùa của những dẫn dụ ta nên về với Chúa mà dựng xây thánh hội vẫn cứ “lưu ly phớt buồn”.          
            Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch

No comments: