Saturday 20 April 2013

“Em là người của ngày xa lắm,"



Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ Năm Phục Sinh năm C 28.4.2013

“Em là người của ngày xa lắm,"
“Lòng cũ hai ta cũng chẳng gần.”
(dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Ga 13: 31-35

Người của ngày xa lắm, nay đâu phải thế! Lòng ước hai ta cũng chẳng gần, có là ước mơ của nhà Đạo, lâu rày vẫn vậy? Điều này còn có nghĩa: phép lạ và sự quan phòng của Chúa mới đáng để ta quan tâm. Bởi nếu không, sự quan phòng của Chúa có nghĩa gì? Trả lời vấn nạn này, thánh Gioan nhấn mạnh đến điều mà ta hiểu về việc Chúa bày tỏ: “Như Ta đã yêu mến các ngươi.” (Ga 13: 34)
Quan phòng, tuyệt nhiên không là sự việc Chúa can thiệp vào công cuộc tạo dựng vẫn đang diễn tiến, như chuyện lạ. Quan phòng, cũng không là động thái tạo tương quan tức thời trong cuộc sống, của chúng dân. Chúa quan phòng, Ngài luôn tích cực thực hiện cả vào lúc ta có vấn đề lớn/nhỏ, cả những việc ta che giấu hoặc huỷ xoá. Chúa có mặt trong mọi sự việc, nên không có Ngài, sự việc ấy chẳng có nghĩa và cũng không thành toàn. Việc ta làm, không thể đạt thành quả mà lại không có Chúa dính dự, giúp đỡ. Nói cách khác, ta làm gì thì Chúa vẫn ở trong ta và ta trong Chúa, thật rất rõ.
Trình thuật nay diễn tả, là: Chúa tuy đã chấm dứt cuộc sống dưới thế trần khi Ngài về với Cha. Và lúc đó, ta sẽ một mình hành xử, tự mình sống cho mình và vì mình. Còn người khác, kẻ khác có được ta quan tâm chú ý nữa không? Dù sao, thì Chúa vẫn ở với ta, khi ta làm bất cứ chuyện gì. Đó là ý nghĩa của tương quan mật thiết ta có với Chúa, tức sự quan phòng Chúa tỏ bày cho ta.
Trình thuật nay dọi lại lời Chúa trăn trối ở buổi Tạ Từ, vào phút cuối lúc Ngài thực sự nguyện cầu cho mọi người. Lời Chúa xác chứng Ngài không còn “ở” với thế trần, bao lâu nữa. Và cũng thế, đời của ta cũng sẽ không còn ý nghĩa, từ ngày ấy. Bởi lẽ, ta cũng sẽ không còn “ở” với thế gian này, kể từ nay. Thay vào đó, ta được tháp đặt về với Cha và Cha sẽ giữ gìn và thánh hoá ta suốt một đời.
Trình thuật, nay nói đến sự quan phòng của Chúa, tức diễn tả về tương quan tức thời ta vẫn có với Cha. Ngài là “điềm tới” và là món quà gửi đến cho ta vào phút chót. Đó là lý do khiến Ngài đi vào cõi chết, để rồi sống lại và về với Cha. Từ nơi Cha, Ngài trao ban quà tặng quý giá là tương quan tức thời với Cha như ân lộc Thần Khí Hiện Đến với mọi người, nhân ngày Ngũ Tuần. Từ đó kết hợp ta vào với Cha để nên một, có Cha làm một với ta.
Chúa là Đấng trung gian hài hoà giữa ta và Cha Ngài, như thế có nghĩa: Ngài từ Cha đến với ta và Ngài trở về với Cha ngày Thăng thiên để nguyện cầu cho ta, vào mọi lúc. Những lời như thế, không nên thể hiểu theo nghĩa từ vựng, từng chữ. Bởi, Đức Chúa là LỜI của Cha, Ngài tặng ban cho ta. Vai trò “trung gian hài hoà” của Ngài là LỜI đem ta vào với “tương quan tức thời” với Cha. Dân con Chúa đều hiểu rõ điều này, cách nằm lòng. Và con dân Ngài vẫn đáp lại nhờ vào Ngài, bằng LỜI Ngài, để rồi tất cả sẽ đi vào Tiệc Thánh, tức: đi vào “quan hệ tức thời” về với Cha.
Nói ra điều này thật không dễ để nói cho đúng cách. Điều cần, là ta nên tránh đường xưa lối tắt dẫn đưa con người mãi đi xa, lạc đường không đến được. Và, cung cách dẫn đi xa, thường khiến ta chối bỏ tương quan tức thời, Chúa đợi chờ. Thế nên, ở trên và ở ngoài ngôn từ ta vẫn có, Lời Ngài đến với ta để kể cho ta nghe sự thật, rất thực. Và, ta được “thánh hoá” bằng sự thật, vượt ngôn ngữ.
Chuyển giao sự thật cho mọi người, ta sẽ trở thành đấng hiền từ như Kitô-khác. Và nếu ta cùng mọi người làm được điều đó, thì tất cả sẽ là ngôn sứ của Chúa và dân con hiền hoà thực hiện Lời Ngài như điều Chúa hứa vào lễ Ngũ Tuần. Và, Ngài vẫn muốn sự việc xảy ra như thế. Đó là sự thật tràn đầy từng khiến con dân Chúa ngạc nhiên. Thần Khí Chúa thổi đến nơi nào Ngài muốn thổi và ta có âm thanh điệu thổi của Ngài nhưng lại không biết âm thanh ấy từ đâu đến rồi sẽ đi về đâu. Ta chẳng thể nào đòi Ngài hoạt động theo cách thế của thông tin thời đại hoặc toán pháp, hình học rất chính xác được.
Hoạt động của Thần Khí Ngài, thánh Phaolô cũng từng kể: cách thế Chúa làm, nhiều lúc rất bộc phát, dị kỳ và khinh xuất. Cả Con Chúa cũng từng làm nhiều điều khiến ta khó đoán. Sách Công Vụ, có kể về sự kiện thánh Phêrô gặp công dân La Mã ngoài Đạo, ở Rôma ông tên là Cornêlius là người cũng từng cảm nhận được Thần Khí Chúa sống động ở bên trong. Điều này có nghĩa: ông cũng có tương quan tức thời với Chúa, với Cha. Và, cả thánh Phêrô nữa đã chấp nhận thanh tẩy rửa ông để ông có tương quan tức thời với Hội thánh nữa. Và, ông là người đầu tiên trong lịch sử tuy không phải là Do thái, nhưng lại gia nhập hàng ngũ các kẻ tin có tương quan với Chúa, rất tức thời.
Sau ngày Thày trỗi dậy, các tông đồ đã tụ tập tại Giêrusalem để chọn người thay cho Giuđa Iscariốt. Người đó chính là Mathias. Nhưng trước đó, nào đã ai hay biết quá trình lý lịch của ông này chút nào. Cũng hệt thế, thánh Phaolô cũng có kinh nghiệm để đời về tương quan tức thời, khi thánh-nhân gặp gỡ Chúa trên đường Đamát. Vậy nên, những việc tương tự làm sao ta đoán được.
Về tương quan tức thời, trong đó có năng lực đặc biệt khiến đầu óc con người bối rối, khó lường. Muốn tránh khỏi cảnh này, ta chỉ cần nhận biết sự thật cách khiêm tốn và đón nhận thật tình và định ra được tính chất thực/hư của sự việc bằng phương cách mở lòng mình để sự việc tốt lành được diễn tiến theo cung cách thường tình.
Cũng nên biết rằng: dù có tương quan tức thời với Chúa và với Cha, ta vẫn là người có đặc trưng khác biệt. Khác mọi người, trong mọi lúc. Và, để ý một chút, hẳn là ta sẽ nhận ra rằng con dân Chúa luôn có tư cách và phương án xử sự khác người thường. Và, có khi còn khác cả Chúa nữa. Điều này thật rất đúng, nếu ta nhìn vào mỗi cá nhân hoặc nhóm hội/đoàn thể và cả giáo hội địa phương nữa.
Cũng thế, ngay những người cùng nhóm hội/đoàn thể vẫn xảy ra hiện tượng ghen tương, ghét bỏ, đố kỵ. Sở dĩ có chuyện đó, là vì ai cũng nghĩ mình là nhân vật quan trọng, khác thường. Lại có người nghĩ mình là trung tâm địa cầu hoặc “rốn vũ trụ”, mọi người khác chỉ là số không rất lớn. Không cần có trên thế gian này, và không xứng đáng để mình bận tâm.
Có vị còn nghĩ: mình mới là người có khả năng thực thi ý định của Chúa. Bởi thế nên, họ vẫn nhìn người khác bằng con mắt kỳ thị, thấp hèn, thua kém mình. Thật khó có thể nói rằng: đôi lúc, trong chúng ta cũng có người hành xử giống hệt như thế. Tức, vẫn coi mình là người của công chúng, hoặc của cộng đoàn rất thánh là Hội thánh, chẳng bao giờ có khó khăn hoặc vấn đề gì. Chúng ta, tuy là một nhưng không phải ai cũng thế. Đó chính là vấn đề.
Lời Chúa ở Tin Mừng thánh Gioan chương 17 cho thấy: Ngài khẩn cầu lên Cha để tất cả chúng trở nên một như Ngài với Cha là Một. Ngài và Cha tuy không giống hệt nhau, vì Ngài là Con. Còn, Chúa Cha là Cha Ngài, mỗi Vị chứng tỏ Ngài là ai? Là Đấng nào? Để rồi, ta cũng làm như thế.
Giáo hội địa phương ở các nơi được mời gọi sống tích cực về lịch sử, văn hoá và truyền thống, rất đa dạng. Đây không là vấn đề xã hội riêng rẽ, nhưng là đòi hỏi của niềm tin vào Chúa. Tính đa dạng/độc đáo của truyền thống đã khiến Hội thánh trở nên phong phú hơn qua lối sống có niềm tin đích thực. Sống cách đó, ta không chỉ khác nhau theo cách giản đơn, nhưng còn trở nên khác biệt, cách độc đáo nữa.
Công đồng Vatican 2 lại đã công nhận rằng: đại kết là hiệp nhất để tín hữu Đức Kitô trở nên một, nhưng điều đó không cò nghĩa xoá bỏ mọi khác biệt giữa các giáo hội địa phương. Sống niềm tin đích thực không phe phái, cũng chẳng độc tài toàn trị nhưng ta vẫn có cơ hội để hiểu rằng tất cả chúng ta đều ở trong tương quan tức thời với Chúa với Cha theo cung cách riêng của mỗi người.
Như thế là ta đã xây dựng một lễ Ngũ Tuần ngay trong Hội thánh. Và Hội thánh, vẫn bao gồm thời khắc đặc biệt để ta có thể nguyện cầu cho sự hiệp nhất, rất đại kết. Tức: kết hợp mọi kẻ tin vào với hiệp thông, quan phòng và tương quan tức thời với Cha và với Chúa.
Trong tâm tình cảm nghiệm được như thế, ta lại sẽ ngâm tiếp lời thơ còn dang dở, rằng:      

“Em trở về đây với bướm xuân,
Cho tôi mơ ước một đôi lần.
Em là người của ngày xa lắm,
Lòng cũ hai ta cũng chẳng gần.”
(Đinh Hùng – Bướm Xuân)

            Có bướm, có xuân, nhưng “lòng cũ cũng chẳng gần”, bởi anh và em đâu muốn tạo tương quan thật gần gũi. Lòng cũ với bướm xuân chỉ có được, khi em và tôi cùng mọi người tạo tương quan tức thời với Chúa, với Cha, với cả mọi người, để rồi ta cứ thế gìn giữ tình thân thương rất gần gũi.
       
            Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch

No comments: