Saturday 19 September 2015

“Mải vui tìm cành hoa trên cánh bướm”



Suy Tư Tin Mừng trong tuần 26 thường niên năm B 27/9/2015

Tin Mừng (Mc 9:38-43, 45:47-48)

Khi ấy, ông Gioan nói với Đức Giêsu:
"Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta."
Đức Giêsu bảo:
"Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta." Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Đấng Ki-tô, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.

"Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn. Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hoả ngục, phải vào lửa không hề tắt. Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hoả ngục. Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hoả ngục, nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt.”


                      “Mải vui tìm cành hoa trên cánh bướm”
        Ai đưa ta lạc đến nước non này.”
            (Dẫn từ thơ Hàn Mặc tử)
            Câu nhận-định trên cũng từa-tựa một nhận-định ở đây, lúc này, trong trình-thuật.
Trình thuật thánh Máccô hôm nay hẳn sẽ làm người đọc hài lòng, không ít. Hài lòng, theo cách thế mà con dân đi Đạo, vẫn kiếm tìm. Hài lòng, chẳng phải vì ta đã có được Lời vàng rất thánh, Ngài bảo ban. Mà, từ nay ta sẽ không đọc và hiểu Lời Ngài theo nghĩa đen tuyền, thể-chất nữa.
Bởi, nếu tất cả những người anh, người chị trong Giáo Hội chỉ biết đọc và hiểu Lời Chúa một cách đen tuyền thể chất như thế, ắt hẳn rồi ra ai cũng tự biết mình sẽ phải làm gì, khi đọc xong văn bản. Đọc Tin Mừng –như bài trình thuật hôm nay vừa kể- mà lại hiểu theo nghĩa đen, e rằng ai cũng sẽ phải móc mắt, chặt tay liệng bỏ mọi cơ duyên lòng-thòng tội lỗi, khiến cuộc đời trở nên ô-trọc.
Sự thật, không phải thế. Có điều chắc, là: người đời vẫn ngang-nhiên cứ muốn sống. Cứ yêu và thở, dù đã làm những điều quái gở, rất nhiều lần. Vẫn sống, mà chẳng thấy mối mọt đục khoét đôi bàn tay, hoặc cả chuyện lửa cháy đêm đen vùng luyện tội, cũng thế.
Làm con dân Đức Chúa, ta tin rằng Ngài mặc-khải cho ta nhiều sự việc, rất đích-thực. Ngài mạc-khải ơn cứu-độ. Mặc khải Tình thương-yêu dạt-dào, chứ không phải lời sấm quả-đoán, rất tương-lai. Quả thật, Đức Chúa quyền-năng là Đấng truyền-đạt hiệp-thông, rất khéo léo. Như bậc Thầy trên bục giảng, Ngài sử-dụng ngôn-từ, ảnh-hình để diễn-tả cảnh-tình, Ngài muốn dạy.
Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu sử-dụng hình-ảnh sự dữ/ác thần một cách nghiêm-chỉnh. Và, thánh Mác-cô còn viết về sự dữ/ác thần cứ quẩn-quanh bên Chúa như thể-chất, xuất từ bên trong con người. Và, cả những thành-phần hữu-thể, thoát xác ra bên ngoài, nữa.
Trình thuật hôm nay khuyên ta nên dừng lại. Biết chấm-dứt hành-vi xấu xa tồi-tệ, vẫn cản-ngăn ta về với tình thương-yêu Đức Chúa. Hành-vi lỗi-phạm thường rơi vào hai đặc-thù chính-yếu ở nhân-trần, đó là: lề-thói thân-quen và thói-tục o-ép, thúc-giục.
Lề-thói thân-quen là chuyện thường tình, dễ gặp. Cũng có thể, đây là thói thường tình mà ta năng gọi là: thói quen tốt. Có lề thói như thế, cũng chẳng có gì khiến ta bận-tâm. Tựa hồ như: biết nói lời “xin vui lòng” và  “cảm ơn”. Cũng có thể, là những tập-quán tốt, khi khởi-sự thì rất đẹp, rất có lý. Phải đạo. Nhưng đến hồi kết-thúc, vẫn thôi-thúc ám ảnh, khôn nguôi. Tựa hồ như: lề-lối trau-chuốt cho thân thể, rất hợp tình. Thói-tật thân-quen thường xảy đến, có thể là: hành-động dối-trá, bất lương hoặc trộm cắp, khó bỏ. Hành-vi này, thường dẫn đến kết-cuộc tồi-tệ, suy sụp.
Cùng một lúc, hành-vi o ép/thúc-giục, lại thuộc một trật-tự khác. Đây là những hành-vi lập đi lập lại, cứ thế không dứt. Như: cố tật cờ bạc rượu chè, chè chén say sưa, rong chơi mua sắm, hút sách bạo động. Mê làm việc, nhậu nhẹt phá phách. Chích choác kích-dâm, đỏ đen/cá độ hoặc chuyện trò trên mạng liên-hồi không dứt. Nhất nhất, đều là biểu-hiện thời thượng của hành vi o ép, thúc giục.
Các lề-thói nghiện-ngập nói trên, vẫn dày vò tâm-can con người thời-đại, không ít. Điều này chứng-tỏ, đã có ảnh-hưởng lên sự tự tin, lòng quả-cảm. Hoặc, bản chất di truyền, của bản thể. Một trong những câu nói diễn-tả trạng-huống khó tả của lề-thói o-ép, thúc-giục, là: tâm-tình hát lên thành tiếng “không biết vì sao tôi buồn”…Buồn tình, buồn đời nên vội tìm đến chốn không ngủ yên. Cứ thế bế-tắc rồi lại rơi vào bế-tắc, trầm-luân lại tìm chốn trầm-luân.
Chính vì thế, chẳng lạ gì khi có nhiều người tự thấy vẫn cô đơn, bơ vơ, đơn lẻ. Dù, trên thực tế, họ đang ở giữa chốn phồn-hoa, vui nhộn. Thậm chí, có người còn tìm cách phá hủy vài cơ phận trong người mình, để lẩn tránh cô-đơn. Không tìm ra đoạn kết, của mọi việc.
Tin Mừng hôm nay nhấn mạnh, rằng: ta phải chấm dứt hành-vi tự-hủy và tìm đến giải-pháp chữa chạy, bằng ba phương-án tích-cực.
Trước hết, làm những gì có ích, có lợi để giữ mình. Có người lại tìm đến những giải-pháp khác thường. Quyết hàn-gắn cuộc đời bằng những gì thuộc phần sầu-lắng, nội-tâm. Khả dĩ sắp xếp lại mảnh vụn đời mình, về với nhau. Không cần biết việc ấy có được người khác chuẩn thuận hay không. Có thích hợp với niềm tin đi Đạo, hay không. Miễn là giải pháp ấy không đưa họ về với lề thói hủy hoại, là được rồi. Phương án này tựa như lập trường Chúa nói: “ai không chống ta là ủng hộ ta”. Ai không phản ta, là bạn ta.          
Thứ đến, là phương-án chấp-nhận để người khác giúp mình. Chẳng ai lại có thể đơn-thương/độc mã, chiến-đấu mãi cả một đời người. Đây, là giải-pháp áp-dụng hiên-ngang 6 bước trong tiến-trình điều nghiên cai rượu, cai thuốc. Phương-án này được hiểu là thái-độ chia sớt gánh nặng. Để, chấm-dứt lề-thói không hay, của nhau. Bạn bè, người thân chẳng thể nào hiểu được hết những khúc-mắc nơi thái-độ của mình, nếu người ấy không có kinh-nghiệm chuyên-môn, để giải-quyết.
Bởi vậy, người mắc thói-tật nghiện-ngập vẫn cần lời khuyên thích-đáng của chuyên-viên, nhà nghề. Cũng cần nghe theo lời khuyên của những người có kinh-nghiệm chữa-trị. Và, sự giúp đỡ cũng như nương-tựa, đỡ-nâng nhận được từ người đạo-đức/chức-năng, rất chuyên-môn, như chén nước tươi mát được Chúa nói đến ở trình-thuật.
Thế kỷ 16, thánh I-Nhã thành LoyÔLa từng khuyên-dặn: nếu ta biết tự kiểm-điểm để xem tại sao, ở đâu, khi nào, làm cách nào và mình có thói-quen nào, hay theo ai, khiến mình dễ rời xa tình thương yêu của Đức Chúa, thì khi đó ta mới tìm được lý-do: sao ta làm thế? Và nhờ vậy, mới chuyển đổi thói quen đúc sẵn.
Thành thử, nếu cứ ngồi đó mà than tình đời thay trắng đổi đen, thì e rằng sẽ còn quá nhiều nước, để mãi mãi sẽ không kịp tát.
Và, nếu như ta cứ mải nói “không” với mọi chuyện, ta sẽ chẳng còn biết ra được chính mình, như là mình. Biết mình như là mình, hoặc biết mình là ai, chứ không phải: mình muốn mình là ai, mình muốn mình ra sao, cũng mặc!
Và, nếu cứ nóĩ  “không” với hết mọi chuyện, kể cả chuyện có được phương-án tích-cực, để giải-quyết yêu-đương hoặc thói-tật o-ép, ta sẽ không còn cơ-hội chọn-lựa cho cuộc sống được tốt hơn. Một chọn-lựa khả dĩ biết đặt sự sống lên trên mọi hủy-họai, chết-chóc. Và, cuộc sống sẽ đưa đời mình đi vào ngõ cụt khác.
 Thành thử, vào với Tiệc thánh hôm nay, ta quyết-tâm tìm cho được phương-án tích-cực. Tích-cực hơn, để không còn nói  tiếng “không”, như thế nữa. Nhưng, sẽ tích-cực mà chọn-lựa cuộc sống, đặt lên trên hết mọi sự dữ/ác thần.
Trong cảm-nghiệm như thế, nay tạ hát lại lời thơ ngâm mãi vẫn ở trên, rằng:

“Mải vui tìm cành hoa trên cánh bướm,
Ai đưa ta lạc đến nước non này.
Mùi cỏ lạ thơm như mùi nhụy chớm,
Cùng tiếng tiêu đồng hợp-chất nồng say.”
(Hàn Mặc Từ - Duyên Kỳ-ngộ)
Duyên kỳ ngộ, hay “cành hoa trên cánh bướm, (đưa nhà thơ) lạc bước nước non này”, đều là tâm-tưởng của con người có được hạnh-phúc chốn nồng say, đầy những duyên. Vẫn mong rằng người nhà Đạo chúng ta cũng sẽ tìm được mối phúc hạnh ra như thế, ở trên đời.  
           
Lm Richard Leonard sj biên soạn  - Mai Tá lược dịch

No comments: