Saturday 24 March 2012

“Đây thi sĩ của đạo quân Thánh Giá”

[if gte mso 9]> Normal 0 MicrosoftInternetExplorer4
Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá Năm B ngày 01.4.2012
“Đây thi sĩ của đạo quân Thánh Giá”
“Nửa đêm nay vùng dậy để tung hô.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mc 14: 1-15, 47
Thi sĩ vùng dậy tung hô Chúa, suốt đêm và cả ngày dài. Tung hô, dấn bước theo Ngài ngang qua khổ ải, để rồi sẽ kết cuộc bằng nỗi chết, cũng quang vinh.
Trình thuật Lễ Lá, thánh Máccô tác giả ghi lại nét đặc thù về nỗi chết Chúa chấp nhận như một kết cục đời trần thế, rất vinh quang, sáng lạn. Chúa chết rõ ràng là thế, mà sao bạn đạo khác chánh kiến như giáo chủ Môhamét và hàng triệu tín đồ Hồi giáo lại cứ tin và bảo rằng kinh Koran từng quả quyết: Chúa không chết! mà chỉ là ai đó chết thay Ngài vào buổi tranh tối tranh sáng trên đồi vắng Calvariô, để Chúa đi mà không bị lộ.
Cùng một giọng điệu tương tự, các nhóm bí truyền này khác đã hợp với những người cứ chống lại sự thật mà Hôi thánh của ta gọi họ là “bè rối” thời hiện đại như Dan Brown và nhóm Da Vinci cứ nghĩ rằng: Chúa rời Giêrusalem đêm ấy rồi truyền cho đồ đệ chết thay Ngài để Ngài sống đời huyền bí ở nơi nào đó, khó tìm.
Lập luận này, chắc chắn sai sót. Sai và sót, là bởi họ cứ chối bỏ rằng: Chúa mà lại đi vào cõi chết như thế là không đúng. Chuyện này không thể xảy đến với Đấng Thiên Sai là Chúa và là người. Tuy nhiên, kinh Tin Kính nói rất rõ: Chúa chịu đóng đinh, Ngài chết cho thể xác, an táng ở mộ phần có đá tảng khuất che bào trùm, là Ngài bước vào phần sâu thẳm của sự chết rất thật và chịu khổ hình, trước mặt mọi người ở Giêrusalem.  
Truyền thống trong Đạo cho thấy có người không tin rằng Chúa chết theo kiểu thánh Máccô miêu tả. Vì đó là cái chết trơ trọi một mình như bao nhiêu triệu nạn nhân của bất công, bạo lực và khổ ải mà không ai có thể tưởng tượng hoặc muốn chứng giám. Ngài chết một cách thảm hại. Cái chết của Ngài là vết thương lớn đối với thị kiến cao cả về Đấn Thiên Sai. Chết như thế, không là cái chết đẹp dành cho Đấng Thiên Sai nay đ vào chốn “ngủ nghỉ” cuộc đời. Ngài chết như thế, là một thất bại và không tưởng và đời người cũng chẳng ai thích chết như thế. Chẳng ai chấp nhận để Chúa chết như vậy.
Phải chăng người người được mời đi vào hiệp thông với Đức Kitô nay đã chết? Hiệp thông với thực tại trần thế có nỗi chết như thế phải chăng là sự thật rất hiện thực mang thiên tính rất Kitô không?
Đức Giêsu cũng như thánh Phaolô không nói người người sẽ tồn tại muôn đời. Các Ngài cũng không bảo: mọi người rồi ra cũng như thế. Các Ngài lại cũng chẳng bảo: con người sống vĩnh cửu. Nhưng lại nói: mọi người đều chết và trỗi dậy theo cách khác biệt. Khác, nhưng không phải bảo tồn sự sống có xác thể để tồn tại mãi mãi. Sống có trỗi dậy, không là động tác cất bỏ sự chết. Mà là, ngang qua nỗi chết, Chúa tặng ban cho ta sự sống khác. Quà tặng này, ta chỉ có được khi hiệp thông với nỗi chết, như Chúa từng kinh qua.
Có một người có thể làm mẫu cho ta việc này, là viên bách quản người La Mã khi thấy Chúa tắt thở bèn nói ngay: “Đích thật Người này là Con Thiên Chúa.” (Mc 15: 39) Với người La Mã, lời này còn hơn cả một tuyên xưng đức tin trước đám đông quần chúng, mà là hành động bội phản, vì xưa nay mọi người vẫn coi Xêda là Con của Chúa. Chỉ cần nói như thế thôi, anh cũng có thể bị cách chức và đem đi hành hình trên thập tự. Thế nhưng, điều anh nói là đã dám nói, và anh cũng đã hiệp thông với sự chết Chúa từng chịu.
Mỗi khi có người làm động tác hệt như thế, thì người đời tìm ra được con người mới có hành động tương tự. Làm theo cung cách của Giao ước giữa Chúa và người phàm. Giữa con người với nhau. Đó là hình thức rất mới trong nỗ lực suy tôn/thờ phụng Chúa. Đức Giêsu Kitô đã mặc lấy xác phàm theo cung cách rất mới và mọi người chúng ta đều là thành phần của xác phàm rất trần tục.
Đi vào hiệp thông với sự chết, có nghĩa là: biết học cách sống thực. Sống, không tự bảo vệ mình, nhưng bằng động tác mở ra với thực tại đến với mình. Mở ra với những gì Chúa phú ban khi ta quyết định đi vào chốn đó. Làm thế, tức: sự sống cũng như nỗi sợ sệt sẽ đưa ta vào với lịch sử. Chính sự chết đã chết đi. Chứ không phải Chúa đã qua đi và không phải là Ngài đã không giữ lời.
Franc,ois. Mauriac mô tả buổi đầu gặp gỡ trẻ bé người Do thái, tên là Elie Wiesel ở Auschwitz từng chứng kiến cảnh toàn bộ gia đình em, ngoại trừ người cha, đã lần lượt biến mất ở lò thiêu người tại trại tập trung mang tên này. Mấy ngày sau, bé em lại thấy cha mình cũng từ từ bước vào cõi chết rất chầm chậm bằng một cơn hấp hối khá kinh hoàng. Mauriac suy tư về hệ quả mà trẻ Wiesel từng có cảm nghiệm làm dân con Chúa chọn cũng từng sống cho Chúa, nên đã viết:
“Tôi không thể nào quên đêm ấy, đêm đầu ở trại, đã biến đời tôi thành đêm dài khổ ải.
Tôi không tài nào quên được làn sương nồng nặc khuôn mặt bé nhỏ của em từ từ biến dạng rồi mất đi trong làn khói đen chủi chũi dưới bầu trời xanh tươi, thinh lặng.
Tôi càng không thể nào quên được lửa ngọn bừng bừng đốt cháy niềm tin của tôi cả về sau, mãi mãi
Tôi cũng không quên được sự lặng thinh của đêm lặng lôi tôi ra khỏi ước vọng kéo dài để sống...
Tôi cũng không hề quên khoảnh khắc họ giết Chúa, giết cả hồn tôi, rồi biến giấc mơ tôi thành cát bụi..
Không quên được những điều như thế. Không thể và không thế!
            Và Franc,ois Mauriac viết tiếp:
Với Elie Wiesel, tiếng khóc của Nietzche diễn tả thực tại xác phàm: “Chúa chết thật rồi!” Đấng, ông gọi là Chúa tình thương, lòng tử tế, dễ chịu; của Abraham, Isaac, Giacob chợt biến vào chốn vĩnh hằng, trong khói sương mịt mù nung đốt xác phàm trẻ bé, quyện với khói mù từ lò thiêu người chỉ để chứng tỏ một giống giòng “Arien” rất phân biệt, mà họ từng ham muốn nhất đời.”
Ngày ấy, ngày rùng rợn nhất trong tháng ngày nhờm tởm của bé em cứ phải chứng kiến cảnh trẻ bé đồng trang lứa đang bị treo cổ lại mang diện mạo thiên thần buồn. Từ đâu đó, có tiếng từ phía sau kêu lên rất lớn:“Chúa ơi! Ngài đâu rồi? Ngài ở đâu, sao không tới?” Trong tôi, như có lời đáp trả nghe rất rõ: “Ở đâu ư? Ngài ở đây, nơi này. Và Ngài cũng đang bị treo cổ hệt như con thôi!”         
Elie Wiesel cứ thế kể lại kinh nghiệm thương đau của bé tại buổi lễ trọng có người Do thái cùng về để chung lời chúc tụng Danh Chúa hiển vinh muôn đời. Và hôm ấy, bé lại không thế đến với đồng hương Do thái. Và về sau, Wiesel lại cũng viết:
”Ngày hôm ấy, vốn rất bực và rất nhục đến độ không chịu nổi, tôi, dù chỉ là thọ tạo phàm trần rất người, thế mà tôi cũng đã thách thức/chối bỏ Đấng thánh thiêng như đã mù loà và điếc đặc chẳng đoái hoài để tâm đến người đớn đau, sầu khổ. Hôm ấy, tôi chẳng tuyên xưng điều gì. Và, cũng không còn khả năng để than sầu, than khổ. Nhưng, đã thấy mình mạnh bạo hơn xưa, dám kết tội chính Thiên Chúa. Mở to mắt, tôi thấy mình quá đơn độc. Đơn độc, đến mức cùng cực và hoảng sợ khi thấy mình nay lẻ loi trước một thế giới không có Chúa ở bên, cũng chẳng có tính người nào hết. Chỉ thấy không tình thương và cũng chẳng có lòng xót thương, thấy ở đâu hết. Tất cả đều đã biến dạng. Tất cả, chỉ toàn tro bụi khắp quanh tôi. Thấy mình mạnh và bạo hơn Đấng Quyền Uy Dũng Mãnh mà tôi từng kết nối chặt chẽ với Ngài. Nay, lại thấy mình ở giữa đoàn người đang nguyện cầu, và lúc ấy thấy mình cứ trừng trừng nhìn mọi người như một kẻ xa lạ, không cảm xúc.”           
Và từ đó, Franc,ois Mauriac lại có giòng suy tư về những gì Elie Wiesel từng nói, để rồi ông viết như sau:
                        “Riêng tôi tuy vẫn tin Chúa là Tình Yêu.
                        Nhưng, trả lời sao đây với người trẻ đang tra vấn chính mình?
Trả lời sao đây, với ánh mắt tối đen khi bé nghĩ thiên thần buồn?
Trả lời thế nào khi bé thấy thiên thần buồn hiện trên mặt đám trẻ cùng tuổi bị treo cổ?      
                        Nói gì đây với bé em từng đớn đau, sầu khổ khi bé chứng kiến cảnh tượng ấy?
                                    Nói gì đây, với anh em bé là người Do thái khác?
                                    Nói gì, khi họ không khác gì bé, cũng chịu cảnh đóng đinh như Chúa của bé?
                                    Nói gì, khi thập giá lại đã chinh phục cả thế gian.
                                    Khẳng định làm sao, về đá tảng làm nền cho niềm tin
                                    thành đá góc tường cho kẻ tin  vào Chúa?
                                    Thập giá con người, với tôi, có là chìa khoá để ta mở với huyền nhiệm tin yêu?
                                    Tin yêu huyền nhiệm thời ấu thơ nay vụt mất, thì thế nào?
                                    Kià Sion nay trỗi dậy từ nhà xác, với lò thiêu
                                    Do thái, người thời nay trỗi dậy từ xác người nằm đó, để cùng người sống lại,
có máu đào, nước mắt, vẫn cứ chảy. Nhiều ân huệ!
Nếu vĩnh cửu là cõi xa vời người đạt đến, thì lời cuối cho em và cho mọi người,
vẫn từ nơi Ngài. Do Ngài nói ra!”           
Đó là những gì, lẽ đáng, tôi phải nói với người em Do thái ấy. Nhưng tôi lại thôi, không làm thế, mà chỉ ôm bé vào lòng rồi khóc nức nở. Chỉ thế thôi…”
Trên đây là truyện kể từ cuốn sách có đề tựa rất nổi: “Đêm về, rồi Bình minh”, “Bình minh về từ đêm”, là giòng phụ đề trình thuật lại sự Thương Khó của Chúa do thánh Máccô kể về Lễ Lá, rất hôm nay.
Cùng với thánh nhân cảm nghiệm tâm tình Thương Khó của Chúa, nay ngâm tiếp lời thơ còn bỏ dở:
“Đây thi sĩ của đạo quân Thánh Giá, Nửa đêm nay vùng dậy để tung hô,
Để sớt cho cả xuân, xuân thiên hạ, Hương mến yêu là lộc của lời thơ.”
(Hàn Mặc Tử - Xuân Như Ý)
Xuân như ý, là xuân có đủ cả: đớn đau/sầu khồ, rồi trỗi dậy. Cùng Chúa Thơ, người người sẽ lại tung hô, san sớt “hương mến yêu” “lộc thánh” vẫn cứ trào và cứ dâng, cho mọi người. Ở đời.           
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh – Mai Tá phỏng dịch

No comments: