Sunday 2 February 2014

“Hoa cười nguyệt rọi, cửa lồng gương,”




Suy tư Tin Mừng Chúa nhật thứ 5 mùa thường niên năm A 09.02.2014

“Hoa cười nguyệt rọi, cửa lồng gương,”
Lạ cảnh buồn thêm, nỗi vấn vương.”
(dẫn nhập từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mt 5 13-16
            Với nhà thơ, nay cứ vấn vương một nỗi như hoa cười, nguyệt rọi, cửa lồng gương. Với nhà Đạo, xưa cũng vương vấn nhiều tình đầy hạnh phúc rất “8 mối”, được thánh-sử diễn tả ở trình-thuật.
            Trình-thuật về “phúc hạnh 8 mối” hay “Hiến Chương Nước Trời”, thật ra không là lời Chúa đã nói thế, mà chỉ là lối hành văn đặc-biệt mà thánh Mát-thêu đã diễn-tả và như đường lối sáng-tác kiểu Do thái, vào thời đó. Văn-chương thời đó cốt đưa ra cho người đọc hiểu theo kiểu “bánh mì xắt lát nhiều lớp, xếp bắt chéo”. Lát đầu song song với lát cuối và lát thứ hai song song với lát áp chót, cứ thế diễn tả cách thoải mái, ý nhị. Rõ ràng là, cung cách viết lách theo kiểu này cứ xếp lớp chòng chéo nhau, chuyển thông-điệp thật rất đẹp.
            Trình thuật, nay thánh Mát-thêu diễn-tả ở đoạn đầu, vào lúc Chúa cất bước lên đồi cao có chúng dân cứ thế kéo nhau đi theo; và đoạn cuối trình-thuật, lại mô-tả Chúa xuống đồi, cũng có chúng dân đi theo Ngài, rất lũ lượt. Các đoạn tiếp theo sau, thánh-sử đề-cập đến 9 mối phúc hạnh. Và, đoạn chót nhắc nhở những 3 lời rất cảnh-báo: các “lát bánh” mô-tả ở giữa bài, bàn việc thực-thi luật Torah và chuyện các ngôn-sứ thời buổi trước theo cung-cách cũng diễn-tả theo cách “tượng thanh tượng hình”, giống như thế.
            Trọng tâm trình-thuật, nay thánh-sử cốt bàn về luật chính-yếu ở thời đó, như: cấm giết người, chớ ngoại tình hoặc đừng ly dị, cùng một số hành-xử khác như: thề độc, hoặc trừng phạt cùng đòi hỏi phải yêu thương cả đến kẻ thù mình, nữa. Điều này tương-xứng với yêu-cầu ở phần cuối của điều luật, là: làm cách nào xử lý tiền bạc/tài sản cho tốt đẹp và làm sao liên-hệ mật-thiết với bà con họ hàng, chốn thôn làng. 
            Phần giữa trình-thuật, tác-giả Mát-thêu càng đi dần vào cốt-lõi của “Hiến Chương Nước Trời”, tức: bàn về bổn-phận phải bố thí, nguyện cầu và kiêng khem. Điều, làm cho trình-thuật thánh Mát-thêu khác với thánh Luca và/hoặc các thánh-sử khác, là tác giả Mát-thêu lại đã chêm vào bản-văn mình viết “Kinh Lạy Cha” Chúa truyền-dạy như trọng-tâm mọi động-tác nguyện cầu nội-tâm; và đặc biệt là quyết-tâm tha-thứ hết mọi người.
            Có thể nói, toàn-bộ công việc cải-tân luật Torah do Đức-Chúa-là-Môsê-Mới trên núi thánh, là nội-dung chính được nhắm đến trong “Kinh Lạy Cha”. Nội dung kinh này, tỏ cho thấy quan-hệ huyền-nhiệm Cha-Con rất tốt đẹp của Thiên-Chúa. Sự việc này, tăng dần với bổn phận tiên-quyết của người biết “cảm kích” quà tặng khó lường, do Cha ban. Lời kinh tập trung vào tương-quan xã-hội cũng như nhu-cầu tha-thứ hết mọi người; đồng thời, chấp-nhận sự thứ-tha của người khác. Tất cả, đã trở-thành điều quan-trọng đối với hành-xử căn bản là chúc-tụng/ngợi ca và cảm tạ Chúa phú ban món quà quí già, làm con Ngài.
            Vào Mùa Chay, Hội-thánh thiết-lập nghi-thức “Khai-tâm Lòng đạo” là cốt tăng-cường ý-nghĩa quà tặng Chúa ban như nhiệm-tích thánh-thiêng đưa vào cử-hành ở Lễ Vọng Phục Sinh. Sở dĩ “Kinh Lạy Cha” đặt vào phụng-vụ của buổi ấy, là để chuẩn-bị cho những ai chấp-thuận “khai tâm lòng đạo” biết nhận ra quà của Chúa rất quí giá. Hiến Chương Nước Trời ở trình-thuật thánh Mát-thêu diễn tả giúp ta hiểu được sự việc canh-cải gồm tóm ý-nghĩa và kinh-nghiệm quí giá của quà tặng, còn nhiều hơn.
            Đàng khác, tư-duy ý-nghĩa của “8 mối phúc-hạnh” nơi Hiến Chương Nước Trời, còn là suy-tư về toàn-bộ ý nghĩa rút ra từ nơi đó. Đây, là ý-nghĩa Lề-luật mà người Do-thái từng tuân-thủ rất nhiều năm ta có thói quen gọi là “Luật Torah”.
            Cụm từ “Torah” ta nghe biết cũng nhiều, thật ra, là phần đầu của Kinh Thánh Do-thái và là Sách Cựu Ước dành cho mọi Kitô-hữu, tức gồm các sách: Sáng Thế, Xuất Hành, Lê-vi, Dân Số vá Đệ Nhị Luật. Các bậc thức-giả vẫn gọi đó là Sách Ngũ Thư, tức đầu đuôi 5 cuốn Kinh Sách do Môsê lập. Các điều-luật ghi ở Ngũ Thư được viết trên “chỉ cảo” duy-nhất, tức: văn-bản chính-thức được thiết-lập ngay từ đầu. Đây là Sách Thánh “tiên khởi” của Do-Thái-giáo lẫn Đạo Chúa. Người Do-thái trân-trọng Sách này với tất cả niềm vui như trọn vẹn tài sản của riêng mình.
            Cụm-từ “Torah” được mọi người hiểu theo nghĩa “lề-luật của Do-thái”. Quả là, sách Ngũ Thư bao gồm rất nhiều điều-khoản, chẳng hạn như: 10 điều răn-dạy, tuyển-tập luật-pháp và một số qui-định đặc-biệt dành riêng cho người Do-thái mà thôi như: tục cắt bì, thừa kế, vv… gồm tóm nhiều truyện kể, ghi ở trong đó. Lâu nay, ta vẫn gọi đó là: “Lề-luật Do-thái”, nhưng đó không là văn-bản được chuyển-vận từ sách ghi rõ luật Torah cho người Do-thái, như đa số nhiều người vẫn hiểu thế mỗi khi nói đến Ngũ Thư, tức: sách đề-cập mỗi luật và luật, thôi.
Thật ra thì, “Torah” chỉ có nghĩa như: chỉ-thị hoặc giáo-huấn mà người Do-thái muốn mọi người chú tâm như qui-định do cha ông để lại và là luật-lệ do cha mẹ đề ra, tựa Châm ngôn 18 ở Cựu Ước. Giáo huấn rút từ Luật Torah, mang nhiều ý-nghĩa hơn các điều-luật cần được áp-dụng cách triệt-để. Đó là chỉ-dẫn giúp ta học cách quan-hệ với Chúa, và đi vào thế giới của Ngài. Có điều hay, là: ngay phần đầu Luật Torah là sách Sáng Thế Ký, lại không thấy bất cứ điều-khoản nào nói về luật-pháp mà chỉ là truyện kể, thế thôi.
“Torah” tiếng Hipri xuất tự cụm-từ Hy Lạp “nomos”, diễn tả quan-hệ ta có với Chúa, nhưng không là điều mọi người ưa thích. Chính Luther, là người đầu tiên trong Đạo đã trích-dịch cụm-từ ấy thành “điều luật” và đưa vào văn-bản Kinh-thánh cùng nền thần-học chính-mạch. Nói chung, ông muốn nói lên phản-ứng của người đi Đạo đối với hệ-thống luật-lệ rất chi tiết mà ông thấy đầy nơi cuộc sống của người Công-giáo, vào thời ấy.    
Kinh thánh Do thái, ở sách cuối như: Ezra, Nêhêmiah, Ký sự 1 và 2 lại thấy có câu “Torah của Đức Chúa” như mặc-khải thánh-thiêng do Môsê điều-nghiên suy-tư. Cứ thế, “Torah” trở-thành Luật truyền-khẩu do Chúa nói cho ta biết, rồi dần dà, ta coi đó như luật viết thành văn. Tuy nhiên, bản-văn Torah viết bằng chữ, tự nó không đứng vững, nhưng được bao- bọc bằng các khoản luật truyền-khẩu, có diễn giải.
Nói chung thì, “Torah” là đường-lối giúp ta sống đúng cách; đúng phong-tục/luật-lệ của người Do-thái từ trước đến nay. Tầm-suy nguồn-gốc tiếng Do-thái, người đọc thấy: tiếng ấy có nghĩa như “Mũi tên bắn” đánh thẳng vào mục tiêu, rất trúng đích. Như, Thánh vịnh 119 có đoạn viết rất rõ:

“Luật pháp Ngài, lạy Chúa, con yêu chuộng dường bao, suốt ngày cứ suy đi gẫm lại! Mệnh lệnh Chúa làm con khôn hơn địch thủ, vì con hằng ấp ủ mệnh lệnh đó trong lòng “(Tv 119: 97-98)
Cũng tựa hồ sự việc người Công giáo lâu nay cất-giữ Mình Chúa ở “Nhà Tạm” thế nào, thì người Do-thái khi xưa cũng lưu-trữ Luật Torah trong “Khám” ở hội-đường, hệt như thế.
Với thánh Mát-thêu, “Torah-Mới” không là văn-bản giảng về Lề-luật hoặc Tin Mừng viết thành sách, cũng chẳng là bộ sưu-tập gồm mọi ký-ức truyền-tụng qua cửa miệng, cũng chẳng là truyền-thuyết hoặc truyện kể rất “đáng nể”, nhưng là chính Chúa bằng xương bằng thịt, được ban cho ta.
Thánh Mát-thêu ưa gọi Tin Mừng mình viết như “Sáng Thế Ký” mới của Đạo. Thật ra thì, Sáng Thế Ký ở Kinh-Sách là văn-bản cuối thêm vào Luật Torah theo cách hiểu này khác, đây lại là thành-tựu của bộ luật được người Do-thái xưa nay trân trọng. Đó cũng là truyện kể về cách sống của nhân loại, trong đó có phần khai-thác rất lan man, tản mạn nguy không kém. Thêm vào đó, là: đoản-văn ngẫu-hứng về tự-do và lý-sự gồm một số truyện xung-khắc nam/nữ, và/hoặc nền tảng gia-đình, tương lai nhân-loại; có sự chết, có nét đẹp và các anh-hùng-ca cùng truyện cám dỗ, có công bằng chính trực của giao ước và lề-luật, nữa.
Nói cho cùng, đây là văn-bản/truyện kể của con người về giai-đoạn chuyển từ di-sản tổ-tiên và lòng sùng-kính rất Đạo vào tình huống hy-vọng. Sáng Thế Ký có đoạn nói rõ: Đức Chúa là Đấng Tạo Thành Trời Đất, Ngài để mọi sự cứ thế xảy ra và biến mọi hỗn-độn thành trật-tự. Con người, đặc biệt là nữ-giới, lại được Tạo-hóa chăm-nom đặc-biệt và được ở chốn rất cao của cuộc sống, cũng rất thánh. Nói cho cùng, Sáng Thế Ký còn là truyện tình-tứ rất triệt-để và tích-cực.
Thánh Mát-thêu từng nắm rõ điều đó, nên đã tuyển-chọn các truyện kể tiêu-biểu và còn tiến xa hơn. Mở đầu Tin Mừng mình, tác-giả Mát-thêu đã sử-dụng những câu như: “Sách Cội Nguồn” về gia phả của Đức Giêsu như sau…” Rõ ràng là, với thánh Mát-thêu, Đức Giêsu là “Torah-Mới và Chung Cuộc”, tức: ý-nghĩa mới-mẻ và kết-cuộc của một Khởi-Đầu Mới” của nhân-loại khi Ngài chấp-nhận thân-phận làm Con Thiên Chúa-là-Cha-và-là-Tình-Yêu, rất thực.          
Cùng một cảm-nghiệm với thánh-sử như thế, cũng nên ngâm tiếp lời thơ trên, mà rằng:
                                 
“Hoa cười nguyệt rọi, cửa lồng gương;
Lạ cảnh buồn thêm nỗi vấn vương.
Tha thướt liễu in hồ gợn bong,
Hững hờ mai thoảng, gió đưa hương.”
(Hàn Mặc Tử - Bài Cửa Sổ Đêm Khuya)

            Đêm khuya cửa sổ, mở ra chân trời mới. Chân trời của Chúa, vẫn là 8 mối hoặc 10 mối rất phúc thật, nơi đời thực của mọi người.

Lm Kevin O’Shea CSsR   
Mai Tá lược dịch

No comments: