Friday 7 March 2014

“Ta là mảnh trăng đến hồi le lói,”



Suy tư Tin Mừng Chúa nhật Thứ Hai Mùa Chay năm A 16.3.2014
“Ta là mảnh trăng đến hồi le lói,”
“nằm trên cao thương hại kẻ trần gian.”
 (Dẫn từ thơ Tế Hanh)
Mt 17: 1-9
Nhà thơ ấy, khi xưa vẫn thương hại người người chốn gian trần. Nhà Đạo đây, lâu rày vẫn đầy lòng xót thương cả vũ trụ lẫn dân-gian, một đời người.
Trình-thuật, thánh Mát-thêu nay ghi tâm-tình thương-mến gửi đến người đọc ở mọi nơi, mọi thời. Tình thương thánh-sử bày-tỏ, còn hiện rõ nơi thánh Phêrô tông-đồ bộc phát khi Chúa biến-hình thành Tình thương-yêu muôn người. Ngài biến-hình, là: có được hình-dạng rất đúng-đắn, phải lẽ.
Trình-thuật “Biến-hình” sẽ rất nguy-hiểm nếu mọi người lại cứ thích diễn-tả theo kiểu vật-chất, rất thân-xác. Bởi làm thế, lại sẽ về với câu hỏi: xác người sống lại có biến-hình không? Có đổi dạng như hồi mới sinh ra không? Và, Sống lại là hồi-sinh như thời mới đẻ, hệt như tiên-tri Êlya xưa chỉ biến-đổi hình-hài thân xác chứ không chết! Và biến-hình Phục sinh, có là hình-thù tuy đã biến-đổi nhưng vẫn giống như khi trước, chứ?
Mọi câu trả lời đều không chắc. Chỉ chắc mỗi điều, là: biến-hình đích-thực không mang tính vật-chất/xác thể, mà chỉ là trạng-thái tâm-linh chứ không là sự việc tư riêng cá thể theo kiểu Narcisse chỉ biết soi gương xem mặt mình có gì biến đổi? Biến-hình, là trạng-thái tâm-linh đặt nặng lên tình thương-yêu; để rồi xem tình thương-yêu làm được gì cho ta, mà thôi. Tình thương-yêu biến-đổi hình-hài con người. Tinh thương-yêu, làm cho con người trở thành người khác hẳn. Nhất là khi con người có chút tình đối với ai khác, chứ không chỉ với chính mình. Nói rõ hơn, đó là tình thương-yêu đối với Chúa, đến từ Chúa.
Người Công-giáo vẫn thường nghĩ: với con người, giới lệnh trước tiên và duy nhất, là tình thương-yêu. Điều này cũng không hoàn toàn đúng, một cách tuyệt-đối. Bởi khi xưa, giới-lệnh đầu-tiên đặt cho người Do thái, là: “shema”, tức: “lắng nghe”. Đây, là cụm-từ đầu trong lời cầu mà người Do thái cứ lặp đi lặp lại, mỗi ngày. Với người Do thái, “lắng nghe” là chú tâm tin-tưởng vào những gì mình không thể đạt, nếu không để lòng mình ra mà nghe.
Điều đạt được, khi người người để lòng mình ra mà nghe ngóng? Đó, là lời đoan-quyết, bảo rằng: Đức Chúa, Thiên Chúa của ta là Một. Người Do-thái, khi nói về Gia-vê Thiên Chúa, họ không dám nói thẳng Danh Ngài mà chỉ quanh co nói rằng: khi lắng nghe, ta khám phá ra rằng Thiên-Chúa Đấng-Là-Một, ta không thể phát âm thành tiếng, được.
Và, điều ta khám-phá ra, là: Đức-Chúa-mà-ta-không-phát-thành-tiếng, lại nên MỘT. Một đây, không có nghĩa: chỉ một Chúa Hiện-Hữu, nhưng: Thiên-Chúa-Đấng-Là-Một mang tính Duy-Nhất trong Thiên-Chúa-là-Đấng-Duy-Nhất, tức: bí-mật của mọi thực-tại. Nếu biết để tâm lắng nghe, thì: may ra ta nghe được như thế. Nên, hãy “Lắng Nghe” và sống thực như đó chính là trọng-tâm cuộc sống của ta. Làm thế, người người mới có thể bắt đầu “biến-hình” thành người.
Làm thế, bí-nhiệm về Đấng-Là-Một sẽ thuộc về ta. Đức Chúa là Chúa của ta, Đấng-Là-Một có tương-quan sống-động ở nơi ta và với ta, rất thực-sự và mật-thiết. Và, Ngài đòi có tương quan-hai chiếu với ta và mời ta đi vào sự mật-thiết với Ngài, tràn đầy như quà tặng có đáp trả.
Đó là lý-do khiến ta phải trân trọng và yêu-thương tính Duy-nhất của Đấng-Là-Một vẫn thương-ta. Giới lệnh đầu và lớn nhất, không là làm bất cứ thứ gì không thể kể ra, hoặc tránh-né những thứ không định-nghĩa được. Mà là, biết thương-yêu. Là, lòng xót thương đích-thực. Là, cảm-giác hướng về người khác, lôi kéo ta hoà mình với Đấng-Là-Một mà ta yêu-thương và Ngài cũng từng thương-yêu ta rất mực. Người Do-thái không làm thế, tự khắc không là người Do-thái của Thiên-Chúa. Bởi, như thế là họ không biết lắng nghe tiếng kinh lời cầu của chính họ khi nguyện cầu.
Nếu biết thương yêu Đấng-là-Một từng thương ta, thì tình thương-yêu sẽ làm điều gì đó cho ta. Sẽ biến-hình đổi-dạng ta. Ta sẽ chú tâm đặt nặng con người của ta vào Đấng-là-Một. Tình thương-yêu của ta, bằng tất cả tâm-can/thần-trí với tâm-hồn, sẽ giúp ta khám phá ra nơi chính con người mình, sự hiệp-nhất rất trọn vẹn mà ta chưa từng biết, cũng như chưa từng có. Ta sẽ như Đấng-là-Một mà mình yêu mến. Ta, là ảnh-hình của Thiên-Chúa của ta. Ta tìm ra được chính mình ở khoảnh-khắc khi mình ngưng tìm kiếm con người mình mà lắng nghe tiếng Chúa. Điều này, và chỉ mỗi điều này thôi, mới là một biến-hình thực thụ.
Khi Chúa bảo: giới lệnh thứ hai ở luật Torah, giống như giới-lệnh đầu, là Ngài muốn nói về sự cân bằng/đồng đều, cả chất-lượng lẫn tầm quan-trọng như giới-lệnh đầu. Lệnh thứ hai, không là thứ-yếu thua kém lệnh thứ nhất. Và, thương-yêu đây, không là yêu-thương toàn thể thế-giới hoặc thương-yêu những gì trừu-tượng, hoặc thứ gì đó xa vời như người lạ ở nơi xa, mà là yêu và thương người cận thân và cận lân. Yêu-thương, theo nghĩa như ta vừa thấy, là: biết lắng nghe người cận thân và cận lân từng nói cho ta nghe. Là, khám phá ra nơi người ấy Thiên-Chúa-Đấng-là-Một từng yêu ta và yêu cả người cận lân của ta như Ngài từng yêu ta rất mực.
Hướng trọn con người mình vào người cận thân và cận lân mang tính Chúa, bằng tất cả tâm-hồn, tâm-thần và tâm can, thế mới đúng. Cũng nên nhớ, đó là người cận lân ngay cạnh ta, hay ngoài đường phố, tức: những người có diện-mạo không đẹp đẽ, dễ thương như ta tưởng. Có thể, họ là những người chưa “biến-hình” đủ, nhưng đã đầy tính Duy-nhất của Thiên-Chúa. Bởi Thiên-Chúa với họ đi đôi với nhau, làm một cùng nhau.
Đây, lại là ý-nghĩa của Giao-ước mới giữa Chúa và ta. Giao ước, rằng: Thiên-Chúa trở thành Thiên-Chúa của tất cả mọi người trong ta, cạnh ta và nơi ta đã trở-nên-một, được Chúa thương và sở-hữu làm Một với Ngài. Đây không là ngoại-lệ, mà là chuyện xót-thương người cận thân và cận lân đang thiếu thốn rất nhiều thứ.
Đấy, chính là yêu-cầu cần có sự công-chính cũng một loại như Thiên Chúa từng yêu cầu. Tức, cũng một tính Duy-Nhất là loại-hình của Tình thương. Là, giới lệnh bằng vàng. Là, cuộc biến-hình đích-thực, ta phải hiểu.
Duy trì giới lệnh đó, ta cũng biến-hình đổi dạng để “nên-một” cùng Chúa, với Chúa. Đó chính là cuộc biến-hình đích-thực. Biến đổi hình, để Chúa “nên-một” với ta và trong ta. Tất cả đều ra thế.
Về tình thương, người người thường nói đến thứ tình của tính-dục. Đó không là những gì được kinh-thánh nói. Thương-yêu, là sự tử tế/dễ-chịu ta dành để cho nhau và cùng lúc, biết rằng còn nhiều thứ hơn chỉ mỗi đối xử lịch-sự với nhau, mà thôi. Thương-yêu, ngay từ đầu, vẫn là giới-lệnh duy nhất đối với mỗi người và ta không cần làm theo kiểu của người khác từng làm. Thương-yêu, có thể cũng có qui-định hoặc luật lệ để thực-hiện; nhưng khi đã yêu và thương rồi, ta quên mất những luật-lệ đó. Bởi, đó là do ta đang biến-hình đổi-dạng hết mọi sự.
Biết yêu thương nhiều Mùa Chay tịnh, ta sẽ sẵn-sàng hơn với Phục sinh hơn. Bởi, Phục sinh dạy rằng: Thiên-Chúa-là-Cha yêu thương ta nơi Đức Giêsu, là Con Ngài. Tình thương-yêu của Ngài nhắc ta nhớ rằng: ta là người phải như thế, không chỉ vì Thiên-Chúa-là-Cha đã thương ta ngay từ đầu, nhưng vì Ngài yêu thương Đức Giêsu ngay từ đầu, đã bao gồm cả ta trong Đức Giêsu nữa. Và, Ngài đã biến-hình cho ta được ở trong Đức Giêsu, Con Ngài.
Chính vì thế, Thiên-Chúa-là-Cha sẽ bảo vệ ta và tháp-nhập ta vào cuộc sống của Đức Giêsu-Con-Ngài như Cha đã biến tất cả nên một, trong Ngài nữa.
Cảm-nghiệm tình thương-yêu đến như thế, ta sẽ ngâm lên lời thơ còn để dở, rằng:
                                 
“Ta là mảnh trăng đến hồi le lói,
“nằm trên cao, thương hại kẻ trần gian.
Nhân-nghĩa thờ ơ, thú vui mê mải,
Thấy ta tươi, không thấy thuở ta tàn.”
(Tế Hanh – Trăng tàn))

Trăng le lói, chỉ “le lói” thứ tình thương-nên-một khiến ta biến-hình cùng Chúa. Tình thương ấy, biến hình-hài của ta thành niềm Vui an-hoà đến độ người người sẽ “thấy ta tươi, không thấy thuở ta tàn” bao giờ, như ở đời.
  
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch

No comments: