Friday 21 August 2015

“Này đây lời ngọc song song,”



Suy Tư Tin Mừng trong tuần 22 thường niên năm B 23/8/2015

Tin Mừng (Mc 7: 1-8a, 14-15, 21-23)
Có những người Pharisêu và một số kinh sư tụ họp quanh Đức Giêsu. Họ là những người từ Giêrusalem đến. Họ thấy vài môn đệ của Người dùng bữa mà tay còn ô uế, nghĩa là chưa rửa. Thật vậy, người Pharisêu cũng như mọi người Do-thái đều nắm giữ truyền thống của tiền nhân: họ không ăn gì, khi chưa rửa tay cẩn thận; thức gì mua ngoài chợ về, cũng phải rảy nước đã rồi mới ăn; họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa như rửa chén bát, bình lọ và các đồ đồng. Vậy, người Pha-ri-sêu và kinh sư hỏi Đức Giê-su:"Sao các môn đệ của ông không theo truyền thống của tiền nhân, cứ để tay ô uế mà dùng bữa?" Người trả lời họ:"Ngôn sứ I-sai-a thật đã nói tiên tri rất đúng về các ông là những kẻ đạo đức giả, khi viết rằng:Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng,còn lòng chúng thì lại xa Ta.Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích,vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân.Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm."
Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế."


“Này đây lời ngọc song song,”
Xin dâng muôn sóng tơ đồng vơi vơi.
Xin dâng này máu đang tươi,
Này đây nước mắt giọng cười theo nhau.”
(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

Thơ ngoài đời, với truyện kể ở trong Đạo, phải chăng cũng có đôi chút “nước mắt giọng cười theo nhau”? 
Những ngày trước đây, tôi có đọc cuốn “Bóng đen và khung trời mù tối”, sao thấy xót xa bang-hoàng. Sách do tác giả người Úc, linh mục John Cowburn, giáo sư trường thần học Dòng Tên ở Melbourne, viết. Trong sách, tác giả đã thận trọng đi tìm phương cách hữu hiệu để giúp ta giữ vững lòng thủy chung với Đức Chúa trong mọi tình huống, dù có phải đối đầu với sự dữ, hoặc mây mù dầy đặc, trong đêm.
Ý tưởng viết sách trên, bất chợt đến với tác giả khi ông đang chạy xe đạp, chợt ngã quỵ, gẫy mất chiếc xương cổ. Ông đành nằm dài chờ ngày nhập viện, để giải phẫu. Đang lúc đợi chờ, tác giả gặp vị nữ-tu cao-niên bước vào phòng bệnh, trao cho ông chiếc Bánh thánh để hiệp thông với Chúa, trước giờ lên bàn giải phẫu.
Tác giả kể cho vị nữ tu nghe lý do tại sao ông gặp tai nạn. Chuyện lan man như một khúc phim dài vô vị. Nghe chuyện, vị nữ tu già bèn bảo với tác giả: cha cầu nguyện với Chúa đi. Theo con nghĩ: Chúa thấu hiểu tình cảnh của cha đang cần một thời gian để nghỉ, nên đã sắp xếp để cho cha té ngã, chỉ ngã nhẹ chưa đến phải giã từ cuộc đời!
Tác giả vội đáp lời: nếu thế, tôi cũng khá vui, bởi như vậy là Chúa đã chịu để cho tôi chọn ngày sa-bát mà nghỉ ngơi một chút, đấy Sơ ạ.  
            Mãi từ thời Đức Kitô đến nay, nhiều người tuy tốt bụng nhưng hễ gặp chuyện chẳng lành, thường đổ lỗi cho Đức Chúa hoặc cho tà thần sự dữ làm nên. Trong chuyện vừa kể, tác giả thừa hiểu là mình bị tai nạn chỉ vì ơ hờ, không cẩn trọng, mới ra nông nỗi. Đơn giản, chỉ có thế.
Vâng. Tất cả những gì tốt đẹp Đức Chúa gửi đến, dù là tai nạn lớn nhỏ, vẫn là một đặc ân, một quà tặng đôi khi giúp ta thêm dũng cảm để tiếp tục hành trình gầy dựng nhân gian vạn vật, theo nhiều lối.
Sự kiện Đức Kitô giáp mặt với “những điều chẳng lành” trong trình thuật hôm nay, hẳn đã mang dấu ấn của thứ thần học gọi là “sự-dữ-thôi-thúc-ta-gặp-chuyện-chẳng-lành”. Và, lời đáp trả của Đức Kitô vẫn là một thử thách gửi đến với con người, hệt như với người Palestin, hồi thế kỷ đầu.
            Xem như thế, bất cứ khi nào ta còn đem hành-vi tiêu- cực đổ cho sự dữ, ác thần về những điều xấu ta gặp, rồi rút lại cam kết sau cùng, thì có lẽ chúng ta vẫn còn đang tìm cách xa lánh, và đổ vấy mọi trách nhiệm, hoàn cảnh lên con tim của ta. Dù tim ta nay đã được biến đổi thành tình yêu thương cứu độ. Điều này không có nghĩa, là: quỷ dữ-ác thần không hiện hữu, và cũng không có được uy lực nào trên ta. Nên hiểu ngược lại thì mới phải.
Tựa như ân- huệ ở Trên ban vẫn được hun đúc bằng tình yêu thương tốt lành, cũng vậy, ác thần - sự dữ vẫn cứ lớn mạnh nơi các bất hạnh, hờn giận. Là tín hữu Đức Kitô, ta nhận ra rằng: trong mọi hoàn cảnh, Đức Chúa vẫn tặng ban cho ta ý chí tự-quyết. Thành ra, nếu sự dữ-ác thần vẫn đeo đẳng nơi ta, thì điều đó cũng là hậu-quả của các chọn lựa đáng tiếc mà ta thực-thi trong quá-trình gầy-dựng niềm tin-yêu, rất cần.
Trong sống đời hiện-thực, tùy theo cách ta nhìn sự dữ - thế-gian vạn-vật, sẽ ảnh-hưởng lên lòng xót thương, nhân-hậu của ta. Bởi, nếu không tiếp cận với tham, sân, si, những “bảng chỉ đường” tệ bạc thì ta đâu kết cục bằng hành-vi trộm cắp, giận hờn, tù tội; hoặc đi xa hơn, những giết chóc, tham quyền cố vị; và, hà hiếp, dâm ô hoặc tha-hóa bản thân đến độ bạo-động, khủng bố.
Nếu thế, thật khó giúp ta thông cảm được với các can phạm đã dám thực hiện tội ác cùng cực. Tùy vào mức độ nhận thức của con tim, ta sẽ có khả năng thực hiện được mọi việc hay không. Và, ta mới có thể đặt mình vào vị thế biết trân trọng các ân huệ tặng ban mà ta nhận lãnh và triển khai.
Tùy vào mức độ cảm kích biết ơn, chuyện “có còn hơn không’, ta mới biết mình có xót thương những người từng hụt hẫng, để luột mất cơ hội được nghe Tin Vui an-bình, cứu độ từ Đấng Trên Cao. Và, cũng tùy vào tư thế đồng-thuận hay bất-đồng với lập-trường “có, còn hơn không”, ta có lệ thuộc vào sự dữ, ác thần hay không.
Tất cả những thái-độ và khả-năng trên hoàn-toàn tùy thuộc vào ta, vì ta luôn được giáo dục trong tự-do hoặc đã tự mình chọn lấy quyết-định. Tùy vào thái-độ của mình, ta sẽ dành để cho sự dữ-ác thần một chọn-lựa chung-cuộc hay không.
Tham dự tiệc thánh hôm nay, cầu mong Đức Kitô giúp ta vui vẻ đón nhận Thân mình Ngài qua hình thức bánh và rượu rất thánh. Vui vẻ, vì ta cũng sẽ là những “giọt vỡ” đang cần đến sự trợ lực ấy.
Và, khi nhận lãnh Máu Thánh đổ tràn lên người mình rồi, ta cũng sẽ hiên-ngang dấn bước ra đi mang theo sứ-mạng của thương yêu. Để rồi, ngang qua ta, tất cả mọi người sẽ nghe được lời mời gọi của Đức Chúa mà biến đổi tâm-can. Sống hiền-hoà. Yêu thương. An-bình.
Cảm-nghiệm điều như thế, tưởng cũng nên ngâm thêm đôi lời thơ rất mọng ở đời người, rằng:

“Mới hay phong-vị nhiệm-màu,
Môi chưa nhấp cạn, mạch sầu đã tuôn.
Ớ Địch ơi, có lệ nguồn,
Hãy chia bớt nửa nỗi buồn sang tôi.”
(Hàn Mặc Tử - Bến Hàn Giang)

Chia cho nhau nửa nỗi buồi, hay sẻ cho nhau trọn niềm vui, vẫn là tình-huống của người trong/ngoài nhà Đạo chốn Nước Trời có vui và có buồn, cả một đời người, rất hôm nay.   

Lm Richard Leonard sj biên soạn  
Mai Tá lược dịch

No comments: