Saturday 15 October 2016

“Tôi cúi mặt, lời nguyện cầu rất khẽ,”



Suy Tư Tin Mừng Tuần thứ 30 thường niên năm C 23/10/2016

Tin Mừng (Lc 18: 9-14)

Đức Giêsu còn kể dụ ngôn sau đây với một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác:

"Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pharisêu, còn người kia làm nghề thu thuế.

Người Pharisêu đứng thẳng, nguyện thầm rằng:
"Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con. Còn người thu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng:

"Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi. Tôi nói cho các ông biết: người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi; còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên."

“Tôi cúi mặt, lời nguyện cầu rất khẽ,”
Cầu cho người và nguyện ước cho tôi.
Linh-hồn tôi nay đã khác xưa rồi,
Cũng rạo-rực bao đam-mê trần thế.”
(Dẫn từ thơ CV)

Mới “cầu nguyện rất khẽ” thôi, mà sao nhà thơ đã “rạo rực bao đam-mê trần-thế”. Nguyện cầu rất khẽ, lâu nay vẫn chỉ thấy có một người. Cầu nguyện khẽ, ở chốn riêng tư hay thánh-đường im ắng, nhà thơ nay khác xưa rất nhiều. Đâu giống kiểu Pharise6u thông-thái, thời buổi trước. Khác kiểu của người thâu thuế cứ sợ sệt, như trình-thuật gợi nhớ, rất hôm nay.

Trình thuật hôm nay, Chúa kể về phương-cách nguyện cầu nơi nhà Đạo. Hai lối cầu-nguyện, mang phong-thái hoàn-toàn khác biệt. Một đằng là của “người tốt/việc tốt”, lúc nào cũng cho rằng mình chính-đáng, giữ luật rất tự-hào. Một đằng theo kiểu người nghèo, lại cho mình luôn có lỗi. Và cuối cùng, câu hỏi vẫn là: ai cầu nguyện đúng cách, ai sai?

Trình-thuật hôm nay cũng cho thấy nghịch-lý nơi lời phê của Đức Chúa về các thái-độ nguyện-cầu. Nhiều người cứ tưởng: Chúa chỉ ưa những ai biết giữ luật Đạo, không làm điều sai quấy, trái lương tâm, như đám Pharisêu, Biệt Phái vẫn thường làm. Không phải thế! Chúa chỉ đề-cao thái-độ khiêm-nhường của người thu thuế biết mình có lỗi, dám phạm luật phản-chống Đạo.

So-sánh thái-độ của hai người khi cầu-nguyện với điều mà thánh Phaolô viết trong thư gửi đồ đệ mình, cũng thấy cả một khác-biệt. Đọc thư, nghe có điều nhẹ-nhàng như tâm-sự: “Tôi cam chịu mọi sự vì các kẻ được chọn, để họ được cứu-rỗi, cùng vinh-quang đời đời, trong Đức GIêsu.” (2Tm 2: 9-10)

Như thánh Phaolô khẳng-định, điều ta làm hoặc khi cầu-nguyện dù rằng tốt hay rất hợp với với pháp-luật, chỉ vì Chúa và nhằm giải-phóng tha-nhân, đồng-loại. Điều ta làm, là quyết đưa người người về với quyền-năng yêu-thương của Đức Chúa.

Với Do-thái-giáo, người thu thuế rõ ràng là kẻ phạm lỗi. Anh rút rỉa lấy tiền bạc của dân đen,kẻ bị trị. Và, chỉ trao phần nhỏ cho đám thực-dân La Mã mà thôi. Và vì thế, anh luôn bị dân-chúng oán ghét. Oán thán/ghét bỏ vì chính anh chẳng lý gì đến luật-lệ. Nhưng anh lại là người biết mình biết hết mọi người. Biết rằng mình đớn hèn, nên rất khiêm-tốn không hợm hĩnh và cũng chẳng tự-cao, như các bậc đại-sĩ, rất Pharisêu.

Với người thường, quà tặng Chúa gửi là: biết hạ mình hèn hạ, rất đáng tội. Nhận mình có lỗi không phải để xưng thú hằng tháng, như thói quen. Xưng cho nhiều, cũng chỉ là xưng thú những tật ít quan-trọng, như: nổi nóng, cắp vặt, bất tuân bề trên, hay quên sót lễ lạy, ngày của Chúa, vv. Tội đích-thật mà thu thuế/dân thướng vẫn hay quên, là: làm mất đi tương-quan đẹp ta có với Chúa, với người cùng sống quanh ta. Tương-quan ấy, là điều ta phải giữ. Để mất đi, là mất tất cả. Và, đây mới là điểm chính yếu của nguyện cầu.

Tội của đám người tự cho mình là người tốt, là thái-độ luôn duy-trì tương-quan với mọi người theo phương-thế kẻ cả, rất trịch-thượng. Chẳng bận-tâm gì đến việc tạo niềm vui sống, tích-cực với những người đang chung sống. Nhất thứ, là những người sống ngoài quỹ đạo của giới cao-trọng, quyền thế.

Lỗi phạm ít được người đời để tâm xưng thú, đó là: thiếu quyết-tâm yêu-thương/giùm giúp hết mọi người. Không giúp họ duy-trì tương-quan cần có với Chúa, với người thường. Thiếu-sót ấy, ta vẫn nghe quen lời khiển-trách, trong Kinh Sách, đại để như: “Ta đói khát, đơn độc, cố phấn đấu làm lành, mà nào thấy air a ta phụ giúp! Ta lúng túng lo âu, bị hắt-hủi bỏ rơi, ngươi đâu nào đứng lại, hầu đỡ nâng. Thậm chí còn xỉ vả, trách thầm: như thế cho đáng đời, bọn ngu si!”

Chấp-nhận là mình có lỗi, không làm ta ly-cách, tách rời khỏi vòng tay yêu thương của Đức Chúa. Nhưng, là tín-hiệu. Là, thành-phần của cuộc sống của ta. Khôn-khổ cho người nào không nhận là mình đã lỗi phạm, mà còn dương oai cứ cho rằng mình chẳng cần gì đến nhu-cầu đạo-đức. Người như đám Pharisêu/Biệt Phái đâu nào muốn Đức Chúa can-thiệp vào đời mình. Tệ-hại hơn, tội và lỗi còn là trạng-thái tuyệt-vọng, cứ nghĩ rằng: Đức Chúa chẳng còn yêu tôi, vì tôi phạm vào luật cấm.

Điều cần ghi nhớ, là: đừng lo sợ mình đã lầm lỡ. Bởi phụng-vụ Phục-Sinh đêm canh thức có nói đến “tội hồng phúc”, khi con người cả gan đóng đinh Chúa trên thập-tự. Và, phải nhận rằng chính hành-động này đã kéo theo ơn cứu rỗi. Cũng thế, trong cuộc sống đời thường, những lầm lỡ ta mắc phạm, cũng có thể được đánh giá như hành-động chất chồng thêm ân huệ, mang đến cho ta. Miễn là, tội ấy giúp ta nhận ra được chính mình. Cái mình còn yếu kém. Cái mình, vẫn còn tuỳ-thuộc vào sự đỡ nâng của Thiên-Chúa, từ những người xa lạ, rất tha-nhân.

Biết nhận mình đã lầm lỡ hệt như người thu thuế còn giúp ta biết xót thương cảm-thông cho yếu đuối và vấp ngã của người khác,nữa. Nhận-định mình có lỗi, để rồi sẽ không bao giờ để lượt mất niềm tin-tưởng vào lòng từ-nhân, của Đức Chúa. Bởi, Thiên-Chúa là Đấng luôn sẵn sàng ở cạnh ta, ở cạnh bên, Ngài vẫn đợi chờ mọi người sai phạm gửi tín-hiệu về, cần sự đỡ nâng.

Biết nhận mình có lỗi, còn là ý-nghĩa trong câu nói của sách Huấn ca, rất nguyện cầu, như: “Lời cầu-nguyện của người khiếm-tốn đã vọng lên thấu các tầng mây.” (Hc 35:15) Nguyện cầu xuyên thấu tầng mây, chắc chắn sẽ đạt tới Đức Chúa, vẫn sẵn sàng đợi chờ. Chấp-nhận mình là kẻ đớn hèn, phạm lỗ, tuy thế vẫn không là chuyện dễ làm. Nhưng khi đã nhận mình lầm lỡ, Chúa đến tiếp sức mọi người, Ngài chẳng bao giờ từ nan.

Hãy cứ vui lên, dù có cảm nhận rằng mình đã lỗi phạm, tội tày trời. Cứ vui lên mà “cầu cho người, nguyện ước cho tôi”. Cho “nơi không mang sầu thương”. Nỗi sầu hèn của người phạm lỗi nhưng vẫn gieo sức sống từng bừng. Vì đã có Chúa ở cạnh bên, trong nguyện cầu.  

 Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch

No comments: