Friday 3 August 2018

“Trái tim con, đang rên siết héo mòn,”


Suy Tư Chúa nhật thứ 18 thường niên năm B 05/8/2018
(Ga 6: 24-35)
 
Vậy khi dân chúng thấy Đức Giê-su cũng như các môn đệ đều không có ở đó, thì họ xuống thuyền đi Ca-phác-na-um tìm Người. Khi gặp thấy Người ở bên kia Biển Hồ, họ nói: "Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ vậy?" Đức Giê-su đáp: "Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê. Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực trường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận." Họ liền hỏi Người: "Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn?" Đức Giê-su trả lời: "Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào Đấng Người đã sai đến." Họ lại hỏi: "Vậy chính ông, ông làm được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông? Ông sẽ làm gì đây? Tổ tiên chúng tôi đã ăn man-na trong sa mạc, như có lời chép: “Người đã cho họ ăn bánh bởi trời."

Đức Giê-su đáp:"Thật, tôi bảo thật các ông, không phải ông Mô-sê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính là Cha tôi cho các ông ăn bánh bởi trời, bánh đích thực, vì bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, bánh đem lại sự sống cho thế gian." Họ liền nói:"Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy." Đức Giê-su bảo họ:"Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!”  
   
“Trái tim con, đang rên siết héo mòn,”
“Nên chạy đến bên Người, con kêu khấn.”
(dẫn từ thơ Hoài Châu)

Phải chăng nhà thơ nay chạy đến bên Người là vì tâm can rên siết, những héo mòn? Phải chăng nhà Đạo cũng làm thế, khi tim mình chẳng còn thấy gì hứng thú? Héo mòn và hứng thú, là hai phạm trù được diễn tả ở trình thuật thánh Gioan ghi, hôm nay.

Trình thuật thánh Gioan nay ghi, là ghi về một sự thể có tình tiết giống ở đời. Tình tiết, về Bánh Hằng Sống rất yêu thương, không chỉ có ở Tiệc Thánh, mà thôi. Nhưng, Bánh Hằng Sống còn là Lời Ngài trải rộng trong từng giai đoạn tiến triển ở Tiệc Thánh. Và, Tiệc Ngài dọn còn dành nguyên nửa buổi để giúp người dự vui hưởng tâm tình Ngài tỏ bày, qua bài đọc.

Bài đọc 1, trích từ Cựu Ước thường ăn khớp với Phúc Âm. Ở ngay giữa là bài đọc 2, gồm các thư của thánh tông đồ theo chân Chúa từ độ ấy, đa phần là thư thánh Phaolô được Hội thánh dùng làm cầu nối giữa Cựu và Tân ước. Thế nên, Tiệc Thánh vẫn là dịp thuận để người dự sống áp dụng Lời Ngài, trong cuộc đời.

Đôi lúc người dự Tiệc thấy cũng khó mà hiểu trọn các đoạn Kinh Sách được trích theo kiểu bốc thăm vốn vượt ra ngoài bối cảnh của Tin Mừng. Nên, đôi lúc người nghe cũng thấy khó mà áp dụng vào cuộc sống bình thường của người đi Đạo. Nhưng, nếu người đọc và người nghe chú tâm vào chủ đề từng biến đổi từ cảnh bạo lực trong cuộc sống thành động thái biết chọn sống hiền lành/tử tế, sẽ khác hẳn.

Đồng thời, trích dẫn bài đọc từ sách Cựu Ước theo kiểu bốc thăm/may rủi, có thể làm người nghe thấy cũng giống báo đài thuật toàn chuyện bạo lực, như: khuynh loát, sách nhiễu, hành hạ nô lệ, lưu đày, thánh chiến, nói chung về nền văn hoá Do thái trước sau lưu đày. Với người Do thái, toàn bộ nền văn hoá này gồm tóm trong Torah, vẫn tồn tại trong thế giới còn hoang sơ mà họ là thành phần thiểu số. Ở đó, còn nói đến Giao ước Chúa thiết lập với con ngưòi. Đến Lời Ngài hứa ban cho dân con một tương lai ngời sáng có “đất lành chim đậu”, có vương quốc Nước Trời hiền hoà do vua cha và ngôn sứ dành để.

Bài đọc 3, là trình thuật rút từ Giao Ước Mới của Chúa, đôi khi cũng pha dặm đôi nét bạo lực, như: cảnh Chúa cam chịu đóng đinh, đền thờ Giêrusalem bị phá hủy, hoặc đế quốc La Mã hà hiếp văn hoá của người Do thái ở thế kỷ cuối trước Công nguyên. Nói tóm, Giao Ước Mới cũng thấy cảnh khổ đau, sầu buồn, tàn bạo. Nhưng, thực chất của Giao Ước Mới chỉ đưa ra cách sống mới không bạo tàn, cưỡng bức.

Bằng vào cung cách mới này, Đức Giêsu và những người theo chân Ngài cũng từng trải sự sống không chỉ lúc nào cũng tích cực, nhưng có lúc cũng trầm buồn, rất nản lòng. Và, Ngài cũng thấy ở đó một dịp thuận tiện để ta suy tư về chủ thuyết duy-kỷ vốn lợi dụng người khác để làm lợi cho chính mình, tôn thờ mình. Trái lại, Ngài còn chấp nhận đường sống rất thấp để biến Ngài thành chốn hư không, trống rỗng, không màng quyền lực vẫn chờ chực mình ở quanh đó. Và, Ngài chấp nhận chịu đóng đinh trên thập tự là vì thế. Chấp nhận, cả cái chết rất bạo tàn qua kinh nghiệm về nỗi “chết dần chết mòn” để rồi tìm ra điều tích cực hiện tỏ sự trỗi dậy từ mồ trống.

Suốt cuộc đời, Ngài chỉ nói bằng Lời thương yêu vô điều kiện. Thứ tình thương chỉ hiện rõ nơi cuộc sống trải nghiệm về nỗi chết bạo tàn hầu chọn lựa Sự Sống tích cực mà con người vẫn giáp mặt, nhưng khó thấy. Chúa từng sống trải nghiệm vẫn giáp mặt nỗi niềm chết chóc rất tiêu cực, có thế mới ban cho ta khả năng và nghị lực cùng ý chỉ để được sống như Ngài. Và Ngài chuyển đến cho ta sức sống nội tâm là Thần Khí đến ở trong ta, để ta cùng Ngài mà sống. Sống, có thời khắc của Xuân mùa bất tận, trong đó mọi người sẽ không còn sống theo cung cách bạo lực, nữa.

Đôi lúc việc chọn bài đọc không cho người nghe biết rõ tất cả ý nghĩa của chọn lựa. Nhưng nếu người dự Tiệc Thánh vẫn thường xuyên đến với cộng đoàn để cùng dự, sẽ dễ nhận ra điều này. Và, người dự sẽ còn khám phá thêm nhiều ý nghĩa hơn. Khám phá ra Chúa đang nói Lời yêu thương với ta. Và, Ngài vẫn chờ đợi nơi ta một đáp trả, tích cực. Đáp trả, không bằng câu trích từ sách cổ, nhiều điển tích. Nhưng, bằng áp dụng Lời sống động vào cuộc sống của ta, và mọi người. 

Bởi thế nên, đọc Lời Chúa ở Tiệc Thánh không chỉ đơn giản đọc và hiểu mỗi nghĩa chữ của bài đọc; nhưng nên coi đó như Lời đối thoại Chúa chuyển đến với ta, để ta đàm đạo với Người. Đối thoại, là để đáp trả từ niềm tin sau khi nghe Lời Ngài dạy dỗ. Đối thoại trong im lặng, cũng là động thái đáp trả mà Chúa vẫn chờ từ nơi ta. Đáp trả, bằng niềm tin-yêu ta vẫn có đối với Chúa, với mọi người.  
            
Tiếng Do thái cổ xưa, được sử dụng trong Cựu ước, thường diễn tả sự đáp trả ấy bằng cụm từ “Dabar” tức “lời được thốt” bao gồm cả một ý tưởng về một sự kiện vừa khởi đầu. Ở Tiệc Thánh, nhất là phần Tiệc Lời Chúa, là sự khởi đầu của đáp trả. Theo sau đó, có lời diễn giải của linh mục hoặc phó tế muốn biến đáp trả ấy bằng hiện thực, ngay tại chỗ. Diễn và giải, không là giáo án hoặc bài giảng thuyết. Nhưng lại là nói lên quan điểm lập trường bảo rằng Lời của Chúa trong đó bao gồm rất nhiều đường lối sống Chúa đưa ra, và có nghĩa là Ngài còn chờ sự đáp trả, không phải bằng nghi thức tế tự ở buổi Tiệc, mà bằng cuộc sống thực được áp dụng vào những tuần sau đó.  

Diễn giải hoặc san sẻ Lời của Chúa, dù gọi đó là giảng thuyết hay giảng đạo đi nữa, vẫn là để cho người dự Tiệc nghe biết về đường lối sống giống như Chúa. Giống, như một đáp trả rất thân thiện, lành mạnh. Diễn giải Lời Ngài, còn để khích lệ người dự Tiệc học được cung cách biến đổi tính bạo tàn trong cuộc sống thành tính chất hiền từ/tử tế, vào mọi lúc. Hiền từ/tử tể với chính mình, người khác và với Chúa. 

Chu kỳ phụng vụ suốt 3 năm, Hội thánh trích dẫn rất nhiều bài đọc. Và, kèm theo đó, có rất nhiều bài giảng thuyết khiến người nghe những là ngủ vùi, hoặc lịm chết. Nhưng, tựu trung, Chúa vẫn tỏ ra kiên nhẫn với người diễn và giảng Lời. Thậm chí, Ngài còn mong cho mọi người cả người diễn giảng lẫn người nghe giảng giải có thể biến đổi trở nên hiền từ/tử tế, rất hết mình. Ngài không vội vã ước muốn lời diễn giảng mau chóng mang lại kết quả rất nhãn tiền. Bởi, càng vội vã bao nhiêu thì việc đổi và biến cũng không bảo đảm được chất lượng thực sự của biến đổi.

Thời nay, người người nói quá nhiều về cụm từ “đọc sách thánh”, hiểu theo nghĩa chỉ những đọc và nghe mà không theo đường lối tích cực. Tức, chỉ ngồi đó nghe tai này lọt tai khác như nghe hát nhạc kịch. Nghe rồi là xong, chẳng đánh động cũng chẳng đưa người nghe đi vào một quyết tâm. Nói cách khác, chẳng có gì bảo đảm là Lời Chúa đi sâu vào tâm khảm của người nghe lẫn người đọc để rồi khích lệ họ áp dụng vào đời sống có đáp trả. 

“Đọc sách thánh” ở Tiệc Lời Chúa, lại quyết mang một ý nghĩa khác. Ý nghĩa, của sự việc giúp đỡ người nghe đi vào hiện thực. Nghe như thế, là nghe trong tư thế sẵn sàng biến đổi từ sự bạo tàn, khó chịu thành động thái chịu khó mà sống hiền từ/tử tế. Có như thế, Lời Chúa mới tiếp tục trở thành cuộc đối thoại cởi mở, giữa Chúa và chính mình. Giữa chính mình và Đức Chúa hiện diện nơi tâm người khác. Dù người đó có là Kitô-khác, hay chỉ là người “ngoài luồng”, ngoài Đạo.

Nói cách khác, “đọc sách thánh” là đọc được sự đối thoại giữa Đức Chúa và con người. Giữa con người và con người, như Kitô-khác. Đọc như thế, sẽ như thể dám cùng nhau đứng thẳng dậy mà tuyên xưng niềm tin qua kinh Tin Kính của cuộc đời vẫn tuyên bố rằng: Chúng tôi tin vào đường lối sống Chúa khuyên dạy, từ Sách thánh. Và chúng tôi sẽ tìm cách biến Lời ấy thành hiện thực, ở đời thường.

Tiệc Lời Chúa, như thế là sự thể của toàn thể vũ trụ vạn vật. Thế nên, vào giờ nguyện cầu tiếp theo sau, lời lẽ yêu cầu vào lúc ấy không còn là những thỉnh cầu lợi lộc cho riêng bản thân người cầu và nguyện, nhưng mang tính toàn cầu. Bởi lời cầu của vũ trụ không là cầu cho ông A bà B được tìm thấy sau khi bị lạc. Nguyện cầu đây, cũng không là lời cầu của vũ trụ vạn vật chỉ xin Chúa có được sự kiện lớn lao trong vũ trụ. Nhưng là lời cầu mong cho chuyện lớn trong vũ trụ được xảy đến qua đó mọi người trở nên hiền từ/tử tế, thật giống Chúa.

Nguyện cầu vào Tiệc Lời Chúa, là nguyện và cầu để vũ trụ vạn vật có được bình an, không một ai còn hằn in tính chất bạo tàn, kỳ thị. Nhưng, biết nghĩ đến người khác. Biết hỗ trợ, giùm giúp những người có nhu cầu thiết thực, ở mọi nơi. Lời cầu và nguyện ước ấy dẫn đưa người dự Tiệc hiên ngang phấn khởi để vào với phụng vụ Thánh Thể, rất hiệp thông. Xuyên suốt. Rất đậm đà tình Chúa và tình người.

Trong tâm tình đó, nay ta lại ngâm tiếp lời thơ ý nhị còn ngâm dở:

            “Trái tim con đang rên siết héo mòn,
            Nên chạy đến bên Người con kêu khấn.
            Xin Chúa thương đưa bàn tay chí thánh,
            Giúp cho con được chắp cánh cùng nàng…”
            (Hoài Châu – Nguyện Cầu)  
    
Nguyện cầu đây, không chỉ để chắp cánh bay cao cùng nàng, về đâu không biết nữa. Nhưng nguyện và cầu, để người người biết nghe Lời giống như Chúa, chỉ muốn hiện thực ý của Ngài, mà thôi. 

Lm Kevin O’Shea DCCT biên soạn –
Mai Tá lược dịch

No comments: