Thursday, 17 September 2020

Suy niệm Tin Mừng CN 25 Thường niên năm A 20/9/2020

 

"Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình. Sau khi đã thoả thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền, ông sai họ vào vườn nho làm việc. Khoảng giờ thứ ba, ông lại trở ra, thấy có những người khác ở không, đang đứng ngoài chợ. Ông cũng bảo họ: "Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho, tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng." Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu, rồi giờ thứ chín, ông lại trở ra và cũng làm y như vậy. Khoảng giờ mười một, ông trở ra và thấy còn có những người khác đứng đó, ông nói với họ: "Sao các anh đứng đây suốt ngày không làm gì hết?" Mt 20: 1-6

 

“Cùng rủ nhau về góp một thành hai,”

“Những bưóc chân người góp đi làm đến.”

(dẫn từ thơ Nguyên Sa)

 

Rủ nhau về góp sức, góp cả “những bước chân người đến”để cùng làm, là tình huống vẫn thấy có, ở đời thường. Tuy cùng làm, nhưng mỗi người lại hưởng lương tiền khác biệt, đó mới là tình huống bất ưng của công nhân thợ thuyền được thánh sử kể lại ở trình thuật, rất hôm nay.

Trình thuật nay kể, là kể về dụ ngôn có tình tiết/lớp lang rất đời thường, ở mọi thời. Một thời, có đám công nhân càm ràm về công bằng với công lý mà người chủ thực hiện. Người chủ ở đây, quyết hiện thực đường lối chi trả rất khác lạ của riêng ông. Vào cuối ngày, ông gọi những người đến làm việc vào giờ chót và cho họ trọn lương hướng của nguyên ngày. Đám thợ này, không phản đối đã đành và mừng khen chủ mình nhân hiền, rộng lượng. Họlẳng lặng chấp nhận. Còn, đám thợ làm nguyên ngày cũng chỉ nhận bấy nhiêu thôi. Bởi thế nên, đó mới là duyên do ta nghe có tiếng phản đối đường lối xử sự khá bất công của người chủ.

Cứ tưởng tượng tình huống trong đó có người đứng suốt ngày ở đầu đường để tìm việc. Hoặc, những người cứ lân la nơi phòng tuyển dụng hoặc cơ sở từ thiện hòng được giúp đỡ, nên nếu có ai gọi tên mình vào giờ phút chót, cũng rất cám ơn. Thế nên, mấy người này thấy mình hạnh phúc hơn bao giờ hết. Bàn cãi chi cho nhiều, ai cũng thấy là những người lâu nay để mấtđi niềm hy vọng, nay được gọi đến cho việc làm, lại được trả lương hậu hĩnh, thì quả là không hạnh phúc nào lớn hơn thế.

Hãy liên tưởng đến trường hợp khác, trong đó có người thợ suốt ngày đổ mồ hôi sôi nước mắt, sẵn sàng chấp nhận đồng lương ít ỏi để sống qua ngày. Và người đó còn phải lo cho gia đình nheo nhócđang trông chờ mình về. Thợ như thế, hay tính toán giờ giấc, giá cả cũng như loại hình lao tác mình có thể làm. Họ suy tính công việc có thể thương lượng được với chủ, để tiền mang về đủ nuôi sống nhiều miệng ăn. Họ làm việc có hợp đồng, luật lệ công minh như thường thấy ở nhiều nơi.

Nay, hãy liên tưởng đến người kiếmđồng lương có giao kèo/thoả thuận hẳn hòi, nhưng không tính đến khoản phụ trội, tưởng thưởng hoặc phụ thu hầu thêm mắm muối cho bữa cơm hằng ngày. Nhưng, những người này vẫn trông chờ những quà tặng không tên phụ vào ngân sách gia đình như:đồng lương tăng vì vật giá, lạm phát. Tiền mất giá. Không có các khoản này, người thợ sẽ không mấy hài lòng, dù tiền thưởng không hẳn là quà ngẫu nhiên, do người chủ rộng tay độ lượng.

Cũng nên liên tưởng đến giới thợ nào thấy mình chẳng bao giờ được hưởng những thứ đó, nên vẫn lảng vảng quanh phòng tuyển dụng, hoặc chốn nhà thờ. Những người này, sẽ hiểu công bằng/chính trực theo lẽ tự nhiên. Những điều, những lẽ ít thấy trong cõi đời. Thế nên, thái độcủa họ là thái độ của người thợ làm việc theo cách tiêu cực, nghĩa là: chỉ làm theo mức tối thiểu, chỉ bỏ vào đó đủ sức lao động của mình, thôi. Hoặc, những người suốt ngày cứ chống cằm lên bàn, khi thấy không có ai dò xét, để ý. Vì họ cứ nghĩ: mình dại gì mà làm cho lắm, chỉ lợi cho chủ, thôi.

Những liên tưởng ở trên, không chỉ xảy ra nơi sở làm hoặc công trường lao động, mà thôi. Nhưng nó vẫn xảy đến cả trong Hội thánh nữa. Xưa nay, nhiều người đi Đạo vẫn ao ước có được nhiều quyền, nhiều tiền và nhiều qui chế dễ thở để được hưởng thụ, nhiều hơn nữa. Với hàng giáo sĩ, thì nhiều vị phục vụ nhiều năm trong âm thầm/tăm tối, nay muốn về giáo xứ/họ đạo sung túc, hoặc đông đúc bổn đạo cho bõ công ngày tháng chôn vùi đời mình trong bóng tối. Nên, hễ thấy thế hệ trẻ mới ra trường lại có được chỗ tốt thơm, mới đem lòng căm tức và nhìn xuống đám trẻ bằng đầu mũi.

Với hàng ngũ giáo dân, có người lại chỉ muốn có chân trong hội đồng giáo xứ/mục vụ, để ưu tiên hưởng được nhiều thứ. Là thành viên ca đoàn, có người chỉ thích hát những lễ nào đông người dự. Hoặc, hát vào các giờ lễ thích hợp giờ giấc của mình thôi. Những người có kinh nghiệm mục vụ trong giáo xứ/giáo đoàn, thấy mình tài giỏi hơn người mà chẳng bao giờ được giao phó công việc tốt. Trong khi đó, những người được điều động từ nơi khác đến chưa từng có lấy kinh nghiệm lao tác/hục vụ, lại được giao phó những công việc khó,đòi nhiều kinh nghiệm, thấy cũng lạ.

Đời sống thiêng liêng, cũng thế.Nhiều vị ngỡ rằng chỉ mỗi mình là người được Chúa cho lên thiên đàng thẳng cánh. Những người như thế, những tưởng rằng chỉ mình họ, vốn nhiều năm chuyên chăm làm điều tốt, nên dễ bất bình khi thấy mình không được ưu đãi hơn người khác, nên nghĩ rằng Chúa cũng thiên vị, khi Ngài ban ơn lành cho kẻ xấu, tức cho cả những người chẳng bao giờ làm điều tốt lành hết. Thế nên, nhiều vị lại hay ganh tương/tị nạnh với kẻ biếng nhác chẳng lo chuyện đạo hạnh, mà vẫn được Hội thánh trọng dụng, bởi vì họ biết hoán cải, vào cuối đời.

Dụ ngôn hôm nay khuyên ta nên thayđổi não trạng vẫn có xưa nay. Dụ ngôn thử thách ta cởi bỏ những động thái/tưtưởng nào không cần thiết cho Nước Trời. Thử và thách, chuyển đảo mọi giá trị, do ta đặt ra.

Nơi thế giới của những người chỉ tính chuyện làm ăn và với các thánh hội chỉ những lo toan chuyện làm ăn/ăn làm, không bận tâm gì chuyện thiêng liêng/đạo đức của dân con đi Đạo, cũng như thế. Tức, cũng suy tính về những gì hoặc những việc không có Chúa dính dự, ngự trị. Trường hợpấy, Chúa chẳng khi nào lập toà hoá giải, cũng không có toà kháng án, hoặc văn phòng công lý/khiếu kiện, để mình xin.

Khi nghĩ rằng Chúa ban ơn lành cho hết mọi người, ai cũng hiểu Ngài ban theo kiểu rủi may, giống xổ số. Cứ nghĩ rằng, có thể là ân huệ mình nhận được chắc cũng ít, hoặc rất kém. Bởi, họ lại nghĩ:Chúa đã rộng tay ban phát cho nhiều người, thì còn đâu mà cho mình. Thật ra, ân huệ Chúa ban vẫn dư dật, tràn đầy. Dư và đầy, đến độ ai cũng có phần. Chẳng ai là người thua thiệt, tủi phận hết.

Ân huệ Chúa ban là điều ta có được ngoài mức tưởng tượng, đợi trông. Rất nhưng-không. Chúa không nợ nần gì ai. Và, ta cũng chẳng có công gì để đáng được nhận nhiều hơn người khác. Lâu nay ta nhận ân huệ dồi dào, vì Chúa thương yêu hết mọi người. Ngài yêu thương vô điều kiện. Không bớt xét. Thế nên, tất cả mọi người trước sau gì cũng được. Tất cả đều là ân huệ. Tất cả đều được ơn.

Đọc dụ ngôn hôm nay, nhiều người thường hiểu vườn nho mà thánh sử đề cập ở trình thuật, chỉ là nước Do thái hoặc thánh hội rất Công giáo. Người làm vườn, là kẻ được mời đến chốn thánh thiêng, các văn phòng hoặc thánh bộ. Thật ra, không phải thế. Chúa đâu cần thợ ở vườn nho. Ngài cũng không cần công nhân lao động ở mọi chốn. Điều Ngài muốn và cần, là mọi người được mời đến để Ngài tặng ban ơn lành, cách nhưng-không. Để rồi, ta nhắn nhủ mọi người hãy trao cho nhau tình thương yêu ân huệ ấy. Chí ít, những người đang cần được ta thương yêu.

Đó là sứ mệnh phục vụ. Đó, không là món hời dễ ăn. Nhưng, là tương quan hai chiều. Và ta được mời đến để phục vụ.Phục vụ, ở nơi ta đang sống hoặc ở chốn miền ta hoạt động rất lao lực. Bất kểta là ai. Bởi cuối cùng, rồi ra người được mời cũng sẽ ngạc nhiên/thích thú được ban và nhận ơn như thế.

Trong thời gian đợi chờ Chúa ban ơn, ta hãy trở về với công việc liên quan đến mỗi người, và mọi người. Chúa vẫn đểtâm chăm sóc đến ta khi ta kết thúc một ngày lao động đường dài. Ngài chẳng kỳthị ai, hoặc bất công với ai trong lao động. Ngài là Đấng Nhân Hiền Độ Lượng, luôn rộng ban ơn lành cho hết mọi người. Chắc chắn ta sẽ nhận dù không là những gì mìnhđáng hưởng vì công của mình, nhưng nhận rất nhiều. Nhiều hơn cả những điều ta dự đoán.

Trong cảm nhận tình thương ân huệ Chúa ban, cũng nên ngâm lại lời thơ còn dang dở:

 

“Chỉ những miệng cười góp lạ thành quen.

Góp những giọng hò làm trống ngũ liên.

Góp những bàn tay dựng thành đại hội,

Cánh tay chắp cánh tay cho dài thêm nửa với.”

(Nguyên Sa – Bài Hát Cửu Long)

 

Góp sức hay góp giọng, thành đại hội. Gạo quanh nồi, góp lại thành bữa cơm chung. Để sáng ngày làm sông làm biển. Thứ biển sông, mênh mông tình Chúa vẫn ban ơn cho hết mọi người. Ở đời.

 

Lm Kevin O’Shea DCCT biên soạn

Mai Tá lược dịch

 

No comments: