Saturday 17 August 2013

“Ôi phép lạ, ôi nhiệm mầu,”



Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 21 Thường niên năm C 25.8..2013
“Ôi phép lạ, ôi nhiệm mầu,”
“Vườn tiên sáng láng, như lòng người thương.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Lc 13: 22-30 / Lc 12
            Phép lạ nhiệm mầu, là phép rất lạ của tình thương-yêu Chúa diễn bày cho mọi người. Như, trình thuật rày ghi chép.
            Đọc trình thuật thánh Luca, ra như có người muốn hỏi: vào cửa hẹp, phải chăng có nghĩa: mọi người đều được cứu rỗi, hay chỉ người nghèo/kẻ hèn, không nơi nương tựa, đoái nhìn mình? Vào cửa hẹp, phải chăng là sống như người nghèo, chẳng mơ ước chuyện tương lai, vẫn sống nghèo?
            Trình thuật thánh Luca, nhiều đoạn nói về thân phận nghèo được Chúa đoái thương/cổ suý như lối sống vẫn thấy ở đời. Có nhận xét bảo rằng: sở dĩ thế giới này nghèo dần đi, là vì người người cứ tiêu xài phung phí mọi trữ-lượng ở địa cầu. Lâu nay, người người chỉ chú tâm đến chuyện tăng gia khai thác tài nguyên thiên-nhiên, gia tăng tiêu thụ mọi thứ, cả những thứ lẽ đáng không để cho riêng mình mà dành để cho con cháu, thế hệ sau.  
            Nhiều người, lại cứ nghĩ: mình vốn là trung tâm vũ trụ nên có quyền hưởng thụ đủ mọi thứ ngõ hầu thỏa mãn nhu cầu không dứt của mình. Có vị, lại cứ tưởng: cõi địa cầu và tinh tú nằm trên địa cầu phẳng lì, nên chẳng việc gì phải lo cho trái đất. Thế nhưng, khoa-học nay báo động rằng: ngân-hà-nhà-mình đang ngày càng xa rời ta, cũng rất chóng. Chẳng mấy chốc, người người sẽ không còn thấy bầu trời đầy tinh tú như xưa/cũ, nữa. Và, hệ thống mặt trời ta đang sống, sẽ ngày một chết dần, là do: ta ở giữa chu kỳ hoạt động của hệ thống ấy.  
            Vấn đề đáng ta quan ngại không nằm ở dữ kiện thấy vũ trụ đang tàn lụi dần, nhưng nằm ở thái-độ của mọi người, chí ít là ở trong đầu mỗi người. Bởi, nếu cứ “vùi đầu vào cát” như loài chim trĩ, ắt hẳn ta sẽ không giải quyết được vấn-đề, và cũng chẳng thể sống sót trong tình huống ấy.
            Thái-độ này, tựa hồ động-thái ta vẫn có đối với thuốc chủng ngừa cúm vào lúc mới sáng chế; hoặc, như cuộc bầu phiếu gia-nhập Hiệp hội Châu Âu, khi nhóm này lần đầu được đề nghị, vv. Cũng không khác, tình-huống thế-tận mọi người lo sợ vào cuối năm 2000. Khi ấy, các chuyên-gia bị coi như sức mạnh của quỉ ma, chẳng ai tin. Và, sự thể là: người người đều có tầm nhìn khác biệt, rất sợ thiên-nhiên vạn vật sẽ đổi khác, và họ không muốn thay đổi lối sống cũ/xưa, chỉ tập trung vào chính mình, theo kiểu cách rất vị kỷ.
            Nay, là lúc để mọi người quay lại nhìn vào tình-huống vũ-trụ ta đang sống. Vào, chính con người mình, bởi mình và người đều là thành phần của vũ trụ. Từ năm 2008 đến nay, nhiều người đều nói đến hiện-tượng “khí hậu đổi thay”, tức: lối “viết tắt” của vũ trụ đang ngày dần sụp đổ. Con người bỗng chốc thức giấc trước hiện tượng ấy. Nhưng, chẳng ai thức dậy hoặc thay đổi lối sống của mình, vì mọi người vẫn khát khao có được nhiều thứ: từ năng lượng, tiền của đến tài nguyên thiên-nhiên. Khao khát, vì mọi người không hài lòng về mức độ mình sở hữu. Vẫn khát khao không ngừng, cả kinh tế lẫn tài nguyên môi trường. Nhưng, thiên nhiên đất mẹ chẳng thay đổi lối cung cấp nguồn mạch sống, khác trước đây.
            Điều tệ hại, là: con người vẫn tham sống và coi cuộc sống rất ham làm thành thứ thiên-nhiên-tự-tại của cuộc sống, và coi đó như chuyện tự-nhiên thường tình của đời sống. Nên, cứ thế khai thác, hủy hoại môi trường thực tại. Hủy cả con người mình. Thành thử, nay là lúc mọi người cần ngưng kiểu cách ấy. Cần tái tạo ý nghĩa tùy thuộc thiên nhiên, hơn chính mình. Tùy, vào những gì mình không thể tạo ra “thiên nhiên”. Bởi, ta không là cá thể sống riêng rẽ chỉ hưởng lợi cho riêng mình, nhưng là thành phần sống động trên mặt đất, biết sẻ san, trung hoà, trộn lẫn sống với nhau/cho nhau.
            Hiển nhiên, là: thế giới ta đang sống sẽ trở thành một thế giới khác thời trước, như ta biết. Mỗi người và mọi người rồi ra sẽ chỉ sở-hữu tài nguyên vật-dụng theo tầm kích đúng đắn. Tầm kích, cả về cơ ngơi, thực phẩm, phương tiện di chuyển cũng như vật dụng đều của chung. Mỗi cá thể hoặc nhóm hội đều sẽ không hoàn toàn được tự do làm theo ý riêng mình, nhưng gò bó trong khuôn khổ do điều mình sở hữu hoặc những gì vượt tầm kiểm soát của chính mình. Bởi, trong tương lai, các hoạt động có tầm kích quốc gia hoặc quốc tế, sẽ chi phối khả năng của cá nhân mỗi người.
            Nhằm chuẩn bị cho một tương lai tươi sáng, cũng nên tìm đến các giải pháp khả dĩ chỉnh sửa tình-trạng tồi tệ trước khi nó trở thành quá trễ. Trước nhất, là đề nghị: tái định-vị địa-thế chốn miền ta sinh sống. Định-vị, không theo nghĩa tái-lập môi trường, mà vẫn sống tại chốn miền mình đang ở. Tái-định-vị, chỉ có nghĩa: bớt đi mọi chuyển-dịch đường dài, các chuyến bay đường trường để hội họp hoặc thảo-luận ở nơi xa. Bớt dần các chuyến đi xa, dài ngày nhiều tốn kém. Định-vị, còn là sử dụng phương tiện công cộng hoặc đi bộ nhiều hơn, cả khi ta có sẵn xe để đi.
            Chuẩn bị cho tương lai tươi sáng, còn là: giảm bớt thức ăn thừa mứa những thịt thà, tôm cá để rồi, thay vào đó bằng rau trái, đậu/hạt rất ích lợi. Đồng thời, cũng nên chỉnh sửa cung cách sử dụng máy móc chạy bằng xăng/dầu hay năng lượng điện. Sử dụng đèn thắp sáng hoặc máy lạnh/tủ lạnh cho hợp lẽ, ít phung phí. Nói khác đi, về lại với thiên-nhiên càng nhiều càng tốt, mới sống sót.
            Trình thuật thánh Luca còn cho thấy Chúa nói với người theo Ngài để mai ngày trở thành đồ đệ Ngài, rằng: “Bấy giờ anh em sẽ khóc lóc nghiến răng, khi thấy các ông Abraham, Isaac và Giacóp…” (Lc 13: 28). Nói như thế, Chúa không có ý nhắn nhủ mọi người hãy có cuộc sống nghèo nàn hơn khi trước, nếu muốn ở lại với Chúa và những người sống rất nghèo, của Ngài; mà là: Ngài có ý yêu cầu mọi người hãy thay đổi cuộc sống sao cho hợp lẽ, ngay bây giờ.
            Sống hợp lẽ, như ý Chúa, phải chăng là: diễn đạt lập trường “sống cho thích hợp” thời của Chúa để rồi đưa lập trường ấy vào với cuộc sống thực tế của ta, hôm nay/mai ngày? Và, làm sao ta học được cung cách sống cho phải Đạo, có trách-nhiệm với kinh tế và môi trường theo quan niệm của tín-hữu?
            Để trả lời, có lẽ cũng nên định nghĩa lại tính “khó nghèo” khác hẳn những gì ta thường nói. Sự việc ta thường nói, là: đặt quá nặng lên khía cạnh tinh thần hoặc linh thiêng, chỉ một ý. Nói cách khác, ta chỉ nói, chứ chưa thực hiện đủ cung cách sống nghèo thực thụ, như người nghèo, theo đòi hỏi của Tin Mừng.
            Hội thánh Chúa, có nhiều vị vẫn khấn nguyện sống khó/nghèo trọn đời mình theo tư cách tu sĩ hoặc thừa-tác-viên.Và, vẫn sống đúng với lời khấn hứa ấy. Nếu các vị tu sĩ và cả ta nữa là mẫu mực cho tín-hữu Đức Kitô nay sống nghèo theo nghĩa môi-trường thiên nhiên cần phải sống, thì “khó nghèo” hiện tại mang ý nghĩa thế nào đây?
            Trả lời câu hỏi này, không phải để khuyến khích mọi người trở về với tình huống thuở đầu đời, thời Chúa sống. Nhưng, hãy cùng nhau ngồi xuống để cùng tìm ra giải pháp thích hợp cho mọi người, mọi thời, rất tự nhiên.
            Trong tâm tình ấy, cũng nên ngâm lại lời thơ trên để cảm kích:

“Ôi phép lạ, ôi nhiệm mầu,”
“Vườn tiên sáng láng, như lòng người thương.”
(Hàn Mặc Tử - Chơi Lên Trăng)

Chắc một điều, là: trở về với “vườn tiên sáng láng, như lòng người thương”, khi ấy ta sẽ thấy “phép lạ”, “nhiệm mầu” xảy đến với mọi người, cả với ta. Chính đó là Thiên Đường. Là, cửa hẹp không khó vào. Chỉ khó, cho người giàu có hoặc khó thương, mà thôi.                        
           
            Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh 
Mai Tá lược dịch

No comments: