Friday 20 December 2013

“Chúng tôi nói chuyện bằng hơi thở,”




Suy tư Tin Mừng đọc trong tuần lễ Thánh Gia Thất năm A 29.12.2013

“Chúng tôi nói chuyện bằng hơi thở,”
“dần dần hoa cỏ biến ra thơ.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mt 2: 13-15, 19-23
Nhà thơ đây, dùng hơi thở để nói chuyện. Nhà Đạo đó, dùng truyện kể để thành thơ. Thơ nhà Đạo không chỉ nói bằng văn hoa chữ nghĩa rất bóng bảy, mà bằng lời thật xảy đến ở trong đời. Lời thơ Đạo, nay thánh Mát-thêu diển-giải ở trình-thuật có Đức Chúa của nguồn thơ tạo thành Lời, rất tuyệt vời.
Nét tuyệt vời nơi Lời Chúa, được thánh Mát-thêu diễn-tả bằng đặc-trưng lành-thánh có sự-kiện Ngài mở rộng lòng vi-tha với mọi người chứ không bo bo, gò bó vào “bản ngã” rất cá-thể. Lời Ngài, còn tập-trung hướng-dẫn mọi người hướng về với gia-đình và với cộng-đoàn thân thương, con của Chúa.
Ngày nay, ta nghe nhiều về giá-trị đặc trưng của gia-đình coi đó như biểu hiện cốt-tủy của Đạo Chúa. Với nhóm hội/đoàn thể và xứ Đạo, ta cũng nghe nhiều về tính “cộng đoàn” kết-thân coi đó như việc tiên quyết đưa về lý-tưởng của Đạo. Thành thử, lý-tưởng của thánh gia được diễn-bày như gia đình lý-tưởng, như cộng-đoàn điển-hình là sự thật rất thực, với mọi người.
Hiểu như thế, gia đình và cộng đoàn là nhóm người lý-tưởng được định-hình và qui-tụ làm lai lịch của Đạo. Ta tùy thuộc vào gia-đình, coi như đó là nguồn-gốc cho mọi sinh-hoạt ở xã-hội. Và, ta tùy thuộc vào cộng-đoàn là do có quyết tâm đề ra cho ta, đã từ lâu.
Trình thuật về thánh gia, được cả hai thánh-sử Mát-thêu và Luca viết vào thập niên cuối của thế-kỷ đầu đời Hội-thánh. Cả hai thánh-sử tuy chưa một lần gặp gỡ quen biết nhau nên cũng chẳng thể sử-dụng ý-tưởng của nhau, dù chút ít. Nói chung, hai thánh-sử có quan-điểm và mục tiêu riêng, khi ghi chép. Thánh Mát-thêu tập-trung vào nhân-vật chính là thánh cả Giuse chứ không phải Đức Maria. Và, ảnh-hình chủ lực ở sách Tin Mừng do thánh-nhân viết, là viết về Môsê trong văn chương của Do thái.
Với người Do thái, Môsê là biểu tượng đặc trưng của luật lệ Torah của Do thái. Thánh Mát-thêu không chỉ nhìn vào văn-bản của lề luật, đặc biệt trong sách Xuất Hành, nhưng thánh-nhân đặc biệt nhấn mạnh đến truyền thống dân gian nói về Môsê có trong sách. Dú thế, ưu-tư của thánh Mát-thêu là đưa ra lập trường không phải để áp dụng cho Môsê mà cho Đức Giêsu. Và thánh-nhân không nói về tổ phụ Môsê ở trên núi mà là Đức Giêsu giữa đám nông dân, là lớp người tuy nghèo nhưng quan-trọng. Tiến-trình sử-dụng nhu-liệu về lai-lịch nhân-vật hơi giống chủ trương của thánh Luca, nhưng gốc-nguồn được rút tỉa thì lại khác.
Ở chương 2, thánh Mát-thêu kể truyện 3 nhà đạo sĩ đi thăm Chúa Hài Đồng, về vua Hêrôđê và về cuộc thảm-sát đám trẻ nhỏ, chuyện thánh-gia lánh nạn bên Ai-Cập, là những chuyện khiến một số người đọc tự hỏi: phải chăng đây là sự thật lịch-sử? Có người bảo đúng. Có người nói sai. Cũng có thể, thánh Mát-thêu viết truyện để tạo kết cuộc đầy kịch-tính, như phim kịch. Kích-tính, ở chỗ tác-giả muốn diễn tả tâm trạng thánh cả Giuse khi phải đối đầu với vấn-đề lương-tâm chăng? Có phải thánh cả Giuse được diễn-tả như câu chuyện về Hêrôđê, cùng một cách-thức như chuyện ông Giuse và Abraham thời Cựu Ước?
Tin Mừng thánh Mát-thêu quan-niệm rằng Đức Maria và thánh cả Giuse có gốc nguồn là người Giuđêa, xuất thân từ thôn làng Bét-lê-hem nên mới kể truyện Mẹ Ngài sanh Chúa Hài Đồng tại quê làng Mẹ sinh sống. Điều này, khác với truyện thánh Luca kể rằng hai Đấng xuất thân từ thôn làng Nazarét, xứ Galilêa nên buộc phải đi Giuđêa để thực thi kiểm tra dân số. Nhiều người đọc lại nghĩ rằng: với thánh Mát-thêu, Galilê và Nazarét không thể là chốn miền xứng-hợp với Chúa Hài Đồng như biểu-trưng cho miền lưu-lạc, kéo từ đất Ai-Cập.
Với thánh Mát-thêu, chuyện này kéo theo nhiều hệ-quả cho cuộc sống của Chúa, như kết quả thụ thai từ Đức Trinh-nữ và sự đáp trả của thánh Giuse về việc này. Nói chung, thánh Giuse không xác-chứng cuộc sống ẩn-dật của thánh gia, trên đồi Galilê mà thánh-nhân đây, lại coi Chúa là khách lạ sống ở Galilê như người dưng từ đâu đến. Đó là điều mà thánh-sử bị chống-đối rất nhiều.
Cũng từ đó, người đọc sẽ không còn gặp thấy thánh Giuse nơi nào trong Kinh Sách, nữa. Và, vai trò của Đức Maria cũng trở nên nhỏ bé, khiêm tốn trong Tin Mừng do thánh Má-tthêu ghi. Nói cách khác, viết về Đức Giêsu, thánh Mát-thêu hàm-ẩn yếu tố văn-hoá đích-thực và cả chi tiết xã hội và gia-đình về một Đấng bậc có xuất xứ khác hẳn lối viết của các thánh-sử khác.
Lối sống gia-đình theo văn-hoá Do-thái vào thời Chúa, lại tập trung vào quyền của người Cha, tức: đặt nặng chuyện phụ-hệ. Người cha là sở-hữu-chủ toàn bộ gia đình của ông cả mọi người cũng như mọi sự, trong nhà. Gia-đính chỉ danh giá, trọng vọng nếu người cha có uy-tín và quản-lý tốt. Về thánh-gia, Chúa không dạy ta nên làm gì để thiết-dựng một gia-đình lý-tưởng, nhưng Ngài cũng là thành viên gia đình sống niềm tin triệt-để. Ngài không làm chủ gia-đình cũng chẳng sở -hữu mọi sự trong nhà. Nhưng, Ngài sớm rời gia-đình hầu thực hiện công-cuộc thừa-sai do Cha ủy-thác.
Là thành viên lớn lên từ thôn làng Nazarét, Đức Giêsu hoà-quyện với mọi người tại vùng bé nhỏ ở trên cao, một vùng có dân số chỉ từ 200 đến 400 người, do lượng nước uống ít oi không đủ cấp cho nhiều người hơn. Đàn ông con trai vùng này, ban ngày phải lội về thị trấn Sepphoris cách xa Nazarét khoảng chừng một tiếng đồng hồ, đi bộ. Thị-trấn này do người La Mã thiết-dựng khi Đức Giêsu còn ở tuổi niên-thiếu.
Công việc vùng này, hầu hết đi vào trồng trọt đậu hạt và rau xanh. Triền dốc phía Nam có nhiều nắng nên dân chúng ở đây thích trồng nho trái để vắt nước làm rượu. Nazarét cách xa thủ phủ Sepphoris chừng một tiếng đi bộ, thế nên trai tráng trong làng đều tới đó làm việc, phần lớn nhắm vào nghề xây cất với ngành mộtc. Ban ngày đàn ông đi làm xa, phụ nữ ở nhà ra giếng kiếm nước buổi sang sớm và khoảng xế chiều. Thởi gian rảnh rỗi các bà còn nhồi bột làm bánh để độ nhật. Thôn làng Nazarét nói chung cũng bận rộn, chí ít là nông dân ở trong làng.
Là thôn làng bé nhỏ, Nazarét có tầm quan trọng như đơn vị sinh sống không phải theo cung cách của gia đình riêng-biệt, hoặc xa cách. Nhưng họ sống gần cận theo từng cụm từng túi để ngó chừng cho nhau khỏi trộm cướp hoặc sao đó. Nông giá sống ở đây có thói quen dòm chừng và chăm sóc lẫn nhau, nhà này giúp nhà khác. Cuộc sống nơi này, dân làng có mặt ở mọi nơi, nên khó mà biết ai thuộc xóm nào, con cái nhà ai. Và, cũng khó mà đếm số người ngụ cư trong cùng một căn hộ. Đa số ít khi đồng lòng hợp ý, về nhiều thứ. Có gì ăn uống họ cũng đều sẻ san cho nhau, rất cởi mở. Lễ hội gồm tóm toàn làng, đến chung vui.                            
Mãi về sau, khi Đạo Chúa lan truyền cùng khắp đế quốc La Mã, chốn miền được kể là cho người Đạo Chúa sinh sống thường là gia đình La Mã khá đông đúc. Đây là văn hoá gia-đình cũng khác lạ. Tại các cơ ngơi như thế, người đi người ở cứ liên hồi, không sao kiểm soát được. Ở những căn hộ như thế, đa phần là phụ nữ. Người thì có mang, kẻ sinh đẻ, có vị lại đang thời kỳ cho con bú. Trẻ bé, đức thì nhếch nhác, đứa mồ côi. Tại các căn hộ tương tự, ngoại trừ các nữ-phụ tự do, còn lại là các bà vợ kế, ly dị, bà goá, lại có cả các vị thừa sai khắc kỷ lang thang chốn đó đây. Lại có thừa-tác-viên có gia đình nhưng rày đây mai đó khó ở nơi nào nhất định. Có nữ-trợ-tá, cô mụ và đủ loại nô lệ, người vú hoặc thiếu nữ trẻ trung…
Trẻ con lớn lên từ căn hộ tương tự hoặc các nhà-làm-nguyện-đường tựa hồ như thế. Trẻ con người nô lệ hoặc tự do vẫn chơi chung, cùng sinh trưởng đồng đều, không phân biệt. Gia chủ hoặc người tiếp đón khách đến đỗi nhờ thường là phụ-nữ, bởi đàn ông con trai thời đó thường chết yểu hoặc đi xa làm lụng. Căn hộ là nhà của phụ nữ quản cai. Là, nơi đón tiếp khách trú nhờ. Là, chốn dạy dỗ, trao đổi hoặc truyền bá thông tincũng như sinh hoạt bác-ái, xã-hội. Với văn hoá này, các nhà trú ngụ của Kitô-hữu thời tiên-khởi được gọi là “nhà-nguyện đường”. Đơn giản, chỉ có nghĩa một nơi để gặp gỡ không hơn không kém. Thật không rõ, tất cả mọi thành viên trong các căn hộ gọi là “nhà-nguyện” có là Kitô-hữu ở đó không. Tại các căn hộ của Hội thánh tiên khởi, thong thường nam nhân ở đó không nhất thiết là Kitô-hữu. Phụ-nữ trong gia đình có vai-trò quan-yếu trong Đạo Chúa thời mới chớm. Chính các bà là người quản cai các “nhà-nguyện” làm nơi gặp gỡ, nguyện cầu.
Ngày nay thì lại khác. Giá trị “gia-đình” của ta nay rất khác về văn-hoá. Vào lễ Thánh gia-thất của Đức Giêsu thời niên thiếu, cũng nên nhớ đến sự khác biệt rõ rệt này. Và, cũng nên phân biệt Ngài là ai, và chúng ta là ai. Chính đó, là: ý-tưởng để ta suy-tư mừng lễ Thánh-gia-thất xem khi Chúa sống vào thời niên thiếu có đầy đủ thánh Giuse Đức Mẹ và Ngài hay không. Suy và nghĩ để còn trân trọng tính-chất cao đẹp của gia-đình vào thời mình.    

Trong tinh thần suy-tư cảm nghiệm như thế, lại cũng nên ngâm nốt câu thơ ý-nhị rằng:  
“Chúng tôi nói chuyện bằng hơi thở,”
“dần dần hoa cỏ biến ra thơ.
Chúng tôi lại là người của ước mơ,
Không xác thịt, chỉ có linh hồn đang mộng.”
(Hàn Mặc Tử - Rượt Trăng)

Người của ước mơ, vẫn là người có tâm tình nhà Đạo sống không theo ngôn ngữ của xác thịt, mà sống như linh hồn đang mộng. Mộng và mơ, nhưng cũng vẫn mơ và mộng về thứ tình trải dàn mãi trong dân gian trần thế, rất gia thất. 
  
Lm Kevin O’Shea, CSsR   - Mai Tá lược dịch

No comments: