Saturday 27 September 2014

“Tôi mất trời xanh của ấu thơ,”



Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 27 mùa Thường niên năm A  05-10-2014

“Tôi mất trời xanh của ấu thơ,”
Nên yêu em cũng bởi tình cờ.”
 (Dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Mt 21: 33-43

Mất mát trời xanh ở mọi thời, đâu chỉ một thời tuổi ấu thơ. Nên nhà thơ mới yêu em mãi, yêu mãi yêu hoài nên thành thơ. Nhà thơ hay nhà đạo, nay đều thế. Mất mát nhiều, nên mới đổi thay trong cuộc sống, rất hiện thực.
Từ ngày xuất hiện sống trong đời hiện-thực, con người cũng đã khám phá ra nhiều biến đổi, ở khắp nơi. Biến chuyển, về thể chất. Thay đổi, về tâm thần. Đến lúc nhập cuộc nhà Đạo, các kẻ tin nay đã nhận biết có một can thiệp.
Can thiệp để cứu rỗi. Can thiệp vì thương yêu. Và, mỗi khi nhận ra sự can thiệp ấy, người nhà Đạo vẫn có những khoảnh khắc buột miệng kêu lên: “À, ra thế!”. Kêu được tiếng này, người đời càng tiến sâu vào hành trình suy tư tìm kiếm Chúa. Hành trình đi vào cuộc đời. Về với chính mình. Với, chính con người mình. Và, những khoảnh khắc ấy, trước đây là những thắc mắc khó quên. Nay thành chuyện có lý, rất dễ hiểu.
            Tin mừng thánh Mát-thêu, cũng thấy tràn ngập những thoáng chốc nhận định giúp ta nhận ra những gật gù, chấp nhận: “Ừ nhỉ! À ra thế!”. Viết Tin mừng cho người Do thái bình thường bậc trung, thánh Mat-thêu muốn phản ảnh về con người của Đức Kitô, dựa theo ánh sáng lịch sử, của cả một dân tộc. Dân tộc Do thái thời ban sơ. Thánh nhân không bỏ qua những qui chiếu phản ảnh Kinh thư thần thánh có từ bản Híp-ri. Là thành viên cộng đoàn thời tiên khởi, thánh sử còn chiếu dọi các kỳ vọng đón chào Đấng MêSia Cứu Thế. 
            Đối với cộng đoàn tiên khởi thời thánh Mat-thêu khi trước, và với chúng ta hôm nay, bản thân Đức Kitô chính là yếu tố “Ừ nhỉ! À, thì ra Ngài là như thế!” cho lịch sử thế giới. Bởi, những gì khi trước thánh sử coi như ưu tư phản ảnh cuộc sống, cái chết và sự sống lại của Đức Chúa, thì nay, ở thời buổi này, đã nên hiện thực.
            Cụm từ “viên đá bị thợ xây liệng bỏ”, ngay từ đầu, đã ám chỉ dân Israel rồi. Ở thánh  vịnh 118, và trong toàn bộ các Thánh vịnh - tụng ca, các thử thách và chiến bại của dân Is-ra-el vẫn được coi như xét nghiệm về sức mạnh, tình yêu và sức chịu đựng của con người. Dù, bao phen có khốn khó đi nữa, cả một dân tộc đã từng trải, thì người dân lành vẫn tiếp tục ngợi ca sự thủy chung mà Ya-vê Đức Chúa đã đối xử với họ.
Dù, có phải chịu đựng mọi khổ đau, dân lành của Chúa vẫn ngợi khen ca tụng những điều kỳ diệu, Ngài ban cho. Vẫn cứ ca tụng và không ngừng thán phục các kỳ công Ngài làm, ngõ hầu gìn giữ họ. Duy trì họ, thành đám dân được chọn tràn đầy tin tưởng, vào sức mạnh thần thánh của Ngài.
            Với thánh Mát-thêu, mọi ngỡ ngàng và thán phục, còn được phản ảnh lên mình Đức Kitô trong tình huống đối đầu, phản ứng đối với các Thượng Tế, Ký Lục và dân thành La-Mã, nữa. Trong khoảnh khắc rất “sung”, khiến thánh nhân có thể kêu thất thanh, như mọi người: “Ừ nhỉ, À ra thế!”, thánh sử thấy được rằng chính Đức Yêsu Kitô, chứ không phải toàn dân Is-ra-el, mới là viên đá bị bọn thợ xây liệng bỏ, nay trở thành đá tảng góc tường. Chính Ngài là công trình chính yếu của tòa nhà mới, được dựng xây.
            Hành xử hệt như thánh Mát-thêu trong trình-thuật, ta có thể áp-dụng cũng một nhận-định/phản-ảnh ấy vào chính cuộc sống của mình, ngay lúc này. Như, trong nhân-cách, hoặc cá-tính của ta, cũng thường mang nhiều sắc-thái khiến cho ta lấy làm hổ thẹn hoặc chán chường, tuyệt vọng.
Nhìn vào quá trình diễn-tiến cả cuộc đời, người người đều có những giây phút hết ngồi lê đôi mách, rồi lại tham lam, cạy cục. Hết đớn đau/tủi hổ, lại đến âu sầu/giận dữ; hết ái ân/dục tình, rồi lại căm thù/vỡ đổ. Cũng có thể, là: vào những trạng huống ta thấy chán ngán, nản lòng vì tình người trong Đạo, những chia rẽ. Phân cách. Mất đoàn kết.
            Dù, ta đã cố gắng rất nhiều, để lướt thắng các mặt xấu, đáng liệng bỏ, thì mình vẫn hy-vọng rằng: trạng-huống ấy, sẽ đem lại nhiều kết quả tốt đẹp, hơn. Nếu quả là như thế, tưởng cũng nên nghe lại đoạn Tin Mừng nhắc đến hôm nay: “Viên đá người thợ xây liệng bỏ, giờ đây đã trở thành đá tảng góc tường”. Và, đây mới chính là công-trình tuyệt-vời, của Đức Chúa. Một kỳ-quan hiếm có, dưới đôi mắt của người phàm.  
            Còn nhiều khía-cạnh khác trong cá-tính bản thân, mà ta vẫn coi thường, lại có thể trở-thành những viên đá tảng. Những khoảnh-khắc phi-thường, ta nhận được như ân-huệ tuyệt-vời, từ Đức Chúa. Với Chúa, chẳng có gì là “không thể”. Chẳng có gì, là “đi quá xa, rồi đó!” hoặc “trở thành cứng ngắc, cổ hủ”.
Với các tín hữu sống đúng Đạo Chúa, không còn chỗ cho tủi hổ. Mà, chỉ có chỗ cho sự sám hối. Đổi thay. Bắt đầu, ta làm lại cuộc đời. Bắt đầu, ta nhìn vào những gì ta nghĩ có thể nghĩ là cơ hội để có thể kêu lên: “Ừ nhỉ! À ra thế!” Và, chắc chắn rằng: tình thương yêu độ lượng, và lòng từ nhân cứu vớt của Đức Kitô, sẽ giúp ta xoay chuyển, làm lại cuộc đời.
            Từ đó ta liệng bỏ, mọi tính chất tiêu cực, cũng như các mặc cảm chiến bại đi, để rồi sẽ hăng say tái tạo cuộc đời, với Đức Kitô. Với, Vị Thợ Xây đáng Bậc Thầy.
            Khi đã hành-xử quen như thế, ta sẽ thấy rất nhiều tình huống giúp mình kêu lên được: “Ừ nhỉ! À ra thế!” qua đó, lịch sử thôi không còn là vấn đề ưu tư cần lướt thắng nữa; nhưng, đã trở thành một thử thách giúp ta trang bị việc dựng xây Nước Trời, ở trần gian.
            Đó mới là chuyển-biến. Đó chính là Can-thiệp. Can-thiệp tốt. Trong chiều-hướng rất tích-cực. Rất an-lành.
            Trong tinh-thần cảm-nghiệm điều đó, cũng nên ngâm lại lời thơ trên rằng:

            “Tôi mất trời xanh của tuổi thơ,
Nên yêu em cũng bởi tình-cờ.
Gặp mùa hoa cũ trên đôi má,
Trong mắt em nhìn gặp bóng xưa”.
(Đinh Hùng – Duyên Phương Hoa)

Nhà thơ mất mát nhiều, nên đã đổi thay. Đổi thay cuộc đời, nên tình-cờ mới biết yêu. Nhà thơ những đổi thay, còn vì chưa biết liệng bỏ tính-chất tiêu-cực ở đời nên mới chiến-bại ở nhiều nơi.
Giả như nhà thơ biết xoay chuyển cuộc đời mình như nhà Đạo, thì rồi người người cũng biết yêu-thương là tất cả của đời người. Một đời vẫn sống vì thương yêu không chỉ mỗi mình mình hoặc người em yêu, nhưng là tất cả mọi người ở đời thường. Rất nhiều thời.
   
Lm Richead Leonard sj
Mai Tá lược dịch.

No comments: