Wednesday 4 July 2018

“Anh Tặng Em, Cả Những Ưu Phiền"


Suy Tư Chúa nhật thứ 14 thường niên năm B 08/7/2018

(Mc 6: 1-6)
 
Đức Giêsu ra khỏi đó và đến nơi quê quán của Người, có các môn đệ đi theo. Đến ngày sa-bát, Người bắt đầu giảng dạy trong hội đường. Nhiều người nghe rất đỗi ngạc nhiên. Họ nói: "Bởi đâu ông ta được như thế? Ông ta được khôn ngoan như vậy, nghĩa là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì? Ông ta không phải là bác thợ, con bà Maria, và anh em của các ông Giacôbê, Giôxết, Giuđa và Simôn sao? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao?" Và họ vấp ngã vì Người. Đức Giêsu bảo họ: "Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi." Người đã không thể làm được phép lạ nào tại đó; Người chỉ đặt tay trên một vài bệnh nhân và chữa lành họ. Người lấy làm lạ vì họ không tin.

“Anh Tặng Em, Cả Những Ưu Phiền"
“trong câu hát cũ, nghe bên chợ cầu”.
(dẫn từ thơ Huy Cận)

Tin Mừng thánh Máccô nay ghi, không miên triền đầy nỗi nhớ, mà chỉ là trình thuật gói ghém tâm tình Chúa gửi để người người cứ thế mà suy tư về tâm tình Mẹ dành cho Chúa, suốt cả đời. Đọc trình thuật thánh Máccô, hẳn nhiều người lại đã nghĩ khác với điều tác giả muốn nói. 

Điều mà trình thuật kể hôm nay, có thể là cú “sốc” khi thánh sử tả về “Thánh Gia” không theo nghĩa giản đơn như nhiều người vẫn tưởng, tức chỉ gồm mỗi Đức Giêsu, thánh cả Giuse và Đức Mẹ, giống hệt “tổ tam tam” nho nhỏ thuộc giai cấp trung lưu, không nghèo và cũng chẳng giàu. Ở gia đình đó, Mẹ luôn đồng thuận với những gì Con của Mẹ thực hiện trong đời hoạt động rất công khai.    

Thật sự, thì thánh Máccô đặt Đức Giêsu vào khung cảnh gia đình rộng lớn hơn gồm các “người anh/người chị” của Đức Chúa, trong đó có 4 người được gọi là anh/em, như: Giacôbê, Giôsét, Giuđa và Simôn. Và, gồm ít nhất hai người chị như: Maria và Salômê. Danh tánh của các vị này đều rất thân quen ở Galilê đất miền Do thái, vào thời đó. Và, đây là đoạn Tin Mừng gây nhiều tranh luận về họ hàng Chúa.

Đọc Tin Mừng theo kiểu sử gia, là chỉ đọc mà không để ý đến truyền thống tin-yêu, nên người đọc sẽ có cảm tưởng như thánh Máccô đề cập đến anh em ruột thịt của Chúa, chứ không phải họ hàng rộng lớn, như thế trần. Thánh Máccô dùng ngôn từ Hy Lạp để tả anh chị em của Chúa theo cách bình thường đến độ chỉ thoạt nhìn, người đọc nghĩ ngay họ là anh/em ruột của Ngài. Người ngoài Đạo, đọc sách thánh theo kiểu hiểu từng chữ, nên nghĩ Đức Giêsu phải là người anh đích thực của gia đình đông con, ở Do thái. Có vị lại tưởng tượng thánh cả Giuse từng có một đời vợ, trước khi nhận Đức Maria làm bạn đời, nên mới nghĩ: thánh Giacôbê, Giôsét, Simôn, Giuđa và hai chị gái là anh em cùng cha khác mẹ với Chúa, thôi.

Cùng kiểu đọc như thế, có vị lại cho rằng: thánh Giuse có người anh ruột tên Clêpha, cũng lập gia đình với một Maria khác, và từ đó các vị này cho rằng Chúa cũng có anh em họ, do suy tưởng này. Các vị ấy còn thêm: vào thời đó, các gia đình sống ở làng quê thường lập gia đình với người cùng làng, để san sẻ cuộc sống, cơ ngơi, thế nên mọi khác biệt về họ hàng/ruột thịt đều được bỏ qua. 

Thêm vào đó, người Á Đông hay quan tâm nghĩ tình chòm xóm, hoặc cùng một bang nhiều hơn anh chị em ruột thịt. Chính vì thế, có người bảo Đức Giêsu lớn lên trong tình giòng tộc rộng lớn hơn cả “thánh gia” như ta vẫn tưởng. Theo tài liệu lịch sử ta có, thật khó mà đi xa hơn để luận đoán những điều về họ hàng, giòng tộc của Chúa. Người có niềm tin sâu xa, thường vẫn nghe theo truyền thống của Hội thánh, hiểu cụm từ “anh em” ở Tin Mừng thánh Máccô theo nghĩa rộng lớn hơn là họ hàng.

Thành thử, khi thánh Máccô viết ở đoạn bảo rằng: vào thời Chúa công khai hoạt động, Ngài có ghé thôn làng Nadarét nhưng không người nào trong làng lại tin tưởng Ngài, cả bà con anh em trong nhà cũng thế. Có lẽ cũng vì thế, nên Ngài chẳng thấy hứng thú về chuyện rao báo Nước Trời cho người nhà. Thậm chí, thánh Máccô còn viết: họ nghĩ Ngài bị họ khinh miệt và chê bai đến độ chỉ muốn kềm chế, thay thế Ngài. Thành ra, vấn đề là: làm sao ta đối đầu được với những tư tưởng kình chống ra như thế?

Để trả lời, ta có thể coi đây như vấn đề người xưa gọi đó là chuyện “trung gian lèo lái”. Trung gian, hiểu theo bối cảnh của Địa Trung Hải vào thời cổ. Trung gian, vì ở nơi đó không ai đi được tới đâu hoặc đến được nơi nào mà lại không nhờ vào tài lèo lái sắp xếp của người qua “trung gian”. 

Nhờ vả người trung gian, vì tất cả nơi nào thơm ngon dễ kiếm chác, đều bị người giàu chiếm trước, đa phần còn lại là đám nghèo chỉ sống nhờ vào lòng quảng đại của đám trung gian chuyên lèo lái, mà thôi. Khi người giàu thấy vui, thì đám nghèo mới hy vọng nhận được ơn mưa móc, hưởng lộc. Muốn biết khi nào đấng bậc ở bên trên mới vui, đều phải nhờ các đám “trung gian lèo lái” mới làm hài lòng nhóm người giàu sang, ăn trên ngồi chốc. Thực ra thì, mọi việc lĩnh đạo đều do đám trung gian này sắp xếp.   
   
Nay, hãy xem thánh Máccô nói gì về bà con “họ hàng” của Chúa.
Ở đoạn 3 câu 21, khi số bà con giòng họ của Chúa nghe nói Đức Giêsu đã chữa lành cho nhiều người, họ bèn chạy đến để “khống chế” Ngài bằng những hành động mà thánh sử mô tả chỉ đôi giòng: “Thân nhân của Ngài hay tin ấy, liền tìm cách đi bắt, vì họ nói Ngài đã mất trí”. Ở đây nữa, họ cho rằng Ngài bị chứng tâm thần phân liệt hoặc bệnh thần kinh linh tinh. Và họ những muốn cho Ngài “nhập viện”, để dễ xử. 

Hệt như thế, nhiều người trong chúng ta khi đọc những trình thuật kể về hành xử công khai của Chúa, có thể cũng sẽ “phán” những câu bảo rằng: Chúa của mình có lúc cũng “mát giây” trước tình cảnh bị đám “trung gian lèo lái” khuynh loát, vặn vẹo. Có thể, họ đã hành xử theo kiểu bản năng, nên vẫn muốn khống chế mọi hoạt động của Ngài. Nói nôm na theo kiểu người đời thời nay, có người lại sẽ bảo: họ hàng bà con Chúa chỉ muốn “giải quyết” công việc “hành chánh” kiểu người nhà theo “chỉ thị” thôi. 

Vốn là giới “trung gian” lèo lái mọi chuyện trong/ngoài Đạo, đám “họ hàng/bà con” đâu phải lúc nào cũng thành công trong mọi thương vụ. Bởi có làm được thế, họ cũng bị như Chúa, tức: cũng được cho là đang bị “tâm thần” hoặc quỉ ám, cách nào thôi. Theo đám này, điều Chúa cần hơn cả, là: Ngài phải được sự trợ giúp của đám “trung gian lèo lái” mới được việc. Có nhờ họ, mọi việc mới trôi chảy, thật thông suốt. Đây cũng là cung cách của công việc thừa tác chữa lành. Bởi thế nên, người người vẫn khuyến khích: hãy tìm đến với đám “trung gian lèo lái” này, mọi việc sẽ được sắp xếp vừa ý, cũng rất nhanh.

“Gia đình/giòng tộc” hiểu theo trường hợp này, có thể lại sẽ đòi quyền lợi của họ hàng bà con để trở thành giới “trung gian” quyết hoạt động vì Chúa. Cho Chúa. Dù sao thì Ngài cũng là thứ “tài sản” đắt giá của gia đình, giòng họ. Vốn chủ trương khống chế như thế, họ viện đến quyền của gia đình/giòng tộc. 

Do nghĩ Chúa bị “quỉ ám”, “mát giây”, nên họ bảo: “Bởi đâu ông ta được như thế? Ông ta khôn ngoan như vậy, nghĩa là sao? Ông làm được phép lạ như thế, nghĩa là gì? Ông không là bác thợ, con bà Maria và anh em với Giacôbê, Giôsét, Giuđa và Simôn sao? Chị em của ông không là bà con lối xóm với ta sao?” (Mc 6: 2-4) Nói thế, tức có nghĩa: họ muốn Ngài làm việc cho họ qua tư cách họ hàng và theo qui cách do họ đặt ra. Nói tóm lại, họ chỉ muốn chữa lành/lèo lái Ngài theo kiểu họ định ra, mà thôi.

Họ đâu biết rằng toàn bộ ý nghĩa của thông điệp và sứ vụ Ngài thực hiện là: đưa Chúa trực tiếp đến với mọi người, không qua trung gian lắt léo của ai hết. Quả thật, Nước Chúa đã “gần cận” mỗi người và mọi người. Đó là sứ vụ Cha trao phó khi Ngài mặc lấy thân phận làm người. Ở với con người. Ở giữa và ở cùng mọi người. Họ đâu hiểu rằng việc Chúa “gần cận” con người cả trong khoảnh khắc của những rối bời, ưu tư, trăn trở. Và, cả cái chết, và là cái chết nhục trên thập giá. Và, điều họ cần hiểu biết là: việc Ngài sống lại đã xác chứng sự hiện diện của Thiên Chúa giữa mọi người. Trong mọi hoàn cảnh, mà chẳng cần gì đám “trung gian lèo lái” dù họ có là bà con thân tộc với ai hết.

Quả là, họ cũng tin Chúa và những gì Ngài mang đến cho họ như kết quả của sứ vụ Ngài thực hiện với con người. Họ cần hồi hướng trở về, hơn ai hết. Chẳng thế mà, thánh Máccô đã ghi lại lời Chúa nói: “Ngài rảo mắt nhìn những kẻ ngồi quanh đó và nói: "Này là mẹ tôi! Đây là anh em tôi. Ai thi hành ý muốn của Cha Tôi, người ấy mới thực sự là anh em/chị em tôi. Là mẹ tôi." (Mc 3: 32-34). Thế có nghĩa, là: ai biết Chúa đã “gần cận” mà không cần “trung gian lèo lái” của bà con họ hàng và làm theo thánh ý Ngài, sẽ còn hơn Mẹ, anh em/chị em và hơn cả những người “trung gian lèo lái” nữa.

Nơi Tin Mừng thánh Máccô, chỉ ít người không là bà con thân thuộc gì với Chúa kết hợp với Ngài khi giấc mơ gia đình/giòng tộc rơi vào tồi tệ mới được đặt mình dưới hệ thống “gần cận” Ngài, thôi. Trớ trêu thay, đó chính là cung cách để ta cùng với Ngài vào với Thiên-Chúa-là-Cha cách trọn vẹn, rất cấp kỳ.

Đạo Chúa không là doanh thương do người nhà/bà con đứng trụ và “lèo lái”. Mà, chỉ là quà tặng rất nhưng-không, trực tuyến, từ Thiên Chúa.

            Lm Kevin O’Shea DCCT biên soạn -             
            Mai Tá lược dịch

No comments: