Suy
tư Tin Mừng Chúa Nhật 13 thường niên năm C 30/6/2019
Lc 9: 51-62
Khi đã tới ngày Đức Giêsu được
rước lên trời, Người nhất quyết đi lên Giêrusalem. Người sai mấy sứ giả đi
trước. Họ lên đường và vào một làng người Sa-ma-ri để chuẩn bị cho Người đến.
Nhưng dân làng không đón tiếp Người, vì Người đang đi về hướng Giê-ru-sa-lem.
Thấy thế, hai môn đệ Người là ông Giacôbê và ông Gioan nói rằng: "Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con
khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không?" Nhưng Đức Giê-su
quay lại quở mắng các ông. Rồi Thầy trò đi sang làng khác.
Đang khi Thầy trò đi đường thì có
kẻ thưa Người rằng: "Thưa Thầy, Thầy
đi đâu, tôi cũng xin đi theo." Người trả lời: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ
tựa đầu."
Đức Giêsu nói với một người khác:
"Anh hãy theo tôi!" Người
ấy thưa: "Thưa Thầy, xin cho phép
tôi về chôn cất cha tôi trước đã." Đức Giêsu bảo: "Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo
Triều Đại Thiên Chúa."
Một người khác nữa lại nói: "Thưa Thầy, tôi xin theo Thầy, nhưng
xin cho phép tôi từ biệt gia đình trước đã." Đức Giêsu bảo: "Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái
lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa."
“Ôi ta đã mửa ra từng búng huyết,”
“Khi say sưa với lượn
sóng triền miên.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mửa ra huyết, là bệnh tình của nhà thơ khi lượn
sóng. Ói thần hồn, là tâm trạng người bệnh được diễn tả ở trình thuật, rất hôm
nay.
Trình thuật hôm nay, thánh Luca diễn tả tình
huống người trừ quỉ nọ không thuộc nhóm đồ đệ của Chúa, nên thành chuyện. Thành
câu chuyện, là do đồ đệ Chúa nêu ra để ta suy tư, ngẫm nghĩ. Câu chuyện, rút từ
sách Dân Số kể về nhân vật Elđađ và Mêđađ không được nhận là ngôn sứ vì không
thuộc nhóm tiên tri dù hai ông đã được Thần Khí đến với mình khi nói “ở trong
trại”. Và khi ấy, Môsê được yêu cầu không cho hai ông làm thế, nhưng Môsê không
nghe lại cứ cầu khẩn Thần Khí đến với người Do thái cho họ nói về Đạo.
Từ đó, có người đặt vấn đề chức năng thừa-tác
ở trong Đạo. Bởi, người trong Đạo luôn đặt vấn đề khuôn phép chính thống, khi
có người không cùng phe/nhóm của mình lại cả gan thi thố tài năng, sẽ bị hỏi về
tính ủy-nhiệm hoặc bài sai qua giấy giới thiệu, bằng cấp, học vị khiến có địa vị
chính đáng. Nhà Đạo ta, coi đó như tiêu chuẩn để xác-chứng phẩm-chất và khả
năng của vị ấy.
Ở đời thường, chủ nghĩa bè/phái là động thái
quyết bảo vệ quyền lợi của phe/nhóm mình. Sống trong xã hội đặt nặng chuyện
tiêu-thụ, ta gặp chính mình nơi thị-trường người mua. Ta thấy tự tin hơn trong
số những người công-khai hỗ-trợ mình, và nghi ngờ người ở ngoài phe/ngoài nhóm.
Ta sống bằng lý-lẽ an-ninh/an-toàn và hệ-thống giai-cấp, rồi dùng đó làm rào-cản
gây trở-ngại chống lại những gì thanh thoát, tự phát sinh. Chính Môsê khi xưa
cũng từng kết án những người than vãn về hai ông Elđađ và Mêđađ vì ghen tuông.
Và có lẽ, ông cũng than phiền cả chúng ta nữa.
Điều lạ là: chuyện như thế lại cũng thấy cả ở
Tin Mừng nữa. Chính Đức Giêsu là người ngoài cuộc, Ngài không thuộc phe/phái
nào và Ngài cũng chẳng xuất thân từ giai-cấp, trường lớp nào hết, cả đến trường/phái
Sanhêdrin, cũng không. Mọi người đều biết Ngài đã sinh hạ trong chuồng bò và đã
chết trên thập tự. Khi Phục sinh/trỗi dậy, Ngài đã hiện đến trước nhất với nữ
phụ mang tên Maria Magđala, chứ đâu là Simôn Phêrô hoặc nhóm 12, đồ đệ Ngài.
Ngay thánh Phêrô cũng được mời đến nhà người La Mã ngoài Đạo là ông Cornêliô chứ
đâu là người Do thái, có thế lực.
Và thánh-nhân lại là người khám phá ra ông
Cornêliô được Thần Khí đáp xuống trên mình ông, nên đã chấp-nhận thanh tẩy cho
ông, là người đầu tiên ngoài Do-thái. Thánh Phaolô là người được gặp Chúa trên
đường đi Đamát, trong khi trước đó ông từng thuộc nhóm/bè chuyên “phá hoại” hoạt-động
của Chúa, tức: có thể cũng trở thành kẻ sát-hại tín-hữu Chúa. Và sự thực, thì
không có thánh Phaolô, ta cũng chẳng là người Công-giáo chính-hiệu. Dù, khi chọn
người thay thế Giuđa Iscariốt nhóm đồ đệ của Chúa lại chọn Mátthias, là người
chẳng ai biết.
Tóm lại, Thần Khí của Đức Chúa cao cả và cởi
mở, là ý tưởng mà thánh Luca muốn giới thiệu với người đọc Tin Mừng hôm nay.
Thế thì, có phải Ngài là Thần Khí hiện diện
trong thể chế Giáo hội không? Vâng. Chính thế. Nhưng, như thế không có nghĩa:
Giáo hội đầy thể-chế lại có quyền hướng-dẫn/trực-chỉ Thần Khí hoặc giới hạn Thần
Khí chỉ được có mặt ở một số băng-tần hoạt-động vì lợi-ích của người khác,
thôi. Giáo hội không thể kiểm-soát Thần Khí. Giáo hội có mặt là để nhận-thức và
chứng-thực hoạt-động tự-do của Thần Khí mà tín-hữu vẫn làm chứng, có thế thôi.
Trình-thuật về sự kiện tương-tự, thánh-sử
Máccô lại để Chúa gói gọn ý-nghĩa của truyện kể, khi Ngài nói:
“Ai không chống ta, là ở cùng ta.”
Về
lập trường này, có người lại lật ngược câu nói của Chúa, khi họ bảo:
“Ai không theo ta, tức chống lại ta.”
Hai câu khác hẳn nhau. Câu Chúa nói, phản-ánh
tính mở rộng con người mình, tức chứng-tỏ: Tín-hữu Đạo Chúa là người không chủ-trương
biên-giới; trong khi đó, câu nói sau, là niềm hãi sợ, tức: tạo biên giới để
không có quá nhiều tín hữu Chúa.
Trình-thuật, nay còn đưa thêm vấn đề mới,
như: chuyện “thuộc về ai”. Khi xưa, có thời-kỳ ta cứ nghĩ: là người Công giáo,
tức là ta thuộc về Hội thánh Công giáo, chỉ mỗi thế. Có lẽ, ngày nay, nhiều người
Công giáo chuyên chăm đi nhà thờ lại sở-hữu thêm nhiều thứ rút từ đạo khác chứ
không chỉ mỗi Đạo Chúa thôi, chí ít là cung-cách tâm-trí và linh-đạo. Nói cách khác, ngày nay ta đi vào thời-đại gồm
nhiều thứ “thuộc về ai”, chứ không chỉ duy nhất một loại hình nào đó thôi.
Hiểu như thế, sẽ nảy sinh thêm vấn đề bảo rằng:
có thể, ta cũng thuộc về thế giới ngoài đời hệt như ta từng thuộc về truyền-thống
thể-chế, tôn giáo hoặc đạo nào đó. Nói như thế, không có nghĩa bảo là: ta đang
bỏ đạo của mình để ôm cầm tính trần-thế, rất như thế. Như thế, cũng chẳng để bảo
rằng: hãy để Hội thánh kiểm xem ta mang tính trần-tục đến độ nào. Nhưng, chỉ muốn
nói lên sự kiện là: ta đang sống mỗi ngày và mọi ngày ở trần-thế, có thế thôi.
Trần-thế, mang ý-nghĩa bao quát, cởi mở. Cởi mở rồi, sẽ bao gộp mọi truyền-thống
cũng như sinh-hoạt của đạo-giáo và thánh Hội.
Như thế, là ta đang cùng một lúc “thuộc về”
những thứ thường ngày và các đặc-trưng/đặc-thù, thấy rất rõ. Bởi, muốn nối-kết
cho chính đáng, hẳn ta cần kết-nối với mọi nhóm-hội/đoàn-thể có đặc trưng, cũng
khác biệt. Mang tính linh-đạo mà không nối-kết chuyện thường ngày, là ý nghĩ kỳ
quặc. Chuyện thường ngày mà ta để mất một vài nối-kết linh-đạo là mất mát một số
sự việc rất thực tiễn.
Trình thuật, nay lại dấy lên vấn-đề khác hỏi
rằng: ta thấy mình thế nào? Ta bắt đầu ra sao khi hỏi mình “thuộc về ai”? Ta có
thấy mình thuộc về “thực-tại trần-thế”, rất ở ngoài không? Và, ta có thấy những
người thuộc nhóm-hội/đạo-giáo nay theo tinh-thần như thế ấy không? Ta có nghĩ
mình là người “Công-giáo gốc/đạo ròng” với đặc-trưng là mình thuộc về thế-giới
riêng-tư giống thế, không? Ta có là người của thế-kỷ thứ 21 cũng Công-giáo hoặc
là người Công-giáo sống ở thế-kỷ 21 không?
Chừng như, nay vẫn còn thấy một số người Công
giáo lại nghĩ về mình như Công giáo “chánh hiệu” nhưng đã tráo-đổi chốn-miền
mình thuộc về phe/nhóm chính-yếu đang sống đặc-trưng thực-tiễn ở ngoài. Họ vẫn
sống theo đường lối Chúa dạy. Nhưng, lại ít liên-hệ với giáo-hội công-khai, thuộc
bên trong. Tên gọi của người đó, cũng vẫn là Elđađ và Mêđađ, như thuở trước. Gọi
họ là nhóm người gì, cũng còn tùy; nhưng, họ vẫn được Thần Khí đáp xuống trên
người mình, thế mới lạ!
Và bên dưới, lại thấy có vấn đề khác cùng nảy
sinh, là tư-thế “bất bạo-động”. Phần đông trong ta, đều kình chống chiến tranh
những chém và giết. Ta kình-chống cả động-thái hung-hăng trong quan-hệ mật-thiết
với mọi người.
Và chừng như, trong tâm can, ta vẫn muốn một
học-thuyết về cuộc chiến “chính đáng”, để rồi ta rút về đó mỗi khi cần. Cuối
cùng, cũng trở về với động-thái khá bạo-động dù có ý-định thường tình, xuất sắc.
Lại có nhiều người trong ta chẳng bao giờ thấy được nhượng-bộ giữa lý-tưởng bất-bạo-động
của Kitô-giáo với các giáo-hội đang nối-kết với đế-quốc và/hoặc đất nước chủ-trương
bạo-động theo cách-thế nào đó.
Và khi đối đầu/đối xử với kẻ nghèo/người hèn
hoặc thiếu thốn, đôi lúc ta lại có động-thái nào đó cũng bạo-động qua việc chối-từ
chẳng giúp ai. Bạo-động nơi ta, không do tính hung-hăng xác-thể, cho bằng mau
chóng tẩy-trừ người nghèo-hèn túng-thiếu ra khỏi khu-vực sống của nhóm mình. Hoặc,
nếu có bỏ họ ở đó một ít lâu cũng để được coi là đã làm việc “bố thí” tinh-thần,
như thế khác nào bạo-lực/bạo-động.
Cởi mở/bất-bạo-động đối với người nghèo, là
chọn họ làm của riêng cho mình. Và, nhận ra diện-mạo của Đức Chúa Phục sinh, ở
nơi họ. Chọn họ, như đền thờ Chúa ngự, có Chúa hiện diện một cách sinh-động,
vào mọi lúc. Hiểu như thế, thì cụm từ “bất-bạo-động” xem ra vẫn còn thiếu sót.
Sống bằng động-thái giống như thế, là giấc mộng kinh-thánh vẫn dành-để cho con
dân mọi người, không chỉ mỗi người Công giáo, mà thôi.
Bởi, giấc mộng ấy đã thành-hình nơi Đức Kitô
và Nước Trời của Ngài. Bởi, chính Ngài cũng muốn sự thể như thế được thể-hiện ở
nơi ta. Và, có như thế, kẻ nghèo/người hèn hoặc túng-thiếu sẽ không là người mà
ta cho là nghèo/hèn lại do chính Chúa chọn ta để làm thế.
Làm như thế, phải chăng là nối-kết chính-đáng
ở Đạo Chúa? Làm như thế, chỉ khi nào ta thấy Chúa nơi người nghèo/hèn ta chọn
làm đấng bậc mang Chúa đến cho ta/với ta, mà thôi.
Cảm nghiệm lý lẽ thực tế ấy, ta hãy cùng hát
lên lời thơ đau của nhà thơ nghèo, từng hát rằng:
“Ôi ta
đã mửa ra từng búng huyết,”
Khi say
sưa với lượn sóng triền miên
Khi nhận
lấy trong thân tâm cay nghiệt
Giọng hờn
đau trăm vạn nỗi niềm riêng.”
(Hàn Mặc Tử - Biển Hồn Ta)
Niềm
riêng, nay đâu còn “giọng hờn đau” chợt thấy trong “thân tâm cay nghiệt”. Mà,
chỉ là tâm trạng say sưa lượn sóng triền miên, bất-bạo-động. Triền miên tìm kiếm
Chúa nơi “Biển hồn” người trong sáng, đà
thấy Chúa nơi mọi người. Nhất thứ, là nơi kẻ nghèo/người hèn ở đây, lúc
này.
Lm Kevin O’Shea, CSsR – Mai Tá lược dịch
______________________________________________________________________________________
No comments:
Post a Comment