Wednesday, 28 October 2020

Suy niệm Chúa Nhật thứ 31 thường niên năm A

 

Mt 23: 1-12

Bấy giờ, Đức Giêsu nói với dân chúng và các môn đệ Người rằng:

"Các kinh sư và các người Pharisêu ngồi trên toà ông Môsê mà giảng dạy. Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào. Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài. Họ ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là "rápbi".

"Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là "rápbi", vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau. Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời. Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người lãnh đạo, vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo, là Đức Kitô. Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em. Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên.” (Mt 23: 1-12)

 

      “Hồn khẳng khiu khát chờ trăng mở hội,”

“Ngỡ ngàng đêm mộng điệp thốt lời ca.”

(dẫn từ thơ Vương Ngọc Long)

Chờ trăng mở hội, hồn nào mà chẳng chờ. Mở hội rồi, hồn cứ ngỡ mộng điệp, nên mới thốt lời ca. Lời ca hay lời hát,đâu chỉ có từ những người từng hát ca, cả một đời. Hát hay ca, cả ở hội đường. Nhưng, sống khác hẳn điều mình giảng và hát như trình thuật nói hôm nay

Trình thuật hôm nay, thánh sử Mát-thêu dùng lời lẽ khá cứng cỏi để lên án đấng bậc nào chủ trương giữ luật, nhưng không sống điều mình chủ trương. Người xưa gọi họ là đấng bậc rất Pharisêu. Ngày nay ta gọi họ là gì? Là ai? Phải chăng là bậc thày có ngai cao bục giảng, chẳng có lòng?

Là, dân dã tầm thường ở đời, cùng với Giáo hội, ít khi ta đứng lên mà chống trả/phản bác các đấng bậc chuyên giảng thuyết có lời khuyên. Bởi làm thế, ta sẽ bị người đồng đạo trách móc cho mình thuộc thành phần bất mãn với quyền lực, ở trên. Với thánh Mát-thêu, chẳng ai dám trách ngài là người như thế, dù thánh nhân dám viết về Biệt Phái/Kinh sư không gì tệ hơn.

Xét cho cùng, ta thấy thánh sử cũng có lý. Bởi, vào thời trước, Kinh sư/Biệt Phái vẫn có thiện cảm với Chúa. Chỉsau này, khi Giêrusalem bị tàn phá, hồi niên biểu 70 sau Công nguyên, nhóm này mới trở thành đoàn ngũ độc tài thống trị mọi người ở Do thái. Họ tụ tập nhau ở Yebneh (Jamnia) lập ra triết thuyết mà ngày nay ta gọi là thuyết Giuđa tư tế phẩm trật, vẫn tồn tại. Các nhóm chuyên kình chống tín hữu tiên khởi như cộngđoàn Mátthêu ngõ hầu duy trì chỉ nhóm mình, thôi.

Thánh Mátthêu vốn người hiền lành, chân phương, tử tế. Nhưng khi gặp chuyện chướng tai gai mắt, ngòi bút nhẹ êm lại biến thành ngòi châm chích quyết tấn kích loài độc ác, để bảo vể Tin Mừng của Chúa. Các đấng bậc sẽ vung tay tấn kích loài lang sói và quyết liệt lên tiếng chống cự.

Thông điệp thánh Mátthêu gửi đến mọi người, là: ta chỉ chấp nhận quyền uy ở bên trên, chứ không hề chấp thuận lối sống bê tha, bệ rạc của mấy người. Các vị ngồi trên ngai bệ Môsê, nhưng không biết hành xử và sống như vị tổ phụ. Khi thánh sử Mátthêu viết: “Những điều họ nói, các ngươi hãy làm và giữ lấy”. Đây chỉ là dẫn nhập. Điều, mà thánh nhân muốn nói, là: hãy nhìn cách họ sống, chứ đừng bắt chước. Bởi kiểu cách thì nhiều, nhưng sống thực lại ít. Họ còn tệ hơn cả gái làng chơi, không xứng với Nước Trời. Tức, nào khác người mù dẫn dắt kẻ mù, cả hai đều sẽ lăn cù xuống hố.

Về đường lối họ sống, đây là ba điều để chống lại:

1) Họ không thực hiện điều mình giảng;

2) Họ trao gánh nặng lên vai người khác;

3) Họ làm mọi sự chỉ để phô trương và muốn được khen ngợi.

 

Điều ấy chứng minh: họ chỉ là:

1) Người giả hình;

2) Những người nặng nề, lê thê không muốn tiến;

3) Và chỉ là người vênh vang hãnh tiến, phô trương đánh bóng chính mình thôi.

 

Dùng ngôn ngữ thời đại, phải gọi họ là kẻ “đâm sau lưng chiến sĩ” ở cấp trên.

Nói chi tiết, điểm cuối cùng cho thấy các đấng bậc nói ở trên làm mọi chuyện chỉ để phô trương với mọi người. Chỉ muốn tìm chỗ cao trên ngai bệ thờ phụng, để mọi người thấy. Ăn, thì chỉ ăn trên ngồi chốc, hết phần người. Mặc, thì súng sính những lụa là, đai mão rặt màu vàng đỏ. Đi đâu cũng võng lọng, gậy, mão, quyết tháp tùng. Nếu họ còn sống đến ngày nay, chắc chẳng ai dám chối từ mão, đai, giải lụa hoặc mũ chụp, nhiều sắc tiá. Danh xưng thưa gửi, cứ muốn mọi người một điều “trọng kính” hai điều: “Đức thánh”,hoặc “thưa Ngài”, nghe oang oang.

Đọc trình thuật, có người sẽ bảo: nếu vậy ta chẳng nên nhận áo mão, chức vụ ở trên cao, hay sao? Nhận thế, có gì tệ? Nghe hỏi thế, có thể thánh Mátthêu sẽ trả lời: tuỳ lý do hoặc động lực thúc đẩy ta tìm kiếm, thế thôi. Chỉ thành vấn đề, khi người nhận chức cao quyền trọng chỉ để đề cao, thăng tiến chính mình. Chỉ thành vấn đề, khi người bị trị hoặc sống chung quanh nhận định thế nào, về quyền chức.

Nếu trả lời: ‘mọi người đều thế, tôi cũng thế’ thì câu này chưa hẳn là đúng, dù rất thực. Thế, những người không thể hoặc không làm thế, thì sao? Sao ta không cúi xuống nhập bọn, ởcùng hàng?

Quả là vấn đề như vừa kể. Vẫn nóng bỏng thời hiện tại có xã hội và Giáo hội như xưa và cả đến hôm nay. Xưa và nay, nhiều mục tử và thừa tác viên trong Đạo hẳn vẫn muốn thứ gì đó rất riêng tư? Đặc biệt? Đặc biệt, nơi vai trò. Đặc biệt, ở thế lực. Lịch sử trải dài nhiều thế kỷ vẫn cho thấy: các đấng bậc vẫn dính dự với lối sống này khác mà thực ra công việc thừa tác của mình đâu đòi thế.

 Thế nên, có vị cứ súng sính áo chùng rủng rỉnh để mọi người quan tâm, ngắm và nhìn. Có vị còn đeo mang trang phục rất đặc biệt đểtỏ cho mọi người biết mình cũng có đặc quyền/đặc lợi, tỉ như các “vị cảnh sát” nơi phố chợ/huyện nhà! Có vị, chỉ muốn sử dụng danh xưng rất đặc biệt tuy không hợp chức năng/nghề nghiệp, của ai hết.

Nếu thánh Mátthêu nay bắt gặp những người như thế trong lòng Hội thánh, ngài có gay gắt như xưa không?

Để trả lời, câu dễ nghe nhất, có lẽ là: thánh nhân sẽ cân nhắc bề dày lịch sử, để rồi sẽ bảo rằng: mọi việc không thể đổi thay nội một ngày. Dù, ngài hy vọng về lâu về dài, mọi chuyện sẽ thay và đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Và, thánh nhân có lẽ sẽ hỏi đích thân các vị ấy, như từng hỏi và yêu cầu mọi người hãy sống thực tế. Cả vào khi mọi người làm vì sinh kế. Hoặc, để bảo vệ nồi cơm, manh áo, dù đâu muốn.

Và khi ấy, chắc hẳn thánh nhân chỉ muốn bảo: hãy biến nơi làm việc của mình thành nơi chốn giúp mình sống đời tín hữu rất đích thực. Tức, chỉ làm những điều lành thánh đúng vai trò. Không se sua. Bè phái. Cũng chẳng cần “bùa phép”, lãng phí điều chi.

Có lẽ, thánh nhân sẽ có thêm nhiều ý tưởng để viết về chức năng/vai trò của người thừa tác công việc Hội thánh hoạch định, như linh mục. Có người phỏng đoán: có lẽ thánh nhân cũng muốn linh mục và thừa tác viên trong Đạo chỉ chấp nhận thực thi công tác mục vụ/rao giảng nào đượcđề ra cho mình thôi, chăng? Thời buổi này mà nói thế, e hơi lạc điệu. Lạc, cả cung giọng trầm bổng rất hăng say/nhiệt nồng hơn thời cổ, ở cộng đoàn Mát-thêu tiên khởi?

Kể cũng khó định vị trình thuật sao cho hợp với thời buổi hiện tại có nền văn hoá của sự chết, như ngày nay. Thế nhưng, thánh Phaolô khi xưa vẫn nghĩ và sống như thế suốt đời mình. Phaolô thánh nhân luôn chỉ sống như người thợ may âm thầm chế biến lều/bạt để kiếm sống. Thánh Mátthêu cũng nghĩ thế và sống như thế. Ngài chỉ là người thày viết lách và dạy học để kiếm sống, thế thôi.

Đức Giêsu cũng thế. Chúa cũng chỉ sống giản đơn hiền từ như thế. Chúa là bác thợ đơn thần nghề mộc cốt sinh sống. Nếu còn hiện diện đến ngày nay, hẳn thánh Mátthêu sẽ ngạc nhiên không ít khi nhận ra rằng Hội thánh mình đã phải trải qua bao thăng trầm để hội nhập, trải dàn như một thể chế, để ta hưởng. Nhìn ra thế, chắc hẳn thánh nhân lại sẽ viết thêm một trình thuật khác khá gay gắt để đòi ta từ bỏ lợi lộc hoặc áo sống khá đặc biệt, hoặc chức vị đặc trưng nào đó để trở thành dân dã đơn thuần như Đức Giêsu từng sống thế và muốn ta nên như thế.

Viết lên trình thuật, thánh Mát-thêu không chỉ muốn gửi cho vua quan/lãnh chúa thời hôm trước. Mà, cho dân con đồ đệngười của Chúa, ở mọi thời. Những thời và buổi còn đó, những người sống bên ngoài và bên dưới võng lọng cùng ngai bệ của vua, quan, giới chức. Để, mọi người suy ra mà khởi sự thực hiện chuyện phải lẽ, ngay từ nhà. Nhà mình. Nhà Chung, là thánh hội rất đáng thương. Đáng mến.

Trong tâm tình gửi gắm rất như thế, ta cũng nên ngâm lên lời thơ còn đó cũng khá buồn, rằng:

“Em còn đó, xoã lòng đêm tóc rối.

Tôi đứng đây, bụi lốc mịt mù xa.

Nghìn mắt lá, đang nhìn tôi ái ngại.

Đêm nguyệt quỳnh hoá nở kiếp phù hoa…”

(Vương Ngọc Long – Đêm Nguyệt Quỳnh)

 

Nguyệt quỳnh hay nguyệt vọng, là đêm ngày ta đứng đó mà ngó nhìn. Nhìn, cảnh trời mây nước có trăng giăng đầy tình tự. Có cả những vị chẳng cần biết chuyện phải chăng. Lưu tâm gì đến điều màĐấng bậc nhân hiền lành thánh vẫn khuyên răn vào mọi thời, gửi đến muôn người, rất hôm nay.

Lm Kevin O’Shea, DCCT biên soạn

Mai Tá lược dịch.

 

No comments: