Suy niệm Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh Năm B
“Mà mãi đêm nay mới nhớ ra”
“Đời mình chẳng khác chuyến tàu qua.”
(dẫn từ thơ Nguyễn Bính)
Ga 20: 19-31
Nhà thơ tuy rất giỏi, vẫn thấy đời mình “chẳng khác chuyến tàu qua”. Nhà Đạo nay cũng khác, nhưng tất cả đã nhớ chăng điều Chúa nhắn nhủ hôm lễ Vượt Qua? Lễ Vuợt Qua, không là nỗi thống khổ Chúa gánh chịu. Nhưng “vượt và qua”, là để Ngài về với Cha, bằng sự kiện Phục Sinh quang vinh.
Về Phục Sinh, Tin Mừng Nhất Lãm bao giờ cũng kể lại truyện thánh Tôma hơi “cứng lòng” khi thấy Chúa không hiện ra với mình, ngày Ngài sống lại. Kịp khi Ngài hiện đến với tông đồ, Chúa khuyên thánh nhân đừng cứng lòng, nhưng hãy tin. Và, thánh nhân đã tin. Sở dĩ thánh nhân tin, là vì có kinh nghiệm sống với Thày nay nhất quyết: “Lạy Chúa tôi! Lạy Thiên Chúa của tôi!” (Ga 20: 28)
Trình thuật nay kể, là kể truyện như thế. Nhưng, với tác giả Tin Mừng theo thánh Gioan, thánh Tôma đại diện cho nhóm đạo xưa nay sống mật thiết với Chúa, nên vẫn tin rằng Thày đang cận kề “nhóm đạo” mình cách đặc biệt. Bằng vào kinh nghiệm Thày hiện diện ở đời mình, các vị trên hiểu là “nhóm đạo” họ có tâm tư mật thiết với Chúa hơn nhiều người khác. Thường thì, các vị này chẳng kể lại cho ai biết điều này. Bởi có kể, cũng sẽ bị hiểu lầm, phản bác hoặc bị người không kinh nghiệm sẽ chê bai, hạch sách. Thế nên, “nhóm bạn đạo của thánh Tôma” càng sống mật thiết với Chúa theo cung cách thánh thiêng, chứ không chỉ nói về Ngài thôi.
“Nhóm đạo” của thánh Tôma đặt ưu tiên rất thực dụng hầu hướng dẫn đời mình. Các vị coi đó như “bí mật niềm tin” nên vẫn mong rằng chuyện đó được đưa vào với thánh truyền hầu chào đón những người khác chính kiến/lập trường về Đức Chúa Phục Sinh. Hội thánh tiên khởi, gồm nhiều tín hữu Đạo Chúa cũng tin vào Chúa theo cung cách như thế. Và thánh Tôma được coi như ‘bổn mạng’ của nhóm này. “Nhóm đạo” này vẫn mong sao được chấp nhận đưa vào nguồn mạch chính của thánh Hội ngay từ đầu. Nhưng, chuyện này thật ra cũng không dễ.
Thái độ thường thấy nơi tín hữu Hội thánh -nhất là các đấng bậc chỉ đặt nặng vào Tin Mừng Nhất Lãm thôi- vẫn là chuyện xảy ra trên thực tế xưa kia và cả đến hôm nay. Nó ăn sâu vào lịch sử đích thực về chuyện người thường ở Hội thánh đáp ứng ra sao với cuộc đời giảng rao của Chúa và chuyện Chúa tranh đấu cho người nghèo đích thực đã bị giới cầm quyền chống báng rất mực cũng không tài nào đánh bại được Ngài. Bởi thế nên, họ mới đem Ngài đến chỗ chết. Ngài chết, là để thay cho mọi người. Và, là cái chết trên thập giá.
Truyện kể về Chúa Sống lại, ra như là Ngài vẫn còn sống và vẫn tiếp tục hoạt động trong lịch sử rất năng động. Nói cách khác, đó là lối sống do Cha thiết lập lại vẫn tạo ảnh hưởng lên người có nhu cầu. Sự sống lại, dường như là vẫn xảy đến thời tương lai nào khác cho con người. Truyền thống Tin Mừng Nhất Lãm (tức: Tin Mừng Máccô, Mátthêu và Luca) dường như không thiết tha và cũng không muốn đưa vào Phúc âm chính của Hội thánh “truyền thống thánh Tôma” vốn dĩ chỉ nói về nội tâm riêng tư ‘thầm kín’ của Đức Giêsu, chứ không có truyện kể.
Về truyền thống thánh Tôma, Phúc Âm thánh Gioan phải “đi giây” giữa “Bè lạc đạo” và điều mà mọi người vẫn gọi là đặc trưng chính thống của Đạo Chúa. Thật ra, không thể có cái-gọi-là “bè lạc đạo” tách rời khỏi Do-thái-giáo và/hoặc Kitô-giáo. Bởi, chủ trương ban đầu của nhóm/bè này đã nằm ngay trong Do-thái-giáo. Có thể nói, đây là lối đọc Kinh thánh một chiều. Là, đọc theo kiểu triết học Hy lạp (chí ít là khoa vũ-trụ-học kiểu Plato rất chung chung và rất cổ-sinh-vật-học). Ngôn ngữ Hy Lạp gọi “bè lạc đạo” là “kiến thức”. Suy tư kiểu đó, hẳn ta cũng sẽ bị mọi người cho mình thuộc nhóm “đạo rối”, dù theo đúng Do-thái-giáo. Đây là học thuyết song hành về Đạo có từ thời tiên khởi. Tức, những người như thế đã đóng khung chính bản thân họ vào cảm nghiệm tư riêng của họ.
Với họ, “đạo rối” -hiểu theo nghĩa “kiến thức” tiếng Hy Lạp- tức: bắt đầu mang ý nghĩa “tự biết mình”. Họ vẫn nghĩ, hồn người vốn có gốc nguồn khởi từ trời, nhưng nay ra thế là do uy lực thánh thiêng bị vấp váp nên mới lệch lạc, khập khiễng. Cũng theo quan niệm của nhóm này, con người là hồn linh thánh thiêng nay bị chôn chặt trong khuôn khổ xác thể. Thế nên, con người không thể biết những gì đang hiện đến với chính mình. Và Đấng Cứu Độ (dù ta có định nghĩa là đấng nào thì cũng thế) đã đến để kêu gọi ta hãy tỉnh thức khỏi giấc ngủ mơ nào đó. Ngài làm thế, ngang qua các câu hỏi như: trước đây ta là ai? Ta bị đẩy vào chốn nào? Ta đi đâu? Ta được cứu vớt khỏi những gì? Tái sinh, có nghĩa là gì?
Và, “nhóm đạo” này lâu nay triển khai lịch sử loài người, như ánh dương lâu nay bị vùi chôn trong tăm tối của bè rối. Nói chung, “nhóm-đạo-bị-gọi-là-rối” đã rời khỏi Đấng Tạo Thành Trời Đất, ra khỏi Sách Thánh Do thái, hiểu theo nghĩa riêng mà họ vẫn có từ truyện Chúa nhập vào Đức Giêsu ngõ hầu giúp đỡ các người con bé nhỏ ở thế trần được cứu vớt. Các vị trong nhóm bị-gọi-là-rối này không hài lòng truyện kể sơ sài về Đức Giêsu thời Ngài hoạt động, chết đi rồi sống lại. “Nhóm Đạo” của các vị này không tin việc nói về Chúa mà lại kể những truyện như thế, nhưng các vị chỉ muốn Chúa dẫn dắt con người vào việc tự nhận-thức chính mình theo cách thiêng liêng. Và các vị cũng đề nghị làm sao để ta xa rời thế gian càng xa bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
Đạo Chúa ở thời đầu, cũng bao gồm nhiều nhóm/hội từng cảm nghiệm một cách nội tâm/linh thiêng về Đức Chúa Phục sinh, nên mới bị tín hữu khác chính kiến coi mình là nhóm “đạo rối”. Đàng khác, thánh “Tôma” là đấng thánh đã nắm được sự thực rất thật nên ngài mới đến với “nhóm” này. Tin Mừng thánh Gioan kể truyện thánh Tôma (thuộc nhóm Mười Hai) đặt ở vị trí đặc biệt của niềm tin qua kinh nghiệm nội tâm, tuy bề ngoài các ngài xem ra hơi giống nhóm/bè “đạo rối” nhưng sự thực không phải thế. Thánh nhân cũng là tín hữu hiền lành như các đấng bậc nào khác đến với Chúa theo kiểu phàm trần. Có khi thánh Tôma lại đã sống tốt lành hơn nhiều tín hữu thông thường khác nữa, cũng không chừng.
Ngày nay, ta có khuynh hướng cho rằng cách sống ‘công khai trần tục’ là đường lối đúng đắn. Vì thế nên, có lúc ta cũng châm chước bỏ qua cho một số “sự thể về đạo” nếu thấy vui. Lịch sử đã chứng minh rằng sự thể không phải như thế. Thời tiên khởi, có rất nhiều nhóm tín hữu cũng tin vào Đức Giêsu, nhưng theo cung cách khác biệt. Phải chờ đến thế kỷ thứ II và III, trước khi ảnh hưởng của Alexandria, Antiôkia và Rôma tạo áp lực lên Đạo Chúa, lúc ấy Hội thánh mới thu về một mối. Và Giáo hội cũng phải trải dài nhiều thế kỷ mới tới được bến bờ như bây giờ. Thế nên, mỗi khi về với lịch sử, ta có thói quen gọi các “nhóm đạo” này là bè/nhóm rất “đạo rối”. Gọi thế, không hay cho lắm khi đề cập đến nhóm chính-thống đối chọi với nhóm khác mình, ở thời đầu; hoặc về “nhóm đạo” gọi là chính-mạch đối chọi với nhóm thời sau thay thế.
Với Tin Mừng theo thánh Gioan, thì nhóm “đặc trưng” lúc ấy chưa xuất hiện. Và, thánh Gioan xem ra cũng đến từ “nhóm đạo” tin vào kinh nghiệm thiêng liêng/nội tại hơn các nhóm khác. Và, nhóm của thánh Gioan đã công nhận và bao gồm các kẻ tin giống như mình. Và tác giả thánh coi đó như niềm tin xuyên suốt, rất rộng lớn. Thánh Gioan chống lại lối suy tư của nhóm “đạo rối” vì họ cho rằng Kinh thánh của người Do thái có sai sót. Và, thánh Gioan mở rộng cho những ai có kinh nghiệm về niềm tin vốn không là “đạo rối”. Và đó không là truyền thống “đích thực ở ngoài” như truyền thống chính thức của Tin Mừng Nhất Lãm.
Và, thánh Gioan dùng truyện kể về Tôma thánh nhân là vị thánh có kinh-nghiệm thiêng-liêng rất cá biệt hầu đề cao giá trị của “nhóm đạo” có thánh Tôma làm đại diện. Thật sự, thì bên ngoài Hội thánh, hiện có tài liệu gọi là “Tin Mừng theo thánh Tôma”. Tin Mừng này, viết từ giữa thế kỷ đầu hoặc trễ hơn, tức: cùng thời với thánh Gioan. Tin Mừng theo thánh Tôma, đến từ miền Đông nước Syria nhưng tuyệt nhiên không mang tính “đạo rối” hoặc lạc thuyết, cũng chẳng có gì là sai lầm, nhưng không là văn bản chính mạch/đặc trưng theo nghĩa Tin Mừng Nhất Lãm hoặc Phúc Âm truyên thống xuất hiện thời về sau.
Tin Mừng theo thánh Tôma, không được Hội thánh công nhận. Nhưng Tin Mừng thứ tư của thánh Gioan lâu nay là đối tác đắc lực về Lời Chúa! Tin Mừng theo thánh Tôma, có 114 lời phán của Đức Giêsu Phục sinh, nhưng không có truyện kể về Chúa vào thời Ngài sống ở thế trần!
Ngày nay, người trong Đạo có nhiều cách khác nhau để đến với niềm tin. Tin vào Đức Giêsu Phục Sinh, theo cung cách khác biệt. Một số rất tiến bộ. Một số khác đi vào “nội tâm” hơn. Nhưng, điều hay nhất có lẽ nên làm là đọc lại Tin Mừng thánh Gioan kể về cung cách thánh Tôma đến với niềm tin, ngõ hầu thấy rằng: sống lại, vẫn có chỗ cho mọi người để ta suy tư, xem xét và tin tưởng trong yêu thương.
Trong tinh thần đó, cũng nên ngâm thêm lời thơ vừa trích dẫn, rằng:
“Mà mãi đêm nay mới nhớ ra,
đời mình chẳng khác chuyến tàu qua.
Nhưng từ ga lớn, từ ga nhỏ,
Đời chẳng làm cho lấy một ga.”
(Nguyễn Bính – Chuyến Tầu Đêm)
Tầu niềm tin, có từ ga lớn/nhỏ, cũng là tầu. Cũng đừng nên có lập trường như nhà thơ nay cứ tiếp:
“Bỏ đây một chiếc tầu kiêng đổ,
Chở một toa tim nặng oán sầu.”
(Nguyễn Bính – bđd)
Và “toa tim” hôm nay không còn “nặng oán sầu”, tranh cãi nữa, nhưng sẽ chuyên chở mọi người đến với Đức Chúa của niềm tin nay sống lại với mọi người, tận thâm tâm.
No comments:
Post a Comment