Tuesday, 27 April 2021

Suy niệm Chúa Nhật Thứ Năm Phục Sinh Năm B 02/5/21

 

Suy niệm Chúa Nhật Thứ Năm Phục Sinh Năm B 

 

Cái mầu nhiệm vô biên,

“Qua bàn tay em mỗi ngày hiển hiện.”

(dẫn từ thơ Lưu Trọng Lư)

 

Ga 15: 1-8

Với nhà thơ ngoài Đạo, màu nhiệm vô biên là như thế. Rất giống thế. Với con dân Đạo Chúa, màu nhiệm ấy nay đà thấy nơi Đức Kitô, như trình thuật thánh Gioan rày diễn tả.

Trình thuật thánh Gioan, nay diễn tả là diễn và tả về Đấng tràn đầy Thần Khí, tức Đức Giêsu Kitô. Ngài là Chúa, rất thật như lịch sử cho thấy, mà không cần chứng minh. Tuy nhiên thời tiên khởi, nhiều người lại coi đây như danh xưng lờ mờ, chưa chứng tỏ. Có lẽ vì thế, cũng nên suy về thiên tính của Ngài để khám phá thêm về Đức Chúa.

Thời xa xưa, khi nói Thiên Chúa là nói đến Giavê. Nếu có ai hỏi về những người sống cùng thời với Đức Giêsu xem Ngài có là Giavê Thiên Chúa không, thì câu trả lời khi ấy sẽ rất nhanh là tiếng “không”. Và, nếu có hỏi chính Đức Giêsu cũng bấy nhiêu từ, thì chắc hẳn Ngài cũng nói tiếng “không” hệt như thế. Bởi, người sống gần gũi Đức Giêsu lúc ấy, vẫn không nghĩ Ngài là Giavê Thiên Chúa, hoặc Đức Chúa của ai, mà Ngài chỉ là ngôn sứ do Giavê gửi đến, thôi. Thế nên, người sống ở thời của Chúa ít khi thắc mắc về “thiên tính” của Đức Giêsu, cũng dễ hiểu.

Ngay thánh Phaolô cũng ít khi tự vấn mình bằng câu hỏi Đức Giêsu có là Thiên Chúa không? Tất cả các thánh thuộc Giáo hội thời ban đầu đều có ý nghĩ: Đức Giêsu có tràn đầy thiên tính nên Ngài mới kết hợp mật thiết với Thiên Chúa đến độ ngoài Ngài ra, không ai có được cảm nghiệm nào như thế. Kết cục là, Thiên Chúa vẫn hiện hữu và nổi lên cách đương nhiên ở bên trong và chung quanh Đức Giêsu, vì con người. Đức Giêsu sẻ san mọi điều Thiên Chúa đã và đang làm với Chúa và trong Chúa. Và, Thiên Chúa cũng thực hiện công trình của Ngài với Đức Giêsu và trong Đức Giêsu. Thiên Chúa và Đức Giêsu ở gần nhau đến độ không ngôn ngữ nào nói lên được sự gần gũi ấy.

Tín hữu thời giáo hội tiên khởi phải mất một thời gian dài mới tìm ra ngôn ngữ chính xác để nói lên tương quan giữa Đức Giêsu và Thiên Chúa cũng như giữa Thiên Chúa và Ngài. Tương quan ấy, dựa trên niềm tin rất chính xác rất mới về tính “có một không hai” của Đức Giêsu. Tín điều này, nảy sinh và lớn mạnh cũng chậm, nhất là với thế giới Hy Lạp. Ngay Tin Mừng của các thánh cũng viết theo văn phong cốt cách nhằm lôi cuốn sự chú ý phấn khởi của mọi người để biết rõ Đức Giêsu là Đấng nào. Tin Mừng các thánh viết ra không là văn bản lịch sử và cũng không là định nghĩa chính thức về Ngài. Tân Ước chỉ để ra đôi đoạn rời rạc về chuyện này và xem ra cũng không mang tính nhất quán. Có Tin Mừng nói rất rõ về thiên tính của Chúa, trong khi đó, có bản lại nói ngược hẳn.       

Chừng như nhận thức công khai và rộng rãi về thiên tính của Đức Giêsu chỉ có được vào những năm cuối thế kỷ đầu, thôi. Nhiều người lại cứ nghĩ: mặc khải về thiên tính của Đức Giêsu, là điều cốt yếu của niềm tin, và được củng cố theo khuôn thước của Công đồng Hy Lạp bằng cung cách dễ tiếp cận. Sự thật tuy còn đó, nhưng ngôn ngữ con người vẫn luôn nghi ngờ hết mọi sự. Thật ra, người thời ấy vẫn thấy khó mà nắm được ý nghĩa ngôn ngữ mà họ sử dụng hằng ngày. Giống như tiếng Hy Lạp vẫn là thứ ngôn ngữ rất lạ, đối với người thường. Lạ đến độ, có người vẫn tự hỏi lòng mình xem có cách nào khác để khám phá ra thiên tính đích thực của Chúa không? Cung cách mới chứ không phải ngôn ngữ cổ của thời xưa.

Có lẽ một trong các phương cách chính yếu để khám phá ra Thiên tính đích thực của Đức Giêsu là bằng vào kinh nghiệm nghèo. Vốn mang tính “người” như mọi người, Đức Giêsu đã khám phá ra người nghèo; đồng thời Ngài khám phá ra điều gì đó cũng rất cao siêu nơi người nghèo, chứ không chỉ mỗi sự đói nghèo hoặc túng thiếu. Cái “có thêm” vào sự nghèo đói, mới là trọng tâm đích thực của thiên tính. Là, sự thể rất thực về tính “Thiên Chúa”. Là chân trời. Là, bầu khí và chính Chúa. Nơi đó, người nghèo được tuyệt đối thương yêu theo cách nào đó, chứ không theo ngôn từ của thế gian như mọi người vẫn biết; hoặc, theo cung cách của Thiên Chúa như ta vẫn nhận thức. Và, bầu khí ấy không có ranh giới. Đó mới là điều ta cần suy nghĩ cho đúng đắn.

Kinh nghiệm, không chỉ khả thi đích thực thôi, nhưng còn là sự thể chính đáng đối với Đức Giêsu. Và, cũng là chuyện chủ yếu cho bất kỳ một ai và tất cả những ai có kinh nghiệm về Thiên tính của Đức Giêsu và về chính Ngài. Và như thế, kinh nghiệm Ngài có về người nghèo không phát sinh từ sự gần gũi Thiên Chúa. Và, cũng không là lập luận có từ ngôn từ và định nghĩa về Thiên Chúa theo cách nào đó. Trái lại, đó là văn mạch duy nhất trong đó, ngay từ đầu, đã là sự gặp gỡ một Thiên Chúa khác, Đức Giêsu khác.

Đức Giêsu tự đồng hoá Ngài với người bé nhỏ, và trong tương quan giữa Ngài và người nghèo, không có sự cách biệt hoặc rào cản nào hết. Đó là tương quan toàn diện và gói gọn trong họ, không kỳ thị. Cũng chẳng phân cách. Ngài cũng đã khám phá ra Thiên Chúa. Chí ít, là khi mọi người quyết sống như đã thể hiện ở Nước Trời. Và thiên tính của Chúa còn rõ ràng hơn, phản ánh qua chữa lành và cấp phát lương thực như được kể ở truyện dụ ngôn, cho dễ hiểu.

Tất cả các điều này, được thể hiện một cách sống động qua cung cách sẻ san của ăn/thức uống nơi thôn làng ở Biển Hồ Tibêriát, để rồi kết cục bằng giao ước sống động đã thành hiện thực. Đó là thị kiến vĩ đại về hệ thống phân phối đồng đều cho mọi người. Hệ thống, có sự đồng tâm cổ võ của những người cùng về với tương lai rất sáng sủa. Bằng vào văn mạch ấy, Đức Giêsu đã có kinh nghiệm hiểu biết rất mới về Thiên Chúa; về giao ước và Nước Trời. Và ý tưởng cổ xưa về Thiên Chúa, đã trở nên trống vắng, nay lại có ý tưởng mới về hiến trọn thân mình theo cách khác, từ một Đức Chúa rất khác.

Thiên Chúa đây vẫn đang sinh hoạt rất năng động. Ngài sinh hoạt qua Đức Giêsu. Và, Đức Giêsu biết Ngài qua kinh nghiệm bản thân rất như thế. Vốn tự biến thành Hữu thể trống trải và chất vào người của Ngài sự viên mãn của Thiên Chúa, đó là hai mặt của một thực tại. Sự trống trải nay ngập tràn, đã trở nên dễ chịu nhờ có sự dễ chịu là chính Thiên Chúa. Thiên Chúa như thẩm thấu và thấm nhập nơi Đức Giêsu cách trọn vẹn đến độ Ngài hiện hữu và không làm gì khác ngoài việc nảy sinh từ sự hiện hữu trọn vẹn này.

Đó là trọng tâm hiện hữu của Ngài. Vốn là người, Ngài không tách rời một ai, như vẫn hoà mình trọn vẹn với Đấng khác, để từ đó ta dám nói: Đức Giêsu “hiện hữu” cách hài hoà với Thiên Chúa. Ngài là Thiên Chúa rất Chí Thánh. Cũng vậy, vốn là Thiên Chúa, Ngài siêu việt và tự tràn đầy đến độ kết hiệp hài hoà trọn vẹn với các Đấng khác, nên Đức Giêsu và Thiên Chúa là Đấng Chí Thánh rất Thiên Chúa.

Có thể là, ảnh hình về Đức Giêsu trổi vượt lên hôm nay, không còn thích nghi với truyền thống niềm tin rằng Đức Giêsu là Thiên Chúa, nhưng được mọi người thời nay yêu cầu ta tin như niềm tin vẫn có thời cổ xưa. Và nhiều người đều đã có kinh nghiệm như thế.

Vậy, Đức Giêsu là Thiên Chúa đích thực? Vâng, đúng là như thế, nếu ta thực sự muốn nói về Thiên Chúa (viết hoa). Và, Đức Giêsu, Con Thiên Chúa hằng sống, cũng sẽ dạy ta về Thiên tính của Ngài là như thế, rất Thiên Chúa.

Trong tâm tình ấy, tưởng cũng nên trở về với thi ca ở ngoài đời, để rồi sẽ lại ngâm nga mà rằng:

            “Cái màu nhiệm vô biên,

            Qua bàn tay em mỗi ngày hiển hiện.

            Đàn đã qua bao cung gió chuyển,

            Còn vọng vang tiếng nhấn tơ đầu.”

            (Lưu Trọng Lư – Chải Lại Đời Anh)

 

Màu nhiệm vô biên, là Thiên Chúa vô biên vô cùng, rất Giêsu. Giêsu Thiên Chúa là Đấng vô biên vô cùng, cũng rất Chúa. Đấng “Có” từ đầu cho đến cuối hết, vẫn vô biên vô cùng, muôn kiếp. Rất Thiên Chúa. Của tôi. Của chúng ta.

 

 

Lm Kevin O’Shea DCCT biên soạn,

Mai Tá lược dịch

 

No comments: