Saturday 26 December 2015

“Đê mê hài hán bước triều-thiên,”



Suy Tư Tin Mừng tuần sau lễ Thánh Gia năm C 27/12/2015

Tin Mừng (Lc 2: 41-52)

Hằng năm, cha mẹ Đức Giêsu trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua. Khi Người được mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền, như người ta thường làm trong ngày lễ. Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giê-su thì ở lại Giê-ru-sa-lem, mà cha mẹ chẳng hay biết. Ông bà cứ tưởng là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường, mới đi tìm kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc. Không thấy con đâu, hai ông bà trở lại Giêrusalem mà tìm.

Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. Ai nghe cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu. Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và mẹ Người nói với Người:

"Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!" Người đáp: "Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?"

Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói.Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nazarét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng. Còn Đức Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta.”


“Đê mê hài hán bước triều-thiên,”
Nhạc nữ, hoa thần, hay giáng-tiên?
Cong vút bàn tay ai mở nhịp:
Cánh thơ, Giàn nhạc, đêm Hoa-viên.”
(Dẫn từ thơ Vũ Hoàng Chương)

Tin Mừng hôm nay diễn bày một bối cảnh rất thơ/nhạc nhiều thăm viếng, rất “Hoa-viên”. Trên bình diện nhân loại, đây là sự kiện diễn bày để ta thấy các vị nữ lưu, cùng cưu mang trẻ bé trong hoàn cảnh bất ngờ, qua gặp gỡ. Các thánh-nữ gặp gỡ, là để chúc mừng, nâng đỡ, hỗ trợ nhau trong công-trình Đức Chúa làm cho trần thế. Cục diện này, ai ai cũng đều thấy rõ, nên đã cảm kích trong nhận định đầy ghi tạc.
Với bối cảnh Tin Mừng của thánh Luca, sự kiện gặp gỡ giữa hai đấng thánh rất nữ lưu hôm nay, là sự kiện đặc-biệt ít khi thấy, ở Tin Mừng. Các đấng thánh nữ lưu gặp nhau ở miền núi, điạ điểm mà Chúa tỏ bày sự việc quan trọng cho dân con mọi người.
          Bà chị họ Êlisabét, đại diện cho Giao Ước cũ mà Chúa thiết lập với dân Israel. Bà cưu mang đấng thánh được chọn làm tiền hô cho Đức Mêsia. Trong khi đó, Đức Maria hiện thân cho Giao Ước mới, cuối cùng thành tựu nơi Đức Kitô. Bà  chị họ Êlisabét nhận ra được điều xảy đến với thế giới, nơi đây.
Còn, Đức Mẹ thì nhận lãnh tất cả mọi ơn lành Thiên Chúa trao ban cho thế giới. Mẹ sờ chạm được lời hứa hẹn của Thiên Chúa. Và nay, Mẹ chứng kiến lời hứa ấy thành hiện thực, nơi Con của Mẹ.
          Trên bình diện phàm trần, gặp gỡ tương tự có thể làm nổi lên lời phẩm bình/bàn tán, thường thấy có từ người ngoài cuộc, không muốn tham dự sự việc. Muốn am hiểu chuyện này, ta chỉ cần mường tượng ra chuyện tày trời như thế xảy ra hôm nay, tại bất cứ thị trấn lớn nhỏ, hoặc quận lỵ ở miền quê.
Sự kiện, là việc xảy đến với ta, để ta có thể cảm kích tính nhân bản trong bi kịch đời người. Bi kịch, từng được diễn tả tại Cộng Đoàn Iona, nơi nào đó có tuồng tích không viết bằng chữ, nhưng bằng sự kiện xảy đến giữa các nữ phụ mang tên Matthêu, chị Mác-cô, cô Luca… qua tuồng cổ có tên “Truyện bên lề làng xã”, với bối cảnh và tình tiết như sau:
          Người kể: tại bất cứ ngôi làng bé nhỏ nào cũng thế, tin tức lan truyền rất nhanh. Bởi thế, người người trông ngóng sẽ có đổi thay trong cuộc sống của Maria và Êlisabét, làm nền cho ý nghĩ, lẫn suy tư của mọi người.
Chị Mátthêu bảo: Này các chị, em không phải là người lắm lời/nhiều chuyện, nhưng nghe chuyện này  thì chắc ai cũng phải để tâm.
Chuyện, là chuyện của bà Êlisabét với ông chồng không nói gì với nhau đến 9 tháng, kể cũng khiếp. Chị Máccô: Ừ. Tôi có nghe. Nhưng tới đâu rồi?
Chị Mátthêu: Họ nói bà ấy sinh được cậu con trai. Chị Luca: Vào tuổi ấy, ư? Cũng 88 rồi còn gì! Chị Mátthêu: Vâng. Đó là chuyện tôi nghe được từ một nguồn đáng tin cậy.
Chị Luca: Có đúng là bà vụ đó không? Chị không lẫn lộn vời người em họ của bà chứ? Chị Máccô: Ai thế? Maria ấy à?
Chị Luca: thì còn ai đây nữa! Em cũng thế. Em cũng chẳng là người lắm lời. Nhưng các chị nghe tin xong, sẽ biết thôi. Cô ta cũng có bầu rồi đấy!
Chị Máccô: Không dám đâu! Sao chị biết?
Chị Luca: Các chị cứ vểnh tai ra mà nghe, rồi sẽ biết!
Chị Mátthêu: Đúng thế! Em nghe được chuyện này tại 1 cửa hàng, hồi tuần rồi. Cô ấy tìm áo khổ thật rộng mới mặc vừa.
Chị Luca: Đấy thấy chưa! Tha hồ mà đúc kết nhé. Nay thì em nghĩ là chuyện này không đi quá xa. Nhưng em nghe là cô ấy và người đàn ông đang tính đi nơi khác.
Chị Mátthêu: Ai là tác giả vậy? Chị Luca: Nghe đâu là bác phó Giuse. Chị Máccô: Không dám đâu!
Chị Luca: Không sao. Đó là điều người ta nói. Và, em đây chẳng là người lắm lời đâu đấy nhé.
Chị Máccô: Thế chị có nghe gì về chuyện sắp làm thống kê dân số, không?
Chị Mátthêu: Không. Kể nghe đi.
Chị Máccô: Thì, cũng chỉ là nghe phong phanh rằng người La Mã muốn lấy tên tuổi của mọi người, nên mời gửi giấy cho tất cả, để điền vào.
Chị Luca: Nhưng tại sao, họ lại phải làm thống kê cơ chứ?
Chị Máccô: Thì để “ra thuế mới” chứ có gì đâu.
Chị Mátthêu: Em nghe nói là họ muốn đáng thuế cộng đồng gì gì đó… Chị Máccô: Họ đặt cho cái tên là Hoa Hồng hay sao đó.
Chị Luca: Họ không có quyền làm như thế.
Chị Máccô: Em chỉ cảnh báo mấy chị. Này, nhắc lại là đây không là người lắm lời đâu đấy nhé.
Chị Luca: Em cũng thế. Chị Mátthêu: thì em cũng vậy.
         
Câu chuyện về nhị vị nữ lưu thăm nhau, cứ thế lan truyền. Và, cũng giống thế, nghe chuyện ta có thể hình dung ra được sự thể. Bởi thế nên, ta mới biết được làm sao Chúa có thể đi vào cuộc sống của ta. Của thế giới. Ngài làm những chuyện mà không ai trong chúng ta có thể mường tượng. Và, hay nhất là cứ coi như lời đồn đoán này là sự thật.
          Trong chờ đợi/trông ngóng ngày Chúa Giáng Trần thêm một lần nữa, ta cứ hãy mở rộng lòng ra để Chúa đến mà lật ngược mọi ngóng trông theo cung cách mới mẻ. Và, những chuyện bên lề, đồn đại, cứ thế mà kéo dài. Cùng khắp. Khắp nơi. Khắp chốn. Khắp mọi người.           
Trong tâm tình thân thương họ hàng ngày Chúa Giáng Trần, ta cứ ngâm tiếp lời thơ, rằng:

“Xứ Thái mây chìm khoá bến mơ,
Vàng son thăm thẳm bụi tung mờ.
Còn hương vương giả thơm giàn nhạc,
Hay cũng tàn theo đêm Hội-Thơ.

Hội thơ, hay hội ngộ trùng phùng giữa bà con họ hàng, vẫn là lễ-hội cũng rất thơ. Hội đầy thơ, nay cùng với thánh-hội, người người lại sẽ vui vầy thưởng ngoạn cuộc đời đầy thơ và nhạc, rất nên thơ.  

Lm Richard Leonard sj biên soạn
Mai Tá lược dịch.

No comments: