Thursday 4 April 2019

“Dáng em thu nhỏ trong lời nguyện”


Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Lá năm C 14/4/2019
(Lc 22: 14-23, 56)
Khi giờ đã đến, Đức Giêsu vào bàn, và các Tông Đồ cùng vào với Người. Người nói với các ông: "Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình. Bởi vì, Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giờ ăn lễ Vượt Qua này nữa, cho đến khi lễ này được nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa."

Rồi Người nhận lấy chén, dâng lời tạ ơn và nói: "Anh em hãy cầm lấy mà chia nhau. Bởi vì, Thầy bảo cho anh em biết, từ nay, Thầy không còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến khi Triều Đại Thiên Chúa đến."

Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy." Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói: "Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em.

"Nhưng này bàn tay kẻ nộp Thầy đang cùng đặt trên bàn với Thầy. Đã hẳn Con Người ra đi như đã ấn định, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người." Các Tông Đồ bắt đầu bàn tán với nhau xem ai trong Nhóm lại là kẻ toan làm chuyện ấy.

“Dáng em thu nhỏ trong lời nguyện”
“Phơ phất hồn thiêng cánh bướm ma”.
Gót nhỏ lên thuyền một kiếp xưa,
Em về trăng mọc bến chân như
Người em hơi thở say mùi huệ
Mây trắng vương buồn mắt thái sơ.”
(Đinh Hùng -  Trái Tim Hồng Ngọc)

Trình thuật thánh Luca, nay kể đôi điều hơi lạ về cuộc thống khổ của Chúa trong giai đoạn chót ở đời người, như đã chép. Điều hơi lạ, còn ở chỗ thánh sử kể về tâm trạng Chúa trầm tĩnh lặng thinh, như tâm tình đồng thuận. Trong khi thánh Mátthêu và Máccô kể về Chúa trong trạng thái ới gọi Cha Ngài đến cứu, rồi thổn thức: sao Cha nỡ bỏ Con, còn lẩn tránh. Trong khi, thánh Luca viết về tâm tình Chúa thinh lặng nguyện cầu là Ngài cốt đặt mình trong tay Cha, Đấng mà Ngài hết lòng tín thác.

Ngoài ra, thánh Luca còn đưa cái chết của Chúa vào với truyền thống văn học La Mã và Hy Lạp mà người người vẫn gọi đó là “cái chết rất quí tộc”. Nói cách khác, thánh Luca xem nỗi chết của Chúa tựa hồ như cái chết của người La Mã hoặc Hy Lạp rất tốt lành. Sự chết chóc, song hành với nỗi chết của nhà hiền triết Socrates.

Như nhà hiền triết Socrates, Chúa chấp nhận cái chết trờ đến, nhưng Ngài không từ khước. Và, nhờ vào cái chết cao sang, “quí phái” như thế, Ngài thứ tha hết mọi chuyện của con người. Ngài không hãi sợ, cũng chẳng vãn than, âu sầu, thảm não khi giáp mặt với nỗi chết, thống khổ. Tựa hồ nhà điền kinh từng chuẩn bị kỹ lưỡng mọi chuyển biến đến với mình, Ngài vẫn sẵn sàng.

Ngài còn đổ mồ hôi lấm bết những máu lúc Ngài tiến về phía trước, hầu đón nhận cái chết thực sự đang đi đến. Bằng vào động thái này, Ngài chứng tỏ cho mọi người chúng ta biết thế nào là sống vinh quang, chết cao cả.

Cái chết của Chúa, nhìn theo cách này, lại đã mang ý nghĩa của mẫu gương lý tưởng hầu giúp ta đi vào đoạn kết của cuộc sống, rất sẵn sàng. Và, đó cũng là ảnh hình về cái chết của Phó tế Stêphanô từng được chứng minh ở sách Công vụ.

Người đọc bài “Thương Khó theo thánh Luca” hôm nay có thể hiểu cung cách mà thánh Luca trình bày về cái chết của Chúa và của chính cá nhân mình, tức là cái chết của đấng thánh hiền quyết tâm chết cho Đạo, vì Đạo. Quả thật, Đức Chúa là Đấng đã chết cho Đạo theo cung cách rất lý tưởng. Ngài chết, là để chứng tỏ rằng Ngài tin vào những điều Ngài từng nói nên đã làm. Làm như thế, không có gì đáng trách.

Và, không có trường hợp nào xảy đến để người đời kình chống Ngài. Dưới tầm nhìn của người La Mã, Hy Lạp cũng như Do thái và của Kinh Sách, Ngài là Đấng anh minh, công chính vẫn rất mực. Ngài hứa đem cõi trời thiên quốc đến với những ai yêu cầu Ngài.

Ngoài ra, Ngài cũng là Đấng Tẩy trừ hết mọi sự. Tẩy và trừ, mọi quyền uy/bạo lực và những gì xấu xa mà người đời vẫn tìm cách áp đảo kẻ vô tội, yếu kém, bất bạo động. Kẻ vô tội, là người có quyền uy lạ lùng để tẩy và trừ mọi tội lỗi.

Thánh Luca nhìn Chúa chết lặng trên thập tự nhưng, qua đó, Ngài lại đã thiết lập nên loại hình cộng đoàn rất ư đặc biệt. Chính cộng đoàn dân con Chúa cũng đã hết mình xả thân nguyện cầu và quyết sống theo ý Chúa; sống học hỏi kinh thánh, chăm lo cho người sống ngoài lề xã hội, quyết tạo nơi đặc biệt cho các vị nữ phụ mộ đạo vẫn được dân con trong Đạo coi như nhóm người rất đáng kính trọng.

Cùng một lúc, thánh Luca còn thấy nơi thành viên cộng đoàn dân con Đạo Chúa như người hôm nay sẵn sàng với “cái chết quí phái” là chết cho Đạo, vì Đạo nếu cần. Bởi, cũng như Đức Giêsu, dân con Đạo Chúa tin vào những gì mình nói và hành động, rất căn bản.

Trình thuật buổi kiệu rước đón Chúa Vượt Qua, thánh Luca mô tả Chúa đi về Giêrusalem không bằng xe tứ-mã hoặc song-long dát vàng rực sáng. Ngài cũng chẳng uy nghi ngồi trên ngựa như bậc tể tướng thời đế quốc. Không thấy vua quan vương quyền, xưng hùng xưng bá ở đâu quanh quất khi Ngài đến. Ngài đến, chỉ như nông dân tầm thường ngồi trên lừa, đi chậm rãi. Phía trước Ngài, không là đám kỵ mã “vũ khí đến tận răng”, mà chỉ đôi ba lũ trẻ nhỏ vui đùa, chạy nhảy.

Đi theo Ngài, lại chẳng là đám quan quyền/phục dịch sẵn sàng nhận bàn giao việc hành chánh/quản trị, mà là đám dân thường tâm huyết biết rõ Ngài hoạt động cho họ, ở với họ. Đó, là cách Chúa hiện thực giữa họ theo kiểu cách rất con người.

Tất cả mọi người nhất mực tin rằng Vinh quang Chúa nay thể hiện trọn vẹn qua việc Ngài “cho đi” chính mình Ngài với phẩm chất rất người. Họ không tin Chúa đưa vinh quang ấy vào chốn không lối thoát.

Nhưng vinh quang Ngài vẫn diễn tiến theo cách cao sang, rất quí tộc. Họ tin rằng vinh quang ấy nay trở thành mẫu gương quyết định nơi con người của Chúa bằng xương bằng thịt; và nơi việc Ngài thực hiện công cuộc “Vượt Qua” tại chính Giêrusalem này. Đức Giêsu Kitô Con Thiên-Chúa, nay đi vào thành thánh Giêrusalem của Chúa, đó là thời khắc để dân con mọi người cử hành mừng kính lễ Vượt Qua đích thực, cho đời người.

Đọc Tin Mừng Thương Khó theo thánh Luca, người đọc sẽ nhận ra một đôi chi tiết không thấy có ở nơi nào khác. Không thấy, cả trong Bài Thương Khó theo thánh Máccô vốn là nguồn Tin Mừng giúp thánh Luca có hứng mà ghi chép. Đôi chi tiết ấy là:

-Vai trò của người dân ở Giêrusalem trên đường thánh giá Chúa đi ngang, đặc biệt là giới phụ nữ sống ở Giêrusalem;
-Lời Chúa trên thập tự cầu Cha tha thứ cho kẻ bách hại Ngài vì họ không biết việc họ làm;
-Đối thoại giữa hai tử tội treo cạnh thập giá Chúa;
-Chúa quả quyết với tên tử tội đã tỏ lòng hối cải;
-Lời cầu vào lúc cuối của Đức Giêsu: Lạy Cha, con xin dâng phó hồn con trong tay Cha;
-Đối đáp của quần chúng chứng kiến cảnh Chúa chịu chết trên thập giá.

Trong khi đó, thánh Luca lại đã thay thế một số dữ kiện tìm gặp ở trình thuật thánh Máccô, đó là:

-Lời thú của viên bách quản khi thấy sự việc diễn tiến rất rõ ràng: anh không là con dân của Đức Chúa nhưng chỉ là người tốt, rất biết chuyện.

Ngoài ra, một số chi tiết thấy xuất hiện ở Bài Thương Khó theo thánh Máccô, nhưng thánh Luca lại đã bỏ sót, là:

-Trình thuật có qui một số điều về thân phụ của Alexander và Rufus;
-Tên gọi đồi Golgotha;
-Rượu và nhựa thơm;
-Giờ thứ ba;
-Tử tội treo cạnh thánh giá Chúa, lại là các tay ăn trộm;
-Người qua đường nhìn vào cảnh tượng đang diễn tiến, rồi cười chê; 
-Lời Chúa khóc than kêu cầu, cứ nghĩ Cha Ngài bỏ rơi.
           
Tựu trung, thánh Luca tuy có dựa vào văn bản gốc về Tin Mừng Thương Khó do thánh Máccô thuật lại, nhưng thánh Luca vẫn diễn tả mọi việc theo phong thái của riêng mình.

Lm Kevin O’Shea, CSsR
________________________________________________________________________________________________________________

No comments: