Suy tư Tin Mừng Chúa
Nhật Phục Sinh năm C 21/4/2019
“Hãy áp môi trên phiến đá mòn,”
“Loài hoa mộ chí cánh
thoa son.”
(dẫn từ thơ Đinh
Hùng)
Ga
20: 1-9; Lc 24: 13-35
Phiến
đá mòn, nay bật nắp để lộ “Loài Hoa Mộ Chí” vẫn còn sống. Hoa Mộ Chí, đã trỗi dậy
tỏ bầy cho mọi người biết Chúa vẫn ở với anh và với em suốt mọi ngày. Trình thuật
thánh Luca kể về tâm tình ngày Chúa Sống Lại đã chuyên chở cùng một tâm tình,
giống như thế.
Trình
thuật Phục Sinh, các thánh đã thấy dấu hiệu của bình minh xuất hiện trên bầu trời
ở phía Đông. Nhưng, không để báo hiệu một ngày mới sẽ nối tiếp, cho bằng nói
lên loại hình tạo dựng rất tân kỳ. Tân kỳ, là ở chỗ: nếu hỏi mọi người: theo họ,
Đức Giêsu giống loại người nào khi Ngài sống lại từ cõi chết, hẳn sẽ có người bảo:
Ngài giống nam-hoa-hậu Vũ Trụ. Và sẽ có nhà tâm-lý-học nào đó cũng đặt câu hỏi:
quý vị lấy ý tưởng này ở đâu ra? Phải chăng nói thế là muốn mình được như vậy?
Xưa
nay, Kinh Sách và nhất là thư thánh Phaolô đem đến cho ta câu trả lời rồi. Kinh
Sách ám chỉ rằng: Đức Giêsu đem những điều về nỗi chết của Ngài đưa vào sự sống
đã trỗi dậy. Như thế có nghĩa: Ngài đã duy trì những thứ đó và biến nó thành một
thứ gì tích cực, lành lặn để rồi Ngài tháp nhập tất cả mọi người vào con người
của Ngài.
Phục
sinh, không là chuyện lấy nước nóng tẩy sạch mọi bợn nhơ trên mình Ngài và loại
bỏ những gì đến với Ngài trong đau khổ và nỗi chết; tức: thứ gì đó đối chọi giữa
sự chết và sống lại. Bởi, cả hai đều tuỳ thuộc lẫn nhau thành từ ngữ để ta hiểu.
Thánh
Phaolô sáng chế ra cụm từ “Đức Kitô-chịu đóng đinh” có gạch nối ở giữa. Và khi
nói đến Đức Kitô, là thánh-nhân nói về Đấng đã trỗi dậy. Và khi nói đến Chúa
trước ngày Ngài Phục sinh, là thánh Phaolô lại đã gọi Ngài là Đức Giêsu. Ở tiếng
Hy Lạp, thánh-nhân dùng cụm từ “estauromenos”
bên cạnh tên tuổi “Đức Kitô”, tức có chữ gốc “Stauros” mang ý nghĩa của thập giá. Nên, cụm từ này có nghĩa: giá
trị của thập giá và nỗi chết được viết chung vào sự “trỗi dậy” trở thành “Đức
Kitô-Phục Sinh”.
Ở
đây, ta nói đến giá trị của chữ nghĩa hoặc triển khai bản vị mà Đức Giêsu cảm
nghiệm thực sự khi Ngài chịu đóng đinh trên thập tự, chắc chắn Ngài không thể
nào cảm nghiệm khác hơn thế. Tức, cảm nghiệm ấy không biến mất đi khi Ngài sống
lại. Tất cả vẫn gồm tóm nơi Ngài, đóng ấn trong Ngài và sẽ còn kéo dài đến vĩnh
cửu. Tất cả là thành phần gói gọn trong ý nghĩa đó.
Điều
này còn có nghĩa: khi trỗi dậy từ cõi chết, ta không gỡ bỏ được những gì xảy đến
trong cuộc sống khổ đau hoặc kinh nghiệm mà cái chết mang đến cho ta. Kết quả
là, ta đã trở thành con người khá hơn, tốt lành hơn. Và, sự trỗi dậy vẫn cứ duy
trì hết mọi thứ và khiến cho chúng rõ ràng hơn vào mọi lúc.
Có
người còn gọi Đức Kitô-Phục sinh là Đấng có “dấu thánh” đặc biệt. Nhưng, điều
đó không có nghĩa: vết thương thân mình Ngài vẫn nguyên vẹn hình dạng trên Ngài
cách thể lý. Nhưng ý nghĩa đích thực, là trọn vẹn con người và bản thể Ngài vẫn
còn ghi dấu khổ đau Ngài canh cánh bên lòng, vì yêu thương người phàm.
Đức
Mẹ cũng thế. Khi Mẹ về trời bằng vào Phục sinh, ta cũng thấy được nơi Mẹ tất cả
những gì Mẹ lãnh chịu do tình thương yêu còn đó, theo cung cách nào đó, không
là thể lý, xác phàm mà là giá trị thần khí nơi bản vị của Mẹ. Chính vì thế, mà
thánh Phaolô lại nói về tình trạng chết chóc, trống rỗng của Đức Giêsu -tức “kenosis” tiếng Hy Lạp- và thánh-nhân
coi sự việc ấy cũng một dạng theo thể trạng của Đức Kitô-Phục Sinh. Điều này
làm ta cảm kích và suy ra rằng ta đi vào với hỗn độn như tình trạng của nỗi chết
hoặc những gì tương đương, nhưng được gộp vào tình trạng trỗi dậy sống động của
Chúa.
Đó
là lý do khiến ta nói đến Đức Kitô-Phục sinh, tức: Ngài hiện diện trong vũ trụ.
Ngài không chỉ ở với chúng ta, mà còn như Đấng đã vượt khỏi ta nữa. Ngài trỗi dậy
trong ta và ở trong trạng thái có nỗi chết của chúng ta. Ngài sờ chạm và chữa
lành mọi khốn khó do bạo động của vũ trụ. Ngài là Đức Chúa chữa lành hết mọi người, mọi vật.
Ngài
đã vuợt quá giới hạn không gian và thời gian trong vũ trụ của ta. Ngài không ở
ngoài không gian và thời gian như thế, nơi vũ trụ. Ngài ở trong tất cả. Trỗi dậy
với ta và trong ta, đã là tất cả. Đó là hiện hữu bí nhiệm, tuyệt diệu. Chính đó
là sự thực của hiện hữu. Sự thực ấy, còn thực tế hơn cả mọi hiện hữu ta cảm
nghiệm được với nhau, trong nhau. Ta không cảm nghiệm sự thể giống như thế và
như thế là do giới hạn của không gian và thời gian ta đang sống cho đến ngày đi
vào cõi chết.
Đến
ngày đi vào cõi chết, ta được cởi bỏ khỏi mọi giới hạn của thời gian và không
gian. Và khi đó, toàn bộ hữu thể của ta sẽ tràn ngập kiến thức và tình thương
yêu đối với Đức Kitô-Phục sinh đang trỗi dậy trong ta. Nói cách khác, ta đang
được sẻ san với sự Phục sinh của chính Ngài.
Đức
Giêsu trỗi dậy khỏi nỗi chết, Ngài cảm nghiệm theo tính chất người phàm mọi hiểu
biết về chính Ngài, về Cha và về tất cả chúng ta, theo cung cách Ngài chưa từng
làm thế, trước đó. Ngài biết rõ chính Ngài, biết Cha và biết chúng ta theo cung
cách rất mới mẻ. Khi ta chết và trỗi dậy ở trong Ngài, sự thể cũng sẽ hiện ra
như thế đối với ta.
Thế
nên, Phục Sinh là lễ hội của sự trỗi dậy nơi Ngài và nơi ta. Phục Sinh, là chân
trời căn bản ta được mời gọi sống trong đó. Không có chân trời nào khác lại có
thể đối đầu với bí nhiệm của sự chết đến như thế. Và, đó là cung cách đầy chết
chóc để mà sống. Toàn bộ sự sống động của ta, nay mang ý nghĩa một trỗi dậy.
Không chỉ là sự sống động trong Hội thánh, mà thôi, nhưng cả sự sống động theo
cung cách phàm trần nữa.
Ta
hiểu được mình sống trong sự nhận thức rất chắc chắn rằng không ai bị loại bỏ
khỏi sự sống có trỗi dậy. Không có vấn đề để bảo rằng: không gì được chữa lành
mà không đi vào sự sống có trỗi dậy. Không vết tích nào của sự sống lại mà
không kết thúc trong sự sống có trỗi dậy được. Điều đó giúp ta thực hiện chữa
lành bạo lực và nỗi đớn đau, sầu buồn của người đồng loại trong thế giới thực tại
ta đang sống cùng và sống với.
Phục
sinh là viễn tượng của niềm tin đang sống thực tại, trong hiện tại. Ta không chỉ
tin rằng Đức Giêsu đã trỗi dậy khỏi mộ trống mà thôi, nhưng còn tin rằng ta có
thể ra khỏi con người mình, ngay lúc này. Đó mới là niềm tin. Chính đó mới thực
sự là tin và kính một niềm tin chính đáng.
Trong
cảm nghiệm niềm tin như thế, cũng nên ngâm tiếp lời thơ đã cất lên từ đầu, rằng:
“Hãy
áp môi trên phiến đá mòn.
Loài hoa mộ chí cánh thoa son.
Vầng trăng đáy huyệt xanh trong mắt.
Nghe biển mưa sao, gió gọi hồn.”
(Đinh Hùng – Trái Tim Hồng Ngọc)
Biển
mưa sao, gió gọi hồn, là hiện tượng Chúa cùng ta trỗi dậy. Trỗi dậy trong Phục
sinh thực tiễn vẫn rất thực, ở chốn đời thường.
Lm Kevin O’Shea, CSsR
___________________________________________________________________________________________________________
No comments:
Post a Comment