Suy
tư Tin Mừng Chúa Nhật 15 thường niên năm C 14/7/2019
Lc 10: 25-37 Một hôm, có
người thông luật kia muốn thử Đức Giê-su mới đứng lên hỏi Người rằng:
"Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp? Người
đáp: "Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?" Ông ấy thưa:
"Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh
hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính
mình." Đức Giêsu bảo ông ta: "Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là
sẽ được sống."
Nhưng ông
ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giêsu rằng: "Nhưng
ai là người thân cận của tôi?" Đức Giêsu đáp: "Một người kia từ
Giêrusalem xuống Giêrikhô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch
người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ,
có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh
qua bên kia mà đi. Rồi cũng thế, một thầy Lêvi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng
tránh qua bên kia mà đi.33 Nhưng một người Samari kia đi đường, tới
ngang chỗ người ấy, cũng thấy, và chạnh lòng thương. Ông ta lại gần, lấy dầu
lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên
lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền,
trao cho chủ quán và nói: "Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm
bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác." Vậy theo ông nghĩ,
trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ
cướp? " Người thông luật trả lời: "Chính là kẻ đã thực thi lòng
thương xót đối với người ấy." Đức Giê-su bảo ông ta: "Ông hãy đi, và
cũng hãy làm như vậy."
“Khi em lạnh, tôi biến thành ngọn lửa,”
“đốt thương yêu, than
nóng hực ân tình.”
(dẫn từ thơ Du Tử Lê)
Ân tình hực nóng, đã trở thành lửa ân tình đà
thấy rõ nơi các nhân vật ở trình thuật, hôm nay. Trình thuật hôm nay, thánh
Luca kể về ân-tình lành thánh của người ngoài đã đối-xử với dân con trong Đạo,
vẫn chưa quên. Đọc trình thuật, người đọc thấy rõ cung cách người ngoài Đạo tận
tình chăm sóc kẻ bị nạn, bất kể họ thuộc nhóm/bè nào, vẫn có nhu-cầu cơ bản để
sống còn.
Nhu cầu kẻ bị nạn, vẫn thường lệ-thuộc vào sự
chăm sóc của người khác cả về: thời gian, năng lượng và tài-nguyên của người
giùm giúp. Sự chăm sóc, xuất từ người ngoài Đạo dồi dào, vượt trội, theo cách
riêng tây, chứng tỏ quan hệ tốt giữa kẻ cho và người nhận, thật đặc trưng. Và
“người cho” hôm nay, không cân đai/áo mão nên chẳng ai rõ lý lịch của người ấy
đến thế nào.
Chỉ biết: nhu-cầu căn bản để sống còn, là điều
mà đa số nữ-phụ ở đời cần nhiều hơn nam giới. Bởi, nữ-giới ở đời phải sinh con
đẻ cái, rồi tạo thức ăn dinh-dưỡng cho trẻ bé, cả đến nơi ở, quần áo, tình cảm
lẫn mối quan hệ xã giao, vẫn là nhu cầu bức thiết để giữ mọi người ở lại với
mình. Bậc nữ-lưu trong xã-hội, luôn có nhu-cầu của cuộc sống hằng ngày; thế
nên, mẫu-mã quan-hệ giữa người cho và người nhận là đặc-thù của hai người, ở
đây là: mẹ-con.
Tân Ước, nhấn mạnh nhiều về lòng mến trải dàn nơi mọi người, trong
ngoài nhà Đạo. Tân Ước còn tỏ cho thấy
tính phổ-cập nơi lửa ngọn thương yêu/chăm sóc giữa dân con đồ đệ của Chúa, nữa.
Tuy là thế, tính phổ-cập của lòng mến diễn tả vào tình huống rất căng, luôn
ganh đua/tị nạnh với “tương-quan chăm sóc” như vừa nói. Tương-quan chăm sóc,
cũng mang tính phổ-cập cả bên ngoài vũ trụ, chứ không chỉ là cá nhân riêng lẻ,
của một ai. Tính phổ-cập kiến-tạo sự đồng đều cho những ai cần chăm sóc, bất kể
họ có khác biệt về tôn giáo, sắc tộc hoặc văn hoá, như trình thuật viện dẫn.
Tính-chất ấy, đòi mọi người phải biết quan tâm đến kẻ bị nạn, bất kể kẻ ấy, người
nọ có đòi hỏi, kêu cầu gì nơi người “qua đường” hay không.
Tường trình về “lòng mến” có sự chăm sóc
trong vũ trụ lại cũng đáp ứng tính hấp-dẫn đặc biệt của một số người gọi đó là
ích-kỷ hoặc ham-mê quá độ, thấy khá nhiều. “Lòng mến” vẫn vượt trội quan-hệ tư
riêng, cục bộ; từ đó đi đến kết quả, là: nếu ta để tâm đến nhu cầu vật chất tư
riêng, theo cách tập trung, ắt hẳn ta sẽ tạo sức ép linh-thiêng, nên tồi tệ.
Đôi lúc, cũng nên tạo ấn tượng để người người
hiểu rằng tương-quan chăm sóc đặc biệt, là kết quả do ta chọn. Nhờ đó, ta trở
thành người tốt lành, mang chất Kitô nhiều hơn, khi có khả năng vinh-thăng mọi
việc. Và, trở thành “người có lòng với vũ trụ” nhiều hơn, mà không cần ứng đáp
với người được chăm-sóc, nhất là khi đối xử với họ một cách ngang bằng, đồng đều.
Thật cũng dễ, để nói rằng: động thái yêu
thương mang tính-chất toàn cầu, trong khi con người lại cứ hành-xử theo cách
riêng tư, cục bộ. Khi đã yêu thương rồi, ta lại sẽ đạt trạng huống đến với nhiều
người có nhu cầu nhiều hơn ta. Trong khi đó, ta lại không thể làm cả hai việc
cùng một lúc và không thể chăm sóc nhiều người cho đồng đều, được. Chính vì thế,
văn hoá của ta xem ra cũng khác với động thái phòng-ngừa tệ hại xảy đến với mọi
người và động thái đầu tư năng lượng nơi người khác, nữa.
Thông thường, ta vẫn muốn phòng ngừa mọi tệ hại
đem đến cho người khác. Nhưng, qua tư cách cá-thể, ta không tài nào làm được việc
ấy, nên mới chuyển qua hệ thống rộng lớn hơn, dù hệ thống ấy không tránh được
tình huống thiếu phẩm chất. Thành ra, ta có tự do đeo đuổi các chọn lựa tư
riêng –dù chọn lựa ấy mang tính chuyên quyền, độc đoán- mỗi khi ta đầu tư năng
lượng của riêng mình nơi những người do ta chọn lựa. Nói cách khác, là nói như
người xưa: “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”.
Bởi thế nên, những người được ta thương yêu
/săn sóc sẽ trở thành bạn bè người thân, cũng rất gần. Và, thông thường thì: những
người do ta chọn để giúp đỡ, lại không liên can gì đến ta, mà chỉ như người lạ,
và có khi còn trở thành kẻ thù vì hãi sợ ta, nữa.
Ở đây, còn thấy có giòng lịch sử về tình bạn
mà, với xã hội, tình này đà đổi thay khá nhiều. Vào thời trước, tình bạn xuất từ
những người cùng quá trình lý lịch hoặc ở chòm xóm, chung một sở làm. Những người
như thế, thường giúp đỡ nhau và trở thành bạn bè không theo nghĩa lựa chọn
riêng tư do sự kiện cùng sinh ra từ một nhóm, chứ không phải từ người ngoài.
Trong sống đời bình thường ở xã hội, ta luôn
có nhu cầu vật chất, ngang qua thương-trường nội bộ. Và, nhờ chính sách an toàn
của quốc gia mình sinh sống, ta vẫn được bảo vệ, rất an toàn. Thế giới ta sống
hôm nay, có hằng hà sa số những loại chăm sóc đặc trưng và có cả những người
không được thế, nên mới tìm đến các chăm sóc thấp hèn từ cơ sở tìm việc làm. Những
người này thường bị bóc lột nhiều thứ, như: lương quá thấp hoặc điều kiện làm
việc không tương xứng với khả năng, cơ chế xã hội không được công nhận. Phần
đông những người như thế chỉ là các “chị giúp” hoặc “người ở”, cần chút thu nhập
để còn sống.
Người Samaritanô hiền từ, chẳng bao giờ đặt vấn
đề lý thuyết như thế. Ông chỉ dừng chân đứng lại để tương-tác với những người
đang ở trước mặt ông, lại có nhu-cầu rất bức-thiết. Đôi khi, mọi người đều thấy
khó trở thành người Samaritanô hiền-từ rất toàn thời. Càng khó hơn, khi phải
tra tay chăm sóc giúp đỡ khá nhiều cùng một lúc. Vì thế, cũng có nhiều vấn đề
khác liên quan đến quan-hệ giữa kẻ chăm sóc và người nhận.
Theo định nghĩa, vẫn thấy có tương-quan không
đồng đều giữa hai loại người này. Với người được săn sóc, thì vấn đề là sự tin
tưởng. Còn, với người kia, đó lại là tương-quan hiểu biết và khả năng làm được
gì cho người. Điều cần làm, là: cốt sao xứng-hợp với tự do của người nhận. Tự
do đây, không mang ý nghĩa của “tự túc, tự lực”, tức: được coi như lệ thuộc
nhau, trong kết đoàn. Tương-quan đây, không có nghĩa như tương quan giữa quyền
bính và uy-lực. Trong đó, có chức năng mới của những lo toan dựa trên quan-hệ
bình thường và loại hình mới về tình bạn, giữa hai người.
Xã hội hiện nay, người người trở nên thận-trọng
lo-lắng chứ không xả thân lo toan cho người khác. Bởi ngày nay, người người dựng
xây nhiều dịch-vụ “lo” cho sức khoẻ của mình, nên đã phòng ngừa nhiều thứ. Ngày
nay, người ta sống chường mặt với hiểm nguy đủ loại, nên chú trọng nhiều đến những
tiêu cực hơn sống tích-cực. Có làm gì, thì rồi ra ta cũng đều sẽ chết tại bệnh
viện; và nhiều người rồi cũng chết sau khi được săn sóc đủ điều nhằm làm nhẹ bớt
nỗi đau triền miên. Nhưng họ quên rằng: trong sống đời thực tế, mình cũng từng
tự chăm sóc cho mình, y như thế. Con người ngày nay lại quá thận trọng, phòng
ngừa và âu lo cho nỗi đau đến phải sống cuộc sống đang từ từ xảy đến.
Vậy nên, vấn đề hỏi rằng: ta sống để làm gì?
Con người được dựng ra là để sống cho tình bằng hữu; và, cộng đồng nhân loại được
dựng xây là để tỏ lòng mến, hiếu khách, đỡ đần nhau, mới đúng.
Thế giới ngày nay, những người bị coi là tật
nguyền/khiếm khuyết vẫn có ơn “gọi” đặc biệt. Ơn gọi của người khuyết tật quyết
đem Tin Mừng đến với những người được coi là độc-lập, khoẻ mạnh và thành đạt.
Người khuyết tật, luôn giúp người lành mạnh để người lành và thấy được rằng: là
người, tức mình sẽ bị hạn chế, dễ gãy và luôn có nhu cầu bức thiết. Thế nên, ta
chỉ là ta, khi ta có quan hệ tương-tác với những người đang cần ta đến giúp đỡ.
Giúp, mà không coi đó như dấu hiệu của yếu kém, lận đận mà vì nhân loại được tạo
dựng vẫn cần đến “cứu rỗi”. Ai ai cũng dễ bị gãy đổ, mỗi người một cách. Ta được
gọi, là để nhận ra điều đó. Ta được gọi, còn để lướt thắng nó mà mừng sự kiện:
tất cả đều cùng một Thân Mình Đức Kitô, mà thôi.
Người bị gãy đổ, sẽ càng thấy rõ mình có ơn
“gọi” đặc biệt hơn. Có nhiều loại gãy đổ được thấy rõ ràng, đặc trưng hơn. Như
trường hợp của người khiếm-thị, chẳng hạn, nội sự kiện họ bị mù hoặc sắp thành
mù-loà lại cũng giống như máy hút bụi to lớn đang đi vào cuộc sống sẽ hút tất cả
mọi sự đi nơi khác.
Từ đó, sẽ tạo khủng hoảng về lý lịch. Bởi, lý
lịch con người đều đặt căn bản trên việc gom gộp mọi thứ, chứ không tẩy trừ tất
cả, ra hư không. Niềm tin cũng thế, phải mang tính đại-kết theo nghĩa chữ và phải
bao gộp mọi người, chứ không chỉ những người cùng bộ tộc mình thôi, rồi đẩy lùi
những người khác mình. Ta phải vượt trội tính khác biệt, để rồi sẽ liên kết mọi
người lại với nhau. Điều này, nên hiểu cho đúng cách hơn, nhất thứ là khi ta đối
xử với người có khuyết tật về tâm trí; và cả những người có khó khăn về ngôn ngữ,
cũng thế.
Trở lại vấn đề: nếu không thể yêu thương và
chăm sóc hết mọi người, thì ta làm cho ai đây? Tác giả người Pháp nọ có đề cập
đến những người mà ông gọi là “người nghèo được chọn lựa”. Cuối cùng, rồi ra ta
cũng đi đến đoạn kết cục là: chăm lo cho người nghèo và người có nhu cầu do ta
chọn. Họ là những người do ta đã chọn; nên, mới tỏ bày tình bằng-hữu với họ và
mới chọn cùng sống với họ và giống như họ trong Thân mình của Chúa. Có như thế,
ta mới nhận được quà tặng trở thành Kitô-khác đối với người nghèo khó. Giả như
ta có quyền và có thể chấm dứt hệ thống giai cấp, đặc quyền tồn đọng nơi thế giới
phàm trần, thì chắc hẳn ta cũng sẽ đổi mới được nhiều thứ, nhiều sự.
Kitô-hữu thời tiên khởi, cũng đã chăm sóc cho
người nghèo hèn, côi cút, các bà goá và những người bị cầm cố, thấp hèn. Làm thế,
không có nghĩa là các ngài ném tiền vào các chương trình này/khác để giúp người
nghèo. Nhưng thực sự, các ngài đã biết lo toan cho người nghèo, trên thực tế.
Đây là yếu tố khiến người La Mã dựa vào đó mà phân định ai là Kitô-hữu, ai
không, bằng vào sự thể là: những người như thế biết chăm lo cho người khác nhiều
hơn thế. Chí ít, là người nghèo đói, có nhu cầu hơn chính mình.
Trong
cảm nghiệm sự cần thiết lo toan giúp đỡ mọi người, ta cũng nên ngâm lại lời thơ
trên, rằng:
“Khi em lạnh, tôi biến thành ngọn lửa,”
“đốt thương yêu, than nóng hực ân tình.” (Du Tử Lê – Hiến Chương Yêu)
Chăm
lo cho mọi người, nơi Đạo Chúa, lại trở thành “Hiến Chương” yêu thương vẫn sáng
tỏ trong đời người. Một đời, có Đức Chúa làm mẫu mực, để ta theo.
Lm Kevin O’Shea, CSsR – Mai Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment