Suy
tư Tin Mừng Chúa Nhật 17 thường niên năm C 28/7/2019
Lc
11: 1-13
“Tôi chấp thuận, trăm lần trong thổn thức,”
“Tôi bàng hoàng, hốt hoảng những đêm
đêm.”
(dẫn
từ thơ Bùi Giáng)
Bàng
hoàng, hốt hoảng hay thổn thức phải chăng đó cũng là động-thái của những người
gặp cảnh ngộ “sa chước cám dỗ”, vẫn cầu xin. Cầu và xin, như lời cuối kinh Lạy
Cha, ta từng đọc?
Trình
thuật, thánh Luca ghi về sự thể đồ đệ Chúa từng nghe Thày Chí Thánh dạy cách
nguyện cầu qua lời kinh “Lạy Cha”. Ý/lời “sa chước cám dỗ” ở cuối kinh, diễn tả
một nhận thức rất rõ về cuộc đời của Chúa có nối kết với “chước cám dỗ” công
khai cả một đời. “Chước cám dỗ” Chúa gặp, kể về sự việc xảy đến ở đầu đời, khi
Thần Khí dẫn Ngài vào “sa mạc” thanh vắng và Ngài ở đó 40 ngày để “sa chước cám
dỗ”, có giáp mặt “sự dữ”, và có cả thiên sứ đến hầu hạ Ngài.
Sa
chước cám dỗ, không chỉ xảy đến vào buổi đầu đời Ngài, mà cả vào ngày Ngài nhận
thanh tẩy cho đến thời khắc diễn ra ở vườn Géthsêmani, là yếu tố lịch sử được
diễn tả không theo nghĩa hiện tượng, nhưng như sự thể xảy đến suốt một đời. Sự
việc này, thánh sử Máccô diễn tả đặc biệt hơn thánh Mátthêu và Luca, chỉ sơ qua
ở kinh Lạy Cha mà thôi.
Cụm
từ “sa mạc” thánh Máccô tả, không có nghĩa chốn miền nóng cháy đầy những cát ở
Giuđêa hay đâu đó, mà là sự việc Chúa đi vào cuộc sống công khai với mọi người.
Bởi, với Chúa, tính công khai của cuộc sống mang ý nghĩa mở ra ngoài, hoặc tính
chính trị cũng như tính công-khai-hoá như “sa mạc đời người”.
Và,
Ngài ở đó cho đến ngày trút hơi cuối cùng cuộc đời Ngài, mới thôi. Cuộc sống
công khai của Chúa được đề cập ở đầu Tin Mừng, là việc Chúa dấn thân phục vụ
người nghèo khó, sống vì người khó nghèo. Bởi, Ngài ít được người hỗ trợ, nên cứ
bị kình chống/đối lập không ngớt. Và, trong đời người, hễ ta công khai có lập
trường sống giống như Ngài, rồi cũng bị xa cách/tách biệt khỏi “sa mạc cuộc đời”
người; và khi đó, bạn bè ta là người nghèo khó sẽ chẳng giúp ích gì cho ta hết.
Truyện
kể Chúa chịu “sa chước cám dỗ”, đề cập việc Ngài giáp mặt/đụng trận với đám “ác
thần/sự dữ”, tức các lãnh tụ tôn giáo người Do thái thời đó cứ kình chống/khích
bác những gì Ngài công khai phục vụ người nghèo. Và cuối cùng, “thiên sứ đến với
Ngài”, chính là đồ đệ đến giúp Ngài thực hiện mọi sự cho người nghèo, cách công
khai.
Cụm
từ “sa chước cám dỗ”, tiếng Hy Lạp là “Peirasmos”
nghĩa là khai thác/thử nghiệm giá trị sự việc để xem mình kình chống được
bao lăm và xem có khả năng đi xa hơn thế không. Ở Tin Mừng thánh Luca đoạn 22
câu 28, cụm từ này mô tả không chỉ tình huống khó khăn Chúa gặp phải, khi Ngài
công khai lo cho người nghèo thôi; mà còn diễn bày những khó khăn của Hội thánh
thời tiên khởi quyết theo Chúa đi vào
quãng đời công khai sống thực hiện những điều Chúa dạy.
Như
thế thì Chúa nhìn vào những gì, khai thác những gì và “sa chước cám dỗ” đến thế
nào?
Tin
Mừng thánh Luca cho thấy, khả năng trở thành Đấng Mêsia cứu vớt người nghèo
theo cách thống trị hoặc thụ động hoặc sinh hoạt đầy tính chất rất kịch.
Thứ
nhất, theo cách thống trị. Có người hỏi: nếu Đức Giêsu là Chúa, thì sao Ngài
không hạ gục phe đối lập để thống trị? Nếu Ngài làm thế cũng để đem lại lợi ích
cho người nghèo, cũng đâu khó. Ở đây, thánh Luca gọi đó là cách làm của sự dữ. Ở
các đoạn sau đó, thánh Luca lại đã coi quyền lực và vinh dự ở đời thuộc dạng ác
thần, đầy cám dỗ.
Thứ
hai, là tính thụ động. Theo thánh sử, thụ động đây, không có nghĩa lười biếng
mà là: bắt Chúa làm mọi việc, còn mình thì chẳng làm chút gì hết, cứ rút lui
vào bóng tối, thế là xong. Làm như thế, tức: phủ nhận điều lạ kỳ về sự quan
phòng của Chúa. Thánh Luca gọi đó là những gì mang tính chất rất “người”, nghĩa
là: cứ “mặc xác”, biếng nhác, ù lì, chẳng chịu làm gì, lại coi đó như cách phục
vụ Chúa rất hữu hiệu, đây là kiểu cách rất xấu của những người ù lì, bị động.
Thứ
ba, sinh hoạt đầy chất kịch. Có thể, đây là tấn thảm kịch bi đát, sẽ còn diễn
tiến nhiều lần về sau. Tác giả Luca từng cho thấy người Hy Lạp chẳng cần xem đấng
bậc anh hùng hảo hán đi vào hoàn cảnh ra sao, nhưng thần linh của họ cuối cùng
cũng ra tay cứu vớt, và người người lại ra về vui vẻ. Cái khó ở đây, không là sống
đời thực tế, mà là cung cách biến thái/bay nhảy, không trưởng thành theo cách
cuộc sống thực tế vẫn tạo ra. Quả là, sự việc này xem ra thật trẻ con, không làm gì cả nhưng vẫn
muốn được cứu vớt.
Lời
đáp của Chúa khi “sa chước cám dỗ”, quả thật dứt khoát. Ngài đã nói tiếng
“không” với các đề nghị do “sự dữ” đưa ra. Ngài ra lệnh cho ác thần đi cho khuất
mắt Ngài. Ngài nguyện cầu Cha Ngài giải thoát Ngài khỏi ác thần/sự dữ. Sự dữ
đây, chính là giới cầm-quyền chuyên khuynh-loát những người đưa ra nhiều chính
sách cho dân con mọi người. Và, Ngài nguyện cầu Cha, nếu được, “xin Cha cất bỏ
chén đắng này khỏi nơi Con.”
Chúa
cho thấy bản chất lười biếng của con người đã bớt dần tính “linh đạo”, gây đổ vỡ,
lại muốn làm thứ gì đó, khác hẳn. Ngài không ngồi ì một chỗ như ai đó, rồi giao
hết việc cho Cha làm. Nhưng, Ngài thừa nhận một số khuôn mẫu về chức năng của Đấng
Mêsia có thể viết thành kịch-bản cho sân khấu. Tất cả là bài học để đời về
trách nhiệm, ngõ hầu đồ đệ học lấy mà thực thi.
Vùng
Cận Đông cũng như Israel khi xưa, con dân trong Đạo vẫn đặt ra một số mẫu kinh
để ta nguyện cầu, van xin. Mẫu kinh, gồm ba phần: phần đầu, gồm toàn những chuyện
đẹp của đấng bậc được người cầu kinh dâng lời nguyện, như thể tung nâng các đấng
trước khi dâng lời khốn khó với các ngài. Thứ hai, lời cầu đơn giản, rõ ràng và
ngắn gọn chỉ diễn tả những gì người cầu mong muốn. Thứ ba, xin lỗi đấng bậc
mình dâng lời kinh để đưa ra điều thỉnh nguyện (và hứa sẽ không lặp lại điều ấy
một lần nữa). Và, rõ ràng, đây là cấu trúc của “Kinh Lạy Cha”.
Phần
đầu kinh, là: “Lạy Cha chúng con ở trên
trời. Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới
đất cũng như trên trời.” Phần hai, là câu: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày.” Phần ba, lại
thêm câu: “Xin Cha tha nợ chúng con như
chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con, và xin chớ để chúng con “sa chước cám dỗ”,
nhưng cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ.”
Phần
chính của Kinh Lạy Cha là yêu cầu có lương thực hằng ngày, cho người đói nghèo,
ngày hôm nay. Kế đó, là việc khởi động rồi xin thứ tha vì đã cầu xin và hy vọng
cảnh tình này sẽ không diễn ra nữa.
Lương
thực hằng ngày phải chăng là cơm bánh? Không hẳn thế. Đây chỉ là biểu trưng. Là,
biểu tượng đặc trưng cho việc chúng ta và mọi người có nhu cầu sống còn trong
cuộc chiến phấn đấu mỗi ngày, cuộc sống thực. Đại ý muốn nói cùng Chúa Cha:
“Xin cho chúng con có đủ sức mạnh và khả năng tự tại để đến được đó, hôm nay
đây”.
“Lương
thực hằng ngày” cho người nghèo đói: Ta vẫn “sa chước cám dỗ” như thế, rất nhiều
ngày, là: làm điều gì khác thay vì đem “cơm bánh” ban phát cho người nghèo. Thế
nên, hãy cầu xin làm sao để ta đừng “chào thua” về những “sa chước cám dỗ” như
thế, và sau đó có thể ban phát cơm bánh cho người nghèo đói.
Và
tiếp đó, kinh “Lạy Cha” đề cập đến việc thứ tha, và sự dữ. Tại sao thế? Có lẽ
Chúa biết rõ Ngài từng có những kẻ đối lập với Ngài trong cuộc sống, và Ngài đã
thứ tha cho những người đứng đằng sau đó. Và có lẽ, Ngài cũng biết Ngài từng phạm
một vài sai sót về chính trị trong cuộc sống, như: lời Ngài nói có thể là mạnh
đối với người này, nhưng lại quá yếu với người khác. Nên, trong kinh Lạy Cha,
Chúa yêu cầu những người bị đau lòng vì những sự việc như thế hãy thứ tha Ngài,
như Ngài đã tha thứ họ. Ngài công nhận: không phải mọi người lúc nào cũng làm
đúng, chí ít là những chuyện công khai, với chúng dân.
Thánh
Luca viết Tin Mừng cho Hội thánh thời tiên khởi, vào nhiều thập niên sau khi
Chúa mất, tức: viết cho một Giáo hội tin vào lời lẽ vẫn công nhận rằng: Đức
Giêsu là Chúa, nên câu cuối ở kinh Lạy Cha, có ý căn dặn rằng: nếu ta không thận
trọng lại để mình “sa chước cám dỗ”, sẽ bị quyền lực và vinh quang lôi cuốn gài
bẫy. Ta càng lún sâu vào bẫy đó nếu cứ thử. Và khi đó, chớ trách móc.
Và,
tiếp tục kinh Lạy Cha, thánh sử Luca lại kể tiếp truyện dụ ngôn về cuộc sống đời
thường ở thôn làng bé nhỏ, như thể cất lên lời kinh gọi mọi người trong nhân loại
như lời gọi “Lạy Cha”, tức van nài bạn bè tấm bánh lúc nửa đêm tắt lửa tối đèn,
vẫn cần đến tình thương yêu, của mọi người. Chí ít, là bạn bè người thân gần
xa, lại cứ quấy rầy mình vào những lúc khó thực hiện lòng thương mến/bác ái.
Nói
tóm lại, điều mà thánh Luca muốn nói đến ở lời kinh thần thánh rất “Lạy Cha”
hôm nay, sẽ không đem gì nhiều đến với ta, nếu ta không thực thi đối xử với bạn
bè gần xa, thân quen hay xa lạ, là nhân loại qua lời kinh “Lạy Cha chúng tôi”.
Trong
tinh thần hiểu biết như thế, ta sẽ cất lên câu thơ như lời kinh đêm của thi sĩ
họ Bùi như:
“Tôi chấp thuận, trăm lần trong thổn
thức,
Tôi bàng hoàng, hốt hoảng những đêm
đêm.
Tôi xin chịu cuồng si để sáng suốt,
Tôi đui mù cho thoả dạ yêu em.”
(Bùi Giáng –
Phụng Hiến)
“Thỏa dạ yêu Em”, đúng như lời thánh-nhân
từng dặn dò trong lời kinh “Lạy Cha”, rất hôm nay.
Lm Kevin O’Shea, CSsR biên
soạn–
Mai
Tá lược dịch
____________________________________________________________________________________________________________
No comments:
Post a Comment