Tuesday, 27 August 2019

Một lần nào cho tôi lại gặm em


Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật 22 thường niên năm C 01/9/2019
Lc 14 1. 7-14
 
Một ngày sabát kia, Đức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pharisêu để dùng bữa: họ cố dò xét Người. Người nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn cỗ nhất mà ngồi, nên nói với họ dụ ngôn này: 

"Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: "Xin ông nhường chỗ cho vị này. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối. Trái lại, khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: "Xin mời ông bạn lên trên cho. Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn.Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên."

Rồi Đức Giêsu nói với kẻ đã mời Người rằng: "Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại."

Trình thuật thánh Luca, nay cũng ghi tạc Lời Chúa nhủ khuyên dân con mọi người ở nhiều nơi: từ chốn nguyện cầu ở hội đường, cho đến Vườn Dầu, bàn tiệc, nhất nhất đều có Lời vàng răn bảo, khiến người người mỗi khi nhớ đến đã thấy lòng đầy cảm-kích, vì tin tưởng. Nhưng, với người thời nay, lại không mấy tin yêu và tưởng nhớ Lời Ngài từng hấp dẫn họ.

Đọc kỹ trình thuật, người đọc thấy Chúa nói về 2 chủ đề chính, rất nghịch lý. Nghịch, là bởi đề tài Chúa nói, cũng nghịch và chống cả lý lẽ người đời, nhất là: khiêm hạ và tưởng thưởng. Nghịch lý/nghịch thường, là bởi hai đề tài này rất khó song hành/sánh đôi, trộn lẫn. Và, nghịch thường/nghịch lý nếu người người lại sẽ đưa Lời Chúa vào với cuộc sống hiện-thực, ở đời thường.

Bằng cụm từ khiêm/từ tốn, người đời thời nay cũng thấy như thể mình đang lạc lõng, rất khó chịu. Khó chịu, bởi nó khiến con người phải hạ mình đến cùng tận, thật thấp. Thấp đến độ, nó không hấp dẫn đủ để được đề-bạt công ăn việc làm hoặc sứ vụ nào cao đẹp nhưng khiến người được đề-bạt phải gia tăng năng-lượng mình đang sở-hữu mới có cơ may đạo đạt nguyện ước.

Thời cổ xưa, người người đều cổ-súy tính khiêm-hạ theo nhiều cách. Thời mới này, người người lại chỉ thăng tiến rất nhiều thứ, khiến tác-tạo động-lực phát-triển nhân bản, toàn diện. Người thời nay, hầu như quyết-tâm tạo cơ hội toả sáng, cốt lôi cuốn/khuyến-dụ người khác bằng việc thăng-tiến cá-nhân đạt thành-tựu, ngõ hầu có cơ ngơi/vị thế rất cao như lòng mình ao ước.

Khiêm hạ, như thể chỉ muốn mình có ít thôi, hoặc chỉ muốn ở vào vị thế thấp kém, chứ không màng chuyện cao sang, quyền qúi, lễ nghĩa. Chọn như thế, đôi lúc cũng đặt người chọn vào tình-huống oái oăm, như thể khinh chê/ghét bỏ chính con người mình, hoặc muốn xa lánh cuộc sống thực tế ở thế-trần, nhất là theo cung cách rất vô-thức. Trong khi đó, tính xông-xáo/xục sạo làm cho con người trở thành chủ thể mang tính-chất rất “người” hơn, chứ không hẳn chỉ coi thường chính mình, hoặc chống lại chính con người mình.

Nghịch-lý/nghịch-thường ở đây, là nhu cầu giữ cho con người mình những điều tích-cực chứ không nhắm vào các yếu/kém của con người. Thành thử, vấn-đề đặt ra là: Làm sao giữ cho con người mình có ý-nghĩa, đồng thời vẫn khiêm hạ cách sâu xa được? Làm sao ta có thể thích đồ vật, yêu con người mà vẫn thấy mình không cần đến người ấy/vật ấy, nên cứ để mọi sự ra đi, không níu kéo? Làm sao ta có thể nói mình thật thà đủ để cứ phạm lỗi cho nhiều rồi lại nghĩ mình là người rất đáng thương? Và, phải chăng Chúa vẫn yêu ta khi Ngài biết rằng ta ra như thế?

Có nhiều loại khiêm nhu/hạ mình cũng lại sai trái vì dựa vào lỗi phạm, để xin xỏ. Xin xỏ, để những muốn xoa dịu cơn giận của Chúa hoặc đổ lỗi cho Chúa làm mình sa ngã, những phạm lỗi. Vậy thì, hỏi rằng ta sống theo kiểu khiêm nhu/hạ mình theo kiểu nào đây?

Xem ra, như thể Chúa nhắn nhủ dân con mọi người: hãy sống khiêm hạ trước đã, tự khắc sẽ được Ngài đoái hoài, xót thương. Nhưng ở đây, Đức Giêsu lại cứ tiếp tục nói với những người đến với Ngài. Ngài đề nghị: mai ngày, Ngài sẽ mời gọi những người có nhiều nhu cầu hoặc cần được giúp đỡ hơn, tức: những người không thể đáp lại lời mời của Ngài. Như khi xưa, nhiều nơi có thói quen được mời đến dự tiệc, khi vào bàn, thường có khuynh-hướng mời lại chủ tiệc đến ngồi cùng bàn với mình, dù chốc lát.

Nhưng, Chúa chỉ tập trung vào những người không có khả năng sống lịch-duyệt theo cách ấy. Ngài chỉ tập trung hướng về những người biết nói vỏn vẹn hai chữ “Cảm tạ”, mà không thể mời lại Chúa được. Bởi, họ không có chỗ ngồi riêng biệt và không có được lần thứ hai như thế nữa. Mời những người tương-tự, ta không thể mong chờ một trả lễ nào hết.

Vậy, hỏi rằng: phải chăng khi đã sống khiêm hạ rồi, ta cũng được thưởng như thường chứ?

Đúng. Trông chờ được tưởng thưởng, là thái-độ đôi khi cũng có đôi chút ngờ vực. Ta được dạy: hãy yêu thương người đồng loại cách độ-lượng. Nhưng hỏi rằng: có độ lượng chăng nếu ta làm thế chỉ để lĩnh nhận phẩn thưởng do Chúa hứa? Độ-lượng như thế có nghĩa gì? Làm thế phải chăng có tính toán, hơn thua? Phải chăng đó là thứ “thuốc phiện” ru ngủ mọi người, hầu chỉ để ta nghĩ đến phần thưởng vĩnh-cửu nếu ta tìm sự công bằng ở đây, bây giờ? Phải chăng làm thế sẽ làm hạ giá công bằng xã hội và đưa ta ra khỏi tinh thần của Phúc Âm?

Thật ra, Tin Mừng hôm nay không chỉ kể về 2 sự kiện được nhắm đến, là: Khiêm tốn/hạ mình rồi sẽ nhận được phần thưởng, mà chỉ là tiến trình hoạt động, đó là: việc khiêm hạ, tự nó không bao giờ dứt điểm. Và, phần thưởng không hề có nghĩa sẽ đến vào thời sau. Cần xét kỹ, tính “khiêm hạ”. Đừng mang ảo giác vào những chuyện như thế, nhưng hãy sống thực tế. 

Thật ra, ta không là người háo-hức/bốc đồng chỉ mơ mộng chuyện lạ nhưng thật sự, cũng không hẳn là hư không hoặc gần như không. Chúng ta là những người có hạn chế, nhưng vẫn có đôi chút khả năng để làm việc gì đó. Ta chẳng có lợi gì khi cứ đánh giá thấp khả năng của chính mình, cách ảo tưởng. Cũng hãy nên nhìn vào chính mình, như là ta, một người thực. Theo cách nào đó, ta cũng không nên đầu hàng/bỏ cuộc trước cố gắng đạt thành-tựu nào đó, khả năng ấy nằm sẵn trong ta. Nó là một phần của sự việc ta tìm cách kiến tạo. Ta không hề thấy ổn định, nếu chỉ có ít ân huệ. 

Trong ta, vẫn có nhiều khả năng, và yếu tố tích cực mà có khi ta cũng không biết rõ. Chúa đã tặng trao cho ta; và Ngài muốn ta sử dụng các khả năng đó để hoàn-thành những gì tốt đẹp. Tốt và đẹp, không là phần thưởng ta sẽ có vào thời cuối, mà là những gì ta đã và đang có, những thứ không nằm bên ngoài con người của ta, nhưng ở sẵn bên mình. Dù, ta có là ai đi nữa.

Vì thế nên, điểm chính yếu, là: ta được Chúa mời gọi sử dụng những điều tích cực ở trong ta, bằng tình thương-yêu ta vẫn có. Yêu thương, không vị kỷ mà chỉ hướng ngoại, tức trực chỉ về người khác. Ta hiểu được mình phải yêu thương người khác, chứ không chỉ yêu thương mỗi chính mình, rồi loại bỏ hết mọi người nào khác. Ta được tạo-dựng là để sẻ san những gì tích cực của ta, sẻ san chính con người của ta cho người khác. Sẻ san, vì lợi ích của người khác.

            Khiêm tốn/hạ mình cách đích thực như Chúa dạy, ở đây, nghĩa là biết chào đón mọi “người khác” mà không cần trông đợi họ đáp lại điều gì có lợi cho ta. Ở đặc tính khiêm hạ, ta buộc phải trở nên bé nhỏ trước mặt Chúa. Điều này có nghĩa: hãy đặt mình vào địa vị của Chúa, để làm những gì Chúa muốn ta làm ở đâu, khi nào Ngài muốn ta làm thế. Chúa luôn muốn nhiều hơn cho người khác.

            Trở nên khiêm hạ, là từ bỏ loại hình công chính cũng như lợi ích của ta và để cho sự công chính của Chúa được hoạt động ngang qua ta, vì lợi ích của những người có nhu cầu đích-thực. Ta đang được Chúa “tuyển dụng” để ban bố tình yêu đến với người khác. Để tình-yêu xảy đến với những người thật sự có nhu cầu tình-yêu. 

Chúa vẫn ủng hộ tinh thần bất vị kỷ, không hám lợi hám danh. Đó là chuyện hiếm thấy, dù với người tốt lành nhất trong thế gian. Vấn đề là: ta hãy từ bỏ các lợi lộc của chính ta. Đừng mặc cho nó tầm quan trọng, thiết yếu, nhưng quyết đem lại công bằng chính trực và bác ái với người khác. Có thể, đây là thuyết lý khó lòng thực hiện. Cũng là, lý thuyết chỉ biết cho đi, chứ không nhận lĩnh vào với mình. 

Tuy nhiên, đó là thuyết rất có lý lẽ, như thánh Phaolô từng nói về Chúa rất thực như thư thánh-nhân gửi tín hữu ở Phillíphê, rằng: 

“Ngài, phận là phận của một vị Thiên Chúa, nhưng Ngài đã không nghĩ phải giành cho được chức vị đồng hàng cùng Thiên Chúa. Song Ngài đã hủy mình ra hư không, là lĩnh lấy thân phận tôi đòi, trở thành giống hẳn người ta, đem thân đội lốt người phàm. Ngài đã hạ mình thấp hèn, trở thành vâng phục cho đến chết, và là cái chết thập giá.” (Phil 2: 6-8)

Chúa không trở nên thấp hèn để có được phần thưởng vào đời sau. Ngài trở nên như thế, là để yêu thương con người, yêu thương ta đến độ chịu mọi yếu kém/thiếu thốn cốt chứng tỏ tình yêu của Ngài đối với con người đến cùng tột. Và, đó là lý do khiến cho khiêm hạ theo kiểu của Ngài sẽ không bao giờ chấm dứt, bao lâu Chúa còn là Chúa, và cho đến khi người nghèo hèn, vẫn có đó, rất nghèo.

Trong tâm tình cảm thông tình thương yêu của Chúa, ta lại ngâm lên lời thơ hay, mà rằng:
“Một lần nào, cho tôi lại gặp em,
Rồi thiên thu, sẽ là nhung nhớ.”
(Vũ Thành An – Một Lần Nào Cho Tôi Lại Gặp Em)

Gặp thế rồi, em hay tôi cũng sẽ nhung nhớ. Nhớ Chúa. Nhớ Em. Nhớ hết mọi người từng yêu người, đến muôn đời.
 Lm Kevin O’Sheas biên soạn – Mai Tá lược dịch

No comments: