Tuesday 10 September 2019

Hỏi hoa, hoa vẫn thôn đào liễu


Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật 24 thường niên năm C 15/9/2019

     Các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giêsu để nghe Người giảng. Những người Pharisêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau: "Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng." Đức Giêsu mới kể cho họ dụ ngôn này:

     "Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất? Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai. Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: "Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó. Vậy, tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn.

     "Hoặc người phụ nữ nào có mười đồng quan, mà chẳng may đánh mất một đồng, lại không thắp đèn, rồi quét nhà, moi móc tìm cho kỳ được? Tìm được rồi, bà ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: "Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được đồng quan tôi đã đánh mất.10 Cũng thế, tôi nói cho các ông hay: giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối."

     Rồi Đức Giêsu nói tiếp: "Một người kia có hai con trai.12 Người con thứ nói với cha rằng: "Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng. Và người cha đã chia của cải cho hai con. Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình.

     "Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, nên phải đi ở đợ cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo. Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: "Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy. Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha.

     Bấy giờ người con nói rằng: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: "Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy. Và họ bắt đầu ăn mừng.

     "Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. Người ấy trả lời: "Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì gặp lại cậu ấy mạnh khoẻ.28 Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. Cậu trả lời cha: "Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!

     "Nhưng người cha nói với anh ta: "Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy."

Trình thuật, nay thánh Luca cũng đã đưa vào dụ-ngôn kể nhiều điều về mất mát. Mất chiên, mất tiền mất cả tình người ở đời. Dụ ngôn mất mát, là truyện kể rút từ bài Thánh Vịnh được vua Đavít sử dụng chủ-đề “chiên lạc” hầu nhắc các nhà lãnh đạo Do thái hãy nhớ dân con do Chúa trao phó cho họ, để chăm nom.
Trình thuật, kể về mất mát bằng ba dụ ngôn tiếp theo nhau, là: mất chiên, mất tiền và mất con trai. Mất chiên, là ấn bản văn xuôi qui chiếu Thánh vịnh 23 có nói rõ: “Đức Giavê là Chúa Chiên.” Mái ấm của “chiên-không-lạc”, là nhà Chúa khi chiên con sống ở đó, rất hoan hỉ. Dụ ngôn này, chú trọng đến sự việc con người tuỳ thuộc vào Chúa trước khi lập giao-ước với Chúa, ở Israel.
Dụ-ngôn “bà goá mất tiền cắc”, chỉ nên hiểu theo ảnh hình người nữ phụ miền Cận Đông có thói quen đeo chuỗi tiền đồng ở cổ. Chỉ cần bà mất một đồng ở chuỗi thôi cũng làm cho bà thấy như mất tất cả. Chuỗi tiền đeo cổ đối với cô dâu thời trước, tượng trưng cho giới-tính và quan-hệ trong hôn-nhân.
Dụ-ngôn mất con trai nơi truyện “người con đi hoang”, biểu trưng cho quan-hệ hoàn-vũ trọng-tâm nhắm vào người cha nhân hậu. Dụ ngôn này, không nói đến người mẹ hoặc các chị/em trong nhà. Có thể là thời đó, phụ-nữ trong gia đình chỉ có vai trò quan sát, mà chẳng nói năng chi. Dù vậy, các nữ-phụ vẫn cần được người khác phái quan tâm, hội ý và nghe theo ý-kiến họ đưa ra.
Rất có thể, các nữ-lưu ở đây cũng muốn tỏ cho người con thứ hai biết: gia tài dành cho anh cũng không xứng để anh cứ phải quan tâm đến nó, trong đời mình. Mái ấm gia đình, không chỉ mang nặng ý-nghĩa về kinh tế. Cũng có thể, các người nữ trong truyện vẫn muốn cho nam nhân trong nhà biết bỏ qua chuyện nhỏ nhặt, để lưu ý mỗi chuyện lớn trong gia đình khi xảy đến. Ở đây, gia đình của người Cha nhân hiền là ảnh-hình về Hội thánh hôm nay đặt nặng vai trò, năng-lực cũng như tình thương yêu vỗ về rất khéo léo của nữ-giới, là chuyện rất nên làm.
Nói cho cùng, truyện “người con đi hoang” không kể về người cha chuyên lo chăm sóc và thứ tha con mình, cho bằng cha nhân hiền mừng rỡ vì đã tìm được con, nay trở về. Đây mới là ảnh-hình về công việc Chúa vẫn làm. Thiên Chúa thực sự vẫn hữu dụng và đặt hy vọng vào tình yêu Ngài đối với ta sẽ chuyển đổi động-thái của ta và mọi người. Chúa thương ta một cách vô-điều-kiện. Ngài thương yêu, không chỉ mỗi dạy bảo: nếu biết hối hận, thì ta sẽ được Chúa thứ tha hết mọi tội. Mà là, nếu như ta biết mình có lỗi, rồi xưng thú và biết mình sau đó phải làm gì để được tha, đó là: biết lấy áo đẹp mà mặc; biết xỏ nhẫn vào tay và đi giày dép cho chỉnh, rồi thoát ra khỏi tình trạng vẫn như cũ.
Nói cho cùng, cả ba dụ-ngôn về “mất mát và tìm được”, cùng nói lên một ý niệm về lý lịch của người con Chúa, về sự tùy thuộc và sự chủ-động, trưởng-thành. Lý lịch đây, có thể so với vị thế của Hội thánh ngày hôm nay. Hội thánh, nay gồm những người vẫn ở lại hoặc ra đi vào chốn nào đó, biến mất. Dù, đã trải qua bao ngày tháng những thăng trầm, thành viên Hội thánh được yêu cầu hãy hành xử sao cho phải đạo. Bởi, lý lịch của con dân đi Đạo là biết sống có tương quan, sống tùy thuộc vào nhau và hành xử như người chín chắn, rất trưởng thành. Tự kiểm nhiều, người Công giáo hẳn sẽ thấy mình cũng như “người-con-đi-hoang”, như chiên con lạc đàn hoặc như đồng tiền bị luột mất, cần trở về với giá trị có ý nghĩa, chấp nhận và cử hành việc tuỳ thuộc vào truyền thống.
Với hội thánh, có hai loại tuỳ thuộc thấy rất rõ, đó là: lớp người được coi như “không chính-thức” và các đấng-bậc rất “chính thức”. “Không chính-thức”, là: lớp người sùng đạo, các nhóm đọc kinh “tôn vương” Đức Bà, nhóm trẻ chủ trương công bằng xã hội, nhóm người thích học hỏi Kinh thánh, nhóm nghiên-cứu thần-học hoặc giới truyền-thông Công-giáo có cảm nghiệm chính trị, các vị tuyên-uý và nhiều người không tên tuổi nhưng vẫn sống đạo. Đấng bậc “chính-thức”, gồm các chủ chăn và các đấng bậc ở dưới trướng, như: hội đồng giáo xứ, toà giám mục, nhóm kiểm tra y tế, giáo dục hoặc phúc-lợi.
Nhóm “không chính-thức” lại thường cứ “kính nhi viễn chi”, tức: đứng xa xa các bậc “chính-thức”, có khi còn đứng ở bờ rìa, đôi khi còn cản-trở bước tiến của một vài đấng nữa. Nhiều đấng-bậc lại cứ muốn an-toàn lành-lặn cho chính mình nên không thích dính-dự vào chuyện của lớp “không chính-thức”.
Nơi Giáo hội Công-giáo, các đấng bậc “chính-thức” thường điều-hành lớp người tuỳ thuộc, tức  nhóm “không chính thức” theo cách từ trên không hoà mình, không trộn lẫn rất anh em, mà chỉ có tinh thần đứng ở xa chỉ nhắm vào lợi ích cho giới cầm quyền trong giáo hội, mà thôi. Phần đông người Công giáo xem ra vẫn sống an phận và dễ dạy, chẳng muốn tranh đấu chi cho rắc rối.
Nhưng điều trớ trêu, là: hai nhóm người này đôi lúc cũng gây phiền toái cho nhau. Phía các đấng bậc có lối sống “chính-thức/chính qui”, thì: đôi lúc cũng muốn chơi trò đô hộ, rất thống trị. Tức: thứ trò chơi “nội bộ” mà một số người ngoài cuộc nay cũng biết. Thế nên, các đấng bậc bèn tìm cách kềm kẹp, bủa lưới rắc rối hoặc cấm kỵ. Dân con ở hệ-thống bên dưới, chỉ biết lĩnh nhận theo kiểu “dễ dạy”, rồi cứ thế lặp lại cùng một động-thái.
Và, tỉ số của trò chơi được đếm điểm để trò chơi được hấp dẫn, tiếp tục. Một số người, lại nhớ đến trò chơi hồi còn bé, như một thực tế cần lẩn tránh, nay trở về thành kinh nghiệm từng trải, như thực tại khó tránh khỏi. Tệ hơn nữa, sự việc lại cứ diễn tiến theo kiểu cách cũng rất lạ, đôi lúc có cả tham nhũng, thối nát xen vào, nữa.
Lớp người “không chính-thức” lại vẫn chơi trò giải trí bằng cách cứ đưa ra chủ đề này/khác rồi thành lập nhóm mới có ý tưởng hoặc lối sống mới có lòng đạo, nhưng rồi cũng không được bền. Đấng bậc “chính-thức” trong Đạo, thì chẳng hề ưu tư gì về những chuyện như thế. Nên, chừng như các đấng bậc lại sống lâu, sống thọ ở vị trí cao.
Có lẽ cũng là điều tuyệt vời cho Giáo hội, nếu như các đấng bậc ở vị thế “chính thức/chính qui” và dân thường “không chính thức” trong Đạo, lại biết hoạt động theo kiểu hiệp thông/nối kết với những thứ diễn tiến theo tầm kích an-toàn, lành mạnh. Mục đích của hiệp thông, không để kiểm soát hoặc “giữ chân” họ. Nhưng, hiệp thông trong quan-hệ để đề nghị với mọi người điều gì đó, rất khả-thi. Đây là thứ nối kết với Truyền thống lớn lao –cả không gian lẫn thời gian- hơn bất cứ kinh nghiệm từng trải nào dù chính-thống hay không cũng vậy. Lớn lao, hơn mọi kinh nghiệm nào khác, của dân gian.
Đó, là tính-chất “giữ chân” mọi người ở lại với thứ gì đó rất lớn lao, chứ không chỉ giữ người ở lại cho nhiều, trong Giáo hội. Giáo hội ta, vẫn có chốn miền trong đó ta có thể thực thi những gì mình được mời gọi lướt vượt chính con người mình, để đi vào với Giao ước trong đó ta không còn khác biệt nhau về ngôn ngữ lẫn danh xưng, điạ vị trong Hội thánh nữa.
Vấn đề là: mọi chuyện đều sẽ không tùy thuộc vào đàn ca/loại nhạc mới hay ho, đúng đắn hoặc có sốt sắng, cũng chẳng tùy vào bài chia sẻ ngày Chúa nhật hoặc nghi thức phụng vụ có cải tân hay không. Và, mọi sự cũng sẽ không tùy thuộc vào tính cách thiên vị hoặc tính chính trị của nhóm hội nơi nào đó; và cũng chẳng tùy vào chuyện xét xem dân con đi đạo có tốt lành/hạnh đạo không.
Hơn nữa, thực chất vấn đề không tuỳ vào điều gì khác một khi ta nếm trải một chút tự do. Cũng không còn tùy thuộc vào ai hay vào đấng bậc nào đi nữa. Chính khi đó ta sẽ hiểu rõ hơn là cứ nghĩ rằng mình biết tất cả, hiểu được mọi thứ. Vì thế nên, ta có lý để hành xử tốt đẹp hơn mọi người.  

Lm Kevin O’Sheas biên soạn – Mai Tá lược dịch

No comments: