Saturday 30 November 2013

“Tiếng động sau cùng, lau cỏ mọc,”



Suy Niệm Tin Mừng đọc trong tuần thứ Hai mùa Vọng năm A 08.12.2013

“Tiếng động sau cùng, lau cỏ mọc,”
“Tiếng ca chen lẫn, từ trong ra.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mt 3: 1-12
            Lau cỏ mọc, nhà thơ thấy tiếng ca chen lẫn từ trong ra. Tiếng động sau cùng, nhà Đạo cũng thấy đấng Tiền Hô, nay im bóng cỏ hoa, trăng nước lặng, có cảnh tình được thánh-sử tả ở trình thuật.
            Trình thuật, nay thánh Mát-thêu ghi về đấng thánh Tiền Hô loan báo việc Chúa bắt đầu cuộc đời hoạt động thật sôi nổi. Trình thuật cũng kể về việc Chúa được thánh Gioan thanh tẩy ở sông Giođan, qua đó người đọc thấy rõ sứ vụ chính trị và tôn giáo được thánh nhân triển khai bằng việc rao báo Chúa xuất hiện, ở sa-mạc. Và, người đọc lại cũng hiểu là thánh Gioan có ác-cảm với công-tác mục-vụ của hàng tư-tế ở đền thánh Giêrusalem, mà theo các nhà chú giải, thì thánh-nhân đã thừa-hưởng lai-lịch từ hệ Qumran.
            Thánh Gioan tuy hoạt động rao báo rất trổi trang, nhưng thánh-nhân không góp phần cải-tổ nền chính-trị thời đó, và công việc của thánh-nhân mang tính linh-đạo nhằm cải-thiện tính thánh-thiện của người dân theo cách-thức mà các thể chế Do thái từng thất bại. Thánh Gioan không chống đối các thể chế như thế, mà chỉ muốn làm tốt hơn những gì quan dân thời ấy vẫn cứ làm. Thánh-nhân cũng không phản-bác lề-lối sinh-hoạt gia đình và chẳng bận tâm gì đến lối sống của người Do thái vẫn như cũ.
            Ngược giòng lịch-sử, văn-chương Do thái không có bằng chứng nào biểu-lộ cho thấy giới cầm quyền ở đây chống lại thánh Gioan Tiền Hô, hết. Riêng về lối sống, thánh-nhân không sống với gia đình, cũng không thuộc thể-chế nào đáng kể nhưng được hệ-thống Qumran hỗ trợ. Động-lực thúc-đẩy thánh-nhân sống đời mục-vụ là do hăng say sốt sắng trải dài nơi tính lành-thánh của người Do thái. Thánh-nhân không hành xử như người Biệt-Phái, mà chỉ muốn tập-trung vào khía-cạnh đạo đức ẩn-tàng nơi luật Torah về cuộc sống đời thường, và thánh-nhân lại theo đường lối tư-riêng để sống lành-thánh cách triệt-để mà Chúa đòi hỏi, ở mỗi người.
            Mục vụ kiểu thánh Gioan Tiền Hô không đặt nặng lên số người dấn thân vào sa-mạc để được thanh-tẩy và sống cùng đấng thánh, bởi chẳng mấy ai sống được ở chốn khốn-khó như thế. Các nhà lữ-hành vẫn ngang qua đó để đến Giêrusalem. Thêm vào đó, còn có các vị những muốn tránh cơn lạnh mùa Đông ở Giêrusalem hoặc những người tò mò từ Giê-ri-khô đến nghe đấng thánh giảng-thuyết.
            Rõ ràng, những người như thế đâu có nghèo và cũng chẳng hèn. Đến với quần chúng, lẽ ra thánh-nhân phải đến với xứ miền nhiều cư-dân như ở chốn thị-thành xứ Palestine, Samaria, Giuđêa và Galilê là những địa-danh mà thánh-nhân từng đặt chân đến. Thánh-nhân hành-trình băng qua sông Gio-đan đến Đất Lành để tái-diễn cuộc lưu-vong rút về từ sa-mạc, trong đó đoàn người kéo nhau diễn-hành đòi quyền sở-hữu đất đai mà người La Mã đang chiếm đoạt. Thánh Gioan dẫn-dắt dân con mọi người sống sao cho xứng với Đất Lành Chúa hứa ban.
            Chúng-dân tụ-tập nơi đó, đã sẵn sàng nghe sứ-điệp do thánh-nhân chuyển-tải. Thật ra thì, phong-trào của nhóm Ét-xê-nô không chỉ giới-hạn cho dân thường từng sống ở Qumran, mà cho cả người sống ở vùng tiếp-giáp chốn thị-thành ở Palestine, nơi đó có khá nhiều.
            Có thể, thánh-nhân từng đi Samaria vào lúc ông đề-nghị Chúa trở về với Giuđêa. Samaria là nơi khó đến và thánh Gioan từng là thủ-lãnh có kinh-nghiệm nhiều về chốn này. Tuy thế, nhiều văn-bản cũ/xưa khiến người đọc có cảm-giác là: thánh Gioan ít thành-công ở nơi này, dù việc đó không do tài diễn-giảng của thánh-nhân có thiếu xót. Điều dễ hiểu, là: người Sa-ma-ri-ta-nô ít bị người Do thái thuyết-phục quay về lại. Đàng khác, nhiều tín-hữu cho thấy Đức Giêsu thành-công ở Giuđêa hơn nơi khác. Lý do, vì xứ-miền này được chuẩn-bị khá kỹ và người ở nơi này dễ lắng nghe người Do thái hơn. Cả đến nhóm Biệt Phái vốn rất mạnh ở Giuđêa cũng không tỏ ra tiêu-cực với phong-trào sống lành-thánh.           
            Chúa từng hoạt động như Đấng Tẩy Rửa cũng vào thời đó. Điều này có nghĩa là: Ngài hoạt-động theo truyền-thống của thánh Gioan và Ngài cũng rao giảng sứ-vụ của thánh-nhân. Một điều lý thú khác, là: Chúa chịu thanh-tẩy trong thời gian Ngài hoạt-động công-khai với công cuộc mục-vụ này. Điều này, có thể do Chúa muốn canh-tân công việc mà thánh Gioan từng làm. Vào thời này, Chúa có nhiều người dấn bước theo Ngài, sau khi đã theo thánh Gioan rất lâu. Cũng có thể, là: người được Chúa thanh-tẩy từng mất lien-lạc cả với thánh Gioan lẫn Đức Giêsu. Có thể một số vị lại đã xuất-hiện như được kể ở sách Công Vụ đoạn 18.
            Các nhà chú giải cho thấy: Đức Giêsu chỉ hợp-tác với thánh Gioan khi Ngài ở độ tuổi ba mươi, thôi. Có thể chỉ một năm. Có thể suốt ba năm trường. Khi Chúa quyết định rời gia đình, bỏ công ăn việc làm và rời nơi Ngài sinh sống, nữa. Điều này được chứng-thực bằng thái-độ ngạc-nhiên từ người địa phương với Ngài. Ngài làm thế, với mục đích kiếm tìm cho đời Ngài một đường-hướng rất rõ. Ngài sinh-hoạt giúp thánh Gioan Tiền Hô, chừng vài tháng. Sau đó, Ngài rời bỏ thánh Gioan Tẩy Giả để chuyên-sâu với công-cuộc “mục vụ” của riêng Ngài.
            Đức Giêsu phản-đối chủ nghĩa nâng nhắc Đức Mêsia theo kiểu Antipas mà thánh Gioan có lần chủ-trương. Vào tuổi trưởng thành, Chúa hoạt-động khác hẳn thánh Gioan. Ngài không theo đuổi chủ-thuyết Thiên-Sai đạo-đức tchỉ theo nghi-thức. Nhưng, Ngài tự định-vị chính Ngài với nhóm người đói nghèo, hèn kém không ranh giới, vẫn hoà hợp với họ trong tương-quan nhào-quyện như kết quả của kinh-nghiệm trầm-lắng linh-đạo, sau khi Ngài nhận lãnh thanh-tẩy.   
            Ngài khám phá ra rằng Thiên-Chúa-là-Cha cũng đã làm thế. Và khi mọi người sống giống như thế, thì Vương Quốc Nước Trời sẽ tỏ-hiện ngang qua các buổi “chữa lành” có ăn uống và có cả truyện kể/dụ ngôn… Tất cả mọi việc như thế đã tái-tạo và phục-hồi sức sống đầy truyền-thống nơi thôn làng ở trên đồi hoặc gần hồ gần biển vẫn sẻ-san lối sống có giao-ước, trong hiện thực. Đó là tầm nhìn không nghiêng về người được tuyển-chọn cách riêng rẽ qua hệ-thống phân-phối đồng đều. Đây là xã-hội có liên-kết hỗ-trợ gồm những người tự coi mình như lữ-hành về tương-lai tốt đẹp hơn.
            Đức Giêsu vừa theo khuynh-hướng Thiên Sai, vừa phản-chống trào-lưu duy-Thiên-Sai, theo cung-cách rất mới. Mới, cả về lề-lối đối-kháng đạo-giáo nào chỉ biết có nghi-thức ít chất Đạo cũng như lề-lối sống Đạo theo kiểu mới. Ngài cho mọi người thấy đường-lối khác-biệt vốn dĩ trở-thành người Do thái sống thực Giao-ước.
            Ngài đòi dân con đồ đệ hãy rời gia-đình/chòm xóm ra đi trở thành lữ-hành, về khắp chốn. Ngài cũng cho phép phụ-nữ từng bị cấm đi theo, được gia-nhập đoàn lữ-hành, chuyên rao giảng. Ngài thực-hiện sứ-vụ lạc-quan vui vẻ với tính cánh-chung đổi mới cuộc đời mọi người. Ngài như ngôn sứ Êlya nay về lại. Ngài giống ngôn-sứ Giêrêmia khởi-sự đi vào cuộc kết-cuộc có trật tự trong hiện-tại của mọi sự.
            Kết cuộc, để thực-hiện được công việc này, Ngài bị rắc rối với giới cầm quyền chính-trị và tôn-giáo, tức người La Mã và Do thái từng hợp tác với Antipas ở Galilê; và Philatô ở Giuđêa. Khi nói “Ngài chết cho tội lỗi của ta”, chính là hiểu theo nghĩa lỗi/tội phá nguyên-tắc nền-tảng để sống thực Giao ước. Vua quan, thái thú, hàng tư-tế nhũng lạm và khách hàng nhiều tham-vọng, tất cả đã cương-quyết cải tổ phe nhóm tôn giáo, đều đóng góp vào đó. Tất cả, thay vì tạo phúc-lợi cho mọi người, lại khiến một số người bị đẩy lùi, cách chia. Đó là khía cạnh méo-mó của sự nhào-quyện bao gộp nhau, gây lầm lỡ. Và, Chúa muốn chỉnh-đốn bãi bỏ lề-thói đó. Và, Ngài đã bị giết chết vì muốn đi đến kỳ cùng một kết cuộc.
            Trên hết mọi sự, Đức Giêsu xuất hiện ở đây không như Đấng Bậc văn-minh, dễ nhìn chuyên hỗ trợ hệ-thống cầm quyền cả về chính-trị lẫn tôn-giáo. Ngài không là người chống-đối bất-bạo-động, nhưng là người đối-kháng đích-thực. Việc Đức Giêsu làm, là hoàn-tất việc trở lại của người Do-thái từ chốn lưu-vong, lạc-lõng. Vương Quốc Nước Trời, có nghĩa: không phải Thiên Chúa chẳng cai trị trên thứ gì hết, nhưng Ngài tái-tạo bình-an tận gốc rễ của tạo-dựng và duy trì bình-an ấy. Thần-học tạo-dựng lâu nay vẫn nhấn mạnh đường lối hoạt-động của Chúa, rất như thế.      
            Cảm-thông công-trình mục-vụ của Chúa, cũng nên ngâm tiếp lời thơ trên còn vang vọng, rằng:
           
            “Trăng lên, nước lặng, tre la đà,
             Rơi bóng im trên đám cỏ hoa.
            Tiếng động sau cùng, lau cỏ mọc,
            Tiếng ca chen lấn từ trong ra.”
            (Hàn Mặc Tử - Nụ Cười)

            Mùa Vọng mong chờ Chúa đến lại, ta luôn có nụ cười. Vẫn cứ cười vui, dù “trăng lên, nước lặng, tre la đà”. Dù, “bóng có rơi im trên đám cỏ hoa”, vẫn vui cười. Vui và cười, “có tiếng ca chen lấn từ trong ra”, có tiếng động sau cùng, lau cỏ mọc.” Bởi, tất cả đều vẫn cười vui trong chờ đợi Chúa đến chung vui, với mọi người.     

Lm Kevin O’Shea, CSsR   
Mai Tá lược dịch

No comments: