Suy tư
Tin Mừng Chúa Nhật thứ 5 thường niên năm A 09/02/2020
Mt
5: 13-16
Chính
anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại?
Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi.
"Chính
anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu
được. Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế,
và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải
chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm,
mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.”
cái rét đầu đông, giật mình bật khóc.
Hoa sữa thôi rơi, mỗi chiều tan học,
Cổ Ngư xưa, lặng lẽ dấu chân buồn.
(dẫn từ thơ Bùi Thanh Tuấn)
Mt 5: 13-16 Hà Nội vắng mưa, Cổ Ngư buồn. Phải chăng buồn này, buồn thế kỷ? Nhà Đạo
vắng Chúa, chắc mất vui. Vui/buồn nhà Đạo, nay vẫn do người mình một lòng theo
Chúa, sống bình yên.
Bình yên nhà Đạo, được thánh Mát-thêu
ghi rõ ảnh hình về cộng đoàn tín hữu, ở đoạn cuối “Bài giảng trên núi”. Ảnh
hình, về “Muối cho đời” và “đèn thắp sáng thế gian”, ý của thánh sử muốn nói về
Hội thánh Chúa sống ở chốn gian trần.
Muối là chất được sử
dụng trong hầu hết các buổi ăn kiêng. Muốn cho thực phẩm giữ được lâu ngày,
thêm mùi vị, người xưa vẫn dùng muối giúp cho cây mau phát triển. Dân du mục
lại dùng muối như biểu tượng của tình huynh đệ. Của, thủy chung. Tiết hạnh.
Nên, khi họ nói: “giao ước muối” là nói đến tình đệ huynh. Muối đem vào cuộc
sống hàng ngày một chút thi vị, rất linh thiêng.
Bởi thế nên, khi Chúa bảo: “Các
con là muối cho đời” là Ngài có ý khuyên: hãy làm cho thế giới nên khác
biệt. Khác theo nghĩa tích cực. Khác, không như Cựu Ước, có câu truyện vợ ông
Lót vì ngoái cổ tiếc nuối dĩ vãng, nên thành cột muối. Nếu vậy, ta nên làm gì?
Làm muối cho đời, hướng về phía trước với mọi người, hay cứ ngoái cổ về sau để
thành cột muối như vợ ông Lót? Cái đó còn tuỳ mỗi người. Tuỳ góc độ, từ đó ta
tiếp cận cuộc đời.
Rõ ràng, mọi người không thể giấu đèn
dưới gầm giường, nhưng đặt nó trên giá đèn, để mọi người thấy ánh sáng. Thứ ánh
sáng không hạn chế. Không kỳ thị một ai. Người xưa có thói quen xây thành
phố/đô thị trên đồi, hoặc ở đỉnh núi để mọi người nhìn thấy mà đến. Thành
Giêrusalem là ví dụ điển hình. Là cộng đoàn tín hữu Đức Kitô, mọi người vẫn là
và phải là kẻ thắp lên ánh sáng. Là, người tạo cho thế giới quanh ta nên khác
biệt.
Điều đó có nghĩa gì? Là, cần rao
giảng cho mỗi người phải sống nền văn hoá mới, cần rao giảng cho mỗi người.
Nhưng, rao giảng cách nào? Trong tư thế nào?
Ngày nay, sống giai đoạn mới của lịch
sử Đạo Chúa, ta cần nói lên điều đó. Nói rằng, ta đã sống đích thực tinh thần của
Công Đồng Vatican II. Sống cuộc đời đổi mới vẫn tiếp diễn. Quyết canh tân cuộc
đời người Công Giáo. Đổi mới thế giới, ở vào thời kỳ “hậu- hiện đại”,
chứ không theo chiều hướng tệ bạc, ngày càng mất đi giá trị đạo đức.
Thế giới với thế gian, nay dường như
đã chào thua, để mặc con tạo xoay vần. Chẳng còn hy vọng vào cuộc sống đích
thực Chúa vẫn khuyên dạy. Đức đương kim Giáo Hoàng gọi đó là “văn hoá của sự
chết”. Thế giới nay mất đi niềm tự tin quí hiếm. Bởi thế nên, Hội thánh lại
khuyên nhủ con dân mọi người hãy khám phá chính mình như con người có tư cách
và niềm tự tin, khiến mọi người thấy được rằng mình xứng đáng là dân con Đức
Chúa, có khả năng tân tạo thế giới. Khả năng, tạo khác biệt.
Văn hoá phàm trần, thành thị nay đặt hết hy
vọng vào tiến trình vật chất và phát triển kỹ thuật. Nhưng, văn hoá phàm trần
ngày càng thấy mình trống rỗng. Vắng lạnh. Vô nghĩa. Ngày nay, dù không còn chủ
trương “chống Đạo” nữa. Nhưng, chủ thuyết “vô thần mới” lại vẫn tìm cách bắt bẻ
tôn giáo. Bắt bẻ, cả Công giáo, Tin Lành, lẫn Chính Thống, Do Thái giáo. Tìm
mọi cách, để chối bỏ tính siêu việt của Đạo. Chẳng còn muốn nghe ai phân bua,
diễn giải nữa.
Hội thánh, nay nói gì với thế giới
phàm trần?
Cách đây 50 năm, Hội thánh tỏ ra vẫn
có niềm tin thật vững chắc. Giáo dân, ai cũng có điểm son nào đó làm di sản.
Nay, thì không. Giáo dân, nay chọn sự toàn vẹn của đời tín hữu. Chọn lối sống
của đồ đệ Đức Kitô. Chọn, thực hiện công trình của người thừa sai do Hội thánh
uỷ thác. Mục vụ hôm nay không còn là động thái muốn làm thì làm. Hết muốn thì
thôi. Mục vụ, nay là chuyện sống còn của Hội thánh. Giáo dân hôm nay đã biết đi
vào trọng điểm của niềm tin. Biết thực hiện mục tiêu mà Hội thánh đề ra, cho
mọi người.
Hội thánh muốn mọi người đem Tin Mừng
đến với mọi nơi, như thời tiên khởi. Đem Lời Chúa đến với người thị thành đang
sống kiếp tục trần, Lời Chúa sẽ xuyên suốt như thực tại mới mẻ. Lời Ngài đòi
hỏi xã hội và cả Hội thánh Chúa phải đổi thay. Đổi và thay, để không còn đắm
chìm trong quá khứ và hiện tại đầy chuyện tiêu cực. Xem thế, thì Hội thánh phải
có chỗ đứng mới trong thế giới đã đổi mới. Cách nào ư? Dưới đây là một vài
phương cách để thực hiện:
Văn hoá của thế giới phàm trần đang
trải nghiệm nhiều vấn đề xuất tự bên trong. Trải nghiệm một hiện diện của nhiều
nhóm tôn giáo đôi khi kình chống, khích bác nhau. Một đất nước như Úc Châu nay
khó mà gọi được là quốc gia theo tinh thần của Đạo Chúa, như trước nữa. Bởi,
tín hữu Đạo Chúa nay đang chung sống với nhiều tôn giáo khác, dù ít người.
Bởi thế nên, dân con Đạo Chúa cần tìm
nơi Tin Mừng điều gì đó mới mẻ và thích hợp với mọi người. Bởi, ngày nay mọi
người đều không còn chịu ảnh hưởng của văn minh Kitô giáo nữa. Ngày nay, thế
giới phàm trần lại cần khám phá ra rằng Đức Kitô là Đấng cứu độ mọi người. Bất
kể họ là sắc dân nào. Thuộc tôn giáo nào. Thờ phượng Đấng nào đi nữa. Ngày nay,
phải quan niệm Lòng thương xótcủa Chúa đã và còn thể hiện trong lịch sử và cuộc
sống của mọi nhóm hội/đoàn thể, mọi cộng đoàn tôn giáo/sắc tộc. Nói thế, không
có nghĩa bảo rằng: mọi tôn giáo đều ngang bằng nhau. Nhưng, nói thế để hiểu
rằng mọi tôn giáo đều phải được tôn trọng ngang nhau. Bằng nhau.
Nếu vậy, tín hữu Đạo Chúa nên ứng xử như thế nào với tình thế mới này?
Niềm xác tín lâu nay trả lời, rằng:
mọi người có cơ hội đồng đều. Được kính trọng như người có phẩm cách. Và, là
người có những quyền căn bản. Ngang đồng. Xác tín này bắt nguồn từ Đạo Chúa.
Và, xác tín này đặt tin tưởng theo cung cách mọi người/mọi vật được tạo dựng
theo hình ảnh của Thiên Chúa. Mọi người đều giống Chúa. Đây, là ý tưởng mang
tính Kitô giáo. Động thái này đang có mặt qua cung cách đặc biệt của nền văn
minh Âu Tây. Ta nhận ra điều đó từ Kinh thánh. Chí ít, là từ Tin Mừng. Bằng
chứng, là: văn minh Âu Tây xưa nay vẫn không có chỗ cho hệ thống giai cấp như
văn minh Ấn.
Ngày nay, nhiều dấu hiệu cho thấy:
tín hữu Đức Kitô vẫn nhận được những thông điệp như thế ngang qua văn hoá hiện
thời. Ai cũng có thể liệt kê danh sách các động thái quyết chứng minh rằng: mọi
người vẫn hành xử như các Kitô hữu. Cả, người không theo Đạo. Cả người tự cho
mình là vô thần cũng nhận ra được điều ấy. Các ví dụ rất dễ kể ra, như: lòng
cảm thông/thương xót người nghèo túng. Sự tôn trọng bản vị con người. Niềm ước
ao được kết đoàn. Lòng quyết tâm đòi công minh chính trực. Ước vọng được thấy
tình thương yêu mọi người trở thành hiện thực. Tất cả để khẳng định rằng: mọi
giòng giống/sắc tộc, văn hoá đều có phẩm cách như nhau.
Khi ta duy trì các giá trị của nền
văn hoá theo cách ấy, ta càng trở nên muối cho đời. Càng trở thành ánh sáng đặt
trên bục cao, để mọi người được nhìn thấy. Càng trở nên thành thánh xây trên
núi. Vấn đề còn lại, là: hãy tiếp tục sống như thế. Sống, nhưng không phải là
sống văn hoá của sự chết. Mà là văn hoá sinh động. Của mọi thời.
Đó, là ý nghĩa mà thánh sử Mát-thêu
ghi lại trong bài trình thuật, rất hôm nay. Một văn hoá, mà nhà thơ trên vẫn
diễn tả bằng ngôn từ rất thi tứ. Rất Hà Nội, như sau:
“Hà Nội trời buồn nhớ mắt người yêu.
Nhớ góc phố nhớ hàng me kỷ niệm.
Nhớ buổi chia tay mắt đầy hoa tím.
Ngõ hoa giờ hút dấu gót hài xưa.” (Bùi
Thanh Tuấn – Chia tay Người Hà Nội)
Chia gì thì chia, cũng đừng buồn.
Bởi, niềm vui chính là văn hoá của sự sống. Văn hoá, của tình thương, Chúa vẫn
dạy. Của, Tin Mừng Đức Kitô. Là, niềm vui muôn thuở, mọi văn hoá. Lm Kevin O’Shea DCCT biên soạn – Mai Tá lược dịch
____________________________
No comments:
Post a Comment