Monday, 16 December 2019

“Hồn khẳng khiu khát chờ trăng mở hội”



  

Suy tư Tin Mừng đọc vào Chúa Nhật thứ 2 Mùa Vọng năm C 08/12/2019 
Mt 3: 1-12

Hồi ấy, ông Gioan Tẩy Giả đến rao giảng trong hoang địa miền Giuđê rằng: "Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần." Ông chính là người đã được ngôn sứ Isaia nói tới: Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi.

Ông Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, lấy châu chấu và mật ong rừng làm thức ăn. Bấy giờ, người ta từ Giêrusalem và khắp miền Giuđê, cùng khắp vùng ven sông Giođan, kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Giođan. Thấy nhiều người thuộc phái Pha-ri-sêu và phái Xa-đốc đến chịu phép rửa, ông nói với họ rằng: "Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy? Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối. Đừng tưởng có thể bảo mình rằng: "Chúng ta đã có tổ phụ Abraham." Vì, tôi nói cho các anh hay, Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá này trở nên con cháu ông Abraham. Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa. Tôi, tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để giục lòng các anh sám hối. Còn Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và lửa. Tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi."

Thánh Luca trình thuật lời dạy của Chúa vào cuối thế kỷ thứ nhất hoặc ở đầu thế kỷ thứ hai sau Công nguyên. Cũng có thể, thánh nhân trình thuật từ vùng Tiểu Á, nay là Thổ Nhĩ Kỳ. Thánh sử trình và thuật cho dân ngoại nay thành tín hữu chuyên chăm sống cuộc sống gắn bó, có thực thi lời dạy của Chúa. Bởi, dân gian trong vùng vẫn quen sùng bái thần-hoàng-đế cai-trị toàn đế-chế.    

Đế chế La Mã thế-kỷ đầu, có dân gian mọi người qui về một mối, vẫn coi Augustus như thần-linh mặc xác phàm. Công đầu của ông, tuy chính-trị, vẫn kết hợp được mọi người để họ có cùng thần linh, hệ-thống giá trị rồi đưa vào truyện kể thời ấu thơ của ông. Những là: mẹ ruột cưu mang ông theo cách lạ kỳ; và, khi sinh ra ông đã được gọi là vua-cha cai quản cả đế quốc.

Ngày sinh ra, đã có mục đồng quẩn quanh xướng hát, tụng ca thật rôm rả. Ngày sinh ra, ông đã được mọi người coi như “Tin vui/mừng” cho mọi người. Bởi, trẻ Augustus được ca tụng như cha-già dân-tộc, đấng cứu tinh toàn thế giới và còn được coi như lãnh chúa, của đế-chế. Thế nên, ông được mọi người coi như đấng bậc đem hoà bình rất mới đến với dân con thời đó. Và, ông còn được coi như thế tử của Đức Chúa Ông. 

Năm lên 12, ông đã chứng tỏ mình có khả năng siêu việt, rất dị biệt, chẳng ai sánh tày. Hoàng-đế Augustus tuy băng hà vào năm 14 sau Công nguyên, nhưng cung cách tư-duy/xử thế của ông vẫn được nối tiếp qua các hoàng-đế, hệt như thế. Cuối thế kỷ đầu, hoàng đế Domitian lại cũng truyền lệnh cũng một kiểu như thế với dân con mọi người cả với người dấn bước theo Đức Kitô cũng sùng bái chính ông ta.

Nghe chuyện trên, hẳn người Công giáo chúng ta đều kinh khiếp. Kinh và khiếp, là bởi ta quen đọc Phúc Âm Đạo mình thấy ngôn từ cùng ý tưởng ở truyện kể vốn chỉ nên áp dụng độc quyền cho Thiên Chúa và Đức Kitô thôi ? Không hẳn thế. Truyện kể ấy, đã thành chuyện thường ngày ở La Mã và nhiều nơi, lại vẫn được kể bằng ngôn từ/tình tiết rất thân quen. Nó đã trở thành kho tàng quí báu nơi ngôn ngữ doanh thương/mậu dịch với người ngoài, từ lâu.

Và, thánh Luca đã thuật lại Tin Mừng của Chúa đúng vào thời hoàng đế Domitian hoặc sau đó, lúc mọi người bên Đạo đều chối từ sùng bái thần-hoàng, nên tuẫn tiết. Và, sách Khải Huyền thánh Gioan cũng được viết vào thời này, đã cho thấy thứ ngôn ngữ được khuất kín để rồi con dân Chúa sẽ còn gặp rắc rối hơn trước nhiều.

Thánh Luca, lại có lập trường chính-trị chống lại việc thờ bái thần-hoàng, chống cả Hoàng-đế lẫn tôn giáo của riêng ấy. Thánh sử biết ngọn ngành ngôn ngữ “thánh” là để chỉ Hoàng-đế La Mã mà thôi. Nhưng, thánh sử không dùng lời lẽ thánh thiêng ấy để chỉ ông ấy mà cốt để nói về Đức Giêsu, là Chúa mọi người, không chỉ người của đế quốc La Mã, thôi. 

Thánh sử nói: sùng bái thần-hoàng không thể là đường lối để ta áp dụng, mà chỉ có niềm tin vào Đức Giêsu Kitô mới xứng đáng để ta làm thế. Thuật lại Tin Mừng như thế, thánh Luca đã tìm được chỗ đứng xứng đáng cho Đức Giêsu để Ngài ngự trị trong cung lòng rộng mở của người La Mã cũng như Hy Lạp, thời đó.

Với thánh Luca, niềm tin không chỉ dựa trên những gì là đặc biệt, hoặc ngoại lệ thôi.
  
Thành thử, muốn cho mọi người dễ chấp nhận đường lối tư duy rất mới này, thánh Luca nghĩ: ông phải sử dụng các truyện kể phổ cập về hoàng đế Augustus vào lúc đó và ông đã xây dựng truyện kể song hành về Đức Chúa, rất Giêsu. Thánh-sử viết về Đức Giêsu theo kiểu đó, là cốt đem đến cho Đức Chúa một cung cách theo kiểu tiểu sử tương tự như hoàng-đế Augustus từng có, nhưng thánh-nhân còn muốn nhấn mạnh hơn tính chất rất “con người” của Đức Giêsu, về sự thật. Chứ, không chỉ mối tính chất rất thánh thiêng của Chúa, thôi.

Người đọc lâu nay nghe rất quen hai chương đầu ở Tin Mừng thánh Luca, đặc biệt là trình thuật về thời khắc có Giáng sinh, như mùa này. Điều mà thánh sử Luca còn muốn nhấn mạnh hơn nữa là định vị Đức Giêsu là Đấng duy nhất chỉ mình Ngài mới xứng hợp mọi danh dự lâu nay con người vẫn dành cho Hoàng đế. 

Các truyện do thánh-sử kể cho ta nghe trước khi kể về cung cách Chúa Giáng Hạ -và cả truyện kể về thánh Gioan Tẩy Giả nữa- thánh Luca đều bắt đầu bằng câu: “Số là vào những ngày thời Hêrôđê, vua xứ Giuđê…” (Lc 1: 5).  Nhưng khi kể về việc Chúa Giáng Hạ, thánh-nhân lại viết những giòng chữ như: “Trong những ngày ấy, Hoàng đế Augustus ra sắc chỉ ban hành lệnh kiểm tra toàn thể thiên hạ…”(Lc 2: 1) là thánh-sử muốn nối kết Đức Giêsu là người Do-thái với truyện hoàng-đế Augustus, là người La Mã. Nên, ở đây ta cũng thấy khó mà hiểu nổi lệnh kiểm tra này theo tính sử học. Bởi, làm sao khi ấy mấy ai có được khả năng khiến bắt mọi người trong đế quốc và trên toàn  thế giới lúc đó lại có thể về nơi mình sinh hạ để kiểm tra được?

Thánh Gioan Tẩy Giả, như phụng vụ hôm nay có trích dẫn, cũng ở trong tình huống chính trị hệt như thế. Ta cứ nghĩ, rằng: thánh-nhân đây chỉ thực hiện một cuộc thanh tẩy giản đơn như đang làm ở nhà thờ nơi đây, lúc này thôi. Nhưng kỳ thực, thánh-nhân đã không làm như thế. Thánh nhân chỉ mỗi tụ họp mọi người về với giòng sông Gio-đan rồi dẫn họ đi vào giòng chảy rồi hụp lặn ở đó như động thái tẩy sạch bụi trần rồi bước qua sông để về đất miền đầy hứa hẹn mà đòi cho được đất miền của mình, do Chúa hứa tặng. Sự thể là, đất miền ở nơi đó lâu nay bị chiếm hữu và dân quân La Mã đã trụ trì, cũng khó đòi. Thánh Gioan khi ấy chỉ là nhân vật lịch sử rất chính trị. Thánh nhân, là đấng bậc sáng chế ra các nghi thức mang tính chính trị ở trong đó.

Thánh Luca, nay lại nói lên một ẩn dụ hàm ngụ tính chất “chính trị của Đạo Chúa” rất chính đáng bằng những lời ca mà thánh-sử gửi đến với ta ngang qua Đức Mẹ, là Mẹ của Chúa, đang lúc cưu mang Chúa, là Đấng cứu độ muôn dân. Và, Mẹ cũng qua đó đi vào với “chính trị” của Thiên Chúa, Giáo hội ta gọi đó là bài ca “Xin Vâng”. Qua bài này, Mẹ đã nói lên rằng Thiên Chúa sẽ làm một số việc ngang qua Con của Mẹ, là Đức Giêsu. Một số việc, bao gộp toàn bộ ý định của Thiên Chúa, trong đó có hành xử:

·         Làm tan tác lũ kiêu căng
·         Hạ kẻ quyền năng khỏi ngôi báu
·         và suy tôn những người khiêm hạ
·         Đói khổ Ngài cho no phỉ sự lành
·         Giàu sang Ngài xua đuổi về không

Một số việc, không là những ý tưởng đạo đức, sốt sắng, mà là thứ “thuốc nổ” rất chính trị. Là, khó khăn của mọi thời, như: 

·         Lòng tự hào, kiêu hãnh;
·         Kẻ quyền năng thiếu công bằng và sự bất công;
·         Sự bức bách người khiêm hạ ở dưới thấp;
·         Áp lực từ kẻ giàu sang chỉ muốn chất chồng thêm của cải..

Các vấn đề như thế vẫn trải dài nơi Tin Mừng thánh Luca và nhất là hai chương đoạn nói về thuở thơ ấu của Hài Nhi Giêsu. Chương đoạn đó không dành cho trẻ nhỏ, mà là thứ chính trị lớn cho người đứng tuổi. Bởi, với Giáng sinh, chỉ hiện thực khi nào  ta đem nền chính trị lớn của Đạo tháp nhập vào với cảnh trí thế giới. 

Bởi, Tiệc Thánh Thể ta tham gia, đều có nghĩa như một cam kết, rằng: các nhà cầm quyền phải nhận ra rằng: của cải/tiền bạc trên thế giới đều thuộc mọi người dân trong đó và phải phân phối đều cho họ. Phải dành ưu tiên phân phát cho người bị bỏ rơi ngoài xã hội và người đói khát nghèo hèn cần thức ăn. Thế mới là món quà Giáng Sinh xứng hợp. Đúng ra, đó không phải là quà cáp hay quà tặng, mà là công nhận quyền lợi căn bản của con người. Quyền làm người. Thành thử, mùa Vọng là mùa nên sắp xếp suy tư mang tính đợi chờ có lợi cho người không được liệt kê trong danh sách những người được hưởng thụ.   

Lm Kevin O’Shea CSsR biên soạn - Mai Tá lược dịch  

No comments: