Monday, 16 December 2019

Suy tư Tin Mừng trong tuần sau lễ Chúa Giê su chịu phép rửa năm A 12/01/2020



Mt 3: 13-17

Bấy giờ, Đức Giêsu từ miền Galilê đến sông Giođan, gặp ông Gioan để xin ông làm phép rửa cho mình. Nhưng ông một mực can Người và nói:
"Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi!"
Nhưng Đức Giêsu trả lời:
"Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính."
Bấy giờ ông Gioan mới chiều theo ý Người.

Khi Đức Giêsu chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Và có tiếng từ trời phán:

"Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người."


Hội lễ Chúa chịu phép rửa, cũng có những cung điệu nghe đến rung trời, nhiều bát ngát. Rung trời hoặc bát ngát hay không, vẫn là động thái tuỳ thuộc dân con nhà Đạo có đón nhận trình thuật thánh sử có ghi chép hay không mà thôi. Trình thuật hôm nay, thoạt xem người đọc cứ tưởng rằng đây chỉ là “chuyện nhỏ” Hội thánh muốn chứng tỏ tầm quan yếu của bí tích thanh tẩy. Hoặc, vai trò lớn của thánh Gioan Tiền Hô, thôi. Thật ra thì, trình thuật chỉ muốn diễn đạt về thuở đầu đời của Đức Chúa khi Ngài công khai đến với đời. Ở với người.

Sự kiện lớn, thấy rõ ở đoạn: vừa từ dưới nước lên, Đức Giêsu đã có trải nghiệm mới. Trải nghiệm này, chứng tỏ cho Ngài thấy những điều rất thực tế. Ngài là Ai? Ngài sẽ phải thực hiện những gì trên quãng đường, ở trần thế. Và, để Ngài thấy Đức Chúa thực ra là thế nào. Vì thế, trải nghiệm của Ngài khi lĩnh nhận thanh tẩy, còn gọi là “Hiển Linh” nữa. Hiển linh mới, tỏ cho Chúa biết thân phận sắp đến của chính Ngài.

Mạc khải mới với Chúa, trước tiên là thực tại. Thực tại đây, là ý niệm mà người người từng sử dụng, trong cuộc sống. Có người còn bảo: mình không ưa đi thẳng vào thực tại rối rắm. Bởi, thực tại ta sống không phải bao giờ cũng hay, cũng đẹp. Nó có mặt sần sùi của nó. Có khi, còn gồm cả hỗn độn, tham ô, khổ đau, tức rất nhiều chuyện tương tự hoả ngục đỏ, hơn là thiên đuờng. 

Sở dĩ thực tại/thực tế cuộc đời luôn tồn tại với mọi người, là bởi nó luôn “kỳ thị” một số người. Thực tại, không để cho họ có được cuộc sống đích thực. Nhưng, lại nhận chìm họ dưới chôn miền thẳm sâu. Âu sầu. Trở thành thân phận người nghèo hèn. Quyết không ban cho họ một phẩm cách riêng tây. Sang trọng. Để, mọi người còn biết mà tôn trọng.

Mạc khải dành cho Đức Giêsu thực sự là để Ngài biết chính Ngài-khi bước vào cuộc sống của người đời rất chín chắn, rất trưởng thành- Ngài phải đính kết vào với thực tại. Có khi còn ngụp lặn, chết ở trong đó. Thực tại Ngài phải sống, lớn hơn cả thực tại người đang sống. Ngài phải hoán cải/đổi thay nó. Đó, là sứ vụ Ngài nhận được, không phải từ tay người anh họ, là Gioan Tiền Hô, mà từ Cha Ngài.

Thực tại ấy, nay được biểu trưng bằng nghi thức thanh tẩy tại giòng sông Gio-đan. “Nước” đây, biểu trưng cho thực tại có sắc mầu nhào trộn của riêng nó. “Nước” đây, biểu trưng cho chốn miền qua đó nhiều vị vẫn chưa nhận ra; hoặc vẫn còn kỳ thị. Rõ ràng, trình thuật kể việc Ngài bước xuống giòng “nước”. Tức, Ngài không bị vốc lên đầu chỉ một ít nước, như thấy ở nghi thức phụng vụ. 

Nhưng, Ngài đã đích thực “dầm mình” ở dưới nước. Và trong “nước”. Và, “nước” đã thực sự ngập trên đầu Ngài. Điều này cho thấy, Ngài đã sống thực những gì người đời đã và đang sống. Đã cảm nhận, những gì người người cảm nhận. Trên thực tế, Ngài đã sờ chạm, giáp mặt với thế giới như con người. Và, Ngài cao cả hơn thế lực thù nghịch hoặc kỳ thị, nên Ngài đã đổi thay thế giới. 

“Lên khỏi nước”, Ngài đã thực sự vực dậy và đem mọi người vào tư thế “đi lên”. Cùng “đi lên” với Ngài. Chữa cho họ lành lặn, Ngài biến đổi tình cảnh họ đang sống. Cùng Ngài, tất cả đã sống cuộc “vượt qua” thần thánh, đi vào sự sống mới. Sự sống đã đổi mới để hiệp thông tất cả mọi người trong Nước Trời. Tất cả, sẽ sống có phẩm cách. Sống tôn trọng nhau. Không nghi kỵ. Cũng chẳng kỳ thị nhau nữa.

“Lên khỏi nước”, Ngài đã hoàn toàn đổi khác. Ngài không còn nhìn vào cơ chế và cơ sở “hành nghề” của các vị ở trong ngành nghề cao quý như tư tế. Nhưng, Ngài thực sự nhìn vào chính con người. Và, Ngài quả quyết: ý định mới của Cha, là: mọi người phải sống cuộc sống tôn kính. Luôn cởi mở. Và, trọng tự do. Ngài còn bảo: khi con người sống như thế, họ sẽ biết được Thiên Chúa là ai. Con người thế nào. Tại sao mọi người phải sống với đất trời. Sống như thế, mọi người sẽ có thể làm được như Chúa. Cải hoá được lòng người. Mọi người.

Khi cùng Chúa lĩnh nhận bí tích thanh tẩy, ta được phép san sẻ kinh nghiệm của Ngài. Kinh nghiệm, không chỉ một khoảnh khắc lúc ở dưới “nước”. Kinh nghiệm, là quãng ngày dài học hỏi cách sống như Chúa. Sống đời sống Kitô-hoá trong Đức Kitô. Bởi, khi đã được sinh hạ và thanh tẩy, ta đã thấy được điều ấy.

Kinh nghiệm, là nghiệm rằng: đôi lúc ở đời, ta gặp nhiều người cũng thấy và biết được điều ấy. Thấy và biết, như Đức Kitô từng thấy, từng biết. Nhưng, thị kiến của họ, vẫn là thị kiến riêng tây. Cần sẻ san. Sẻ san, với mọi người. Dù đôi lúc, nhiều người chưa từng biết nối kết với gốc nguồn của sự khôn ngoan mà họ xuất phát. Gốc và nguồn có thanh tẩy. 

Trong sinh hoạt với đời, đôi khi ta cũng gặp những người từng sống có tẩy rửa. Sống như người đã chịu thanh tẩy như Chúa và với Chúa, suốt đời. Nhưng, lại không nhận ra sự thực cần phải có. Để có thể sống với Chúa, như Chúa ở thời buổi, rất hôm nay. Nhiều người vẫn cứ tưởng, cử hành mừng lễ Chúa chịu phép rửa chỉ là nghi thức phụng vụ. Như, nghi thức đem con trẻ bé bỏng đi khắp nơi mà trình diện cùng chòm xóm, xứ đạo. Ngõ hầu gột bỏ tì tích căn nguyên của những lỗi phạm có từ thời tiên tổ. Thậm chí, có người còn nghĩ: bí tích thanh tẩy chỉ như chuyển ban ân huệ bình an Chúa gửi đến cho con trẻ, mà thôi.

Thật sự, trình thuật kể việc Chúa chấp nhận chịu thanh tẩy từ người phàm, là để mọi người có thể đến với nhau. Truyền cho nhau những kinh nghiệm từng trải về cuộc đời. Để rồi, sẽ nhận ra rằng: tất cả mọi người đều phải trải nghiệm một cuộc sống luôn đi đôi với thực tại. Cuộc sống có thực tại, đà đổi mới. Để rồi, nó được chuyển đổi thành thực tại sống động có Chúa cùng sống với ta. Cho ta. Có như thế, mọi người mới là Hội thánh. Có như thế, ta mới là nhân loại thật sự được đổi mới. Rất lành và rất thánh.

Nhưng làm sao được như thế, đó mới là vấn đề. Và, thánh Luca khi kể về sự kiện “toàn dân chịu thanh tẩy”, “Đức Giêsu cùng chịu thanh tẩy và đang cầu nguyện, thì trời mở ra và Thánh Thần lấy hình dạng thể xác như chim câu đáp xuống trên Ngài” đã quả quyết: chính Thánh Thần Chúa đã làm việc ấy. Chính Thánh Thần ở với Đức Giêsu, để Ngài thực hiện điều Chúa Cha muốn. Và, sự kiện thanh tẩy là việc của Ba Ngôi Thiên Chúa. 

Và, Thần Khí Chúa sẽ đến chỉ dạy cho ta biết cung cách giống hệt thế, để ta được làm và làm được công việc chính Đức Kitô làm. Bởi, từ khi Đức Chúa và ta cùng chịu thanh tẩy, là ta đã bắt đầu làm được như Ngài. Bắt đầu lên đường thực hiện ý định của Cha. Tức, thực hiện công việc tẩy rửa và rao truyền Nướ

Cũng trong tầm nhìn như thế, bài đọc 2 trích dẫn lời thánh Luca, ghi ở sách Công vụ Tông đồ, rằng: “Người đã gửi đến cho con cái nhà Ísrael lời loan báo Tin Mừng bình an, nhờ Đức Giêsu Kitô, là Chúa của mọi người. Quý vị biết rõ biến cố đã xảy ra trong toàn cõi Giuđê, bắt đầu từ miền Galilê, sau phép rửa mà ông Gioan rao giảng.” (Cv 10: 36-37)

Cùng một tình huống để hiểu được như thế, nhà thơ hôm nay lại cũng viết:


“Nói đi em, lời tự tình thánh thót,
Hẹn ngàn năm trong một phút êm đềm.”
(Đinh Hùng – Ân Tình Dạ Khúc


Lời tình tự thánh thót, tức ân tình Chúa ban. Dạ khúc muôn thuở, phút êm đềm cũng một đời. Một đời lĩnh nhận bài sai của Đức Chúa: hãy ra đi mà thanh tẩy và truyền đạt Lời của Chúa, rất Tin Mừng. Cho mọi người. Ở trần gian. Thế đó là cuộc sống. Thế đó là bình an, cho mọi người.

Lm Kevin O’Shea, DCCT biên soạn- Mai Tá lược dịch

No comments: