Mt 2: 13-15.19-23
Khi các nhà chiêm tinh đã ra về, thì sứ
thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giuse rằng:
"Này
ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi
báo lại, vì vua Hêrôđê sắp tìm giết Hài Nhi đấy!"
Ông
Giuse liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập. Ông
ở đó cho đến khi vua Hêrôđê băng hà, để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng
ngôn sứ: Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai-cập.
Sau
khi vua Hêrôđê băng hà, sứ thần Chúa lại hiện ra với ông Giuse bên Ai-cập, báo
mộng cho ông rằng:
"Này
ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Israel, vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã
chết rồi."
Ông
liền trỗi dậy đưa Hài Nhi và mẹ Người về đất Israel. Nhưng vì nghe biết
Áckhêlao đã kế vị vua cha là Hêrôđê, cai trị miền Giuđê, nên ông sợ không dám về
đó. Rồi sau khi được báo mộng, ông lui về miền Galilê, và đến ở tại một thành
kia gọi là Nadarét, để ứng nghiệm lời đã phán qua miệng các ngôn sứ rằng: Người
sẽ được gọi là người Nadarét.
Phiêu bạt, nên đơn chiếc. Vẫn là thân phận nhà thơ, ở đời người. Bởi đã
quây quần, nên hoà hợp. Và, cũng một tính chất rất “người”, của Thánh Gia.
Với thế giới đương đại, người người vẫn nghe biết vị thế gia đình hài
hoà của Đức Chúa. Vị thế, đối chọi với lối sống cá nhân/vị kỷ của người đời. Cá
nhân/vị kỷ, đến mức độ trở thành lập trường sống của những người chỉ tập trung
hưởng thụ theo cung cách riêng lẻ. Trong khi đó, cuộc sống của Chúa, lại khác.
Khác ở chỗ: Ngài chủ trương chiều hướng với tha nhân. Chiều hướng dễ thấy nơi
gia đình. Chí ít, là Thánh Gia của Chúa khiến ta mở rộng tầm mắt để theo gương.
Thời buổi hôm nay, người người nghe biết nhiều về giá trị gia đình. Với
nhóm/hội nhà thờ, ta được dạy dỗ để có tinh thần cộng đoàn như Chúa đặt làm
điều kiện tiên quyết cho cuộc sống. Thế nên, Thánh gia là cộng đoàn lý tưởng.
Là đường hướng rất sống động cho mọi người. Ở đời.
Gia đình và cộng đoàn, là nhóm hội đoàn thể của những người biết sống
hoà hoãn, vì chung cùng một lịch sử. Cùng văn hoá. Hoặc, niềm tin. Thành viên
gia đình sống yên vui hài hoà, vì xuất xứ cùng một nguồn gốc. Cùng máu mủ. Và,
thành viên cộng đoàn sống yêu thương giùm giúp, là quyết định của mỗi người
cùng nhau lập nhóm/hội để sống tương quan mật thiết, làm con Chúa.
Thông thường, mỗi nhóm/hội gia đình gồm 5 vị: trong đó phải kể đến ông
bố, bà mẹ, cô con gái còn độc thân và anh con trai đã có vợ. Tất cả sống chung
một mái nhà, với sự dẫn dắt của ông bố/bà mẹ rất có uy. Có gia đình, nhiều ông
bố/bà mẹ lại có cả quyền sinh, quyền sát khiến thành viên trong nhà cứ một lòng
tiến tới. Về cấu trúc gia đình, mỗi người một phần hành. Ông bố chuyên lao động
và giáo dục, bà mẹ chăm lo nội trợ, và dưỡng nuôi. Nhất nhất mỗi người phụ
trách phần vụ mình nhận lãnh.
Tuy nhiên, bởi quyền sinh quyền sát của ông bố/bà mẹ đôi lúc đi quá
trớn, nên có trường hợp một trong hai vị đi đến lạm dụng quyền bính khiến quyền
hạn của thành viên bên dưới, bị lấn ép. Thời của Chúa, là thời theo chế độ phụ
hệ, nên chuyện ông bố lạm dụng quyền bính trong gia đình, vẫn xảy ra rất
thường. Kết quả là, cơ chế bị đổ vỡ. Thành viên vẫn đau khổ. Vẫn rẽ chia.
Diễn tả tình trạng này, có lần Chúa nói:
“Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban
hoà bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế, mà là rẽ
chia. Bởi từ nay, năm người trong nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lại hai, hai
chống lại ba. Họ sẽ chia rẽ nhau: cha chống lại con trai. Con trai chống lại
cha. Mẹ chống lại con gái. Con gái chống lại mẹ. Mẹ chồng chống lại nàng dâu.
Nàng dâu chống lại mẹ chồng."(Lc 12: 51-53)
Rõ ràng nhiều lúc, Chúa đả phá tinh thần của gia đình hoặc cộng đoàn nào
có cung cách hành xử rất tồi tệ. Ngài chỉ trích, là để đề cao/thăng tiến “Nước
Trời”. Ngài không muốn chỉ đạo mọi việc theo kiểu ông thần/bà chúa chuyên ra
tay tổ chức các buổi “hội diễn”, đình đám để được khen. Chúa chẳng muốn điều
hành bất cứ một hội diễn/lễ hội, nào hết. Dù, buổi đó có là buổi rước kiệu linh
đình, nổi sóng nói lên một hội chứng mang tính cộng đoàn, tập thể.
Chúa cũng không là ông bố/bà mẹ đầy quyền sinh quyền sát khiến con cái
run sợ, như vẫn thấy ở đời thường. Ngài luôn đối xử với mọi thành viên gia đình
như Người Cha Nhân Hiền muốn đàn con của Ngài luôn ới gọi mình bằng danh xưng
“Lạy Cha”, mỗi khi cần.
Cộng đoàn Nước Trời có Chúa kề cận, nên lúc nào cũng thân thiện/cởi mở
theo cung cách một gia đình, rất mật thiết. Cộng đoàn Chúa, luôn đón tiếp chào
mừng hết mọi người. Đón tiếp, để người người đến với Vương Quốc của Ngài. Vương
Quốc ấy, luôn mở rộng cửa để mọi người gia nhập.
Và, khi đã gia nhập Vương Quốc Ngài rồi, người người sẽ nên dân con cùng
nhà. Vì cùng nhà, nên người người vẫn cho đi và thừa hưởng quà tặng ân sủng,
Chúa phú ban trong tinh thần cởi mở. Của gia đình. Lòng rộng mở của Ngài, mọi
người gọi đó là Sự Công Chính. Là Tình Chúa rất đích thực. Là, “Ý định của
Cha”. Và là, biển-chỉ-đường dẫn đưa dân con về với Ngài. Vào vòng tay ôm chào
đón mỗi khi ta chạy đến.
Về bậc cha mẹ và anh em trong nhà, có lần chính Chúa đã minh định:
“Ai là mẹ tôi? Ai là anh em
tôi?"
Rồi, Ngài giơ tay chỉ các môn đệ và
nói:
"Đây là mẹ tôi. Là anh em tôi.
Phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi,
Đấng ngự trên trời, người ấy là anh
chị em tôi, là mẹ tôi." (Mt 12: 46-47)
Thế nên, những ai sống thực cảnh tình của Nước Trời ở trần gian, sẽ thấy
cơ cấu gia đình/cộng đoàn không thể là chuyện tuyệt đối. Rất đương nhiên. Bởi
lẽ, tất cả mọi hữu thể được hiện hữu đều nhờ con người biết chung sức bồi đắp,
nên mới đạt.
Bởi thế, cuộc sống theo cung cách gia đình/cộng đoàn luôn thăng tiến cả
nữ giới lẫn nam nhân, vốn có sự tự do của dân con nhà Đức Chúa. Sống tập thể
như thế, sẽ không áp dụng định luật tuyệt đối như cung cách của nô lệ đối với
chủ nhân ông. Như con trẻ đối với lời dạy của bậc thày. Cũng không theo kiểu
“vợ tuỳ thuộc vào chồng mình” như các thánh khi xưa, thường khuyến khích. Đó là
động thái đặc biệt của dân thường miền Địa Trung Hải vốn được đưa vào Kinh
Sách, ngay từ thế kỷ đầu.
Trong khi đó, Đức Giêsu lại cương quyết phá bỏ mọi tương quan mang tính
thày/tớ, chủ/nô. Ngài nhất mực khuyên dân con mọi người hãy vui mà phục vụ.
Phục vụ lẫn nhau. Phục vụ và sống như trẻ nhỏ. Tức, sống trải nghiệm cảnh huống
Nước Trời ở trần gian. Thực tế cho thấy, đồ đệ phụ nữ của Chúa vẫn trung thành
nhiều hơn nam nhân.
Và, kinh nghiệm sống cho thấy: phần đông người theo Chúa, lại hay xuất
phát từ gia đình neo đơn hoặc gặp cảnh “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Nên,
sống theo giá trị Chúa gọi mời, là thử thách đối với giá trị của gia đình/cộng
đoàn. Đồng thời, ta cũng không thể gọi gia đình của ai đó là gia đình thực nếu
họ không có truyền thống coi trọng lối sống cởi mở mà Chúa dạy.
Thành thử, vào Tiệc Thánh mừng Thánh Gia hôm nay, ta nhất định sẽ quây
quần sống hài hoà như gia đình. Tức là, vẫn cứ hiên ngang mà sống, dù cho các hệ
lụy âu sầu, vẫn theo sau.
Cuối cùng, có thể nói: nếu khi xưa Chúa không sống cảnh tình giáp mặt
thực sự với đời thường, hẳn là Ngài đã không sống hài hoà với người người. Hẳn,
Ngài lại đã không chấp nhận cái chết ô nhục để cứu độ dân con thành viên gia
đình lành thánh. Hẳn, Ngài đã không quanh quẩn ở đâu đó, sống rất hiền. Lúc,
thì ở Galilê, chốn địa đầu. Khi, thì về chốn quê miền, trên đồi vắng. Những
nơi, những chỗ rất nghèo, chẳng có gì để tựa đầu. Chẳng có gì là hấp dẫn. Rất
vui chơi.
Quả là, Ngài đã và đang giáp mặt với mọi tình huống cuộc đời như gia
đình/cộng đoàn lành thánh, ở trần gian. Quả là, từ gia đình lành và thánh ấy,
Ngài đã trỗi dậy. Trỗi và dậy, khỏi cái chết rất tức tưởi. Khổ nhục. Quả là,
Ngài đã chết cho chính Mình. Chết, vì người đời vẫn cứ theo kiểu cách sống cá
nhân. Vị kỷ. Nhưng thật sự, Ngài đã trỗi dậy. Cứ, trỗi và dậy mãi, để nhờ đó
thành viên dân con của Ngài cũng sẽ vùng dậy mà sống tinh thần của Gia đình
lành thánh. Rất Thánh Gia.
Lm Kevin O’Shea, DCCT biên soạn-
Mai Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment