Monday 16 December 2019

Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 3 Mùa Vọng năm A 15/12/2019




Ông Gioan lúc ấy đang ngồi tù, nghe biết những việc Đức Kitô làm, liền sai môn đệ đến hỏi Người rằng: "Thưa Thầy, Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?" Đức Giêsu trả lời: "Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng, và phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi."

Họ đi rồi, Đức Giêsu bắt đầu nói với đám đông về ông Gioan rằng: "Anh em ra xem gì trong hoang địa? Một cây sậy phất phơ trước gió chăng? Thế thì anh em ra xem gì? Một người mặc gấm vóc lụa là chăng? Kìa những kẻ mặc gấm vóc lụa là thì ở trong cung điện nhà vua. Thế thì anh em ra xem gì? Một vị ngôn sứ chăng? Đúng thế đó; mà tôi nói cho anh em biết, đây còn hơn cả ngôn sứ nữa. Chính ông là người Kinh Thánh đã nói tới khi chép rằng: Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến.

Tôi nói thật với anh em: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả. Tuy nhiên, kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông.


Trình thuật, nay nhấn mạnh một điều quan trọng và mừng vui hơn những gì dân con Đạo Chúa đáng được hưởng. Đó, cũng là ý tưởng của thánh Gioan, khi thánh nhân khuyên răn mọi người hãy để lòng mình trùng xuống, mà sám hối. Với thánh Gioan, sám hối là sám hối trong nguyện cầu, chưa có nụ cười nở trên môi. Đợi tới lúc Đức Giêsu đến, Ngài mới đem theo nụ cười, cả vào lúc loài người chủ trương sám hối, để ngóng chờ.


Nụ cười vui, Chúa đem đến cho kẻ đợi chờ Ngài, nay thấy rất rõ nơi tâm tình mừng kính Chúa Giáng Sinh, ở đời người. Tâm tình, thể hiện nơi cung cách lẫn ý nghĩa của mỗi hành xử. Trước nhất, là lẵng hoa có lá cành của cây trạng nguyên quấn vòng quanh 4 ngọn nến. Để thắp sáng suốt 4 tuần lễ mùa đợi chờ. Màu xanh của lá, là mầu truyền thống có từ thời xưa ở Yuletide, xứ Xcăng-đi-na-vi. 


Người Na-Uy rất thích mầu xanh, cả trên băng tuyết. Người Ái Nhĩ Lan cũng làm thế, là để tỏ rõ một biểu tượng của lễ hội, dù người người đang ở vào mùa băng giá. Trong khi đó, cây thông Noel lại có gốc nguồn từ sử hạnh của thánh Bônifaxiô, ở bên Đức. Nến cháy ở lẵng hoa, lại xuất xứ từ Đức, vào thời Luther, người khởi xướng đạo Thệ Phản. Chí ít, là tập tục của đêm ca hát nhạc Giáng Sinh, rất linh đình như bài “Đêm Thánh Vô Cùng”, “O Tannebaum”, cũng xuất xứ từ các nền văn hoá rất đa dạng. Có khi còn kình chống nhau về chánh kiến, với thần học. 


Tóm lại, lễ hội mừng ngày Chúa Giáng Hạ, rày diễn tả tình tự hài hoà, bình an. Không cần biết người mừng lễ, có gốc nguồn từ đâu tới.


Truyện kể về Ông già tuyết mà mọi người ở trời Tây có thói quen gọi là “Santa Claus”, là truyện tích kể về sử hạnh thánh Nicholas, một đấng bậc người Hoà Lan nhưng lại có nguồn gốc phát xuất từ tập tục miền Nam nước Ý. Trong khi đó, nai gạc tuần lộc chuyên chở quà giúp ông Già Tuyết phân phối lộc thánh lại thuộc giống giòng chốn Nữu Ước, nhiều năm trước. 


Tóm lại, mỗi khi mừng ngày hội Chúa Giáng Trần, đa phần người các nước đều tổ chức giữa mùa Đông rất băng giá, đều là tập tục của lễ hội từ người ngoài Đạo, chỉ muốn chuyện vui tươi, hiền hoà gửi đến hết mọi người. 25 tháng Chạp, chưa hẳn là ngày Chúa chào đời. Tuy nhiên, ngày ấy vẫn đánh dấu một kỷ niệm Giáo hội thời tiên khởi vẫn muốn chung vui ngày lễ mừng thần nông Satuya, từng định vị ngày 17-19, rất tháng Chạp.


Tất cả mọi chi tiết dù có khác, vẫn chỉ muốn nói lên tính đa dạng ở văn hoá dân con Đạo Chúa, suốt từ lâu. Đa dạng, nhưng không đa tạp, cả vào lúc người Việt ở Nam Bán Cầu vẫn hát bài “Đêm Đông Lạnh Lẽo Chúa Sinh Ra Đời” của Hùng Lân. Dù, những ngày ấy thời tiết nóng cháy đến 38 độ. Hát gì thì hát. Mừng gì thì mừng. Ta vẫn cứ mừng bằng niềm tin ngày Con Thiên Chúa Giáng hạ làm người, để ở với chúng dân. Rất hài hoà. Bình an. 


Biết được thế, là nhờ các đoạn Tin Mừng được thánh Mát-thêu và Luca ghi chép. Hai thánh sử đểu đã bỏ ra nguyên hai chương đầu của Sách để kể về Đức Giêsu, thuở thiếu thời. Về trình thuật thời niên thiếu của Chúa, thánh Luca viết nhiều hơn thánh Mát-thêu. Nhất thứ, là chi tiết/dữ liệu. Tuy nhiên, cả hai thánh sử đều ghi chép theo văn phong/văn bản, rất khác biệt về tình tiết. Ý niệm. Mặc dù thế, cốt lõi của trình thuật, vẫn giống nhau. 


Trình thuật được hai thánh sử ghi lại, đều có kể về hạnh thánh Giuse và Đức Maria. Dù, hai đấng đã đính hôn theo tập tục Do thái, nhưng các ngài lại không sống chung. Cùng nhà. Thánh Giuse thuộc giống giòng hào kiệt, rất trâm anh. Giòng Đavít. Còn Đức Maria, lại là thiếu nữ trắng trong, một lòng một dạ giữ mình khiết tịnh. Chợt đến lúc, sứ thần thiên quốc hiện đến báo tin lành Mẹ sẽ cưu mang và hạ sinh, Đấng Cứu Thế.


 Rồi, đề nghị đặt tên Trẻ Bé, là Giêsu. Và, Hài nhi Giêsu đà Giáng hạ ở thôn làng BétLêHem, xứ Đạo cùng cực thuộc vùng Giuđêa, rất nổi tiếng. Kịp đến khi Ngài khôn lớn, Thiếu Niên Giêsu mới trở về Nadarét thuộc đất miền Galilê, trở thành Giêsu Nadarét, như Kinh Sách từng báo trước.


Truyện kể ngày Chúa Giáng Hạ, mang tính chất rất “người”, là để nói lên đặc tính “có một không hai” Tình Chúa Thương, rất đặc biệt. Ngài thương yêu loài người đến độ đã tặng ban cho ta, chính Người Con Duy Nhất của Ngài. Chính đó là quà Giáng Sinh, thật chân tình. Chính đó, là quà quý giá, Ngài đem đến có đính kèm sự Bình An/hài hoà cho muôn người. Ngài chính là sự Bình An, Hài Hoà bằng xương thịt. Vì ngày xưa, loài người vẫn sử dụng tập tục Giáng Sinh để biểu trưng tính Hài hoà/Bình an, rất chân chính.


Tin Mừng mùa Vọng, còn hàm ngụ một chi tiết khiến mọi người ngạc nhiên. Đó là: vào các tuần trước đó, Tin Mừng từng đề cập đến ngày thế tận, có bạo lực, khổ đau, âu sầu mà người người đều cảm nghiệm. Tiếp theo đó, các thánh sử còn trích dẫn lời thánh Gioan Tẩy Giả, kêu gọi mọi người hãy về nơi vắng vẻ, để sám hối/nguyện cầu, nơi hoang vắng. Tất cả, cốt ý làm nổi bật hình ảnh Đức Giêsu, Đấng Mêsia Giáng hạ mà mọi người kỳ vọng. 


Dù là bà con bàng tộc với Đức Giêsu, thánh Gioan vẫn chủ trương cuộc sống nhiệm nhặt, nặng chất âm thầm, khắc khổ. Ăn, thì thánh nhân kêu gọi đoàn người theo chân ngài hãy dùng thức ăn đặc biệt của sa mạc. Tức, gồm toàn cây trái. Mật ngọt của đàn ong. Mặc, thì chỉ mặc vải áo giản đơn, rất bắt nắng. Nóng bỏng. Và, lời thánh nhân khuyên răn, lại chuyên chú những cải tân. Sám hối. Dọn lòng cho trống vắng, hầu đón rước Đức Chúa vào với đời mình. Thánh nhân chủ trương khuyên bảo mọi người hãy đón rước Đấng Cứu Độ, trong tinh thần nhiệm nhặt, giản đơn mà Cựu Ước từng đề cập. 


Còn, Đức Giêsu, thì Ngài lại bảo: Thời đã đến. Thời đây, là Thời của An Bình/Hài Hoà, rất đích thật. Và, muốn được Bình An/Hài Hoà Chúa hứa ban, dân con mọi người hãy một lòng đổi thay cả tâm can, lẫn đầu óc. Thay và đổi, ngay cả động thái mình quyết sống. Thay và đổi, để rồi sẽ bỏ lại đằng sau, mọi tranh chấp. Rất bạo động. Thay và đổi, không chỉ trong phút chốc. Nhưng còn đổi và thay, như Tin Mừng Ngài mang đến. 


Tin Mừng Chúa đem đến, sẽ không còn như tin về ngày thế tận, rất đáng sợ. Tin rất Mừng, Ngài chủ trương, chính là quà tặng Chúa đem đến với mọi người. Chính là Bình An, Hài hoà mà trước đây chẳng ai đem đến. An Bình/Hài hoà, không chỉ xảy đến, mỗi ngày vui. Dù, người người có gọi ngày ấy là lễ hội Giáng Sinh hay linh đình ngày Ông Già Tuyết phát quà cho em bé. An Bình/hài hoà, vẫn sẽ là và luôn là, quà đích thực Chúa gửi đến hết mọi người. Mỗi ngày, và mọi ngày. Chí ít, là những người được Chúa đoái hoài. Thương mến.


Thành thử, vào với Tiệc Thánh ta tham dự ngày Đại Lễ, hãy chuyển đến hết mọi người quà tặng Bình An/Hài Hoà Chúa vẫn ban. Để, người người không chỉ vui chơi nhận lãnh thứ quà tặng hời hợt chóng qua, dù được bao bọc bằng sắc mầu/hình thái gì đi nữa. Chuyển quà Chúa ban, còn để mọi người nhớ mà cảm tạ. Cảm tạ Chúa, vì nay mình có thể sử dụng mọi hình thức biểu tượng, đặc trưng của văn hoá đa dạng, từ ngàn xưa, như ảnh hình của Bình An và Ân Sủng.


Lm Kevin O’Shea, DCCT biên soạn
Mai Tá lược dịch_______________

No comments: