Saturday 30 August 2008

“Nếu trăng thôi là nguyệt”

chẳng còn gì nữa

loài người nhọc nhằn kiệt sức

quả đất cũng ngừng quay

nếu trăng thôi là nguyệt

em vẫn mãi là em…

(dẫn thơ Phạm Ngọc)

(Mt 18: 15-20)

Vẫn hỏi rằng: nếu tfor nowrăng thôi là nguyệt, người thi sĩ có còn làm thơ, nữa hay chăng? Và hỏi thêm: quả đất này nếu ngừng quay, thì người em cũng vẫn là em, đấy chứ? Vẫn là em, nhưng nay đà kiệt sức, có còn sống trong yêu thương? Yêu người hơn thương mình, là bản sắc lời vàng Chúa nhủ khuyên cộng đoàn, nơi trình thuật, rất hôm nay.

Trình thuật hôm nay, có thánh sử Mát-thêu nói rất rõ về tương quan khập khễnh nơi cộng đoàn dân con của Đức Chúa. Tương quan khập khễnh, là tương quan thấy nảy sinh nhiều xung đột. Đố kỵ. Phạm lỗi. Cộng đoàn ta sống hôm nay, cũng nên sửa đổi lối sống cho công minh, chính trực. Hầu rạng danh dân con được Chúa chọn.

Bài đọc hôm nay, có ghi đôi điều trục trặc xảy đến với các người con của Đức Chúa. Do có hành xử tệ hại cho tư cách thành viên, như Tin Mừng đề cập. Tin Mừng nay không ngừng nhắc nhở, như ở Cựu Ước, qua đó Gia-vê Thiên Chúa gạn hỏi Ca-in: “Em ngươi, nay ở đâu? Và, câu đáp trả, còn đó cũng buồn: “há tôi là người giữ em sao?” Trình thuật Tin Mừng, hôm nay gửi gắm đến muôn người, lời nhắc nhớ về bổn phận của mỗi người đối với người anh/người chị, nơi cộng đoàn,

Nhắc nhớ hôm nay, làm trổi bật cảnh tình của cộng đoàn kẻ tin. Mọi thời. Mọi lúc. Đặc biệt nhất, chương 18 sách Phúc Âm, thánh sử Mát-thêu đã diễn trình một tương quan đầy phân rẽ. Rất khúc mắc. Khó chịu. Cộng đoàn mà thánh sử đề cập, gồm những người còn lỗi phạm. Là những người vẫn muốn nên thánh, nhưng qua nhiều bẫy cạm, vẫn giăng mắc. Tiến trình ba giai đoạn phạm lỗi, cho thấy tình hình sai trái nơi cung cách xử sự tác hại đến vai trò nhân chứng, của thành viên.

Ở trình thuật, mỗi thành viên nên thực hiện hoà giải, hơn là chỉ nghĩ đến trừng phạt người sai phạm. Hoà giải, để mọi sơ xuất trục trặc sẽ không nổ lớn, lan rộng. Trước nhất, cần giải quyết khúc mắc đang có, ở mỗi bên. Nếu mọi việc diễn tiến tốt, đó là điều lý tưởng. Và như thế, mọi người sẽ nói: “Anh đã chinh phục được người anh em”, thật đáng quý. “Chinh phục”, là động từ mà người Do Thái sử dụng để ám chỉ một hồi hướng, trở về. Hồi hướng, không nhằm chấm dứt lối xử sự ngang ngược, thôi. Nhưng, là để thay đổi lối sống. Hồi hướng, là để làm hoà với những người sai phạm, đang chung sống.

Nếu người sai phạm không chấp nhận nghe theo lời giải cứu, hãy tìm nhân chứng. Và nếu người sai phạm lại khước từ cả nhân chứng nữa, thì: “hãy thưa chuyện với Hội thánh”. “Hội thánh” ở đây (là nhóm từ “ekklesia”, tiếng Hy Lạp) diễn tả cộng đoàn hiệp nhất, ở địa phương. Tín hữu thời của Chúa, vẫn hiểu rằng cộng đoàn địa phương, là “Hội thánh” tự quản (với chương sách Kh 1: 4/ 3:22, mọi thư từ đều được gửi cho 7 Hội thánh ở Tiểu Á, tức: 7 cộng đoàn địa phương).

Nói cho cùng, nếu người sai phạm vẫn không nghe lời hoặc không thay đổi lối hành xử, lúc ấy: “hãy kể như hắn ta là người ngoại hoặc phường thu thuế” (Mt 18: 17). Điều này, có nghĩa: hãy để y rời khỏi cộng đoàn và coi y như người ở ngoài, đừng bận tâm. Rõ ràng, đây là biện pháp cuối cùng, không mang tính trả đũa, hoặc hận thù. Nhưng, đặt ra ngoài mối bận tâm bức xúc của mọi thành viên, đầy hiệp nhất. Việc này khá tế nhị. Bởi, khi bị loại, đương sự sẽ kể cho cộng đoàn nghe sự thật, mình nên biết.

Các ngôn sứ có kinh nghiệm, đều nhận thấy sự việc xảy ra y hệt như thế. Có nghĩa là, nếu ta chỉ quan tâm đến tạo dựng một “ảnh hình đáng kính” về cộng đoàn; hoặc, chỉ nhìn vào khía cạnh tranh chấp với giới có thẩm quyền đã thiết lập, thì càng tệ hại thêm. Tệ hại và tranh chấp, nếu kết thúc bằng việc “dứt phép thông công”, dù miễn cưỡng. Thì, đây là trạng thái trái nghịch với sứ vụ chứng tá, để mọi người thấy rằng ta thuộc cùng một Thân Mình Đức Kitô. Trái và nghịch, cả với tinh thần giảng rao Tin Mừng, cho mọi dân.

“Dứt phép thông công”, là đi ngược lại lời khuyên của Đức Kitô: hãy đến với người sai phạm. Với, phường thu thuế. Mãi dâm. Hoặc, hãy mở rộng vòng tay ôm đón tiếp người con bỏ đi hoang, nay quay về. Thật ra, Đức Kitô đón nhận người sai phạm trở về, là để họ nhận biết. Để, biến đổi tâm can. Và, từ bỏ “lối mòn xưa cũ”, nhiều lôi kéo.

Đức Kitô lân la cùng bàn với người sai phạm, chẳng phải vì Ngài ưa thích họ hơn những người công chính. Nhưng, vì Ngài vẫn muốn thuyết phục họ trở về nẻo chính, với đường ngay. Khi tha thứ cho người nữ phụ sai phạm lỗi ngoại tình, Ngài từng bảo: “Hãy ra đi và đừng lỗi phạm.” Sở dĩ, người con đi hoang trở về đã được đón nhận trong vòng tay ôm rộng mở, là vì anh nhất quyết không còn “ngựa quen đường cũ”. Nhưng, quyết hồi hướng, trở về. Về cùng Chúa. Với anh em.

Anh em cầm buộc điều gì ở dưới đất, thì cũng sẽ cầm buộc, ở trên trời, các lời này chứng tỏ cộng đoàn nay có quyền uy/thế lực. Có quyền, là được quyền phán quyết xem ai thích hợp thuộc về Thân Mình Đức Kitô. Quyền này cần, là để bảo quản tính vẹn toàn của cộng đoàn khi làm chứng tá cho Phúc Âm. Nhưng, cũng rất nguy hiểm cho những trường hợp lạm dụng quyền hành.

Ở dưới đất, nếu hai người trong anh em hợp lòng xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy sẽ ban cho. Bởi, ở đâu có hai, ba người họp lại nhân danh Thầy, thì Thầy ở đấy. Giữa họ, có nghĩa là: hễ thành viên cộng đoàn gặp nhau trong yêu thương thật lòng, dù chỉ để nguyện cầu hay phẩm bình, thì Đức Chúa sẽ ở đấy. Ngài sẽ nói và hoạt động, vì ta. Đây là quà tặng vô giá. Và, cũng là trách nhiệm thật cao cả.

Bài thánh thư, thánh Phao-lô cũng đã đặt nặng vấn đề thương yêu. Thương và yêu, ràng buộc hết mọi tín hữu mang danh hiệu của Đức Chúa. Đức Giê-su Kitô. Thánh Phao-lô viết: “Hãy yêu thương, vì kẻ biết yêu thương tức đã chu toàn Lề luật.” (Rm 13: 8) Trong tinh thần ấy, có thể nói: chu toàn lề luật, mà không yêu thương, tức trở thành không phải là Kitô khác, mà là Pha-ri-sêu, khác với Đức Kitô. Nói rộng hơn, nếu ta quan tâm yêu mến người đồng loại, tức là ta đã giữ lề luật, và đồng thời, đã yêu mến Chúa.

Bài đọc 1, cũng một chiều hướng, khi tiên tri Ê-dê-ki-en nói: “Nếu ngươi không chịu nói để cảnh giác kẻ gian ác từ bỏ đường xấu nó đi theo, nó sẽ chết vì tội của nó; nhưng Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó.” (Ez 33: 8). Xem như thế, thành viên cộng đoàn không chỉ có trọng trách cứu người anh em trong cộng đoàn, khỏi sai phạm. Mà còn, còn có trách nhiệm về ơn cứu độ của người ấy nữa.

Là con dân nhà Đạo, không chỉ biết quan tâm đến ơn cứu rỗi cho riêng mình. Nhưng, là quan tâm đến phần rỗi của người anh em trong cộng đoàn, nữa. Vì thế nên, ý nghĩa của câu nói “xin cứu linh hồn con” còn là: con quyết tâm trở thành người biết yêu thương và chăm sóc kẻ khác; coi đó như một bổn phận của dân con, trong cộng đoàn. Và, yêu thương cùng chăm sóc người khác, trên thực tế, là đem người ấy về trực diện đòi hỏi của Tin Mừng. Không thể nói: yêu thường giùm giúp kẻ khác, mà lại nhắm, mắt làm ngơ trước các hành xử thiếu tính cách Kitô.

Là thành viên cộng đoàn, ta có bổn phận quan tâm đến sự vui sống của anh em. Không thể làm chứng ta cho Đức Kitô nếu chỉ nói chữ “yêu thương” nơi môi miệng, chứ không thực hiện bằng hành động. Nói rõ hơn, Không thể làm ngơ để người anh em bần hàn cứ mãi chìm dần trong các tệ nạn xã hội. Cứ mải mê hút xách, nghiện nghập, cờ bạc, bạo lực trong nhà, hoặc chê bai kỳ thị người khuyết tật. Bóc lột người thua kém về tài năng, trí tuệ.

Không thể đương đầu với các vấn đề bức xúc của xã hội ở chốn riêng tư, hoặc nơi toà cáo giải mà thôi. Bởi, việc giảng hoà, đền tội phải được thực hiện trên lãnh vực cộng đoàn, rất chung. Và, bổn phận ấy chính là trọng trách ứng đáp lời mời gọi của Hội thánh. Bởi vì, cộng đoàn Hội thánh chính là Thân Mình Đức Kitô.

Trong hân hoan ghi nhận lời khuyên của Đức Chúa, ta sẽ hát lên lời ca vang thuở trước:

“Hát với tôi trong lúc chơi hay trong khi làm,

Hát với tôi trong đám đông hay trong phòng loan

Từ vỉa hè thơm cát bụi đen

Từ ruộng đồng xanh ngát thần tiên

Từ biển vàng ta ca vượt sóng lên ngàn…

Hát với tôi thương lúa non không ưa phũ phàng,

Hát với tôi thương cánh hoa sớm nở chiều tan

Buồn vì người gieo rắc lầm than

Mừng vì còn mong ước người hơn

Vì lòng còn tin yêu còn hát nghìn năm.” (Phạm Duy – Hát với tôi)

Vâng, trong yêu thương mong ước, ta cứ hát. Hát mãi hát hoài, dù “trăng có thôi là nguyệt”. Dù, nhọc nhằn kiệt sức, đất ngừng quay, Chúa vẫn ở với ta. Vẫn an ủi vỗ về, nhủ khuyên. Để ta hát mãi với cộng đoàn, bài yêu thương, đùm bọc. Bài ca hưng phấn, rất Phúc Âm.

____________Lm Phan Đỗ Thục Linh

Mai Tá diễn dịch.

Sunday 24 August 2008

“Đắm muôn ngôi tinh lạc, xuống mười phương”

cả trời bỗng tiêu diêu như báu vỡ:

nên tiếng vang thầm dội đến thâm tâm,

mà ta ngỡ Đấng Tiên Tri muôn thuở

Giữa đêm nay còn đứng giảng Phúc Âm.”

(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

(Mt 16: 21-27)

Ngôi tinh lạc xuống mười phương. Hay, cả trời tiêu diêu thầm dội, đến thâm tâm. Thâm tâm nay, đọng lắng tiếng vang thầm, Tiên Tri giảng. Tiên tri hay thánh sử, lâu nay vẫn giảng về Đức Giê-su, Con Thiên Chúa Hằng Sống. Như, Phê-rô thánh-nhân tuyên xưng, vào độ trước.

Tin Mừng tuần này, có Chúa mặc khải: “Ngài phải đi Giêrusalem chịu khổ hình, do kỳ mục, thượng tế và kinh sư, mang đến.” (Mt 16: 21). Chẳng còn ngờ, sự kiện này đã gây chấn động, khắp muôn nơi. Chấn động vì: khổ hình Chúa chịu, không do người-ở-ngoài như đám thực dân, tân tạo. Nhưng khổ hình, lại do chính vị đầu đàn/thủ lĩnh đấng-ở-trên, nay đem đến. Gọi họ, là thân hào nhân sĩ, hay thượng tế/kinh sư, thật chẳng oan.

Nào đâu oan, khi mọi xấu xa/sự dữ đều dồn về với Giêrusalem, Đền Thờ Chúa ngự. Đến với Giêrusalem – Đền thờ Của Chúa, là đến với thị thành xôn xao, vẫn chứng kiến cái chết của nhiều ngôn sứ. Và, Chúa vẫn không ngừng trách mắng: “Giê-ru-sa-lem, Giê-ru-sa-lem! Ngươi từng giết các ngôn sứ và ném đá kẻ được sai đến với ngươi!” (Mt 23: 37). Nghe Ngài trách, môn đệ Chúa hẳn đều chột dạ. Lúng túng. Âu lo.

Lo toan, là thái độ rất thường tình của vị thánh được cất nhắc làm thủ lĩnh dân con của Thầy. Là thủ lĩnh, Phê-rô thánh-nhân nào tránh được những phản ứng rất “người” đầy cản ngăn, như: “Thiên Chúa thương, xin đừng để Thầy gặp chuyện như thế đấy.”(Mt 16: 22). Thánh Phê-rô nào muốn chuyện xấu xảy đến với Thầy, Đức Mê-si-a. Nhưng điều này, kéo theo điều giận dữ, từ nơi Chúa.

“Xéo đi sau Ta, hỡi Xa-tan!” lời này, tuyệt nhiên không là chúc dữ phát xuất từ Thầy Chí Ái, với dân con. Bởi chính Thầy, vừa cất nhắc người đồ đệ rất mực trung tín, để tuyên dương. Nếu bảo rằng Thầy giận dữ, thì thật ra Thầy chỉ muốn đầy lùi bất kỳ cám dỗ nào khiến Thầy lẩn tránh con đường dẫn đến ý định của Cha. Thái độ của Phê-rô thánh-nhân, nào khác công việc người thường vẫn làm. Chuyện người thường chúng ta vẫn làm, là cản ngăn mọi người thực hiện Lời Chúa.

“Anh cản Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người.” (Mt 16: 23). Ở đây nữa, Phê-rô thánh nhân lại bị coi như một rào cản, ngăn chặn nhiều người thực hiện điều Chúa muốn. Tư tưởng của ông, có thể là cơ duyên gây vấp ngã. Trì trệ. Ngoan cố. Nhưng rủi thay, những rào cản như của thánh-nhân, nay thấy khá nhiều ở thế giới hôm nay. Rất thực tế. Rất cản ngăn. Cản và ngăn, theo lời thánh Phao-lô, là do họ không có được “những tâm tình như chính Đức Ki-tô Giê-su” (Pl 2: 5), muốn họ có.

Tâm tình Chúa, không như tâm tình của dân con đồ đệ, những kẻ chỉ muốn Ngài làm Vua; để giải thoát dân đen, thôi. Thấy rõ tâm tình hạn hẹp của họ, Ngài chạnh lòng. Và ở đây, ta lại có thêm một mặc khải, nữa là: Ngài chuẩn bị chấp nhận mọi khổ hình, cho đến chết. Ngài chấp nhận, vì lòng thương vô bờ bến, muốn tỏ lộ cho những người, mà Ngài coi như “bạn”.

Chấp nhận về với nỗi chết, không là mục tiêu Ngài quyết tìm đến. Nhưng chấp nhận, là để dân con hiểu được Tình thương vô bờ bến Ngài trao ban. Cuối cùng, đồ đệ nhận ra được cái chết của Thầy mình, chính là cội nguồn vinh quang và uy lực, như thánh Gio-an từng ghi rõ: “Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi." (Yn 12: 32)

Bài đọc 1, tiên tri Giê-rê-mi-a chừng như vẫn còn tiếc nuối vì được Chúa gọi mời làm ngôn sứ, cho Ngài:”Lạy Đức Chúa, Ngài đã quyến rũ con, và con đã để cho Ngài quyến rũ.” Chính vì thế, tiên tri mới “nên trò cười cho thiên hạ, để họ nhạo báng.” (Ge 20: 7). Và mỗi khi lên tiếng, tiên tri đã phải kêu gào lời cảnh báo: “hành hung! ức hiếp!” gửi đến dân con của Người. Và ông, cũng tự nhủ “Tôi sẽ không nghĩ đến nữa; cũng sẽ chẳng nhân Danh Ngài nữa.” (Ge 20: 9)

Nhưng, cố tránh cũng không được. Cuối cùng, tiên tri bất chợt nhận thức: “Lời Ngài như lửa bừng bừng, cứ dồn ép nơi tâm can tôi.” (Ge 20: 9) Đó, là lý do khiến nhiều người từng chấp nhận mọi rủi ro, thử thách. Chấp nhận khổ hình cùng nỗi chết,chỉ để làm chứng cho Sự Thật và Tình Thương Yêu. Các tội nhân ở khám đường, nay có cùng một tâm trạng. Họ chấp nhận sầu buồn, là để đấu tranh cho niềm tin, yêu và hy vọng. Nhờ có niềm tin và hy vọng được trui luyện trong khổ ải, nên nhiều vị đã “hồi hướng”, trở về. Trở về rồi, sẽ lại tiếp tục đấu tranh cho phẩm cách, của con người.

Bài đọc 2, Phao-lô thánh-nhân cũng cảm nghiệm cùng một tình huống, tương tự. Chính vì thế, thánh-nhân mới thúc giục mọi người, hãy: “hiến dâng thân mình làm của lễ sống động. Thánh thiện. Đẹp lòng Thiên Chúa.” Hãy nhất quyết: đừng rập theo thói đời này, nhưng cải biến con người mình bằng việc đổi mới tâm thần.” (Rm 12: 2). Đổi tâm thần, là cách thức Chúa từng làm. Đây cũng là điều, mà Phêrô thánh-nhân không chợt nghĩ đến, khi ra tay ngăn cản ý định của Thầy. Ở Phúc Âm.

Phúc Âm hôm nay, mời mọi người tiến xa, thêm nữa. Gọi mời ta dấn bước ra đi, theo con đường khổ hạnh, cùng với Chúa: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.” (Mt 20: 24). Mời gọi mọi người, Chúa muốn ta cống hiến đời mình vì người khác. Cống hiến, trong phục vụ. Cống hiến, vào mọi lúc. Cả khi, không hiểu. Cả vào lúc, bị tủi nhục. Phỉ báng. Giễu cợt.

Thật là sai, nếu ai đó nghĩ rằng: Chúa muốn ta sống đời cùng cực/khốn khổ. Và đôi khi, cũng có người dám giải thích những “cung đàn lạc điệu”, sai và lầm như thế. Thật ra, dấn bước theo Chúa cách trọn vẹn, là dám nhìn vào cuộc đời, như Chúa nhìn. Là, biết “chạnh lòng thương” “như Đức Kitô” vẫn từng thương. Là, trở nên người tín hữu biết yêu thương đùm bọc, đúng ý nghĩa.

Bởi một khi, có được tâm tình “chạnh lòng thương” hết mọi người như Đức Kitô vẫn có, hẳn chúng ta cũng sẽ nhìn cuộc sống của mình đầy ý nghĩa của thương yêu. Vui sống. Thương yêu - giùm giúp, không vì để tâm đeo đuổi nhiều tham vọng. Tham lam và vọng tưởng, cốt nâng cao chính mình. Đánh bóng con người mình. Hoặc, gia đình giòng họ, của mình. Và khi, có được tâm tình của Đức Chúa, người người sẽ chuyển hướng cuộc đời. Chuyển, cả quan niệm về hạnh phúc, nữa.

Đức Chúa gọi mời mọi người, Ngài không gọi ta hy sinh cuộc đời, để tìm đến thú đau thương. Đúng hơn, Ngài mời gọi ta sống đời thương yêu giùm giúp, có tự do. Những ai chấp nhận đi tù vì niềm tin – yêu cao quý, bao giờ cũng là người rất mực tự do. Và thông thường, họ sẽ hạnh phúc hơn những người tự trói cột vào với của cải/vật chất. Với thú vui thấp hèn. Chóng qua. Đầy nguy hiểm.

“Từ bỏ chính mình” Chúa đề nghị, không có nghĩa là diệt bỏ bản vị, hoặc nhân phẩm. Mà là, cởi bỏ mọi vướng bận vật chất, lẫn cái tôi. Để ung dung. Sảng khoái. Có thế, ta mới khám phá ra con người thật, của chính mình. Làm như Chúa gọi mời, có thể, sẽ bị nhiều phẩm bình. Giễu cợt. Kích xung. Nhưng, đó mới là con đường dẫn đến thành công. Hạnh phúc. Rất đích thật.

Chỉ những ai, quyết theo con đường Ngài dẫn dắt, mới xác chứng được rằng đời mình đầy ắp những tự do. Hạnh phúc. Bình an. Và cuối cùng, vấn đề hỏi rằng: phải chăng đây chính là mục tiêu ta nhắm đến?

Trong chờ đợi câu giải đáp rất tích cực, ta cứ vui lên, mà ca hát. Hát lời hưng phấn khi xưa:

“Giọng hát bay cao, lời cám ơn sâu

Từng người đã góp phần cho nương náu

Từng người đã cùng nhau chung sức đắp xây tình thương

Một nhà Việt Nam dấu yêu

Tình vẫn trôi quanh theo nước long lanh về nguồn

Thả ánh trăng thanh về đây soi sáng giấc mộng lành

Nhìn cuối chân mây chợt thấy bình yên

Người đã cho tôi niềm tin mới yêu thương cuộc đời”.

(Ngô Thuỵ Miên – Lời cám ơn)

Vâng. Cứ dâng lên “giọng hát bay cao”. Mà cám ơn sâu. Cám ơn, Đấng chỉ đường ta dấn bước. Cám ơn, vì có Đấng Tiên Tri muôn thuở, còn đứng giảng Phúc Âm. Đêm nay. Suốt mọi ngày.

______Lm Phan Đỗ thục Linh

Mai Tá diễn dịch.

Monday 18 August 2008

“Cho tôi hát cùng em, bài hát cũ”

Bài ngợi ca Thiên Chúa ở trên trời

Để tôi về cầu nguyện với Ngôi Hai

Cho ta sống một ngày như mấy kiếp.

(dẫn thơ Du Tử Lê)

(Mt 16: 13-20)

Sống một ngày hay mấy kiếp, nhà thi sĩ vẫn ca lên, bài hát cũ. Bài hát, đầy ắp những ngợi khen. Ngợi khen Thiên Chúa, ở trên cao. Ngợi khen, nào đâu khác lời trình thuật của thánh Mát-thêu, ghi ở bản Kinh.

Trình thuật hôm nay, gợi nhớ nơi ta lời thánh Mát-thêu ghi rõ về mối tương quan hài hoà Chúa vẫn có, với môn đệ. Tương quan ấy, chứng tỏ đã có bước tiến đáng kể trong hiểu biết quyền năng của Đức Chúa. Bẵng đi một dạo, môn đệ Chúa nay mới nhận rõ Đức Giê-su đích thực là Đấng nào.

Trình thuật đây, diễn tả niềm tin của Hội thánh thời tiên khởi. Không riêng gì tông đồ Chúa, vào buổi ấy. Với Tin Mừng Mác-cô, thánh nhân nhấn mạnh tầm hiểu biết hạn hẹp của tông đồ Chúa, về Thiên tính. Về giáo huấn của Ngài. Với thánh sử, nhân vật đầu tiên được mô tả, là đã nhận biết Đức Kitô cách trọn vẹn, không ai khác ngoài anh quân nhân đang đứng gác, dưới chân thập tự (Mc 15: 39). Vào buổi ấy, tông đồ Chúa biến đi đâu, không thấy nói.

Trình thuật, nay khởi đầu bằng câu hỏi từ Đức Chúa: “Mọi người bảo Con Người là ai?” Ở đây, Đức Giê-su mặc khải Ngài chính là “Con-Người”. Ngài qui về Đấng Thiên Sai, có nói trong sách Đa-ni-en, thuở trước: “Với mây trời, như thể một Con Người đang ngự giá mây trời mà đến…Ngài được ban tặng quyền bính, vinh quang, vương triều…Quyền bính của Người sẽ không bị huỷ.” (Đn 7: 13). Đáp lại, các tông đồ đã có lời nhận biết rõ:

*Ngài là Gio-an Tẩy Giả, bị Hêrôđê đem đi chém đầu, nay nay hồi hướng trở về.. (Lc 9: 7)

*Ngài là Ê-li-a được trông ngóng, sẽ về lại mặt đất, có dấu ấn của Đấng Thiên Sai.

*Ngài là Giê-rê-mi-a, ngôn sứ bị bách hại và khổ đau, Đấng Thiên Sai chịu bài bác. Tin Mừng Nhất Lãm, chỉ mỗi thánh Mát-thêu là nhắc đến lời ngôn sứ Giê-rê-mi-a. Rõ ràng là, dân thường thời ấy coi Đức Giê-su như Vị Ngôn sứ, phát-ngôn-nhân của Thiên Chúa. Và, Ngài đích thực là thế.

Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống, câu trả lời của thánh Phê-rô, ở đây, nói lên điểm cao trong quan hệ với Chúa Cha. Trả lời thế, tức là các tông đồ nhận ra Thầy mình là Đấng Thiên Sai, mọi người trông. Thầy là Vua của người Do Thái, Đấng Được Xức Dầu. Tiếng Hy Lạp, Christos là cụm từ nói về Vị Thiên Sai, Đấng “Được Xức Dầu”. Xem như vậy, các tông đồ nay hiểu rõ vai trò Thiên Sứ của Thầy mình. Qua trình thuật, ta đều thấy các thánh cũng phải mất một thời gian, mới nhận biết Thiên tính của Thầy.

Này Si-môn, anh có phúc vì không phải thịt/máu đã mặc khải cho anh, mà Cha Thầy.. chính niềm tin nơi đây đã giúp thánh Phê-rô nhận biết Chúa. Bởi, muốn nhận biết Vua-Cứu Thế, cần có niềm tin vững mạnh, mới xác tín được rằng Vị Ngôn Sứ đang đứng trước mặt mình, khác hẳn ảnh hình mà người Do Thái, đang ngóng chờ. Nhờ có ánh sáng của Thiên Chúa soi rọi, Phê-rô thánh-nhân mới nhận biết Ngài.

Dù như thế, Phê-rô và các thánh, đã phải mất nhiều tháng ngày, mới nhận biết Chúa. Về điểm này, có thể nói: Hội thánh hôm nay cũng cùng vị thế, giống như vậy. Từ lâu, có lẽ ta đều biết rõ Đức Giê-su là Con Thiên Chúa. Là, Chúa của ta. Nhưng phải mất khá lâu, ta mới hiểu thấu đáo Thiên Tính của Ngài. Và, phải mất rất nhiều năm tháng, ta mới dấn bước theo chân Chúa, cách trọn vẹn.

Nay, Chúa khẳng định: Anh là Đá, trên Đá này Thầy sẽ xây Hội thánh của Thầy. Tiếng Hy Lạp “Petros” là Phê-rô và Petralà Đá. Trong khi đó, ngôn ngữ Aram là tiếng mà Đức Giê-su và các tông đồ sử dùng, hai từ này được diễn tả bằng cụm từ “kepa”. Chính vì thế, ta thấy ở một số thư của các thánh các ngài sử dụng cụm từ kê-pha để đặt tên cho Phê-rô thánh nhân (Ga 2: 11)

Kê-pha hay Phê-rô, cũng vẫn là Đá. Tức, đá tảng làm nền cho cộng đoàn Hội thánh có Danh xưng và quyền uy của Đức Chúa. Với thế giới. Nơi Ngài, có môn đệ và các kẻ tin đồng hành. Đồng hành, và chuyển tải đời sống cũng như thông điệp của Chúa, qua tư cách thành viên cộng đoàn Hội thánh, “ekklesia”. Ở Tin Mừng Nhất Lãm, cụm từ “cộng đoàn Hội thánh” (tức ekklesia) chỉ thấy có ở đây và duy nhất trong Tin Mừng theo thánh Mát-thêu đoạn 18 - câu 17, mà thôi.

Thầy sẽ xây dựng Hội thánh của Thầy là bằng chứng Chúa thiết lập cộng đoàn Hội Thánh ekklesia trên Đá Tảng làm nền, là Kê-pha. Thầy còn hứa, phú ban cho cộng đoàn Hội thánh, sức sống mãnh liệt nhằm chống trả ảnh hưởng của mọi xấu xa/sự dữ. Lời hứa này, Chúa vẫn giữ hơn 20 thế kỷ, mãi đến nay. Và, bằng chứng đầy uy lực dũng mãnh, vẫn thấy có từ Sự Thật và Tình Thương, Ngài trao ban. Được Ngài hứa, ta còn sợ gì.

Thầy trao cho anh chìa khoá Nước Trời, ở đây có nghĩa: trách nhiệm và cương vị của người cai quản cộng đoàn Hội thánh, nay quyết trao cho Phê-rô thánh-nhân. Giáo hội Chúa, không đơn giản là Nước Trời, mà thôi. Nhưng Hội thánh, còn sở hữu chìa khoá, theo nghĩa có đủ quyền lực, đủ tư cách để tiếp cận, ngõ hầu dựng xây Vương Quốc của Đức Chúa, ở trần gian.

Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, thì cũng sẽ cầm buộc như thế, ở trên trời. Với thánh Mát-thêu, “Trời” đây chính là Đức Chúa. Thánh Mát-thêu viết Tin Mừng là viết cho cộng đoàn người Do Thái, vốn là những người không muốn thánh-nhân sử dụng cụm từ “Thiên Chúa”, để nói về Chúa. Và, quyền cai quản Nước Trời, là quyền Chúa trao ban cho Hội thánh, qua Đức Giê-su. Ngài trao ban, trước khi rời cộng đoàn dân con của Ngài, để về cùng Cha.

Từ nay, những gì Hội thánh quyết đoán dưới sự chỉ đạo của thánh Phê-rô và các Tông đồ, đều được Chúa chấp thuận. Được như thế, là vì Hội thánh Chúa được Cha gửi Thần Khí Ngài đến, như Vị Thầy. Và Ngài gửi Đấng Bảo Vệ đến, là để ở với cộng đoàn. Qua Thần Khí, Đức Giê-su sẽ ở lại với Hội thánh, mọi ngày cho đến giây phút cùng tận, ở dưới đất. Xem như thế, Hội thánh là Thân Mình Đức Kitô. Bởi thế nên, mỗi khi Hội thánh phán quyết điều gì, vẫn là phán quyết ấy qua tư cách của Tổng Thể Thân Mình Ngài, tức: Đức Kitô.

Cương vị lãnh đạo của Phê-rô thánh-nhân và các vị kế nhiệm, không là áp đặt mang tính cách cưỡng ép. Cũng chẳng là quyền bính chính trị. Nhưng rõ ràng, là mẫu gương phục vụ. Bao lâu, niềm tin - yêu và hy vọng vẫn vững mạnh trong cộng đoàn Hội thánh, thì cương vị này còn tồn tại. Và triển nở. Ở đây, không còn vấn đề đòi ta phải hoàn toàn tuân phục hoặc không được cật vấn, như nghị định ban hành từ cơ chế nào đó, có ở trần gian. Quyền bính và uy lực, nay được ban từ cơ quan tư lệnh đầu não, rất phàm trần. Là, quyền uy đích thực, không nghi vấn.

Ngày nay, Đức Giáo Hoàng là vị kế nhiệm đầy quyền bính, của thánh Phê-rô. Đức Thánh cha san sẻ cùng một quyền bính như quà tặng lãnh đạo, do Chúa ban. Lãnh đạo bằng phục vụ. Lãnh đạo trong khiêm tốn. Từ lâu, các Đức Giáo hoàng vẫn tự gọi là Người tôi mọi của mọi tôi tớ của Đức Chúa. Tức, Đức Giáo hoàng không là nhà độc tài toàn trị, như đôi lúc đã từng xảy ra, trong quá khứ. Ngài bị hạn chế, do bởi niềm tin của toàn thể Giáo Hội. Ngài không sáng tạo niềm tin. Ngài không xác quyết ta phải tin như thế nào. Đúng ra, ngài là vị đứng đầu thông truyền niềm tin cho cộng đoàn Hội thánh. Giáo hoàng, là tụ điểm của một kết-đoàn đầy niềm-tin. Là, hiệp thông trong Thánh Thần. Đức Giáo hoàng, là tôi mọi của cộng đoàn nay liên kết với nhau, trong niềm tin.

Giáo hội hôm nay, đang có dấu hiệu xung đột về thần học và tu đức. Chưa bao giờ, Giáo hội cần đến kết hợp. Tập trung, Giáo hội không đòi phải đồng dạng cùng một kiểu. Nhưng, cần có sự hiệp nhất các tín hữu. Như Phao-lô thánh-nhân đã từng nói: “Chỉ có một thân mình, một Thần Khí... Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người. Qua mọi người. Và, trong mọi người.” (Ep 4: 4-6). Đây là điều, mà các người anh người chị bên Anh giáo và giáo phái Lu-ther vẫn bận tâm. Đây còn là, sự quan tâm rất mực, mà các người anh người chị của ta ở Trung quốc, đã từng trải với cách ly. Phân tán.

Đức Giáo Hoàng là điểm đồng qui, của mọi thành phần. Khi tìm sự cảm thông với những gì đem đến cho ta ý nghĩa của người đồ đệ dõi bước theo chân Đức Kitô, ở thế giới không ngừng đổi thay, ta cũng nên tìm đến với Đức Giáo hoàng như nhân vật cần đến với ngài, để hội ý. Ngài là mục tử gìn giữ tình thân giữa các tín hữu, ở khắp nơi. Bởi thế nên, đừng làm tắt ngúm mọi ơn lành của Thánh Thần Chúa đang giúp ta sống Tin Mừng. Sống niềm tin, trong bối cảnh to lớn, đầy khác biệt. Khác lập trường. Nhưng, giống niềm tin.

Bởi, chúng ta đều cùng một Hội thánh, có giáo hội địa phương. Bởi, nơi Hội thánh của địa phương ta sống, điều cần quan tâm hơn cả chính là sống và lưu lại trong hiệp nhất với người anh em đồ đệ, ở khắp nơi, vượt qua khỏi mọi ranh giới. Cách chia. Đồng thời, cùng sống đời tín hữu theo cách thế có hiệu năng. Có sinh khí. Cách thế hữu hiệu, đầy sinh khí sẽ đem tinh thần Vương Quốc Nước Trời đến với mọi người. Đến, vào buổi nhiễu nhương. Thử thách.

Trong quan tâm bức xúc, ta cứ hân hoan hy vọng. Cứ hát lên lời ca đầy phấn khởi, rằng:

Rồi mai, có một lần tôi đưa em,

về trên đỉnh yên bình, hiền hoà

một mùa xuân lên cao,

hôn lên làn tóc xoã, theo mây trôi bềnh bồng.”

(Từ Công Phụng – Mùa xuân trên đỉnh bình yêu)

Đỉnh yên bình hiền hoà ấy, luôn có mặt Hội thánh Chúa. Hội thánh đa dạng, nhưng hiệp nhất. Vẫn cùng anh cùng chị và cùng em“ ta sẽ hát bài ngợi khen Chúa ở trên cao”. Vẫn “nguyện cầu với Ngôi Hai”. Cầu và nguyện cho sự hiệp nhất. Ở khắp nơi. Trong Chúa.

____________Lm Phan Đỗ thục Linh.

Mai Tá diễn dịch

Sunday 10 August 2008

“Khi say sưa với lượn sóng triền miên”

khi nhận lấy trong thâm tâm cay nghiệt,

giọng hờn đau trăm vạn nỗi niềm riêng.

Ta muốn vớt ai ra ngoài sóng điện,

để nhìn xem sắc mặt với làn da.”

(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

(Mt 15: 21-28)

Say sưa lượn sóng. Thâm tâm cay nghiệt, trăm vạn nỗi niềm riêng. Niềm rất riêng, có là nỗi niềm Chúa nhắn nhủ. Ở trình thuật, thánh sử ghi hôm nay.

Trình thuật hôm nay, thánh Mát-thêu ghi lại sự kiện Đức Giê-su tiến vào vùng lãnh thổ không thuộc nguời Do Thái. Đây là việc Ngài ít khi làm. Tyre và Xi-đôn, là hai thủ phủ nằm cạnh biển dọc bờ duyên Địa Trung Hải. Ngày nay thuộc nước Li-băng, Trung Đông. Khác với các thành phố được Tin Mừng ghi, có Chúa ghé, nhưng không còn thấy trên bản đồ, hai thị trấn này vẫn nở rộ.

Thật bất ngờ, khi ta thấy xuất hiện người nữ phụ của xứ Ca-na-an. Bà đến với Chúa trong kêu gào, rất đáng thương. Đáng thương, là vì người Ca-na-an luôn kình chống Do Thái, vẫn bị coi là người ngoài. Ngoài Đạo. Ngoài luồng. Ngoài cả truyền thống gọn gàng, rất lễ nghi. Nhưng, chuyện này không làm cho nữ phụ nọ thêm nao núng. Chí ít, là khi tăm tiếng Thầy được nhận biết, ở khắp nơi.

Lạy Ngài! là Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương. Con gái tôi bị quỷ ám, thật khốn khổ, ở đây nữa, chẳng biết con gái bà có bị mà thuật ám ảnh, thật hay không. Hoặc, tật đó chỉ là căn bệnh kinh niên, khó chữa. Nhưng, sở dĩ bà kêu cứu vì bà rất lo âu. Hãi sợ. Và, tuyệt vọng. Vì, chẳng còn biết níu kéo những ai để đỡ đần. Ủi an. Nhưng bà vẫn tin tưởng. Như Đức Chúa từng nói vào buổi Tạ từ, chiều hôm ấy: “Không có Thầy, anh em chẳng làm nên chuyện.”

Niềm tin tưởng người nữ phụ vẫn có, dù là người ngoài Đạo, đã nói lên thiên tính của Đức Chúa. Ngài đích thực là “Con vua Đa-vít”. Như thế có nghiã, là: người mẹ hiền khốn khổ kia, đã thấy được nơi Đức Giê-su, Đấng-làm-Người trên mức bình thường. Đấng, tuy là Người, nhưng rất đặc biệt. Và, danh xưng “Con vua Đa-vít” mà bà tuyên dương hôm ấy, đã hàm ngụ đặc trưng Thiên Sai, của chính Ngài.

Dù đã nghe, nhưng Đức Giê-su chừng như vẫn làm ngơ. Làm như thể, người nữ phụ không có đó. Đây, cũng là cảm giác mà nhiều người lâu nay vẫn có, mỗi khi nguyện cầu cùng Chúa. Nhiều người, vẫn cứ tưởng là Chúa chẳng mấy đoái hoài, đến lời mình kêu. Đây, còn là tâm trạng của các môn đệ Chúa, đã biết lo khi cuồng phong ùn ùn kéo đến; thế mà, Chúa vẫn yên và vẫn ngủ trên thuyền, chẳng động tĩnh. “Không đáp lấy một lời.” (Mt 15: 23)

Và, lý do tưởng chừng như Chúa chẳng đoái hoài, đó chính là: “Thầy chỉ được sai đến với các chiên con lạc bước, của Israel mà thôi.” (Mt 15: 24). Thật sự, thì sứ vụ của Chúa hầu như chỉ tập trung cho dân Ngài. Như ta biết, sách Công vụ có đề cập, là: các tông đồ cũng không biết điều đó, ngay từ đầu. Cứ chờ mãi, cho đến khi các thánh nhận ra rằng: ‘người-ở-ngoài’ cũng được phép ứ tràn Thần Linh Chúa. Cũng được mời chào: hãy dấn bước ra đi, theo chân Ngài.

Bài đọc 1, ngôn sứ Isaia có nói trước việc này, khi ông bảo: “Người ngoại bang gắn bó cùng Đức Chúa, hầu phụng sự Người và yêu mến Thánh Danh, cũng trở nên tôi tớ Nguời.” (Is 56: 6). Và vì thế, nữ-phụ-ngoài-Đạo nọ vẫn không bỏ cuộc. Bà quyết tâm mon men đến gần Ngài, mà thưa: “Hỡi Ngài, xin thương giúp!”. Thêm điều nữa, lời Chúa đáp trả xem ra hơi phũ phàng: “Không nên lấy bánh của con cái mà ném cho đàn chó nhỏ!” (Mt 15: 26). Cụ thể hơn, ở một đoạn khác Ngài có nói với tông đồ: “Của thánh, đừng đem cho chó; châu ngọc chớ bỏ trước bầy heo.” (Mt 7: 6)

Quăng cho chó”, là cụm từ được người ngoài Đạo, vào thời của Chúa, vẫn thông dụng. Với người Do Thái, “bầy chó nhỏ” vẫn được coi là loài ô uế. Nhớp tạp. Chúng ăn bất cứ thứ gì, ta ném vứt. Gồm trong đó, có heo/lợn loài hôi tanh. Là, giống thịt thà, chỉ đáng bỏ. Với người Do Thái, người-ngoài-Đạo cũng chẳng sạch hơn loài chó. Nhưng, vấn đề ở đây còn tuỳ âm giọng, của người nói. Có thể, đây là lời cao ngạo, đầy miệt thị. Là, kẻ cả. Trịch thượng. Nhưng, qua những gì ta biết về Đức Chúa, nghĩa bóng Ngài nói ở đây, hàm ngụ tư tưởng hoàn toàn khác hẳn. Có thể, đây chỉ để xét nghiệm niềm tin tưởng của người nữ phụ, về những gì bà nghe biết, mà thôi.

Và, từ lời ứng đáp đầy tin tưởng của người nữ ấy, đã chinh phục được lòng xót thương của Chúa: “Này bà, lòng tin của bà thật lớn.” (Mt 15: 28). Và, vì lòng gan dạ sắt của bà, nên Chúa đã đáp lại một cách tích cực: “Bà muốn sao, sẽ được vậy.”

Bài đọc hôm nay, đem đến cho ta nhiều bài học. Trên hết và trước hết, vẫn là: niềm tin yêu phó thác trọn vẹn vào sự thương yêu - đùm bọc của Chúa. Nhìn từ ngoài, ta cứ tưởng đây như một thất bại. Chán chường. Tuyệt vọng. Bài học hôm nay còn đó, có liên lỉ trong nguyện cầu. Bài học, mà đôi lúc ta vẫn nghĩ: cũng chẳng được như ta trông ngóng. Thật ra, vì tuyệt vọng, ta mới xem Chúa muốn gì ở nơi ta. Chứ đâu cần gì ở nơi Chúa.

Bài học quý giá hôm nay, là: chớ nên trông ngóng những gì ta mong ước. Chỉ nên ao ước những gì mình cần có trong an bình và yên ổn, qua kết hợp với Chúa, rất trọn vẹn. Lòng trông đợi ta cần hơn cả, vẫn là: cầu mong cho được thực hiện những điều Ngài mong muốn. Nói khác đi, ý định của Chúa và ý muốn của ta vẫn phải trở nên một. Thật tương hợp. Rất ăn khớp.

Thêm điều nữa: Tin Mừng hôm nay xác nhận về lòng thương xót của Đức Chúa. Xót thương ấy, nay trải dài cho hết mọi người. Cả, những người biết tin yêu. Biết phó thác nơi Ngài. Chẳng cần hỏi người ấy là ai. Ở trong, hay ở ngoài. Hiện ở đâu. Bên Tây hay bên Tầu. Điều này, ngôn sứ Isaya đã quả quyết, nơi bài đọc: “Những ai giữ ngày sa-bát mà không vi phạm, và những ai tuân thủ giao ước của Ta, đều được Ta dẫn lên núi thánh và cho hoan hỷ nơi nhà cầu nguyện của Ta. (Is 56: 6-7). Lời sấm này, lại do người Do Thái viết cho người-ở-ngoài, được tín hữu Đức Kitô gửi đến với người có thiện tâm. Và hảo ý. Với Chúa. Với muôn người.

Là thành viên cộng đoàn, ta được biết và tiếp cận với tình thương yêu vỗ về, của Đức Chúa. Nhưng kèm theo, vẫn có bổn phận, là: chứng tỏ cho mọi người thấy, cả người-ở-ngoài lẫn người ở trong, về đường lối. Về, cách ta sống. Ăn nói. Và, hành động sao cho phù hợp với tình thương yêu, Chúa khuyên dạy. Nhất nhất, mọi lời nói và sinh hoạt đều nên phản ánh lòng thương xót Chúa, đã chứng tỏ cho mọi người. Ở trong, cũng như ở ngoài. Trong nhà Đạo. Ở ngoài đời.

Dưới mắt Chúa, không ai bị coi là “lũ chó nhỏ” hoặc “heo/lợn” yếu kém, ở bên dưới. Và, các mảnh vụn thức ăn rơi từ bàn ngồi của chủ, chính là Lời Chúa. Là, tình thương yêu Ngài ban phát,. Mảnh vụn rơi vãi, không là mẩu bánh dành cho loài chó nhỏ, nhưng là những gì cao quý Chúa dành để, cho mọi người. Không luật trừ. Không ngoại lệ, phân biệt. Không kỳ thị, bỏ rơi.

Trong tinh thần nhận đón Tin Mừng Chúa gửi đến, ta cứ vui lên mà cất lời ca hôm trước:

“Tuôn ra thế giới mịt mù

Ta về bao la, trôi suôi theo dòng tinh tú (u... ú)

Êm êm người dệt bài thơ

Nâng ta trong lưới mơ hồ

Ta về lòng người bỡ ngỡ

Khóc cười như bé bơ vơ

Ta theo đường mộng còn lưa

Hương đưa vào nẻo ngàn thu

Người về tay ngà thương nhớ

Kêu ta bằng một lời ru”. (Phạm Duy – Mộng du)

Tuôn ra thế giới mịt mù. Không như một mộng du. Nhưng, là vào nẻo ngàn thu. Ở nơi đó, có người anh người chị đang trông chờ. Trông chờ, ta đem Chúa đến với tất cả. Có lòng xót thương ân cần. Có chữa lành. Thân thương. Đùm bọc. Của Nước Trời.

__________________Lm Phan Đỗ Thục Linh

Mai Tá diễn dịch

Sunday 3 August 2008


Chén đã cạn tình vừa đơm trái ngọt
Tay run run chắp lại cảm ơn đời
Em mang đến vườn ta nghìn tiếng hót
Ta quay về khép cổng bỏ rong chơi

(dẫn từ thơ Trần Từ Duy)

(Mt 14: 22-33)

Tình nhà thơ, có vị xem ra đã biết sợ. Sợ tình mình đã cạn. Sợ, người khép cổng bỏ rong chơi, chốn nợ đời. Tình nhà Đạo, có thánh tông đồ cũng biết sợ. Sợ quỷ, sợ ma, sợ cả sông nước lẫn thuyền bè, thiếu niềm tin. Thiếu niềm tin nay đã sợ, còn là ý nghĩa trình thuật Chúa nói, suốt hôm nay.

Trình thuật hôm nay, ghi đoạn kế tiếp trong đó thánh sử có nói: Đức Giê-su giải tán đám đông, để “lên núi một mình, mà nguyện cầu.(Mt 14: 22). Riêng, thánh Gio-an lại thêm: “Đức Giê-su biết rõ là bọn họ sắp đến để tôn Ngài lên làm vua, Ngài bèn rút lên núi một mình.” (Yn 6: 14). Như đồ đệ, dân con người Do Thái đều không hiểu ý nghĩa của việc sắp xảy đến. Nên mới lo âu. Sợ sệt.

Đức Giê-su “bỏ lên núi một mình, mà nguyện cầu”, đây là “điều lạ” Ngài tỏ cho mọi người thấy. Lên núi, không phải để có tầm nhìn hoành tráng về vương quốc ở thế trần. Nhưng, để Ngài có thể “một mình, nguyện cầu cùng Cha” mặc dù Ngài có uy lực của vị Vua. Lên núi, để đổi mới tâm can. Quyết theo đường Cha đã định. Lên núi, Ngài dùng quyền cao chức cả ngõ hầu thực hiện công trình thương yêu, phục vụ. Không khuynh loát. Cũng chẳng có ý kích động người dân nổi dậy, đòi thay đổi thể chế.

Việc Ngài làm, không nhằm chứng tỏ quyền uy tối thượng Ngài vốn có; hoặc, phô trương quyền phép vô song, đầy “sự lạ”. Nhưng trước hết và trên hết, là để thực hiện sứ vụ Chúa Cha trao cho Ngài trong tương quan đầy phẩm chất mà Ngài có với Cha. Với mọi người. Với chính Ngài. Sứ mạng ấy, không gì khác ngoài tinh thần phục vụ, sẻ san và dựng xây tình cộng đoàn. Là, biến cải môi trường sinh động, thành Vương Quốc của tình thân thương.

Thuyền đã xa bờ, sóng đánh mạnh, là ảnh hình của Hội thánh, ở mọi thời. Một thời, có các đồ đệ ngồi trên thuyền, nhưng hãi sợ. Một thời, đầy thù địch hòng chực bủa vây. Với sóng gió, thù địch. Thù và địch từ phiá thế gian, luôn tìm chuyển lay tình đoàn kết thân thương giữa dân Đức Chúa. Chân chất. Thật thà.

Ngài lướt đi trên mặt biển mà đến với các ông, điều này làm cho đồ đệ Chúa càng hãi sợ, nhiều hơn. Quá hoảng sợ, có vị còn hét lên “Ma đấy!” Tâm trạng này, nói lên tính dị đoan - mê tín vẫn ẩn tàng, nơi nhiều vị. Tính chất dị đoan mê hoặc của các vị, cần được trừ khử để, thay vào đó, bằng niềm tin vững mạnh. Thật lòng. Đây là tâm trạng vẫn còn thấy có ở nhiều nơi. Ngay hôm nay. Ở xã hội này. Xã hội tự hào về nền văn minh hiện đại. Rất ngoan cường.

Ngài lên tiếng: “Hãy yên tâm, có Thầy đây, đừng sợ! đây lời trấn tỉnh gửi đến với dân con đồ đệ còn nghi-hoặc, ít dũng cảm. Nghi-hoặc, vẫn là bản tính chưa thể bỏ của các vị muốn bước theo Chúa, xưa và nay. Vẫn là các vị, cần tự tin/phó thác vào Đức Chúa, Đấng vỗ về, bảo bọc.

“Có Thầy đây!”, cụm từ này dịch từ tiếng Hy Lạp “ego eimi” hàm ngụ ý nghĩa: Đức Kitô muốn tỏ bày Ngài có quyền uy/sức mạnh của Thiên Chúa. Ý nghĩa của cụm từ, qui về lời lẽ khi xưa lúc Chúa tỏ bày cùng Môsê, nơi Cựu Ước. “Có Thầy đây!” Chớ lo âu, khiếp sợ. Dù, hiểm nguy đang bao trùm.

Ứng đáp tức thời, là lời của Phê-rô, vị tông đồ bộc trực, lãnh tụ các môn đồ: “Nếu là Ngài, xin cho con được đi trên nước!” Thánh nhân đã nhanh chân đến với Thầy, tràn đầy sức mạnh vượt sóng gió, ngút ngàn. Nhưng, vốn hãi sợ và lòng còn nghi-hoặc, thánh nhân đã ngúm chìm, vội kêu lên: “Cứu con với, hỡi Thầy!”. Đây, là lời nài van từ tín hữu Đạo Chúa, luôn lo sợ thế gian vùi dập, bóp nghẹt. Rất nhiều năm.

Đây cũng thế, có đôi điều nên suy nghĩ: Đức Giê-su không ở trong thuyền của dân con, đồ đệ. Nhưng Ngài có mặt tại môi trường thù địch, ở khắp nơi trên thế giới. Ở nơi nào, mọi người còn hãi sợ, chẳng dám đến gần. Tựa chốn, co cụm quẩn quanh bên Hội thánh. Thật nhiều lúc, Chúa cũng có mặt nơi sông biển có phong ba/sóng dồn, chốn thế gian. Là con Chúa, ta cũng nên ra ngoài để gặp Ngài. Dù làm thế, rất hiểm nghèo. Dù nhiều lúc, ta cứ ở trong thuyền mà lo âu. Hãi sợ. Ta vẫn quên rằng, gặp khi sóng dồn cùng bão táp, vẫn còn đó lời nhắc nhở: “Hỡi người kém tin, sao vẫn còn nghi-hoặc?” Và Lời ấy, hôm nay lại được gửi đến với chúng ta, mỗi ngưòi, thêm một lần.

Trình thuật hôm nay, có Phêrô-thánh-nhân cùng Chúa bước vào thuyền. Gió lặng im. Như thế, là bình an. Như vậy, là lặng êm. Lặng và êm trong an bình, nghĩa là: đồ đệ Chúa nay đã hiểu. Cũng vẫn tin. Và, vị thủ lãnh đã mau mắn tuyên xưng lời xác chứng để đời: “Quả thật, Thầy là Con Thiên Chúa!”. Điều này xác nhận: Thầy đã vào thuyền. Và, Thầy còn lưu lại với mọi người. Ở trần thế. Đến muôn đời.

Trình thuật hôm nay, còn phản ánh một số vấn đề của Hội thánh thời tiên khởi. Vấn đề của những rẽ chia. Xung khắc. Có khác biệt về thần học và tu đức, của người ở trong. Còn bên ngoài, là những bách hại. Thiếu cảm thông. Niềm cảm thông/hỗ trợ, từ phía người Do thái, có thẩm quyền. Điều này, thánh Phao-lô đã đề cập trong thư gửi cộng đoàn Rôma, khi thánh nhân thấy đau lòng phiền não, vì có sự phân biệt giữa con cái Chúa với người Do Thái, chưa nhập đoàn. Vẫn cãi tranh. Vẫn thù nghịch. Và hôm nay, quan hệ ngay giữa người đồng Đạo đã có vấn đề. Vấn đề khác biệt. Rất đau lòng.

Thánh Mát-thêu hôm nay, nói đến vai trò đặc biệt của vị thủ lĩnh Giáo hội là thánh Phêrô, người dám bước ra khỏi thuyền để gặp Thầy, ngay lúc có phong ba/sóng dồn. Đây, là ảnh hình của Hội thánh đang bước khỏi con thuyền “nội bộ”, để đem Chúa đến với nhân trần. Dù, chốn nhân trần còn nhiều thù nghịch. Và, vai trò của Hội thánh, không còn mang ý nghĩa co cụm, cục bộ trong thuyền, để tránh vấn đề, nữa. Nay qua rồi, tác phong vẫn có khi xưa, trước Lễ Ngũ Tuần. Nhưng hôm nay, Thánh Thần Chúa đã cải biến tất cả. Ngài thổi Thần Lực đến với các thánh. Để, chúng ta có thể ra đi mà phục vụ. Ra đi, để rao báo Nước Trời đến với đất-miền tận cùng, của trái đất.

Làm như thế, tất nhiên sẽ chuốc vào mình, nhiều hiểm nguy. Làm như thế, sẽ không tránh khỏi mọi chống đối, gây thương tổn. Nhưng, ta luôn có Chúa cận kề. Ngài vẫn hiện diện tại nơi nào ta đặt chân đến, để giảng rao. Ngài quyết không để cho Hội thánh đắm chìm trong phong ba/sóng dồn, nhưng bão táp. Thực tế chứng minh: mỗi khi Hội thánh Chúa trỗi dậy từ đống tro tàn nát đổ, thì cộng đồng dân con của Ngài đã mạnh mẽ hơn nhiều. Như, cộng đoàn Giáo Hội ở Trung Quốc vẫn trỗi dậy sau gần 4 thế kỷ lặn hụp nơi phong ba/bão táp, rất nghịch thù.

Bài đọc hôm nay, đem đến cho ta nhiều điều để học hỏi: ta vốn từng trải qua chốn nhiễu nhương/sóng dồn thật nhiều lúc. Nhưng, có Chúa là cội nguồn mọi an bình. Yên ổn. Lời Ngài xác quyết với các thánh tông đồ còn đó hôm Tạ từ: “Thầy để lại bình an cho anh em. Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban, không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến. Cũng đừng sợ.” (Yn 14: 27). Lời bảo ban, Thầy nói vào hôm Thầy ra đi chấp nhận khổ hình, đã chứng tỏ rằng: thế giới chẳng thể nào tạo sự an bình, đem đến cho ta. Chỉ mỗi Chúa. Ngài, duy nhất, là Đấng ban bình an cho hết mọi người, vào mọi lúc. Lúc siêu thăng, cũng như khi trầm mặc. Ở mọi giai đoạn, rất đời thường.

Bài đọc 1, sách Các Vua có lời dặn: “Hãy ra ngoài mà đứng trên núi, trước mặt Đức Chúa.” (1V 19: 11). Và, Chúa đã đi ngang. Đi ngang, nhưng Ngài không ở trong gió làm rung chuyển, xẻ lấp núi. Ngài không ở nơi đất động, những cuồng phong. Không ở trong lửa. Cũng chẳng hiện diện chốn thiên tai, chết chóc. Nhưng, Ngài có mặt ở nơi có tiếng gió hiu hiu, nhè nhẹ thổi. Nơi, Ê-li-a và mọi người nhận ra rằng: mình được Chúa tỏ bày, sự hiện hữu. Ngài sờ chạm làn da của chúng ta, bằng gió hiu hiu nhè nhẹ thổi. Mỗi ngày. Mọi ngày. Nhưng, chừng như ta mải bận tâm với những bất hạnh. Thiên tai. Động đất. Với lửa ngọn thiêu đốt toàn cuộc sống. Rất đáng lo.

Bài đọc hôm nay, còn đem đến cho ta thêm đôi điều, để học hỏi:

*Đời người, chẳng có gì khiến ta lo âu, hãi sợ. Có Chúa ở bên, ta còn gì để lo ngại. Thiên tai xảy đến, ta có lo cũng thế. Không lo, cũng vẫn thế. Vậy, chớ nên lo, dù mọi chuyện có xảy ra?

*Hãy bỏ mặc mọi đam mê/ước vọng, với thế trần. Bỏ tất cả, tìm chốn lặng yên, mà nguyện cầu. Thế giới nhân trần, sẽ là nơi ta ra đi ngõ hầu dựng xây Nước Trời. Là nơi, ta được mời –đừng tuỳ thuộc vào thế gian, nhưng về với thế giới- để trở nên muối ướp, trở thành men trong bột. Ta được gọi mời hãy ra đi, mà hướng dẫn hết mọi người; để họ biết rằng: Chúa vẫn có mặt. Ngài luôn sinh động, ở trong ta. Ra đi, mà nói với mọi người: “Quả, Ngài là Con Thiên Chúa.”

Ra đi, ta sẽ hân hoan cùng mọi người cất cao giọng hát:

“Người đã cho tôi tiếng nói con tim hiền hòa

Đầy chứa thương yêu dù cho mưa gió cuốn nhạt nhòa

Gọi tiếng anh ơi cùng góp bàn tay

Gọi tiếng em ơi cùng chung lấp nỗi đau đọa đầy”. (Ngô Thuỵ Miên – Lời cám ơn)

Gọi tiếng anh ơi. Gọi tiếng em ơi. Tiếng ấy, vẫn rao vẫn gọi, vang cùng khắp ngõ. Nơi đất trời, có lời mời gọi, hãy ra đi. Vào vùng biển cả, có người anh, người chị đang cần bàn tay dựng xây Hội thánh. Dựng và xây, Nước Trời ở trần gian. Dù anh, dù chị “có ướt lạnh dưới cơn mưa”. Mưa cuộc đời. Mời cả một đời người.

______Lm Phan Đỗ Thục Linh

Mai Tá diễn dịch.

“Ta đứng ngồi, ướt lạnh dưới cơn mưa”

Chén đã cạn tình vừa đơm trái ngọt
Tay run run chắp lại cảm ơn đời
Em mang đến vườn ta nghìn tiếng hót
Ta quay về khép cổng bỏ rong chơi

(dẫn từ thơ Trần Từ Duy)

(Mt 14: 22-33)

Tình nhà thơ, có vị xem ra đã biết sợ. Sợ tình mình đã cạn. Sợ, người khép cổng bỏ rong chơi, chốn nợ đời. Tình nhà Đạo, có thánh tông đồ cũng biết sợ. Sợ quỷ, sợ ma, sợ cả sông nước lẫn thuyền bè, thiếu niềm tin. Thiếu niềm tin nay đã sợ, còn là ý nghĩa trình thuật Chúa nói, suốt hôm nay.

Trình thuật hôm nay, ghi đoạn kế tiếp trong đó thánh sử có nói: Đức Giê-su giải tán đám đông, để “lên núi một mình, mà nguyện cầu.(Mt 14: 22). Riêng, thánh Gio-an lại thêm: “Đức Giê-su biết rõ là bọn họ sắp đến để tôn Ngài lên làm vua, Ngài bèn rút lên núi một mình.” (Yn 6: 14). Như đồ đệ, dân con người Do Thái đều không hiểu ý nghĩa của việc sắp xảy đến. Nên mới lo âu. Sợ sệt.

Đức Giê-su “bỏ lên núi một mình, mà nguyện cầu”, đây là “điều lạ” Ngài tỏ cho mọi người thấy. Lên núi, không phải để có tầm nhìn hoành tráng về vương quốc ở thế trần. Nhưng, để Ngài có thể “một mình, nguyện cầu cùng Cha” mặc dù Ngài có uy lực của vị Vua. Lên núi, để đổi mới tâm can. Quyết theo đường Cha đã định. Lên núi, Ngài dùng quyền cao chức cả ngõ hầu thực hiện công trình thương yêu, phục vụ. Không khuynh loát. Cũng chẳng có ý kích động người dân nổi dậy, đòi thay đổi thể chế.

Việc Ngài làm, không nhằm chứng tỏ quyền uy tối thượng Ngài vốn có; hoặc, phô trương quyền phép vô song, đầy “sự lạ”. Nhưng trước hết và trên hết, là để thực hiện sứ vụ Chúa Cha trao cho Ngài trong tương quan đầy phẩm chất mà Ngài có với Cha. Với mọi người. Với chính Ngài. Sứ mạng ấy, không gì khác ngoài tinh thần phục vụ, sẻ san và dựng xây tình cộng đoàn. Là, biến cải môi trường sinh động, thành Vương Quốc của tình thân thương.

Thuyền đã xa bờ, sóng đánh mạnh, là ảnh hình của Hội thánh, ở mọi thời. Một thời, có các đồ đệ ngồi trên thuyền, nhưng hãi sợ. Một thời, đầy thù địch hòng chực bủa vây. Với sóng gió, thù địch. Thù và địch từ phiá thế gian, luôn tìm chuyển lay tình đoàn kết thân thương giữa dân Đức Chúa. Chân chất. Thật thà.

Ngài lướt đi trên mặt biển mà đến với các ông, điều này làm cho đồ đệ Chúa càng hãi sợ, nhiều hơn. Quá hoảng sợ, có vị còn hét lên “Ma đấy!” Tâm trạng này, nói lên tính dị đoan - mê tín vẫn ẩn tàng, nơi nhiều vị. Tính chất dị đoan mê hoặc của các vị, cần được trừ khử để, thay vào đó, bằng niềm tin vững mạnh. Thật lòng. Đây là tâm trạng vẫn còn thấy có ở nhiều nơi. Ngay hôm nay. Ở xã hội này. Xã hội tự hào về nền văn minh hiện đại. Rất ngoan cường.

Ngài lên tiếng: “Hãy yên tâm, có Thầy đây, đừng sợ! đây lời trấn tỉnh gửi đến với dân con đồ đệ còn nghi-hoặc, ít dũng cảm. Nghi-hoặc, vẫn là bản tính chưa thể bỏ của các vị muốn bước theo Chúa, xưa và nay. Vẫn là các vị, cần tự tin/phó thác vào Đức Chúa, Đấng vỗ về, bảo bọc.

“Có Thầy đây!”, cụm từ này dịch từ tiếng Hy Lạp “ego eimi” hàm ngụ ý nghĩa: Đức Kitô muốn tỏ bày Ngài có quyền uy/sức mạnh của Thiên Chúa. Ý nghĩa của cụm từ, qui về lời lẽ khi xưa lúc Chúa tỏ bày cùng Môsê, nơi Cựu Ước. “Có Thầy đây!” Chớ lo âu, khiếp sợ. Dù, hiểm nguy đang bao trùm.

Ứng đáp tức thời, là lời của Phê-rô, vị tông đồ bộc trực, lãnh tụ các môn đồ: “Nếu là Ngài, xin cho con được đi trên nước!” Thánh nhân đã nhanh chân đến với Thầy, tràn đầy sức mạnh vượt sóng gió, ngút ngàn. Nhưng, vốn hãi sợ và lòng còn nghi-hoặc, thánh nhân đã ngúm chìm, vội kêu lên: “Cứu con với, hỡi Thầy!”. Đây, là lời nài van từ tín hữu Đạo Chúa, luôn lo sợ thế gian vùi dập, bóp nghẹt. Rất nhiều năm.

Đây cũng thế, có đôi điều nên suy nghĩ: Đức Giê-su không ở trong thuyền của dân con, đồ đệ. Nhưng Ngài có mặt tại môi trường thù địch, ở khắp nơi trên thế giới. Ở nơi nào, mọi người còn hãi sợ, chẳng dám đến gần. Tựa chốn, co cụm quẩn quanh bên Hội thánh. Thật nhiều lúc, Chúa cũng có mặt nơi sông biển có phong ba/sóng dồn, chốn thế gian. Là con Chúa, ta cũng nên ra ngoài để gặp Ngài. Dù làm thế, rất hiểm nghèo. Dù nhiều lúc, ta cứ ở trong thuyền mà lo âu. Hãi sợ. Ta vẫn quên rằng, gặp khi sóng dồn cùng bão táp, vẫn còn đó lời nhắc nhở: “Hỡi người kém tin, sao vẫn còn nghi-hoặc?” Và Lời ấy, hôm nay lại được gửi đến với chúng ta, mỗi ngưòi, thêm một lần.

Trình thuật hôm nay, có Phêrô-thánh-nhân cùng Chúa bước vào thuyền. Gió lặng im. Như thế, là bình an. Như vậy, là lặng êm. Lặng và êm trong an bình, nghĩa là: đồ đệ Chúa nay đã hiểu. Cũng vẫn tin. Và, vị thủ lãnh đã mau mắn tuyên xưng lời xác chứng để đời: “Quả thật, Thầy là Con Thiên Chúa!”. Điều này xác nhận: Thầy đã vào thuyền. Và, Thầy còn lưu lại với mọi người. Ở trần thế. Đến muôn đời.

Trình thuật hôm nay, còn phản ánh một số vấn đề của Hội thánh thời tiên khởi. Vấn đề của những rẽ chia. Xung khắc. Có khác biệt về thần học và tu đức, của người ở trong. Còn bên ngoài, là những bách hại. Thiếu cảm thông. Niềm cảm thông/hỗ trợ, từ phía người Do thái, có thẩm quyền. Điều này, thánh Phao-lô đã đề cập trong thư gửi cộng đoàn Rôma, khi thánh nhân thấy đau lòng phiền não, vì có sự phân biệt giữa con cái Chúa với người Do Thái, chưa nhập đoàn. Vẫn cãi tranh. Vẫn thù nghịch. Và hôm nay, quan hệ ngay giữa người đồng Đạo đã có vấn đề. Vấn đề khác biệt. Rất đau lòng.

Thánh Mát-thêu hôm nay, nói đến vai trò đặc biệt của vị thủ lĩnh Giáo hội là thánh Phêrô, người dám bước ra khỏi thuyền để gặp Thầy, ngay lúc có phong ba/sóng dồn. Đây, là ảnh hình của Hội thánh đang bước khỏi con thuyền “nội bộ”, để đem Chúa đến với nhân trần. Dù, chốn nhân trần còn nhiều thù nghịch. Và, vai trò của Hội thánh, không còn mang ý nghĩa co cụm, cục bộ trong thuyền, để tránh vấn đề, nữa. Nay qua rồi, tác phong vẫn có khi xưa, trước Lễ Ngũ Tuần. Nhưng hôm nay, Thánh Thần Chúa đã cải biến tất cả. Ngài thổi Thần Lực đến với các thánh. Để, chúng ta có thể ra đi mà phục vụ. Ra đi, để rao báo Nước Trời đến với đất-miền tận cùng, của trái đất.

Làm như thế, tất nhiên sẽ chuốc vào mình, nhiều hiểm nguy. Làm như thế, sẽ không tránh khỏi mọi chống đối, gây thương tổn. Nhưng, ta luôn có Chúa cận kề. Ngài vẫn hiện diện tại nơi nào ta đặt chân đến, để giảng rao. Ngài quyết không để cho Hội thánh đắm chìm trong phong ba/sóng dồn, nhưng bão táp. Thực tế chứng minh: mỗi khi Hội thánh Chúa trỗi dậy từ đống tro tàn nát đổ, thì cộng đồng dân con của Ngài đã mạnh mẽ hơn nhiều. Như, cộng đoàn Giáo Hội ở Trung Quốc vẫn trỗi dậy sau gần 4 thế kỷ lặn hụp nơi phong ba/bão táp, rất nghịch thù.

Bài đọc hôm nay, đem đến cho ta nhiều điều để học hỏi: ta vốn từng trải qua chốn nhiễu nhương/sóng dồn thật nhiều lúc. Nhưng, có Chúa là cội nguồn mọi an bình. Yên ổn. Lời Ngài xác quyết với các thánh tông đồ còn đó hôm Tạ từ: “Thầy để lại bình an cho anh em. Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban, không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến. Cũng đừng sợ.” (Yn 14: 27). Lời bảo ban, Thầy nói vào hôm Thầy ra đi chấp nhận khổ hình, đã chứng tỏ rằng: thế giới chẳng thể nào tạo sự an bình, đem đến cho ta. Chỉ mỗi Chúa. Ngài, duy nhất, là Đấng ban bình an cho hết mọi người, vào mọi lúc. Lúc siêu thăng, cũng như khi trầm mặc. Ở mọi giai đoạn, rất đời thường.

Bài đọc 1, sách Các Vua có lời dặn: “Hãy ra ngoài mà đứng trên núi, trước mặt Đức Chúa.” (1V 19: 11). Và, Chúa đã đi ngang. Đi ngang, nhưng Ngài không ở trong gió làm rung chuyển, xẻ lấp núi. Ngài không ở nơi đất động, những cuồng phong. Không ở trong lửa. Cũng chẳng hiện diện chốn thiên tai, chết chóc. Nhưng, Ngài có mặt ở nơi có tiếng gió hiu hiu, nhè nhẹ thổi. Nơi, Ê-li-a và mọi người nhận ra rằng: mình được Chúa tỏ bày, sự hiện hữu. Ngài sờ chạm làn da của chúng ta, bằng gió hiu hiu nhè nhẹ thổi. Mỗi ngày. Mọi ngày. Nhưng, chừng như ta mải bận tâm với những bất hạnh. Thiên tai. Động đất. Với lửa ngọn thiêu đốt toàn cuộc sống. Rất đáng lo.

Bài đọc hôm nay, còn đem đến cho ta thêm đôi điều, để học hỏi:

*Đời người, chẳng có gì khiến ta lo âu, hãi sợ. Có Chúa ở bên, ta còn gì để lo ngại. Thiên tai xảy đến, ta có lo cũng thế. Không lo, cũng vẫn thế. Vậy, chớ nên lo, dù mọi chuyện có xảy ra?

*Hãy bỏ mặc mọi đam mê/ước vọng, với thế trần. Bỏ tất cả, tìm chốn lặng yên, mà nguyện cầu. Thế giới nhân trần, sẽ là nơi ta ra đi ngõ hầu dựng xây Nước Trời. Là nơi, ta được mời –đừng tuỳ thuộc vào thế gian, nhưng về với thế giới- để trở nên muối ướp, trở thành men trong bột. Ta được gọi mời hãy ra đi, mà hướng dẫn hết mọi người; để họ biết rằng: Chúa vẫn có mặt. Ngài luôn sinh động, ở trong ta. Ra đi, mà nói với mọi người: “Quả, Ngài là Con Thiên Chúa.”

Ra đi, ta sẽ hân hoan cùng mọi người cất cao giọng hát:

“Người đã cho tôi tiếng nói con tim hiền hòa

Đầy chứa thương yêu dù cho mưa gió cuốn nhạt nhòa

Gọi tiếng anh ơi cùng góp bàn tay

Gọi tiếng em ơi cùng chung lấp nỗi đau đọa đầy”. (Ngô Thuỵ Miên – Lời cám ơn)

Gọi tiếng anh ơi. Gọi tiếng em ơi. Tiếng ấy, vẫn rao vẫn gọi, vang cùng khắp ngõ. Nơi đất trời, có lời mời gọi, hãy ra đi. Vào vùng biển cả, có người anh, người chị đang cần bàn tay dựng xây Hội thánh. Dựng và xây, Nước Trời ở trần gian. Dù anh, dù chị “có ướt lạnh dưới cơn mưa”. Mưa cuộc đời. Mời cả một đời người.

______Lm Phan Đỗ Thục Linh

Mai Tá diễn dịch.